SKKN Tiếp cận tác phẩm thơ chữ Hán trong chương trình Ngữ văn 10 Trung học phổ thông theo hướng đổi mới

SKKN Tiếp cận tác phẩm thơ chữ Hán trong chương trình Ngữ văn 10 Trung học phổ thông theo hướng đổi mới

 Tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm thường xuyên và rất cần thiết đối với mỗi người giáo viên, nó không chỉ có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh trong mỗi giờ lên lớp mà còn tạo thói quen say mê nghiên cứu khoa học cho mỗi thầy cô nhằm đáp ứng được yêu cầu của giáo dục trong thời đại mới.

Hiện nay trong chương trình phổ thông, các tác phẩm văn học bằng thơ chữ Hán được trích giảng chiếm một vị trí quan trọng. Do đó, việc tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra những phương pháp tìm hiểu, tiếp cận văn bản có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp học sinh có một phương pháp học tập, nghiên cứu chủ động, sáng tạo đúng theo quan điểm đổi mới trong giáo dục của Đảng và nhà nước ta hiện nay.

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ xin mạnh dạn đề xuất một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học tác phẩm thơ chữ Hán trong nhà trường phổ thông qua một số tác phẩm cụ thể trong chương trình đúng theo tinh thần đổi mới trong hoạt động dạy và học văn hiện nay, mong rằng sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực.

 

doc 24 trang thuychi01 5345
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tiếp cận tác phẩm thơ chữ Hán trong chương trình Ngữ văn 10 Trung học phổ thông theo hướng đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1
MỞ ĐẦU
2
1.1
Lý do chọn đề tài 
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6
2.3.1
Công việc chuẩn bị cho tiết đọc – hiểu tác phẩm thơ chữ Hán:
6
2.3.2
Hướng dẫn hs đọc – hiểu phần Tiểu dẫn, nắm vững những kiến thức
8
2.3.3
Đọc – hiểu bài thơ chữ Hán phải đối chiếu phần phiên âm với bản dịch nghĩa và bản dịch thơ.
8
2.3.4
Nắm được những tri thức văn hóa, tri thức về thể loại
11
2.3.5
Đọc – hiểu ý nghĩa của ngôn từ, của hình tượng trong bài thơ
12
2.3.6
Đọc – hiểu để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm, tư tưởng, tình cảm của tác giả
14
2.3.7
So sánh, liên hệ, tích hợp các kiến thức
15
2.3.8
Đọc sáng tạo tác phẩm thơ chữ Hán
16
2.3.9
Tổ chức thảo luận – lĩnh hội tác phẩm thơ chữ Hán 
17
2.3.10
Sơ đồ hóa, củng cố kiến thức, luyện tập
18
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
19
3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
3.1
Kết luận
19
3.2
Kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo 
Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng đánh giá xếp loại cấp sở GD&ĐT từ loại C trở lên
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm thường xuyên và rất cần thiết đối với mỗi người giáo viên, nó không chỉ có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh trong mỗi giờ lên lớp mà còn tạo thói quen say mê nghiên cứu khoa học cho mỗi thầy cô nhằm đáp ứng được yêu cầu của giáo dục trong thời đại mới.
Hiện nay trong chương trình phổ thông, các tác phẩm văn học bằng thơ chữ Hán được trích giảng chiếm một vị trí quan trọng. Do đó, việc tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra những phương pháp tìm hiểu, tiếp cận văn bản có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp học sinh có một phương pháp học tập, nghiên cứu chủ động, sáng tạo đúng theo quan điểm đổi mới trong giáo dục của Đảng và nhà nước ta hiện nay.
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ xin mạnh dạn đề xuất một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học tác phẩm thơ chữ Hán trong nhà trường phổ thông qua một số tác phẩm cụ thể trong chương trình đúng theo tinh thần đổi mới trong hoạt động dạy và học văn hiện nay, mong rằng sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực.
Với vốn kinh nghiệm ít ỏi và thời gian có hạn, khó tránh khỏi những khiếm khuyết trong quá trình thực hiện. Mong rằng các đồng chí, đồng nghiệp sẽ có nhiều ý kiến đóng góp để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn. 
