SKKN Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn vào một số bài dạy phần Địa lí Kinh tế - Xã hội (Địa lí 10 THPT) nhằm nâng cao hiểu biết, tạo hứng thú học tập cho học sinh

SKKN Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn vào một số bài dạy phần Địa lí Kinh tế - Xã hội (Địa lí 10 THPT) nhằm nâng cao hiểu biết, tạo hứng thú học tập cho học sinh

Đối với giáo dục phổ thông hiện nay, mục tiêu không chỉ là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất năng lực công dân cho học sinh mà còn phải giúp học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, liên hệ thực tế, kết hợp học và hành với nhau để có thể phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập của học sinh.

Khác với nhiều môn học, việc cập nhật thông tin hay bổ sung tư liệu liên quan đến nội dụng bài giảng và liên hệ thực tế là một trong những yêu cầu cần thiết đối với môn Địa lí ở trường phổ thông trung học. Trong đời sống xã hội hiện nay, mỗi ngày có nhiều thay đổi, nhất là những vấn đề về kinh tế - xã hội, nếu cứ tổ chức học tập cho các em theo các nội dung, các số liệu sách giáo khoa đưa ra cách đây 10 năm thì chưa thể cập nhật hết các thông tin, tính thời sự của vấn đề cần tiếp thu.

Qua thực tế nhiều năm đi dạy tôi nhận thấy: hiện nay có nhiều giáo viên còn chưa quan tâm đến vấn đề cập nhật các kiến thức mới, kiến thức từ thực tiễn, giảng dạy còn quá coi trọng, dập khuôn kiến thức từ sách giáo khoa (sgk). Nhiều giáo viên khi tổ chức các hoạt động dạy - học còn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, giảng dạy chủ yếu theo lối “thông báo - tái hiện” khiến cho tiết học trò nên nhàm chán. Đồng thời, việc tự tìm tòi, cập nhật kiến thức mới của các em học sinh còn hạn chế, đặc biệt là đối với một trường đóng ở địa bàn kinh tế khó khăn như trường THPT Thọ Xuân 4 chúng tôi. Phần lớn các em đang còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, việc tìm tòi, khám phá những kiến thức mới ngoài sách giáo khoa. Cho nên từ việc liên hệ thực tiễn những vấn đề kinh tế - xã hội, những biến đổi của tự nhiên liên quan đến nội dung bài giảng, giáo viên vừa khắc sâu kiến thức cho học sinh vừa tạo cơ hội và điều kiện cho các em được tham gia một cách tích cực, chủ động vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức, tự trình bày vốn hiểu biết đã có của mình để xây dựng bài học với tinh thần và thái độ học tập tốt. Bởi kiến thức không chỉ từ trong sách vở mà còn từ thực tế cuộc sống xung quanh chúng ta.

 Chính vì những lý do trên, đề tài: “Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn vào một số bài dạy phần Địa lí Kinh tế - xã hội (Địa lí 10 THPT) nhằm nâng cao hiểu biết, tạo hứng thú học tập cho học sinh”sẽ giúp cho học sinh và giáo viên có được một số kiến thức bổ ích, từ đó giúp học sinh có cái nhìn khách quan và nhận thức đúng đắn về những diễn biến của các hiện tượng, vấn đề mới trong xã hội ngày nay, đồng thời góp phần cung cấp một số kinh nghiệm cũng như tài liệu giúp cho giáo viên giảng dạy thành công một số bài học trong phần Địa lí các ngành kinh tế - xã hội.

 

docx 24 trang thuychi01 30105
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn vào một số bài dạy phần Địa lí Kinh tế - Xã hội (Địa lí 10 THPT) nhằm nâng cao hiểu biết, tạo hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Đối với giáo dục phổ thông hiện nay, mục tiêu không chỉ là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất năng lực công dân cho học sinh mà còn phải giúp học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, liên hệ thực tế, kết hợp học và hành với nhau để có thể phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập của học sinh. 
Khác với nhiều môn học, việc cập nhật thông tin hay bổ sung tư liệu liên quan đến nội dụng bài giảng và liên hệ thực tế là một trong những yêu cầu cần thiết đối với môn Địa lí ở trường phổ thông trung học. Trong đời sống xã hội hiện nay, mỗi ngày có nhiều thay đổi, nhất là những vấn đề về kinh tế - xã hội, nếu cứ tổ chức học tập cho các em theo các nội dung, các số liệu sách giáo khoa đưa ra cách đây 10 năm thì chưa thể cập nhật hết các thông tin, tính thời sự của vấn đề cần tiếp thu. 
