SKKN Xây dựng Chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh và vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí bài Dân số và sự gia tăng dân số SGK Địa lí lớp 10 ở trường THPT Như Thanh

SKKN Xây dựng Chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh và vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí bài Dân số và sự gia tăng dân số SGK Địa lí lớp 10 ở trường THPT Như Thanh

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định mục tiêu tổng quát của đổi mới là phát triển con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt; có cơ cấu và phương thức hợp lí, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; hệ thống giáo dục được chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc hướng tới mục tiêu đó cần phải đổi mới đồng bộ về mục tiêu giáo dục và chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục.

Trong những năm qua, phần lớn giáo viên đã được tiếp cận với các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Các thuật ngữ như phương pháp dạy học tích cực, dạy học dựa trên dự án, dạy học giải quyết vấn đề, các kỹ thuật dạy học kỹ thuật như: động não, khăn trải bàn, bản đồ tư duy, bể cá không còn xa lạ với đông đảo giáo viên hiện nay. Tuy nhiên, việc nắm vững và vận dụng chúng còn hết sức hạn chế có khi còn máy móc lạm dụng. Cũng chính vì thế giáo viên vẫn chủ yếu lệ thuộc vào tiến trình các bài học được trình bày trong sách giáo khoa, chưa “dám” chủ động trong việc thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức phù hợp với phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Khả năng khai thác sử dụng thiết bị dạy học và tài liệu bổ trợ trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp và tự học ở nhà của học sinh còn hạn chế, kém hiệu quả. Chưa tích hợp được kiến thức liên môn trong dạy học. Phần lớn giáo viên, những người có mong muốn sử dụng phương pháp dạy học mới đều lúng túng và tỏ ra lo sợ rằng sẽ bị “cháy giáo án” do học sinh không hoàn thành các hoạt động được giao trong giờ học. Chính vì vậy, mặc dù có cố gắng nhưng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hiện nay chưa thực sự tổ chức được các hoạt động nhận thức tích cực sáng tạo và bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh; việc tăng cường hoạt động học tập cá thể và học tập hợp tác còn hạn chế. Việc dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện theo bài/tiết trong sách giáo khoa.

 

doc 24 trang thuychi01 34373
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng Chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh và vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí bài Dân số và sự gia tăng dân số SGK Địa lí lớp 10 ở trường THPT Như Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO
 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT,
 NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH VÀ VẬN DỤNG 
KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ BÀI DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ SGK 
ĐỊA LÍ LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT NHƯ THANH
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Xuân
Chức vụ: Giáo viên - CTCĐ
Đơn vị công tác: Trường THPT Như Thanh
SKKN thuộc môn: Địa lý
THANH HOÁ, NĂM 2019. 
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định mục tiêu tổng quát của đổi mới là phát triển con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt; có cơ cấu và phương thức hợp lí, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; hệ thống giáo dục được chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc hướng tới mục tiêu đó cần phải đổi mới đồng bộ về mục tiêu giáo dục và chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục. 
Trong những năm qua, phần lớn giáo viên đã được tiếp cận với các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Các thuật ngữ như phương pháp dạy học tích cực, dạy học dựa trên dự án, dạy học giải quyết vấn đề, các kỹ thuật dạy học kỹ thuật như: động não, khăn trải bàn, bản đồ tư duy, bể cá không còn xa lạ với đông đảo giáo viên hiện nay. Tuy nhiên, việc nắm vững và vận dụng chúng còn hết sức hạn chế có khi còn máy móc lạm dụng. Cũng chính vì thế giáo viên vẫn chủ yếu lệ thuộc vào tiến trình các bài học được trình bày trong sách giáo khoa, chưa “dám” chủ động trong việc thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức phù hợp với phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Khả năng khai thác sử dụng thiết bị dạy học và tài liệu bổ trợ trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp và tự học ở nhà của học sinh còn hạn chế, kém hiệu quả. Chưa tích hợp được kiến thức liên môn trong dạy học. Phần lớn giáo viên, những người có mong muốn sử dụng phương pháp dạy học mới đều lúng túng và tỏ ra lo sợ rằng sẽ bị “cháy giáo án” do học sinh không hoàn thành các hoạt động được giao trong giờ học. Chính vì vậy, mặc dù có cố gắng nhưng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hiện nay chưa thực sự tổ chức được các hoạt động nhận thức tích cực sáng tạo và bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh; việc tăng cường hoạt động học tập cá thể và học tập hợp tác còn hạn chế. Việc dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện theo bài/tiết trong sách giáo khoa.
