SKKN Nâng cao chất lượng giảng day bộ môn GDCD thông qua Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và sức khỏe trong dạy một số bài ở THCS Nguyệt Ấn

SKKN Nâng cao chất lượng giảng day bộ môn GDCD thông qua Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và sức khỏe trong dạy một số bài ở THCS Nguyệt Ấn

Vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe đã và đang trở thành mối quan tâm mang tính toàn cầu. Giáo dục bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của bản thân vì mục tiêu phát triển bền vững là một trong các nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước ta dành cho mối quan tâm đặc biệt. Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41/ NQ-TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; ngày 17 thánh 10 năm 2001, thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 1363 / QĐ-TTG phê duyệt đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân" và ngày 02 tháng 12 năm 2003 ban hành quyết định số 256/2003/QĐ-TTg phê duyệt "Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" tạo cơ sử vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường. Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của con người bảo vệ sức khỏe là một trong nhưng biện pháp cần thiết của cá nhân và toàn xã hội.

Giáo dục bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ sức khỏe của bản thân , gia đình và xã hội, là một trong những biện pháp hữu hiện nhất, kinh tế nhất đây cũng là một trong những biện pháp để ứng phó với việc biến đổi khí hậu mà cả nhân loại đang phải đối đầu. Là biện pháp có tính bền vững để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Là một giáo viên dạy môn Giáo dục công dân trong trường THCS, tôi nhận thức một cách rất sâu sắc về tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường và môi trường có ảnh hưởng như thế nào đố với sức khỏe của nhân loại cho học sinh. Đặc biệt lồng ghép kiến thức môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường cùng việc bảo vệ sức khỏe của bản thân thông qua các bài học trong chương trình là việc làm thiết thực nhằm giúp các em :

+ Thu nhận được những thông tin, những kiến thức cơ bản về môi trường và hiểu sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hoạt động của con người và môi trường, về mối quan hệ giữa con người và môi trường.

 

doc 19 trang thuychi01 7403
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng giảng day bộ môn GDCD thông qua Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và sức khỏe trong dạy một số bài ở THCS Nguyệt Ấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A. MỞ ĐÂU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
Vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe đã và đang trở thành mối quan tâm mang tính toàn cầu. Giáo dục bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của bản thân vì mục tiêu phát triển bền vững là một trong các nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước ta dành cho mối quan tâm đặc biệt. Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41/ NQ-TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; ngày 17 thánh 10 năm 2001, thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 1363 / QĐ-TTG phê duyệt đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân" và ngày 02 tháng 12 năm 2003 ban hành quyết định số 256/2003/QĐ-TTg phê duyệt "Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" tạo cơ sử vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường. Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của con người bảo vệ sức khỏe là một trong nhưng biện pháp cần thiết của cá nhân và toàn xã hội.
Giáo dục bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ sức khỏe của bản thân , gia đình và xã hội, là một trong những biện pháp hữu hiện nhất, kinh tế nhất đây cũng là một trong những biện pháp để ứng phó với việc biến đổi khí hậu mà cả nhân loại đang phải đối đầu. Là biện pháp có tính bền vững để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Là một giáo viên dạy môn Giáo dục công dân trong trường THCS, tôi nhận thức một cách rất sâu sắc về tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường và môi trường có ảnh hưởng như thế nào đố với sức khỏe của nhân loại cho học sinh. Đặc biệt lồng ghép kiến thức môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường cùng việc bảo vệ sức khỏe của bản thân thông qua các bài học trong chương trình là việc làm thiết thực nhằm giúp các em :
+ Thu nhận được những thông tin, những kiến thức cơ bản về môi trường và hiểu sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hoạt động của con người và môi trường, về mối quan hệ giữa con người và môi trường...
+ Phát triển những kĩ năng bảo vệ và giữ gìn môi trường, kĩ năng dự đoán, phòng tránh và giải quyết những vấn đề môi trường nảy sinh.
+ Tham gia tích cực vào những hoạt động khôi phục, bảo vệ  và gìn giữ môi trường.