Qua thực tế nhiều năm đi dạy tôi nhận thấy: hiện nay có nhiều giáo viên còn chưa quan tâm đến vấn đề cập nhật các kiến thức mới, kiến thức từ thực tiễn, giảng dạy còn quá coi trọng, dập khuôn kiến thức từ sách giáo khoa (sgk). Nhiều giáo viên khi tổ chức các hoạt động dạy - học còn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, giảng dạy chủ yếu theo lối “thông báo - tái hiện” khiến cho tiết học trò nên nhàm chán. Đồng thời, việc tự tìm tòi, cập nhật kiến thức mới của các em học sinh còn hạn chế, đặc biệt là đối với một trường đóng ở địa bàn kinh tế khó khăn như trường THPT Thọ Xuân 4 chúng tôi. Phần lớn các em đang còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, việc tìm tòi, khám phá những kiến thức mới ngoài sách giáo khoa. Cho nên từ việc liên hệ thực tiễn những vấn đề kinh tế - xã hội, những biến đổi của tự nhiên liên quan đến nội dung bài giảng, giáo viên vừa khắc sâu kiến thức cho học sinh vừa tạo cơ hội và điều kiện cho các em được tham gia một cách tích cực, chủ động vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức, tự trình bày vốn hiểu biết đã có của mình để xây dựng bài học với tinh thần và thái độ học tập tốt. Bởi kiến thức không chỉ từ trong sách vở mà còn từ thực tế cuộc sống xung quanh chúng ta.
	Chính vì những lý do trên, đề tài: “Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn vào một số bài dạy phần Địa lí Kinh tế - xã hội (Địa lí 10 THPT) nhằm nâng cao hiểu biết, tạo hứng thú học tập cho học sinh”sẽ giúp cho học sinh và giáo viên có được một số kiến thức bổ ích, từ đó giúp học sinh có cái nhìn khách quan và nhận thức đúng đắn về những diễn biến của các hiện tượng, vấn đề mới trong xã hội ngày nay, đồng thời góp phần cung cấp một số kinh nghiệm cũng như tài liệu giúp cho giáo viên giảng dạy thành công một số bài học trong phần Địa lí các ngành kinh tế - xã hội. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu đề tài tôi đã sưu tầm, tập hợp tư liệu liên quan đến phần kiến thức Địa lí kinh tế - xã hội lớp 10 (chương trình chuẩn), qua đó thấy được sự cần thiết phải vận dụng những kiến thức mới nảy sinh, liên hệ thực tế đến những nội dung của môn học để nhằm tăng thêm hiệu quả giảng dạy, thấy được sự gắn kết giữa bài học với cuộc sống thực tế hàng ngày của các em, mở mang vốn kiến thức cho học sinh, tăng thêm hứng thú học tập cho học sinh. 
	Việc vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tế giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, năng lực hành động, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn một cách có hiệu quả trên cơ sở hiểu được bản chất của vấn đề, làm cho nội dung học tập sinh động, hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú với việc học tập hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhằm vận dụng, liên hệ các vấn đề mới về kinh tế của thế giới, của quốc gia, trong chương trình Địa lí 10 mà sách giáo khoa chưa kịp cập nhật nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, để học sinh hiểu được sâu sắc hơn nội dung bài học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu nội dung này, tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:
	Phương pháp nghiên cứu xây dựng lí thuyết. 
	Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
	Phương pháp quan sát.
	Phương pháp thực nghiệm.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu 
1.5. Điểm mới của đề tài
	Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 – 2017 được kế thừa và phát triển trên cơ sở đề tài sáng kiến kinh nghiệm của hai năm học trước đó.
	Năm học 2014 – 2015 tôi thực hiện SKKN: “Lồng ghép các hiện tượng thực tiễn vào một số bài dạy Địa lí lớp 10 (phần tự nhiên) nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh”.
	Năm học 2015 – 2016 tôi thực hiện SKKN: “Vận dụng kiến thức thực tế vào một số bài dạy Địa lí 11 (phần Địa lí khu vực và quốc gia) nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh”
	Năm học 2016 – 2017 tôi thực hiện SKKN: “Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn vào một số bài dạy phần Địa lí Kinh tế - xã hội (Địa lí 10 THPT) nhằm nâng cao hiểu biết, tạo hứng thú học tập cho học sinh”.