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Quá trình dạy học văn vốn phong phú và phức tạp. Mỗi tác phẩm là một sinh mệnh riêng, một sáng tạo độc đáo, là con đẻ tinh thần của nghệ sĩ, là tiếng nói nghệ thuật về thế giới tinh thần hoặc về hiện thực cuộc sống. Giờ học tiếp cận tác phẩm thơ chữ Hán trong chương trình Ngữ Văn 10 theo hướng đổi mới xét về bản chất chính là quá trình khơi gợi, phát huy tiềm năng sáng tạo cho giáo viên và học sinh thoát khỏi những công thức gò bó đi ngược quá trình vận động đổi mới. Đổi mới dạy và học phải được tổ chức hợp lí trong một kết cấu chặt chẽ, uyển chuyển linh hoạt theo lôgíc của quá trình tiếp nhận, phải được xây dựng từ hệ thống tình huống học tập đặt ra từ bản thân tác phẩm phù hợp với tầm đón nhận của học sinh. Thông qua việc tiếp cận tác phẩm, chủ thể học sinh sẽ tự bộc lộ quá trình nhận thức, tình cảm, quan điểm, vốn sống, năng lực, bản lĩnh. Thầy có điều kiện để dẫn dắt học sinh từng bước chiếm lĩnh tác phẩm một cách hứng thú và hoàn thiện nhân cách.
 	Tổ chức giờ học tiếp cận tác phẩm thơ chữ Hán theo hướng đổi mới sẽ bảo đảm không khí dân chủ cởi mở trong môi trường sư phạm, tạo không khí văn chương, có ý nghĩa tích cực tạo hiệu quả cao cho giờ dạy. Song không nhìn nhận kiểu giờ học này biệt lập với các giờ học khác. Vấn đề đặt ra là phải biết phối hợp đồng bộ giữa sáng tạo năng động của chủ thể học sinh với yêu cầu định hướng sư phạm của giáo viên.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu và xây dựng phương pháp tìm hiểu, tiếp cận các tác phẩm thơ chữ Hán trong chủ đề Tiếp cận tác phẩm thơ chữ Hán trong chương trình Ngữ văn 10 Trung học phổ thông theo hướng đổi mới. 
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Vận dụng kiến thức tiếp thu từ các chuyên đề do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT triển khai để xây dựng phương pháp dạy học tích cực. 
- Kết hợp nghiên cứu hệ thống câu hỏi trong môn Ngữ văn qua Sách tham khảo. 
- Từ đó xây dựng phương pháp nghiên cứu trong chủ đề Tiếp cận tác phẩm thơ chữ Hán trong chương trình Ngữ văn 10 Trung học phổ thông theo hướng đổi mới theo một số bước sau:
 Bước 1: Xác định nội dung chủ đề.
- Xác định những nội dung quan trọng trong chủ đề. 
- Đối chiếu mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và nội dung SGK môn Ngữ văn THPT với mục tiêu và nội dung dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh .
Bước 2: Xác định mục tiêu và hình thức của đề kiểm tra.
- Mục tiêu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là theo định hướng đánh giá năng lực học sinh.
- Với điều kiện thực hiện ở trường phổ thông hiện nay thì phương pháp kiểm tra, đánh giá chủ yếu là kiểm tra viết và hình thức kiểm tra, đánh giá kết hợp giữa các câu hỏi trắc nghiệm với các câu hỏi tự luận.
 	Bước 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong nội dung chủ đề.
Sau khi xác định được nội dung, mục tiêu bài học giáo viên nghiên cứu rồi xây dựng hệ thống câu hỏi. Nội dung câu hỏi phải bám sát với nội dung của bài học, đảm bảo tính giáo dục cao, trang bị kĩ năng sống cho học sinh và giúp các em có thể trả lời nhanh, chính xác. Thông qua đó có thể phân hoá được đối tượng học sinh một cách tốt nhất.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
 Phương pháp có vai trò rất quan trọng trong đời sống, trong nghiên cứu khoa học. Nó tồn tại trong lí luận và trong thực tiễn cuộc sống, nó là công cụ, vừa là động lực sáng tạo ra cái mới.
	Dạy và học cũng là một khoa học, nó đòi hỏi có phương pháp riêng phù hợp với quá trình giảng dạy, và học sinh do giáo viên hướng dẫn nhờ đó mà lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng nhằm từng bước tự hoàn thiện về nhân cách.
Phương pháp dạy học văn nghiên cứu bản chất của quá trình dạy học văn, chỉ ra phương pháp (cách thức) tiếp nhận văn học có hiệu quả nhất nhằm phát huy được vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh.