+ Có ý thức về tầm quan trọng của môi trường  trong sạch đối với sức khoẻ con người và đối với chất lượng cuộc sống của chúng ta, phát triển thái độ tích cực đối với môi trường là việc làm cần thiết mang lại lợi ích không những cho cá nhân mà nó còn mang lại lợi ích cho xã hội và toàn nhân loại....
Vì vây tôi đã nghiên cứu về vấn đề "Nâng cao chất lượng giảng day bộ môn GDCD thông qua Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và sức khỏe trong dạy một số bài ở THCS Nguyệt Ấn" Để các em thấy được tầm quan trọng của môi trường đối với bản thân, việc ô nhiểm môi trường có ảnh hưởng như thế nào đói với sức khỏe và phòng tránh được một số bệnh do ô nhiễm môi trường mang lại là vô cùng cần thiết một việc làm nhỏ mà mang lại lợi ích lớn nên tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu này.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
"Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và sức khỏe trong dạy một số bài GDCD ở THCS”. Để học sinh thấy được tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống và sự ảnh hưởng của môi trường đối với sức khỏe như thế nào.
 Qua đó học sinh có ý thức và những hành động cụ thể bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe ở mọi lúc mọi nơi và nhận thức được việc bảo vệ môi trườngchính là bảo vệ sức khỏe bản thân, sức khỏe của các thành viên trong gia đình và sức khỏe cộng đồng xã hội.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Học sinh Khố 6,7 trường THCS Nguyệt Ấn
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Các phương pháp nghiên cứu
+ Giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp trực quan
+ Phương pháp mô tả, hoặc trích dẫn tài liệu
+ Phương pháp cho bài tập vận dụng và bài tập thực hành.
+ Phương pháp dạy học gắn liền với thực tế địa phương nới các em sinh sống và học tập
+ Phương pháp tham quan thực tế
+ Phương pháp đề án
B.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội. Theo nghĩa hẹp thì môi trường sống của con người chỉ bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội trực tiếp liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người như diện tích nhà ở, nước sạch, điều kiện vui chơi, giải trí, chất lượng bữa ăn.
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Giáo dục bảo vệ môi trường và sức khỏe là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững để phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát triển và xử lí các vấn đề về môi trường có ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội.
Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước có thái độ thân thiện với môi trường ở mọi lúc mọi nơi, phát triển kinh tế hòa với việc bảo vệ môi trường, bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau. Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu.
Môn GDCD là môn có liên quan mật thiết tới môi trường và bảo vệ môi trường đó là một thuận lợi cho việc tích hợp bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe một cách thuân lợi thông qua các bài học. Qua đó học sinh có thể nhận thức đúng đắn về vai trò của cuộc sống con người mà có ý thức tốt hơn trong bảo vệ môi trường và sức khỏe của bản thân cũng như của gia đình và cộng đồng.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆP
1. Thực trạng
Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy vấn đề nhận thức về môi trường và bảo vệ sức khỏe đối với học sinh trường THCS Nguyệt Ấn còn lờ mờ hời hợt chưa tích cực lắm. Cụ Thể:
- Nói về vấn đề môi trường học sinh cảm thấy nhàm chán bởi đây không phải là kiến thức mới, là vấn đề mới mà đối với các em mà đó là vấn đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày nên dường như không mấy hứng thú. Vì vậy có nhiều học sinh chưa có ý thức về môi trường, bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết đặc biệt vẫn ăn quà vặt trong trường, thả rác lung tung, vấn đề vệ sinh phòng học, lớp học chưa thực sự xanh - sạch - đẹp, sự chăm sóc các bồn hoa, cây cảnh theo phân công của trường chưa tốt lắm...
- Một thực tế ở địa bàn xã Nguyệt Ấn, việc quan tâm đến môi trường chưa được chú trọng. Đến nay việc gom rác thải sinh hoạt chỉ mới ơ mức tự phát ở các hộ gần trung tâm xã thường thì các gia đình vứt bừa bãi ra vườn hoặc một số gia đình gom để đốt. Chính việc xử lí rác thải ngay từ gia đình đã tạo cho các em có thói quen vứt rác bừa bãi, chưa có cách xử lí khoa học, an toàn cho sức khỏe con người và môi trường.