Điểm kế thừa là ở phần cơ sở lí luận của đề tài
Điểm mới của đề tài năm nay:
- đã nêu ra được những số liệu mới, hình ảnh mới, video mới được cập nhật, tạo ra sự hứng thú trong quá trình tìm hiểu bài học trong sgk.
- vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực tiễn vào phần Địa lí kinh tế - xã hội lớp 10.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của của sáng kiến
Địa lí là một môn học quan trọng trong chương trình giáo dục quốc dân, nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học Địa lí, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với môi trường tự nhiên, đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước, của xu thế thời đại. Việc liên hệ các hiện tượng, vấn đề thực tế vào trong quá trình dạy và học, trước hết tạo điều kiện cho việc học và hành gắn liền với thực tế, tạo cho học sinh (hs) sự hứng thú, hăng say trong học tập. Đây còn là phương pháp giúp học sinh hiểu bài và nhớ bài nhanh hơn. 
Liên hệ các hiện tượng, vấn đề thực tế vào trong quá trình dạy và học góp phần xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Đồng thời giúp cho hs có được những hiểu biết về các vấn đề kinh tế - xã hội của thế giới, của một số quốc gia và khu vực hay ngay cả tình hình kinh tế - xã hội của địa phương mình đang sinh sống. Học sinh nắm được những ảnh hưởng của những hoạt động của con người lên hệ tự nhiên và ngược lại nắm được tác động của tự nhiên lên các hoạt động kinh tế của con người. Từ đó, hs ý thức được hoạt động của bản thân trong cuộc sống, đặc biệt là đối với vấn đề môi trường xung quanh. Bên cạnh đó còn góp phần xây dựng cho hs những kĩ năng quan sát, thu nhập thông tin và phân tích thông tin. Ngoài ra còn góp phần phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn và kĩ năng tư duy để giải thích các hiện tượng thực tiễn, luôn chủ động trong cuộc sống.
 	Việc dạy học địa lí 10, nhất là phần địa lí kinh tế - xã hội có liên quan thực tế hiện nay trong cuộc sống, nội dung chương trình phản ánh về các vấn đề kinh tế - xã hội chung – đây là một trong những nội dung khó, đại cương, là cơ sở để hs học tốt kiến thức về kinh tế - xã hội trong chương trình Địa lí lớp 11 và 12. Tuy nhiên, nội dung chương trình sgk hiện nay chỉ cung cấp cho hs các kiến thức cơ bản của các vấn đề, các số liệu trong sách giáo khoa có những nguồn cách đây đã lâu không còn phù hợp với thực tế hiện nay, mà nhất là khi các vấn đề về kinh tế đang thay đổi từng ngày, từng giờ. Vì thế, để nâng cao hiệu quả trong dạy học Địa lí Kinh tế - xã hội (Địa lí 10) cho hs, tôi đã vận dụng liên hệ thực tế hiện nay qua các nguồn tư liệu (Internet, tivi, sách báo...) để cung cấp, cập nhật những thông tin mới nhất cho học sinh, qua đó giúp các em hứng thú hơn trong học tập và cũng nâng cao hiệu quả trong việc dạy học của bộ môn. Đồng thời cũng giúp các em hs biết vận dụng các kiến thức của bài học với thực tế cuộc sống, giúp các em áp dụng được kiến thức lý thuyết vào phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày của chính bản thân. Với cách này bài học sẽ trở nên gần gũi, dễ hiểu với học sinh và tự nó sẽ trở nên hấp dẫn với học trò. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Về phía giáo viên:
Hiện nay, nhiều giáo viên (Gv) đã và đang tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương pháp dạy học mới như hoạt động nhóm, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật khăn trải bàn, KWL. nhằm tạo hứng thú học tập cho hs. Nhiều Gv cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học bằng cách sử dụng các video, các hình ảnh trực quan sinh động làm cho hs thấy thích thú với tiết học hơn. Tuy nhiên nhiều gv chưa khéo léo khi sử dụng giải pháp này dẫn đến tình trạng lạm dụng các thiết bị dạy học, biến tiết học trở thành những giờ “xem phim” không mang lại hiệu quả giáo dục.