Trong phạm vi một tiết học, không đủ thời gian cho đầy đủ các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của một phương pháp dạy học tích cực, dẫn đến nếu sử dụng phương pháp dạy học tích cực đó thì cũng mang tính hình thức, đôi khi còn máy móc kém hiệu quả, chưa thực sự phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh, khả năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tế còn yếu; hiệu quả khai thác các phương tiện dạy học và tài liệu bổ trợ theo phương pháp dạy học tích cực còn hạn chế. Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, cần phải chủ động sáng tạo xây dựng nội dung dạy học phù hợp với các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài trên tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, giáo viên có thể lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Đó chính là lí do cấp thiết khiến tôi mạnh dạn chọn đề tài “Xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh và vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí bài Dân số và sự gia tăng dân số SGK Địa lí lớp 10 ở trường THPT Như Thanh”.
2. Mục đích nghiên cứu. 
Việc nghiên cứu và thử nghiệm để thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Đáp ứng việc đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực; chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học và đổi mới chương trình sách giáo khoa. Với mục đích là trang bị và hình thành cho học sinh những kĩ năng tự học, tự sáng tạo và chuyển hình thức học từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Đề tài có thể áp dụng hoặc làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong việc giảng dạy môn Địa lí. 
3. Đối tượng nghiên cứu. 
Là giáo viên và học sinh trường THPT Như Thanh - Huyện Như Thanh - Thanh Hóa.
Đề tài đã được nghiên cứu và thực nghiệm thông qua quá trình giảng dạy trong năm học 2018 - 2019 tại trường THPT Như Thanh.
4. Phạm vi nghiên cứu.
	- Chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 10.
	- Kiến thức liên môn giữa các môn học.
5. Phương pháp nghiên cứu.
	- Dựa trên các nguồn tài liệu tham khảo từ các loại sách giáo khoa, sách giáo viên, tư liệu tham khảo.... Qua nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm của các giáo viên bộ môn Địa Lý  trường THPT Như Thanh.
	- Dựa trên nội dung được tập huấn về xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh mà Bộ và Sở GDĐT Thanh Hóa tổ chức.
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
Xây dựng chuyên đề dạy học dựa trên định hướng chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở GD&ĐT Thanh Hóa. Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức liên môn, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức kỹ năng, phát triển năng lực. Coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.
Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra) được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học.
Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS.
Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. 
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhằm bồi dưỡng và phát huy cho học sinh 9 năng lực chung sau đây: (Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực tự quản lý, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác, Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, Năng lực sử dụng ngôn ngữ, Năng lực tính toán.
Các năng lực chuyên biệt trong môn Địa lí: Là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như Toán học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Địa lí, 
Các năng lực chuyên biệt của môn Địa lí gồm 5 năng lực sau: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, Học tập tại thực địa, Sử dụng bản đồ, Sử dụng số liệu thống kê, Sử dụng tranh, ảnh địa lí (hình vẽ, ảnh chụp gần, ảnh máy bay, ảnh vệ tinh).
II. THỰC TRẠNG 
Trong bộ môn Địa Lí, địa lí dân cư là một nội dung hết sức quan trọng, nếu học sinh nắm vững các kiến thức về địa lí dân cư sẽ là cơ sở để các em đánh giá một cách đầy đủ, chính xác về quá trình phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ nói riêng và cả nước nói chung. Đây cũng là mảng kiến thức luôn được đề cập trong các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia và là nội dung có liên quan đến nhiều nội dung khác trong môn Địa Lí. Chính vì vậy, việc học tốt kiến thức địa lí dân cư sẽ giúp các em đạt được hiệu quả cao trong học tập môn Địa Lí. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề đã nêu trên, Tôi đưa ra mội số nội dung cơ bản của địa lí dân cư để giúp học sinh có tài liệu học tập tốt và cùng trao đổi với các đồng nghiệp.