- Mặt khác, về phía giáo viên đôi khi có tâm lí sợ mất nhiều thời gian, chú trọng nhiều vào việc dạy kiến thức mà chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên cho học sinh hoặc có tích hợp nhưng còn gượng ép, chưa thật sự tự nhiên, thoải mái.
2. Kết quả của thực trang trên.
Từ thực tế đó, tôi đã tiến hành khảo sát việc nhận thức, ý thức về các vấn đề môi trường và môi trường có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe các hành động cụ thể để bảo vệ môi trường ở 2 lớp 6A1, 7A2, với tổng số học sinh là 78 em và đã cho kết quả như sau:
Các nội dung được điều tra
Mức độ đạt được
Tốt
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Nhận thức về tầm quan trọng của môi trường
18
23,1
23
29,4
29
37,2
8
10,3
Ý thức bảo vệ môi trường 
17
21,8
22
28,2
30
35,9
9
11,5
Ý thức tuyên truyền việc bảo vệ môi trường 
15
19,2
25
32,0
25
32,1
13
16,7
Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe.
16
20,5 
24
30,8 
30
38,5 
8
10,3 
Có hành động cụ thể bảo vệ môi trường 
15
19,2 
25
32,0 
28
35,9 
10
12,8 
Từ những thực trạng trên, cùng với tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe của bản thân tôi mạnh dạn trình bày một số ý kiến của mình về "Nâng cao chất lượng giảng day bộ môn GDCD thông qua Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và sức khỏe của bản thân vào dạy một số bài trong chương trình GDCD ở trường THCS Nguyệt Ấn"
III. CÁC SÁNG KIẾN, CÁC GIẢI PHÁP 
1. Những yêu cầu đối với giáo viên:
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe của bản thân là vấn đề rất quan trọng, nhưng không phải bài nào của tích hợp được. Do đó để có một giờ dạy tốt, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo và  lựa chọn những đơn vị kiến thức phù hợp cần chuyển tải cho học sinh để làm sao phải vừa khắc sâu kiến thức vừa có tác dụng giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.
- Giới thiệu cho học sinh một số kinh nghiệm cơ bản về cách thu thập, xử lí thông tin, phân tích tranh ảnh, số liệu....
- Trong quá trình giảng dạy sử dụng các phương pháp đặc trưng phù hợp, tăng cường bổ sung những kiến thức thực tế để kích thích hứng thú học tập của học sinh, đồng thời thông qua việc chấm bài giáo viên sẽ phát hiện được mức độ nhận thức và sự tiến triển của học sinh nhằm điều chỉnh cách dạy và cách học sao cho phù hợp đạt hiệu quả cao nhất.
- Biểu dương kịp thời những học sinh tích cực học bài, làm bài tập ở nhà, biết tìm tòi, sáng tạo làm động lực cho quá trình học tập và nghiên cứu của học sinh ở nhà.
2. Những yêu cầu đối với học sinh:
- Ở lớp nghe giảng, học tập tích cực, tìm tòi, sáng tạo... .
- Học bài và làm bài tập trước khi đến lớp.
- Thu thập thông tin, tranh ảnh liên quan đến bài học, môn học, biết liên hệ với thực tế ở địa phương... ghi vào sổ tay hoặc ở cuối vở học...
- Biết đồng tình ủng hộ những hành đúng pháp luật và lên án những hành vi sai trái.
3. Những giải pháp chính của sáng kiến kinh nghiệ
3.1. Hướng dẫn học sinh thu thập thông tin, xử lí thông tin liên quan đến môn học, bài học.
* Vào đầu năm học giáo viên giới thiệu :
- Nội dung chương trình năm học.
- Hướng dẫn học sinh  nghiên cứu sách giáo khoa trước thông qua phần mục lục.