Vẫn còn nhiều gv chưa có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng khi lên lớp. Giáo án còn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trọng việc soạn và sử dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của hs; nhiều gv thường sử dụng những câu hỏi có sẵn, đôi khi chưa sát với đối tượng hs, chưa phân hóa được đối tượng hs. Vì vậy, không kích thích được năng lực tự lực, tự sáng tạo của hs, chưa định hướng vào giải quyết các vấn đề hay, khó, mới, làm cho hs thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Kiến thức về Địa lí kinh tế- xã hội luôn thay đổi, nếu gv chỉ dập khuôn máy móc theo SGK, không cập nhật những vấn đề mới và nóng của thế giới, của quốc gia thì chưa phản ánh đúng, đủ tình hình phát triển của các quốc gia và khu vực hay ngay cả của địa phương. Từ đó việc yêu cầu hs liên hệ với nền kinh tế - xã hội nước nhà sẽ gặp nhiều khó khăn, làm cho học sinh khá thụ động trong việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức, trở thành những “chú gà công nghiệp” khi ra ngoài đời sống thực tiễn.
Bên cạnh đó vẫn còn nhiều gv chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục: chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Do phương pháp ít có tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều, chưa lấy hs làm trung tâm của quá trình lĩnh hội tri thức. Giáo viên nên là người hướng dẫn hs chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức Địa lí.
Đa số giáo viên bỏ qua phần liên hệ thực tế, cập nhật kiến thức mới là do một trong các lý do sau: thời gian không còn đủ, phần liên hệ được coi là phần phụ, nhất là nó đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức chuyên môn sâu và rộng, có sự hiểu biết về thế giới xung quanh phong phú, đòi hỏi thường xuyên cập nhất các kiến thức mới có liên quan đến bài học...
Đi đôi với cách giảng đó là cách kiểm tra, đánh giá hiện nay ở nhiều trường phổ thông còn chủ yếu tập trung vào việc “tái hiện” kiến thức mà chưa có những câu hỏi mang tính vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nhất là khi hiện nay việc kiểm tra đánh giá còn sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan càng khiến cho nhiều gv bỏ quên việc liên hệ thực tế. Vì vậy việc lúng túng trước các câu hỏi, tình huống thực tiễn của học sinh là điều dễ hiểu.
* Về phía học sinh
Thông thường khi bắt đầu dạy về phần địa lí kinh tế - xã hội lớp 10 tôi thường làm các phiếu điều tra nhỏ đối với các lớp tôi dạy để nắm được trình độ của từng hs, từng lớp, để từ đó có phương pháp dạy thích hợp. Kết quả khá bất ngờ khi tôi điều tra về các loại cây trồng ở địa phương trước khi dạy về Địa lí nông nghiệp. Nhiều em hs chỉ biết kể tên các loại cây, thậm chí còn không biết phân biệt cây lương thực và cây hoa màu khác nhau ở điểm nào. Là 1 trường đóng ở địa bàn nông thôn nên tôi thấy việc tiếp nhận kiến thức từ bên ngoài của các em như vậy là rất hạn chế, nhất là kiến thức về phần Địa lí công nghiệp và dịch vụ lại càng hạn chế hơn.
Khi được hỏi “Các em có thường hay xem tin tức thời sự không?” thì trên 95% các em HS được hỏi đều trả lời “không”, trong khi các em có thể bỏ nhiều giờ đồng hồ để chơi game, lên facebook, zalo... thậm chí ngay cả việc nắm bắt thông tin của địa phương các em cũng đang còn nhiều hạn chế.
Một số hs còn rất mơ hồ trong việc nắm bắt các kiến thức, việc nắm bắt kiến thức bộ môn Địa lí của các em chỉ ở mức độ thấp đó là nắm các khái niệm, quy luật, hiện tượng một cách máy móc. Học sinh chưa biết vận dụng, chưa đi sâu vào quá trình giải thích, giải quyết các vấn đề nên các em hay nhàm chán. Các em mới chỉ hiểu và nắm được kiến thức SGK, còn phần mở rộng thì hạn chế nhiều, đặc biệt là đối với những kiến thức kinh tế - xã hội lại liên tục thay đổi.
Đặc biệt, với các em hs lớp 10 là lớp học đầu cấp vì vậy đa số các em chưa có định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học có kết quả cao hoặc thích gv nào thì thích học môn đó. Mặt khác thực tế hiện nay tôi nhận thấy nhiều hs ở địa bàn trường tôi đóng đang có biểu hiện mất đi động cơ học tập. Do sự nhận thức không đầy đủ của bản thân học sinh và sự thiếu quan tâm của phụ huynh dẫn đến tư tưởng chán học, bỏ học giữa chừng của một bộ phận không nhỏ hs đặc biệt học sinh lớp 10 để vào Nam lập nghiệp hay đi làm công nhân.