So với các môn khoa học khác trong nhà trường, môn văn là môn học vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Văn chương vốn có khả năng đi sâu vào tâm hồn người đọc. Nó lắng đọng kết tinh trong tâm hồn, giúp hiểu con người, hiểu cuộc sống và khát vọng vươn tới cái Chân- Thiện- Mĩ. Do vậy, đổi mới phương pháp dạy học môn văn không chỉ là đổi mới cách đánh giá, xem xét mối quan hệ giữa giáo viên, học sinh với tác phẩm văn chương, mà quan trọng là đổi mới phương pháp, biện pháp dạy học của giáo viên.
Thực tế giảng dạy các tác phẩm văn chương ở các nhà trường cho chúng ta thấy học sinh chưa thực sự hứng thú học các giờ Ngữ văn, đôi khi giáo viên còn thấy lúng túng khi dạy một tác phẩm có sức lôi cuốn. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy các tác phẩm văn chương.
 Thực tế nữa cho thấy, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được Bộ GD & ĐT triển khai nhiều năm nay cùng với việc thay sách giáo khoa để tiện cho việc tích hợp kiến thức của giáo viên và học sinh. Nhưng là một giáo viên dạy nhiều năm, chúng tôi thấy rất rõ kết quả của việc áp dụng phương pháp mới vào dạy học chưa thực sự có kết quả. 
 	Xuất phát từ những yêu cầu của quan điểm dạy học văn hiện đại trên, cũng như những đặc trưng của bộ môn, tôi cho rằng muốn nâng cao chất lượng giờ dạy học tác phẩm văn học thì cần phải tổ chức được những giờ dạy tác phẩm theo tinh thần đổi mới, chỉ có như vậy mới có thể giải quyết được những giờ dạy học văn nhàm chán đã nêu, kích thích óc sáng tạo của học sinh để học sinh thực sự đóng vai trò trung tâm trong giờ học tác phẩm văn chương. 
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN 
Qua thực tế giảng dạy ở nhà trường phổ thông, một vấn đề đặt ra đối với cả thầy và trò là việc tiếp cận, tìm hiểu các tác phẩm thơ chữ Hán còn gặp phải nhiều khó khăn.
- Về phía thầy: 
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học văn không ngừng được cải tiến, tuy nhiên vẫn còn chịu ảnh hưởng của phương pháp dạy truyền thống mang tính chất thuyết giảng. Các tác phẩm thơ chữ Hán trong chương trình Ngữ văn 10 khá đa dạng, giáo viên còn gặp khó khăn về tư liệu, vốn hiểu biết sâu rộng về thơ văn chữ Hán. 
- Về phía học sinh: 
Nhìn một cách khách quan, hiện nay học sinh có tâm lí chung là ngại học bộ môn Văn. Tâm lí thụ động, trông chờ vào sự truyền thụ kiến thức của thầy vẫn còn phổ biến, dẫn tới tình trạng học vẹt, thầy đọc trò chép, làm cho tác phẩm văn học trở nên khô cứng, chưa thực sự thâm nhập vào học sinh. Vốn hiểu biết về văn hóa Hán, văn học Hán của học sinh còn hạn chế, học sinh chủ yếu tiếp cận tác phẩm ở dạng bản dịch, chưa có hứng thú học thơ chữ Hán do thơ chữ Hán không dễ hiểu, ngại học thuộc lòng bản phiên âm và bản dịch thơ.
 Là giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy trách nhiệm của mình là phải làm gì để đáp ứng được yêu cầu đổi mới đó trong từng tiết học. Nhận thức rõ những vấn đề cụ thể của riêng sách giáo khoa nhằm đảm bảo tốt kết quả giảng dạy, tôi đã nhận thức được hệ thống văn bản và ý đồ nâng cao chất lượng văn bản của sách giáo khoa Ngữ văn THPT qua việc đọc và hiểu văn bản.Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung phương pháp tiếp cận, tìm hiểu các tác phẩm thơ chữ Hán được chọn giảng trong nhà trường phổ thông, nhằm giúp người thầy tìm ra được những phương pháp giảng dạy tích cực, khoa học theo hướng đổi mới. Đối với học trò khi đã nắm được phương pháp học tập, hiểu văn bản kĩ hơn sâu hơn sẽ tạo được niềm hứng thú say mê trong học tập, khơi dậy tính tích cực chủ động sáng tạo, dần dần làm thay đổi phương pháp học cũ “thầy đọc- trò chép” mang tính thụ động, kém hiệu quả.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.1. Công việc chuẩn bị cho tiết đọc – hiểu tác phẩm thơ chữ Hán
Công việc của người giáo viên
- Để nâng cao chất lượng dạy và học thơ chữ Hán, người giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. Người giáo viên phải đọc kỹ phần Tiểu dẫn và phần Văn bản. Những kiến thức truyền đạt cho học sinh phải thật chính xác, khoa học từ những nét chính về cuộc đời tác giả, những tác phẩm tiêu biểu, hoàn cảnh sáng tác, nội dung và nghệ thuật của văn bản  Đặc biệt là phải tìm hiểu ý nghĩa của từ, các điển cố, điển tích.