- Nắm được một số thông tin liên quan đến chương trình học môn GDCD đặc trưng của bộ môn này mỗi lớp chia làm 2 phần là đạo đức và pháp luật, từ đó cá em tự thu thập những vấn đề liên quan đến bộ môn thông qua sách,  báo, đài, tivi, Internet ...và học  sinh có thể ghi chép, in ra giấy, sưu tập tranh ảnh, các câu ca dao, tục ngữ nói về các chuẩn mực đạo đức hay hiện tượng của thời tiết, khí hậu ... tìm hiểu và giải thích nguyên nhân, hậu quả của các hiện tượng địa lí xảy ra ở địa phương, xung quanh cuộc sống của chúng ta ...
- Khi đã thu thập được thông tin các em cần phải kiểm tra cẩn thận nhất là số liệu, phải có mốc thời gian cụ thể ví dụ : dân số, kinh tế, những thiệt hại do thiên nhiên mang đến, tác động của con người đến môi trường, ô nhiễm môi trường ở địa phương,. Và các bệnh do môi trường sống không lành mạnh mang lại...chọn lọc và phân thành nhóm đối tượng. 
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới ở nhà :
- Trước hết các em phải đọc kĩ nội dung  truyện đọc ( đối với phần đạo đức) thông tin sự kiện ( đối với phần pháp luật): 
- Tìm cách trả lời các câu hỏi ở cuối mỗi phần và những câu hỏi mà giáo viên hướng dẫn.
- Thu thập những thông tin liên qua đến bài học ...
3.2. Sử dụng một số phương pháp dạy học nhằm tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học GDCD 
a. Phương pháp thứ nhất: Giải quyết vấn đề.
Giải quyết vấn đề giúp học sinh có cái nhìn toàn diện trước những vấn đề đặt ra. Đối với việc liên hệ kiến thức giữa bài học chính với kiến thức môi trường thì phương pháp giải quyết vấn được sử dụng rộng rãi và phổ biến . Để mang lại hiệu quả thì vấn đề đưa ra ở mức độ phát huy sự tìm tòi và sáng tạo của học sinh, vấn đề cần gắn kiến thức môn học đã biết với kiến thức môi trường mà có thể học sinh chưa biết, nên đòi hỏi học sinh  phải tìm tòi, suy nghĩ, vận dụng nhiều thao tác tư duy mới giải quyết được vấn đề.
Ví dụ 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể GDCD lớp 6
1. vì sao phải bảo vệ sức khỏe?
2. Môi trường sống có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe
Ví dụ 2: Bài yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên GDCD lớp 6. 
Khi dạy, giáo viên cần bám sát vào nội dung bài học khai thác kiến thức mà bài học đề cập đồng thời nắm bắt đúng thời điểm để đặt ra các câu hỏi cho học sinh liên hệ với thực tế môi trường  ở địa phương như:
1. Thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người?
2. Nếu môi trường sống bị ô nhiễm thì thiên nhiên và con người sẽ như thế nào?
3.Việc vứt rác bừa bãi có làm ảnh hưởng đến thiên nhiên và sức khỏe hay không?
5. Em đã làm gì để cho thiên nhiên luôn trong lành?
Ví dụ 3: Bài Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên GDCD lớp 7
1. Môi trường là gì? Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đói với đời sống con người?
2. Em đã thấy việc làm nào của người dân ở địa phương tác động không tốt đến môi trường?
3. Hiện nay ở địa phương chúng ta còn có hiện tượng chặt phá rừng làm nương rẫy nữa không?
4. Em hãy chỉ ra nhưng việc làm có ảnh hưởng xấu đên môi trường?
Có rất nhiều câu hỏi để sử dụng trong quá trình dạy học điều quan trọng là người dạy lựa chọn câu hỏi như thế nào, đặt ra vào thời điểm nào cho quá trình tích hợp không gượng ép, gò bó ngược lại phải phù hợp với tiến trình bài dạy, đảm bảo nội dung, kiến thức mà bài học đề cập đó là điều vô cùng quan trọng.