Qua quá trình theo dõi, đánh giá bằng phiếu học tập theo hình thức trắc nghiệm, bằng báo cáo tường trình trong học kỳ I năm học 2016 - 2017 của học sinh lớp 10 (gồm 6 lớp) tôi thấy kết quả như sau:
Lớp
SL
học sinh
Rất thích học
Bình thường
Không thích học
SL
%
SL
%
SL
%
10A1
48
5
10,4
25
52,1
18
37,5
10A2
40
6
15,0
24
60,0
10
25,0
10A3
46
12
26,1
22
47,8
12
26,1
10A4
41
10
24,4
20
48,8
11
26,8
10A5
43
8
18,6
19
44,2
16
37,2
10A6
48
9
18,8
20
41,7
19
39,5
Tổng
266
50
18,8
124
46,6
92
34,6
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Trong dạy và học Địa lí, việc đưa các câu hỏi thực tiễn vào trong giờ học sẽ giúp môn học gần gũi với hs, tạo hứng thú học tập, đồng thời giúp các em hiểu biết hơn về cuộc sống. Để thực hiện được, người gv cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với từng bài học, đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu, hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà; đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn Địa lí. 
2.3.1. Các giải pháp 
Trong quá trình dạy học, để vận dụng các kiến thức mới, liên hệ thực tiễn kiến thức kinh tế - xã hội tôi đã thực hiện các bước như sau:
Bước 1. Thu thập thông tin: Giáo viên và học sinh sưu tầm tư liệu thực tế qua sách báo, tranh ảnh, chọn lọc thông tin qua mạng ôn lại những kiến thức đã học, giúp học sinh tiếp thu được những thông tin cần thiết về các vấn đề địa lí cần học.
Bước 2. Xử lí thông tin: Thông qua một hệ thống câu hỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh căn cứ vào thông tin đã thu thập để rút ra những kết luận cần thiết.
Bước 3. Vận dụng, liên hệ: Dựa vào kết luận đã rút ra từ bài học, học sinh vận dụng kiến thức mới, liên hệ kiến thức từ thực tiễn và vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài hơn.
Trong giới hạn đề tài nghiên cứu này tôi xin đưa ra một số giải pháp để vận dụng kiến thức mới, liên hệ kiến thức thực tiễn trong quá trình giảng dạy phần Địa lí kinh tế - xã hội, chương trình sgk 10 cơ bản.
* Phương pháp trần thuật: 
 	Đây là phương pháp dùng lời. Sử dụng phương pháp này để mô tả sự vật, hiện tượng của kinh tế, xã hội.
Ví dụ 1: Gv kể chuyện cho học sinh nghe về 1 số ấn tượng của giao thông vận tải trên thế giới: 
- Ở Hàn Quốc: Hệ thống taxi tại thủ đô Seoul có ba loại với màu: trắng, đen và cam. Taxi bình dân có màu trắng và vàng nhưng những hãng taxi có màu vàng, tài xế có khả năng nói tiếng Anh khá thành thạo, taxi màu đen là loại cao cấp, chỗ ngồi rộng rãi, chất lượng phục vụ tốt. Người Hàn Quốc chờ xe bus bằng cách xếp hàng trật tự. Khi xe tới, họ từ từ bước lên quẹt thẻ, trả phí rồi ngồi đúng vị trí. Thanh niên luôn có ý thức nhường chỗ cho người già, trẻ em và đặc biệt là phụ nữ mang thai.
- Ở Singapore: ấn tượng nhất ở đảo quốc sư tử cũng là hệ thống vận tải công cộng với những ga tàu điện ngầm hiện đại, sạch sẽ, rộng mênh mông dưới lòng đất. 
- Ở Thái Lan: với điểm nổi bật hệ thống vận tải bằng xe tuk tuk. Ngoài ra, người dân cũng có thể lựa chọn tàu điện, taxi, xe bus, xe ôm hoặc ôtô cá nhân. Điểm đáng lưu ý ở thủ đô Bangkok và các thành phố lớn khác tại Thái Lan, taxi thường sử dụng nhiên liệu là gas thay cho xăng nên chi phí đi lại khá rẻ.