1. Đặc điểm chương trình SGK địa lí THPT - Ban cơ bản
	- Về kiến thức: nội dung được thiết kế theo từng bài/tiết.
	- Về kĩ năng: Rèn luyện các kỹ năng về Địa lí.
2. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THPT
 	- Bao gồm các em học sinh ở lứa tuổi 15 - 16 - 17 - 18, hầu hết các em đều có ý thức tự giác trong học tập.
3. Thực trạng của việc dạy học chuyên đề và tích hợp liên môn ở trường THPT 
3.1. Đối với giáo viên:
Việc xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và tích hợp liên môn ở trường THPT đối với nhiều giáo viên còn mới, chưa được diễn ra thường xuyên. 
Các phương pháp và kỹ thuật xây dựng chuyên đề giáo viên còn gặp khó khăn.
3.2. Đối với Học sinh:
Trình độ nhận thức, khả năng tiếp thu và khả năng vận dụng kiến thức không đều, một số học sinh còn chây lười chưa tập trung chú ý, chưa tích cực trong giờ học.
Vấn đề khó khăn về kiến thức cộng thêm ý tưởng nghèo nàn dẫn đến các em luôn rụt rè thiếu tự tin khi thể hiện các năng lực của bản thân.
Học sinh chưa thực sự bị lôi cuốn và hào hứng với phương pháp cấu trúc lại chuyên đề và thiết kế bài dạy tích hợp của giáo viên sử dụng trong tiết đó.
III. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ.
1. Định hướng chung
 	- Khi xây dựng các chuyên đề dạy học ta cần căn cứ vào một phương pháp dạy học tích cực cụ thể để lựa chọn, để hình dung chuỗi hoạt động của học sinh vì thế đều tuân theo quan điểm nhận thức chung như sau:
 + Hoạt động giải quyết một tình huống học tập: tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong nội dung học tập; làm bộc lộ “cái” học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra “cái” chưa biết và muốn biết.
	+ Hoạt động tìm tòi, khám phá, lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng mới và thực hành, luyện tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được nhằm giải quyết các tình huống hoặc vấn đề học tập. 
	+ Hoạt động vận dụng được các kiến thức, kỹ năng phát hiện và giải quyết các tình huống vào các vấn đề thực tiễn. Từ đó, giáo viên thảo luận lựa chọn nội dung để xây dựng chuyên đề dạy học phù hợp.
2. Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và tích hợp liên môn:
Mỗi chuyên đề dạy học phải giải quyết chọn vẹn một vấn đề học tập. Vì vậy, việc xây dựng mỗi chuyên đề cần thực hiện theo quy trình như sau:
2.1. Xác định vấn đề cần giải quyết trong dạy học chuyên đề sẽ xây dựng.
 	Vấn đề cần giải quyết có thể là một trong các loại sau:
 - Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới.
 - Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức.
 	- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới.
 Tùy vào nội dung kiến thức; điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường; năng lực của giáo viên và học sinh, có thể xác định trong các mức độ sau:
 	Mức độ 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
 	Mức độ 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
 	Mức độ 3: Giáo viên cung cấp thông tin, tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
 	Mức độ 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề cần giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.
2.2. Xây dựng nội dung chuyên đề:
 	Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để tổ chức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của học sinh từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chuyên đề.
2.3. Xác định chuẩn:
 	- Kiến thức, kỹ năng, thái độ theo chương trình hiện hành.
 	- Các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực. 
Từ đó, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong chuyên đề sẽ xây dựng.
 2.4. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu:
 	Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng nâng cao để xây dựng bộ câu hỏi và bài tập có thể sử dụng để kiểm tra đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.