Nhìn chung các câu hỏi đặt ra đều nhằm mục đích giáo dục môi trường  cho học sinh đẻ học sinh thấy được vai trò của môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đồng thời thông qua đó cũng nhằm phát triển tư duy cho các em, bởi vì trong quá trình giải quyết vấn đề thường tập trung vào hai yêu cầu: nâng cao khả năng sáng tạo của học sinh; dựa vào cái đã biết để tìm ra cái đang cần biết, để thực hiện được hai yêu cầu này học sinh  phải vận dụng các kiến thức đã học để tìm ra kiến thức mới và để liên hệ với thực tế ở địa phương mình, vừa thực hiện được mục đích giáo dục môi trường, vừa phát triển tư duy học sinh, đồng thời giúp học sinh  vận dụng được kiến thức vào thực tế của địa phương mình.
b. Phương pháp thứ hai : phương pháp trực quan
-Là phương pháp mà GV sử dụng các phương tiện trực quan như: tranh ảnh, băng hình.để dạy học và giáo dục môi trường cũng như thấy được môi trường có ảnh hưởng lớn đối vơi sức khỏe. Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào mục đích và chức năng sử dụng của giáo viên  trong quá trình dạy học. Để liên hệ kiến thức bài học chính với kiến thức môi trường  thì việc sử dụng phương tiện trực quan cũng mang lại hiệu quả cao.
- GV dùng phương tiện trực quan để minh hoạ và chứng minh cho một hiện tượng, một số hậu quả về môi trường cần phải giáo dục.
Ngoài ra GV có thể sử dụng tranh ảnh , băng hình, đĩa CD làm phương tiện trực quan, để minh hoạ cho HS những hiện tượng tàn phá môi trường, ô nhiễm môi trường như đốt phá rừng, nước thải, chất thải công nghiệp...., hoặc những hậu quả do tàn phá môi trường gây ra như lũ lụt, hạn hán , bệnh tật và cả những hành động bảo vệ môi trường như các khu rừng cấm, các công viên thiên nhiên, các công nghiệp xử lí chất thảiTất cả những hình ảnh trực quan đó đều gây một ấn tượng sâu sắc đối với học sinh, nó sẽ giúp các em nhận thức dễ dàng hơn vấn đề và đặc biệt nó tạo nên độ tin cậy cao trong giáo dục.
- Để tiết học hiệu quả giáo viên yêu cầu và hướng dẫn học sinh thu thập thông tin, tranh ảnh,...liên quan đến nội dung bài học. 
- Cho các em quan sát, so sánh, đối chiếu, phân tích tranh ảnh mình sưu tầm. Qua đó nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được khắc sâu hơn.
Ví dụ : Bài yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên GDCD lớp 6. 
Gv đặt câu hỏi: Nhìn vào những bức tranh em có suy nghĩ gì?
Nước thải chưa được xử lý, khói bụi làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước
Ví dụ: Khi dạy bài Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở lớp 7.
GV đặt câu hỏi cho học sinh khai thác tranh: Em có suy nghĩ gì khi quan sát tranh? Thực tế này có ảnh hưởng gì đến môi trường và cuộc sống của con người? Em đã sưu tầm được những bức tranh nào nói về vấn đề này ở địa phương mình? .Qua những câu hỏi, đối chiếu tranh ảnh của mình sưu tầm được học sinh sẽ có cái nhìn tổng quát về việc ô nhiễm môi trường tác động không nhỏ đến môi trường sống gây ra thiên tai lũ lụt, cạn kiệt tài nguyên... đồng thời cũng thấy được tình trạng thực tế ở địa phương mình. Sau đây là một số tranh có thể cho học sinh quan sát để thấy việc sử dụng và xử lí rác thải ni lông ngay địa phương mình.
Dùng túi ni lông đựng đồ ăn, nước uống trong sinh hoạt hàng ngày ở các gia đình.
Túi ni lông vứt bừa bãi, làm ô nhiễm nguồn nước, tắc cống,...