- Ở Myanmar: có hệ thống giao thông lập dị so với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Ôtô sử dụng cả tay lái thuận lẫn nghịch cùng lưu hành. Trên các làn đường, xe thô sơ đi ở giữa, ôtô đi hai bên. Xe máy được sử dụng khá nhiều nhưng tuyệt đối bị cấm lưu thông ở trung tâm thành phố. Phương tiện di chuyển công cộng chủ yếu của người dân Myanmar là những chiếc xe tải có thùng với hai hàng ghế, mỗi bên 7 đến 8 hành khách. Tuy nhiên, có tới hàng chục người leo lên đứng khổ sở, thậm chí đu bám phía sau xe với mục đích làm sao nhanh tới nơi cần đến.
- Ở Philippines: Nét khác biệt với các quốc gia khác của Philippines là sự lưu hành loại xe Jeepney nhiều màu sặc sỡ, vốn được cải tiến từ xe Jeep của quân đội Mỹ bỏ lại sau chiến tranh.
- Người đi xe đạp ở Ba Lan sẽ di chuyển trên vỉa hè thay vì lòng đường như ở nhiều quốc gia khác.
Ví dụ 2. Nếu như hiện nay người dân Nhật Bản đang có xu hướng chuyển về sinh sống ở các vùng nông thôn thì ngược lại dân Việt lại di cư ra các thành phố để sinh sống.
* Phương pháp giảng giải: 
 	Thường sử dụng khi giải thích các vấn đề. Giáo viên nêu ra các dẫn chứng để làm rõ những kiến thức mới và khó về những biến động kinh tế, xã hội.
Ví dụ: khi dạy về Địa lí ngành chăn nuôi Gv đưa ra câu hỏi:
“Liệu có còn cá dưới biển khơi hay không?”
* Phương pháp vấn đáp: 
 GV đưa ra câu hỏi, HS trả lời, cũng có khi HS hỏi, GV trả lời.
Ví dụ: Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hiện nay có bao nhiêu thành viên?
trả lời: hiện nay WTO có 160 thành viên, 
* Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề:
	Giáo viên đưa ra một vấn đề và yêu cầu cả lớp giải quyết hoặc học sinh tự nêu ra vấn đề và cả lớp cùng giải quyết. 
Ví dụ 1: Tại sao nói Việt Nam đang trong thời kì cơ cấu “dân số vàng”?
Ví dụ 2: Tại sao Trung Quốc lại phải thay đổi chính sách dân số?
Ví dụ 3. Tại sao hầu hết các máy bay lại được sơn màu trắng
* Phương pháp động não: 
 	Khái niệm: Động não là một kĩ thuật giúp cho người học trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về vấn đề nào đó.
Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trước lớp hoặc nhóm.
Ví dụ 1: Tại sao hiện nay người ta chủ trương phát triển ngành công nghiệp năng lượng sạch?
Ví dụ 2: Tại sao lại là Nhật Bản mà không phải Mỹ, hay một đất nước khác? Yếu tố nào, kinh tế, chính trị hay điều gì đã đưa Nhật Bản trở thành cái tên gắn liền với công nghệ điện tử tin học?
* Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan:
 	Các phương tiện trực quan như: Tranh ảnh, băng hình video, phim ảnh đó là những phương tiện rất hữu ích cho việc giảng dạy. Việc sử dụng các phương tiện trực quan gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho học sinh.
Ví dụ 1: khi dạy về ảnh hưởng của chính sách dân số tới tỉ suất sinh thô, gv cho hs xem các ảnh sau và đặt câu hỏi: Hãy nêu suy nghĩa của em qua các hình ảnh này?
Hình ảnh minh họa tình trạng mất cân bằng giới tính ở Việt Nam
Nguồn: Google.com
Một trong những vấn đề nan giải hiện nay của nước ta là tình trạng mất cân bằng giới tính đáng báo động, đứng trước nguy cơ thừa hơn 4 triệu nam giới vào năm 2050. Tình trạng này sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy tiếp theo của xã hội, từ đó tác động lên nhiều mặt của đời sống kinh tế.
Ví dụ 2. Gv cho hs xem video Đô thị hóa và những tác động (Video đính kèm) khi dạy về Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường trong bài 24. Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa.
* Phương pháp giao cho học sinh làm các bài tập kĩ năng 
Các bài tập giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức đó học vào thực tế 
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu sau
TÌNH HÌNH

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_kien_thuc_moi_lien_he_thuc_tien_vao_mot_so_bai.docx
  • docBIA NAM 2017.doc