SKKN Nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí cấp THPT ở trường THCS & THPT Như Thanh
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Nhiệm vụ của ngành giáo dục là đào tạo được đội ngũ lao động trình độ cao, tích cực, tự lực và sáng tạo đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, phấn đấu có thể đáp ứng được yêu cầu lao động của các nước tiên tiến trên thế giới. Trong Nghị quyết số 04 - NQ/HNTW ngày 14/1/1993 của Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: "Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp".
Để đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước cần không ngừng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Trong đó việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn ngành giáo dục và của mỗi giáo viên.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trung học phổ thông ở tỉnh Thanh Hóa từ năm học 2017 - 2018 có sự thay đổi. Đối tượng là học sinh khối 11 (trước đây đối tượng là học sinh khối 12), nội dung chương trình thuộc lớp 10 và lớp 11 (trước đây chủ yếu là chương trình lớp 12). Riêng ở trường THCS & THPT Như Thanh chất lượng đầu vào của học sinh rất thấp, học sinh thuộc các xã kinh tế đặc biệt khó khăn (135), nội dung chương trình thuộc hai khối (khối 10 và 11) rất dài và khó. Giáo viên thì chưa quen với sự thay đổi này nên gặp nhiều khó khăn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
SỞ GD & ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THCS & THPT NHƯ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ CẤP THPT Ở TRƯỜNG THCS & THPT NHƯ THANH Người thực hiện: Quách Thị Khánh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS &THPT Như Thanh SKKN thuộc môn: Địa lý THANH HOÁ, NĂM 2019 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng và phạm vi áp dụng 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. NỘI DUNG 3 2.1. Cơ sở lý luận 3 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 4 2.3. Những biện pháp tổ chức thực hiện 6 2.4. Hiệu quả của sáng kiến. 18 3. KẾT LUẬN 19 3.1. Kết luận 19 3.2. Kiến nghị 19 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Nhiệm vụ của ngành giáo dục là đào tạo được đội ngũ lao động trình độ cao, tích cực, tự lực và sáng tạo đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, phấn đấu có thể đáp ứng được yêu cầu lao động của các nước tiên tiến trên thế giới. Trong Nghị quyết số 04 - NQ/HNTW ngày 14/1/1993 của Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: "Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp". Để đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước cần không ngừng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Trong đó việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn ngành giáo dục và của mỗi giáo viên. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trung học phổ thông ở tỉnh Thanh Hóa từ năm học 2017 - 2018 có sự thay đổi. Đối tượng là học sinh khối 11 (trước đây đối tượng là học sinh khối 12), nội dung chương trình thuộc lớp 10 và lớp 11 (trước đây chủ yếu là chương trình lớp 12). Riêng ở trường THCS & THPT Như Thanh chất lượng đầu vào của học sinh rất thấp, học sinh thuộc các xã kinh tế đặc biệt khó khăn (135), nội dung chương trình thuộc hai khối (khối 10 và 11) rất dài và khó. Giáo viên thì chưa quen với sự thay đổi này nên gặp nhiều khó khăn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Là giáo viên giảng dạy Địa lí nhiều năm, tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí, đặc biệt từ khi trường THCS & THPT Như Thanh thành lập (năm học 2014 - 2015) cho đến nay tôi liên tục tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của bản thân đã đạt được kết quả nhất định, 4 năm liên tục (từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2017 - 2018) đều có học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, số lượng và chất lượng giải được nâng lên. Bản thân tôi đã tìm kiếm tư liệu, đổi mới về phương pháp dạy học, học hỏi không ngừng từ nhiều nguồn khác nhau nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. Xuất phát từ lí do trên tôi đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí cấp THPT ở trường THCS&THPT Như Thanh” với hi vọng giúp nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi bộ môn Địa lí, cũng như công tác bồi dưỡng học sinh giỏt tại trường THCS & THPT Như Thanh. Từ đó sẽ đào tạo được nhiều học sinh giỏi, không những nắm vững kiến thức bộ môn Địa lí, mà còn phát triển tư duy sáng tạo của học sinh, hình thành kĩ năng sống, phẩm chất đạo đức cho học sinh, nâng cao năng lực học tập cho học sinh. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi bộ môn Địa lí, cũng như công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS & THPT Như Thanh. - Giúp học sinh có được phương pháp học tập hiệu quả, lĩnh hội tốt kiến thức Địa lí, từ đó nâng cao kỹ năng, năng lực học tập cho học sinh. Qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học góp phần nâng cao chất lượng, hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông. - Giúp học sinh có thái độ, tinh thần học tập nghiêm túc, yêu thích môn học hơn, không còn ngại khó, ngại khổ trong ôn luyện, từ đó học sinh còn có thái độ học tập nghiêm túc đối với các bộ môn khác. - Giáo dục học sinh phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực, có tri thức và kỹ năng, có khả năng chiếm lĩnh tri thức mới một cách độc lập. Việc bỗi dưỡng học sinh giỏi cũng rất quan trọng nhằm phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. 1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi áp dụng. 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu. - Chương trình Địa lí 10 gồm Địa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội đại cương và Địa lí 11 gồm khái quát về nền kinh tế - xã hội thế giới, Địa lí khu vực và quốc gia. - Các loại bài tập thực hành đặc trưng của địa lí như bài tập về kĩ năng bản đồ, kĩ năng bảng số liệu, kĩ năng biểu đồ. - Một số Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và định hướng phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa. - Một số phương pháp dạy học tích cực, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí. - Thực trạng về vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa lí và các môn học khác tại trường THCS & THPT Như Thanh. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi cấp THPT môn Địa lí, cũng như toàn trường. 1.3.2. Phạm vi áp dụng Đề tài này được áp dụng cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí cấp THPT tại trường THCS & THPT Như Thanh. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Các phương pháp chính: Quan sát nắm tình hình thực tế ở trường; khảo sát điều tra lấy thông tin cụ thể tại đơn vị; phân tích các giải pháp; tổng hợp - so sánh đánh giá kết quả để rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra đề xuất giúp công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả cao hơn. - Nghiên cứu Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung học, Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Trường THCS&THPT Như Thanh. - Nghiên cứu nghị quyết Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về định hướng phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa như Nghị quyết số 04- NQ/HNTW ngày 14/1/1993. - Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học; các văn bản về đổi mới giáo dục toàn diện theo tinh thần Nghị quyết 29- BCHTW Khóa VIII. - Kiểm tra nhận thức và các kỹ năng của học sinh thông qua thực hành làm bài thi, kiểm tra. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Cơ sở lý luận Ở nước ta việc dạy học nói chung và bồi dưỡng nhân tài nói riêng được chú trọng ngay từ khi mới dựng nước. Câu nói nổi tiếng của vị Tiến sĩ triều Lê, Thân Nhân Trung "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn" . Nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về định hướng và phát triển giáo dục trong thời kì đổi mới, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài được khẳng định trong các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước.. Luật giáo dục nước ta đã xác định rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”- điều 2 Luật giáo dục năm 2005. Phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn, hiện nay các nhà trường các cấp học bên cạnh chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đại trà còn quan tâm đúng mức đến chất lượng giáo dục mũi nhọn, đó là việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi các môn học, trong đó có bộ môn Địa lí. Để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao thì