- Thiết kế bài học một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn giảng dạy trong nhà trường, phù hợp với đối tượng học sinh. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài, câu hỏi rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu văn bản chữ Hán, câu hỏi và bài tập hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Phát hiện, bồi dưỡng học sinh khá, giỏi, phát huy năng lực đọc – hiểu văn bản thơ chữ Hán. Chuẩn bị hoạt động thảo luận theo tổ
nhóm của học sinh. Hệ thống câu hỏi đặt ra để học sinh thảo luận phải hướng vào trọng tâm bài học, vào mục tiêu bài học đặt ra. Bài học phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, không lan man, dàn trải.
- Người giáo viên nắm vững trọng tâm kiến thức, kỹ năng của bài học, chuẩn bị nhuần nhuyễn các khâu lên lớp, sẽ làm chủ được kiến thức, chủ động về thời gian, không lúng túng khi gặp tình huống học sinh đặt ra câu hỏi đề nghị giáo viên lý giải hoặc nâng cao vấn đề.
- Người giáo viên có thể tự làm đồ dùng dạy học, tìm thêm tư liệu nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy, hoặc phân công học sinh chuẩn bị sơ đồ, mô hình, dụng cụ học tập. Chẳng hạn : bức tranh đồng quê Việt Nam, bức tranh chiến đấu chống quân Nguyên – Mông, truyện về nàng Tiểu Thanh 
- Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, soạn bài mới, hướng dẫn học sinh đọc – hiểu tác phẩm thơ chữ Hán ở nhà.
Công việc của học sinh: 
- Học sinh phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình, không lơ là, thụ động. Học sinh phải soạn bài ở nhà, đọc kỹ văn bản, nắm được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp văn học, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm 
- Học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập theo hướng dẫn của giáo viên: bảng phụ, tranh ảnh, hình vẽ  Chuẩn bị việc thảo luận theo tổ nhóm, tranh luận theo yêu cầu của từng bài học và định hướng của người thầy.
- Học sinh chuẩn bị bài học bám sát sách giáo khoa, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng qua câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài của giáo viên.
- Những chỗ chưa hiểu sâu, học sinh có thể chuẩn bị câu hỏi, nhờ thầy cô giáo giải đáp trên lớp.
- Học sinh chuẩn bị tâm thế học tập hào hứng, phấn khởi, tránh bị dồn ép căng thẳng, mệt mỏi dẫn đến không đạt hiệu quả trong học tập.