Những phế phẩm sinh hoạt gây nên ô nhiễm môi trường
Đốt rác gây ảnh hưởng bầu không khí Phá rừng nguyên nhân gây nên lũ lụt
Lũ lụt gây hậu quả nặng nề đối với người và tài sản
Từ hình ảnh trực quan giáo viên cho học sinh khái quát lên tác hại của vứt rác bừa bải và nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường. Qua đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em
Khi sử dụng phương pháp này giáo viên nêu chú ý lựa chọn tranh ảnh phù hợp. Đặc biệt những bức tranh chụp cảnh thực tế ở địa phương sẽ đạt hiệu quả cao hơn. 
Ví dụ 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể GDCD lớp 6
Các bệnh do môi trường không lành mạnh gây ra
c. Phương pháp thứ ba: Phương pháp mô tả, hoặc trích dẫn tài liệu
Ở nhiều bài, do đặc trưng của nội dung và thời gian, giáo viên  vẫn có thể sử dụng phương pháp mô tả hoặc trích dẫn một bài viết hoạc c líp về vấn đề môi trường  để giúp học sinh  khai thác những khía cạnh về môi trường có liên quan đến bài học.
Ví dụ: Giáo viên  có thể liên hệ đến những hiện tượng “ bất thường” của tự nhiên mà có liên quan đến con người bằng cách như mô tả một trận lũ lụt điển hình ở miền Trung, hiện tượng đất lở, đá trượt điển hình xảy ra ở Lai Châu nước ta hoặc hiện tượng vòi rồng, sóng thần, động đất ở một số nơi trên thế giới. Thông báo về những vụ cháy rừng lớn, nước sông có mùi hôi thối do ảnh hưởng nước thải công nghiệp chưa qua sử lí , những vụ nhiễm chất  độc do chất thải công nghiệp, hoặc do ăn phải nông sản có hàm lượng thuốc trừ sâu cao, sau đó giáo viên  đặt câu hỏi cho học sinh đối chiếu những hiện tượng này với địa phương như: Ở Nguyệt Ấn có xảy ra các hiện tượng này chưa? Nguyên nhân chính của hiện tượng này?
Học sinh có thể dễ dàng liệt kê một số hiện tượng xảy ra tại địa phương như Lũ lụt nước dâng cao làm ngập nhiều nhà .... 
 d. Phương pháp thứ tư: Phương pháp cho bài tập vận dụng và bài tập thực hành.
Sau mỗi văn bản là phần luyên tập, giáo viên  có thể cho học sinh các bài tập vận dụng và bài tập nghiên cứu. Các bài tập này tốt nhất là nên gắn liền với môi trường ở địa phương, nơi học sinh đang sinh sống và học tập thì hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn.
Ví dụ 1: Sau khi học xong bài Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở lớp 7.
1. Bản thân em và mọi người xung quang xử lí rác thải như thế nào?Môi trường tại địa phương em như thế nào? 
3. Địa phương em đã bảo vệ rừng như thế nào? Vì sao nói bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
5. Trường em có được xem là ngôi trường “xanh, sạch, đẹp” không ? Tại sao?
Ví dụ 2: Bài Phòng ngừa vũ khí cháy nổ và cá chất độc hại
 GV ra bài tập để học sinh tìm hiểu, thống kê tình hình ngộ độc thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm ở địa phương.
1. Em hãy em hãy nêu các vụ ngộ độc thực phẩm ở địa phương, Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc.
2. Em sẽ làm gì để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình?
GV nên hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề ngộ độc thực phẩm và có thể đề xuất những biện pháp khắc phục
Muốn thực hiện tốt một bài tập nghiên cứu, GV cần phải chú ý đến các vấn đề sau:
+ Bài tập đưa ra phải rõ ràng, tránh nhầm lẫn,...
+ Mục đích, yêu cầu của nghiên cứu phải rõ ràng, dễ hiểu.
+ Qúa trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu cơ bản phải dựa trên những nguyên tắc và nguyên lí chung, nhưng đồng thời phải dành chỗ sáng tạo cho HS. Đặc biệt là phải rút ra được những kết luận và bài học điển hình.
Để tiến hành và nghiên cứu, học sinh phải quan sát

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_giang_day_bo_mon_gdcd_thong_qua_tic.doc