giáo viên đứng đội tuyển phải đảm bảo được các yêu cầu sau: Thứ nhất là trình độ chuyên môn vững đây là tiêu chuẩn hàng đầu, đây là yêu cầu đối với bất kì người giáo viên đứng lớp nào chứ không riêng gì giáo viên dạy đội tuyển. Thứ hai là phải có phương pháp dạy học khoa học, hiệu quả. Người thầy ngoài có kiến thức chuyên môn tốt thì phải có phương pháp dạy học khoa học ,hiệu quả, phù hợp với học sinh vùng miền khác nhau. Trong ôn luyện phải đảm bảo học sinh lĩnh hội đầy đủ kiến thức trong khung chương trình thi, nhưng phải tránh dàn trải, có trọng tâm, dễ nhớ, dễ hiểu. Thứ ba là phải có tinh thần, trách nhiệm cao, có sự hi sinh. Để việc bồi dưỡng đạt kết quả cao thì người giáo viên phải có trách nhiệm với thành tích học tập của học sinh mình, có trách nhiệm với sự tín nhiệm của các cấp lãnh đạo, với đồng nghiệp, có sự hi sinh, không tính toán, nhiệt huyết với công việc. Thứ tư là phải có uy tín, yêu nghề, đam mê công tác giảng dạy. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của bất kì giáo viên nào cũng gặp nhiều khó khăn trở ngại, đặc biệt đối với môn Địa lí, tài liệu ôn thi không nhiều, phần lớn là giáo viên phải tự tìm tòi, tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian, công sức và có cả tiền của, chính vì vậy nếu không yêu nghề, đam mê công việc, chịu sự hi sinh thì sẽ không đảm nhận tốt công việc này. 2.1.2 Cơ sở thực tiễn. - Đặc điểm chung của địa phương. Trường THCS&THPT Như Thanh đóng trên địa bàn xã Phượng Nghi, một xã 135 nằm cách xa trung tâm huyện Như Thanh. Vùng tuyển sinh gồm 5 xã phía Bắc của huyện. Điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin, văn hoá, chính trị - xã hội... còn rất nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất thiếu thốn, không đồng bộ, lạc hậu... so với các khu vực khác trong tỉnh. Đặc biệt là trình độ dân trí còn thấp, đại đa số làm nghề nông nên có rất nhiều hạn chế trong nhận thức và phương pháp giáo dục trẻ và sự học. - Đặc điểm nhà trường. Trường THCS&THPT Như Thanh được thành lập theo Quyết định 2628/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa ngày 15 tháng 8 năm 2014. Sau 5 năm thành lập, trường đã đi vào hoạt động ổn định và đạt được một số thành tích, bước đầu tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển của nhà trường trong những năm học tới. Tổng số CB- GV- NV của nhà trường là 56 người, đa số tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ, nhiệt huyết và năng động sáng tạo trong tiếp cận cái mới. Năm học này trường có 23 lớp. Cơ sở vật chất nhà trường và trang thiết bị dạy học còn rất nhiều thiếu thốn. Trường THCS & THPT Như Thanh 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu * Những hạn chế, tồn tại - Về phía nhà trường: Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp trong đó có cấp THPT tại trường THCS & THPT Như Thanh trong những năm qua vô cùng khó khăn, trở ngại. Đó là thiếu thốn về cơ sở vật chất kĩ thuật, thiết bị dạy học, do mới thành lập nên số phòng học ít, phải học hai ca, phòng học để ôn thi đội tuyển không có. Chúng tôi phải tận dụng các phòng bảo vệ, văn phòng đoàn, phòng y tế, cả phòng tập thể của giáo viên để ôn đội tuyển. Ngoài ra nhà trường còn gặp các khó khăn khác trong công tác ôn đội tuyển học sinh giỏi đó là chất lượng đầu vào của học sinh thấp, số giáo viên có kinh nghiệm trong ôn đội tuyển không nhiều. Ban Giám hiệu nhà trường trong những năm qua đã rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đã có nhiều chế độ, chính sách khuyến khích đối với cả thầy và trò trong việc ôn luyện, khen thưởng kịp thời do vậy số lượng học sinh đạt học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh đã tăng lên. Tuy nhiên tăng rất chậm, số lượng còn rất ít. - Về phía giáo viên: Đội ngũ giáo viên của trường phần lớn có trình độ chuyên môn vững, yêu nghề, nhiệt huyết, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Tuy nhiên hạn chế là thiếu kinh nghiệm ôn luyện học sinh giỏi, lúng túng trong việc soạn thảo nội dung dạy làm sao đảm bảo đủ nhưng không dàn trải, mang tính cập nhập theo từng năm học. Đặc biệt là lúng túng về phương pháp dạy, dạy làm sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, dạy làm sao cho số học sinh đạt giải nhiều, ngoài ra còn phát triển được các kĩ năng, năng lực học tập, năng