- Học sinh có thể đọc thêm một số bài thơ chữ Hán không có trong chương trình lớp 10 nhằm mở rộng, nâng cao tri thức. Chẳng hạn các bài thơ Tỏ lòng của Không Lộ thiền sư, Phò giá về kinh của Trần Quang Khải
- Liên hệ với các bài thơ chữ Hán đã học để tích hợp kiến thức về thể loại, chẳng hạn : Cửa biển Bạch Đằng của Nguyễn Trãi, Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt
- Ghi chép những ý kiến nhận định, đánh giá hay về tác giả, tác phẩm để làm tư liệu học tập.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu phần Tiểu dẫn, nắm vững kiến thức
Về tác giả, tác phẩm:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc – hiểu phần Tiểu dẫn. Học sinh đọc phải rõ ràng, chính xác những thông tin về cuộc đời nhà thơ, những tác phẩm tiêu biểu, hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Giáo viên và những học sinh khác chú ý lắng nghe, đối chiếu với sách giáo khoa. Nhận xét cách đọc, phát hiện, sửa chữa những chỗ đọc sai dẫn đến những thông tin thiếu chính xác. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt những nội dung chính của phần Tiểu dẫn về tác giả, tác phẩm. Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những tư liệu về tác giả, tác phẩm: tranh chân dung, tranh phong cảnh, những lời nhận định về tác giả, lời bình hay về tác phẩm  Mục đích giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về các tác giả, những đóng góp về nội dung, nghệ thuật, hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Ví dụ: sách Đại Việt sử ký toàn thư viết về Phạm Ngũ Lão: “Ngũ Lão thích đọc sách, người phóng khoáng, có chí làm việc lớn, thích ngâm thơ, về việc võ hình như ít bận tâm. Nhưng đội quân của ông đều một lòng thân yêu như cha với con, đánh đâu được đấy”. Về hoàn cảnh ra đời của bài thơ Cáo bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) của thiền sư Mãn Giác, sách Thiền uyển tập anh chép : “Ngày 30 tháng 11, thiền sư Mãn Giác cáo bệnh, có kệ dạy rằng : Xuân qua, trăm hoa rụng  Từ đó sư ngồi kiết già mà mất, thọ bốn mươi lăm tuổi”. Nắm vững những tri thức trong phần Tiểu dẫn giúp cho học sinh có cơ sở hiểu sâu sắc hơn nội dung bài thơ chữ Hán.
2.3.3. Đọc - hiểu bài thơ chữ Hán, đối chiếu phần phiên âm với bản dịch nghĩa và bản dịch thơ
 Nắm vững phần chú thích, hiểu được nghĩa của từ, điển cố, điển tích. Các bài thơ chữ Hán của văn học trung đại Việt Nam được dạy và học trong trường phổ thông đều được phiên âm theo cách đọc Hán Việt, tiếp theo là bản dịch nghĩa và bản dịch thơ. Trong quá trình đọc – hiểu bài thơ, phải bám sát bản phiên âm và bản dịch nghĩa, bản dịch thơ, phát hiện những chỗ bản dịch thơ chưa sát với nội dung trong phần phiên âm hoặc bỏ sót từ trong phần phiên âm. Phải bám sát kết cấu và cảm xúc chủ đạo của bài thơ để có cách đọc cho phù hợp, đạt hiệu quả.
Ví dụ : bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, câu thơ thứ nhất trong nguyên tác “Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu” (Cầm ngang ngọn giáo giữ gìn non sông đã mấy thu), bản dịch thơ của Bùi Văn Nguyên là “Múa giáo non sông trải mấy thu” làm mất đi vẻ đẹp hiên ngang, vững chãi, lẫm liệt của con người mang hào khí Đông A. Trong câu thơ thứ hai “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” (Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu), bản dịch thơ là “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”, bản dịch thơ đã bỏ mất từ tì hổ (hổ báo). Nhiều học sinh có ý thức học tập tốt, tham khảo thêm nhiều tư liệu, đã đặt câu hỏi cho giáo viên : Tại sao khí thôn ngưu bản dịch trong sách giáo khoa là “khí mạnh nuốt trôi trâu” mà không phải là “khí thế át sao Ngưu”? Chúng ta cần phải giải thích cho học sinh “khí thôn ngưu” có hai cách dịch : khí thế nuốt trâu và khí thế át sao Ngưu. Theo các nhà nghiên cứu, ở đây nên hiểu khí thôn ngưu là khí thế nuốt trôi trâu. Đỗ Phủ có câu thơ : “Tiểu nhi ngũ tuế, khí thôn ngưu” (Đứa trẻ năm tuổi đã có khí thế mạnh mẽ có thể nuốt trôi trâu). Nhà thơ Việt Nam Nguyễn Trung Ngạn cũng có câu thơ : “Mậu linh dĩ hữu thôn ngưu chí” (Thuở thiếu niên đã có chí nuốt trôi trâu). Người giáo viên còn phải hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, tìm hiểu nghĩa của từ Hán Việt trong bản dịch thơ, liên hệ với thực tiễn lịch sử. Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa của từ Hán Việt, điển tích. Ví dụ : “Ý nghĩa của “nợ công danh” là gì? Vũ Hầu “là nhân vật nào? Tại sao tác giả lại nói đến nhân vật này?” Giáo viên có thể giải thích một số khái niệm như : giang sơn, khí, nam nhi thường xuất hiện trong thơ trung đại. Trong quá trình đọc – hiểu một bài thơ chữ Hán của văn học trung đại Việt Nam, cần đối chiếu nguyên tác với bản dịch thơ. Nguyên tác bài thơ biểu hiện những tâm tư, tình cảm ý chí, tài năng nghệ thuật của nhà thơ. Đọc – hiểu một bài thơ chữ Hán, giáo viên và học sinh phải xuất phát từ nguyên tác. Có nhiều bản dịch thơ dùng từ hay, hình ảnh đẹp, nhịp điệu uyển chuyển, nhưng chưa thể hiện đầy đủ tư tưởng, tình cảm, nghệ thuật điêu luyện của tác giả. Khi bám sát nguyên tác, chúng ta sẽ tránh được sự suy diễn tùy tiện, thiếu căn cứ. So sánh, đối chiếu nguyên tác với bản dịch thơ giúp chúng ta hiểu sâu sắc giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm, giúp cho học sinh phát triển khả năng tư duy độc lập và sáng tạo. Ví dụ: trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du, hai câu thơ đầu gợi lên sự “biến thiên dâu bể” của cuộc đời và nỗi ngậm ngùi, luyến tiếc trước cái đẹp bị tiêu tan nghiệt ngã:
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
(Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)
(Câu thơ trong bản dịch chưa thể hiện đầy đủ nội dung trong nguyên tác. Từ hoa uyển (vườn hoa), đây là vườn hoa bên Tây Hồ, dịch là cảnh đẹp chưa cụ thể về địa điểm. Từ tẫn nghĩa là hết, triệt để, dịch là hóa sẽ không hay bằng nguyên tác. Hình tượng thơ đặt trong sự đối lập vườn hoa – gò hoang gợi nghịch cảnh éo le. Từ tẫn trong “hoa uyển tẫn thành khư” gợi sự đổi thay khốc liệt: Vườn hoa Tây Hồ đẹp là thế mà nay đã thành gò hoang, không lưu lại dấu vết nào. Câu thơ trong nguyên tác là nỗi niềm xót thương, day dứt của tác giả. Từ độc trong câu thơ thứ hai có nghĩa là “một mình” khác với chữ độc trong nhan đề bài thơ, nghĩa là “đọc”, điếu nghĩa là viếng , chữ độc và chữ nhất (một) trong câu thơ chữ Hán là để nói một lòng đau tìm gặp một hồn đau. Một mình nhà thơ viếng người đã khuất qua một tập sách mỏng đọc trước song cửa. Nhất chỉ thư (một tập sách) dịch thành mảnh giấy tàn thì tình cảm quá lộ, mất đi vẻ kín đáo, thâm trầm. Câu thơ trong nguyên tác gợi lên ý nghĩa: người chết cô đơn mà người viếng cũng cô đơn. Câu thơ là cách Nguyễn Du vượt thời gian và sinh tử để tri âm với Tiểu Thanh. Khi dạy hai câu thơ này, giáo viên lưu ý học sinh đối chiếu bản dịch nghĩa, dịch thơ với nguyên tác. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu nội dung của hai câu thơ đầu, giải thích và phân tích ý nghĩa của các từ hoa uyển, tẫn, độc, điếu, nhất chỉ thư  Học sinh suy nghĩ, phát biểu cách hiểu, cách cảm nhận của bản thân. Dịch một bài thơ chữ Hán sang tiếng Việt vừa đảm bảo ý nghĩa, vừa hay là một việc rất khó khăn. Vì người dịch phải có vốn từ ngữ phong phú, giỏi chữ Hán, có khả năng cảm thụ tác phẩm, phát hiện ra cái hay, cái đẹp của bài thơ  Trong quá trình dạy và học thơ chữ Hán, giáo viên phải thường xuyên đối chiếu nguyên tác và bản dịch thơ để lý giải sâu sắc, thuyết phục hơn giá trị của tác phẩm. Đọc – hiểu tác phẩm thơ chữ Hán cần bám sát kết cấu và cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Chẳng hạn bài Vận nước của Pháp Thuận cần đọc chậm, rõ, thể hiện tính chất chính luận của bài thơ. Bài Cáo bệnh, bảo mọi người của thiền sư Mãn Giác, bốn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tiep_can_tac_pham_tho_chu_han_trong_chuong_trinh_ngu_va.doc