lực chung và phẩm chất của học sinh. Phần lớn giáo viên nhà xa, cách trường từ 10 km trở lên, đường xá đi lại cũng còn khó khăn nên khó trong việc theo sát đội tuyển, thời gian đầu tư cho đội tuyển chưa nhiều. Trong khi đó việc ôn đội tuyển học sinh giỏi cần có chiến lược lâu dài, thời gian ôn luyện rất nhiều. - Về phía học sinh: + Chất lượng đầu vào của học sinh còn rất thấp. Bảng so sánh điểm đầu vào khối THPT của trường THCS & THPT Như Thanh với một số trường THPT trong tỉnh qua một số năm học Đơn vị: điểm Năm học Trường THCS & THPT Như Thanh Trường THPT Hàm Rồng Trường THPT Lương Đắc Bằng 2014 - 2015 12,00 36,00 22,25 2015 - 2016 11,00 37,50 30,75 2016 - 2017 15,75 37,00 22,00 2017 - 2018 12,70 38,60 23,90 2018 - 2019 13,90 36,50 26,80 Số học sinh có điểm đầu vào từ 30 điểm ở trường THCS - THPT Như Thanh trở lên còn rất ít, cụ thể qua các năm học như sau: Năm học Điểm đầu vào cao nhất (Điểm) Từ 30 điểm trở lên Số học sinh (Học sinh) Tỉ lệ so với tổng số Hs trúng tuyển (%) 2015 - 2016 36,75 13 7,7 2016 - 2017 35,25 3 1,8 2017 - 2018 39,20 12 5,7 2018 - 2019 37,70 13 6,2 + Hoàn cảnh gia đình khó khăn, trình độ dân trí thấp, phần lớn là người dân tộc thiểu số, phần lớn dân cư làm nghề nông nên nhận thức của phụ huynh và học sinh về vai trò của việc học nói chung và ôn đội tuyển nói riêng chưa cao. Sự đầu tư và quan tâm của phụ huynh đến học tập của con em họ rất ít. + Đa số học sinh không có nguyện vọng thi vào đại học, cao đẳng nên mục tiêu học tập không rõ ràng, chưa nhận thức được vai trò của việc học đối với tương lai bản thân. Học sinh chưa ham học môn Địa lí, chưa chịu khó, ngại vất vả trong học tập, việc vận dụng hiệu quả kiến thức Địa lí vào cuộc sống hàng ngày còn nhiều bất cập. *Yêu cầu đặt ra: - Để giải quyết tận gốc của vấn đề, cần nhiều giải pháp đồng bộ. Song, trước hết về mặt chủ quan, việc làm cần thiết là phải thay đổi nhận thức học sinh. Giúp đỡ, giáo dục học sinh thấy được vai trò của học tập nói chung đến tương lai, nghề nghiệp của bản thân, vai trò, lợi ích trong việc ôn đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí, cũng như các môn khác. - Tăng cường tích lũy và học hỏi kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi giữa các giáo viên trong trường, giữa các môn, giữa các giáo viên cùng bộ môn. Ngoài ra còn phải tăng cường học hỏi kinh nghiệm ôn đội tuyển học sinh giỏi của các giáo viên cùng bộ môn thuộc các trường khác trên toàn toàn tỉnh. - Tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi bằng các phương pháp khác nhau, đảm bảo tính khoa học, lo gic, sinh động, dễ học như dạy - học kiến thức lí thuyết cơ bản theo phương pháp "mưa dầm thấm lâu", luyện tập kĩ năng Địa lí, làm bài tập Địa lí theo hình thức "cuốn chiếu", luyện đề theo chủ đề và tổng hợp theo cấu trúc thi học sinh giỏi tỉnh, kiểm tra đánh giá 2.3. Những biện pháp tổ chức thực hiện Qua nhiều năm giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THPT môn Địa lí và đã đạt được kết quả nhất định, đã có đóng góp đáng kể vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường. Tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp sau: 2.3.1/ Biện pháp thứ nhất: Phát hiện nhân tố và "truyền lửa" trong quá trình dạy. * Lý do đề xuất: Trong bồi dưỡng học sinh giỏi chọn được học sinh vào đội tuyển là rất quan trọng. Học sinh được chọn phải có tố chất bộ môn, yêu thích môn học, chăm chỉ, chịu khó. Tuy nhiên nhân tố học sinh như vậy tại trường THCS & THPT Như Thanh rất khó tìm. Nếu không có được nhân tố như trên ta sẽ chọn học sinh có một chút tố chất bộ môn, một chút yêu thích bộ môn, xác định tâm lí chịu khó sẽ vào đội tuyển vì vậy trong quá trình dạy người giáo viên phải có nhiệm vụ "truyền lửa" cho học sinh, không những học sinh đội tuyển mà cả học sinh khác. * Biện pháp thực hiện: Đối với các trường khác thì việc chọn đội tuyển giáo viên có thể căn cứ vào kết quả điểm thi đầu vào, căn cứ vào nguyện vọng của học sinh, tổ chức kì thi khảo sát để chọn đội tuyển. Còn đối với trường THCS & THPT Như Thanh việc chọn đội tuyển là cả một nghệ thuật. Giáo viên phải thu hút được học sinh, tìm hiểu yêu thích của học sinh, vận động được các em. Quan sát học sinh trong quá trình dạy học trên lớp, qua các bài kiểm tra thường xuyên và định kì trên lớp từ đó chọn và thành lập đội tuyển. Chọn học sinh và thành lập đội tuyển phải thực hiện từ lớp 10. Trong khi phát hiện, chọn học sinh và ngay trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi thì người giáo viên đứng đội tuyển luôn phải là người "truyền lửa" cho các em. Trước hết trong quá trình dạy giáo viên phải phân tích cho học sinh thấy được vai trò của việc học đối với tương lai nghề nghiệp của học sinh, lợi ích của ôn đội tuyển nói riêng đối việc học của học sinh. Luôn quan tâm tới tâm tư nguyện vọng, tình cảm của học sinh, yêu thương học sinh. Sẵn sàng hỗ trợ các em trong vấn đề ôn luyện, về mọi mặt, kể cả tài liệu. Đồng hành cùng các em trong ôn luyện và giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. Để làm được như vậy ngoài những yêu cầu phải về trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy thì người giáo viên phải yêu nghề, đam mê công việc, đặc biệt là phải có uy tín trước học sinh, có được sự tin tưởng, yêu mến của học sinh. Như vậy giáo viên đứng đội tuyển phải có năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt. * Tác dụng: Chọn được nhân tố và "truyền lửa" cho học sinh là bước đầu tiên trong quá trình bồi dưỡng. Bước này thành công có ý nghĩa rất lớn to lớn thúc đẩy thành công công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Khi đã chọn được nhân tố, các em đã yêu thích, không ngại khó, ngại khổ, chăm chỉ thì việc ôn luyện sẽ thuận lợi. 2.3.2/ Biện pháp thứ hai: Dạy - học kiến thức lí thuyết cơ bản theo phương pháp "mưa dầm thấm lâu". * Lý do đề xuất: Bất kì một môn học nào cũng đòi hỏi học sinh phải kiên trì thì mới có thể hiểu sâu, hiểu kĩ và ghi nhớ (không phải là thuộc lòng máy móc mà ghi nhớ theo logic và cách tư duy riêng của mỗi học sinh) được nội dung kiến thức cơ bản của môn học. Đặc trưng riêng của một số môn học, trong đó có môn Địa lí có phần kiến thức lí thuyết rất nhiều thì điều này là rất quan trọng. Trong khung chương trình thi học sinh giỏi cấp THPT môn Địa lí của tỉnh Thanh Hóa gồm chương trình Địa lí 10 (Địa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội đại cương) và Địa lí 11 (khái quát về nền kinh tế - xã hội thế giới, Địa lí khu vực và quốc gia). Như vậy có nhiều kiến thức khó, trừu tượng đặc biệt là phần tự nhiên của Địa lí lớp 10 nên học sinh cần phải học nhiều lần, theo các hình thức khác nhau mới có thể hiểu sâu sắc, nắm rõ được bản chất của các kiến thức này. Tại trường THCS&THPT Như Thanh, chất lượng đầu vào thấp hơn trường khác trong huyện, thấp hơn rất nhiều các trường khác trong toàn tỉnh do vậy phương pháp học đi học lại nhiều lần một đơn vị kiến thức là rất cần thiết, giúp học sinh hiểu, nhớ được kiến thức cơ bản, tuy nhiên mỗi lần học theo các hình thức khác nhau không gây mệt mỏi, nhàm chán. * Biện pháp thực hiện: Khung chương trình thi học sinh giỏi THPT môn Địa lí cấp tỉnh từ năm học 2017 - 2018 đến nay gồm chương trình Địa lí 10 và Địa lí 11. Trong quá trình soạn giáo án giáo viên phải bám sát sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kĩ năng, ngoài ra giáo viên còn cần phải tham khảo thêm nhiều tài liệu khác như tài liệu ôn thi học sinh giỏi 10 và 11, tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4 Địa lí10 và 11, tham khảo trên mạng Internet... Từ đó xây dựng giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi với nội dung đầy đủ, khoa học, rõ ràng, logic, cập nhật nhưng tránh dàn trải, dài dòng, phải bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng. Dạy - học các kiến thức cơ bản trong khung chương trình thi nhiều lần, với hình thức thay đổi khác nhau, tránh gây nhàm chán, mệt mỏi đối với học sinh. Giữa thầy và trò phải phối hợp chặt chẽ với nhau, thầy có vai trò đinh hướng, hướng dẫn trò lĩnh hội kiến thức cơ bản, trò chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức. Với phương pháp day - học "mưa dầm thấm lâu", thầy và trò sẽ cùng dạy và học nội dung kiến thức cơ bản thành nhiều lần, với hình thức thay đổi ở mỗi lần day - học. Cụ thể như sau: - Lần 1: Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản trong quá trình dạy học trên lớp. Đây là nh
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nang_cao_chat_luong_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li.doc
- phụ lục Địa lý- quach thi khanh- thcs thpt nhu thanh.docx