2.5. Biên soạn bộ câu hỏi/bài tập sử dụng trong chuyên đề:
Bộ câu hỏi theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học theo chuyên đề đã xây dựng.
2.6. Thiết kế tiến trình dạy học:
 	Chuyên đề được thiết kế theo các hoạt động dạy - học được tổ chức cho học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kỹ thuật dạy học được sử dụng. Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm tình huống xuất phát: phải gần gũi với học sinh, dễ cảm nhận và đã có ít nhiều những quan niệm ban đầu về chúng, tạo điều kiện cho học sinh có thể huy động được kiến thức ban đầu để giải quyết, đề xuất được các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề mô tả kỹ thuật.
3. Cấu trúc trình bày chuyên đề dạy học
 	- Vấn đề dạy học của chuyên đề.
 	- Nội dung của chuyên đề và thời lượng thực hiện.
 	- Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và những phẩm chất, năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề.
 	- Bảng mô tả bốn mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng nâng cao) của các loại câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học chuyên đề.
 	- Các câu hỏi và bài tập tương ứng với mỗi loại mức độ yêu cầu được mô tả dùng trong quá trình tổ chức hoạt động của học sinh.
 - Tiến trình dạy học chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động thể hiện tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được lựa chọn.
IV. THIẾT KẾ CHUYÊN ĐỀ VÀ VẬN DỤNG TRONG GIẢNG DẠY
	Tên chuyên đề: “Dân số và sự gia tăng dân số” – Địa lý lớp 10
1. PHẦN CHUNG
1.1 Mục tiêu (chung cho cả chủ đề)
 Sau bài học, HS cần:
1.1.1. Kiến thức
	+ Hiểu được dân số thế giới luôn luôn biến động, nguyên nhân chính là do sinh đẻ và tử vong.
	+ Phân biệt được các tỉ suất sinh, tử, gia tăng cơ học và gia tăng thực tế.
	+ Biết cách tính tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên.
1.1.2. Kĩ năng
	+ Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu về tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên.
	+ Nâng cao kĩ năng thảo luận, hợp tác theo nhóm.
1.1.3. Thái độ
	- Có nhận thức đúng đắn về các vấn đề dân số, ủng hộ và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện các biện pháp, chính sách dân số của quốc gia và địa phương.
	- Có nhận thức về tác động của dân số đến vấn đề môi trường và Luật bảo vệ môi trường.
1.1.4. Định hướng phát triển năng lực:
	- Năng lực sử dụng bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ.
	- Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề.
	- Năng lực tư duy, năng lực thuyết trình.
	-Năng lực sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng tranh ảnh địa lí...
	- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và trình chiếu ppt
1.1.5. Tích hợp liên môn:
	- Môn Giáo dục công dân.
1.1.6. Quy mô/Hình thức thực hiện:
	- Quy mô: 1 lớp/1 khối lớp.
	- Hình thức thực hiện: dạy trên lớp
1.2. Cấu trúc của chuyên đề và mô tả các năng lực cần phát triển 
Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số
- Theo chương trình cũ: 1 tiết.
- Theo cấu trúc nội dung bài học mới theo chuyên đề: 2 tiết
Nội dung liên môn: Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
Nội dung Tích hợp: Bảo vệ môi trường
Định hướng các năng lực cần phát triển cho HS:
- Năng lực sử dụng bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ.
- Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy.
Tiết thứ 
24+ 25
Ghi chú
(Điều chỉnh)
Bài 22:
Tiết 24
- Mục I.
- Mục II- 1a,b.
- GDCD 
Nhận biết: 40%
Thông hiểu: 30% 
Vận dụng thấp: 20%
Vận dụng cao: 10%
Tiết 25
- Mục II- 1c, d, 2, 3.
- GDCD 
Luật bảo vệ môi trường, các vấn đề về môi trường ở địa phương.
Nhận biết: 40%
Thông hiểu: 40%
Vận dụng thấp: 10%
Vận dụng cao: 10%
2. PHẦN KẾ HOẠCH CHI TIẾT 
TIẾT 1 (của chuyên đề) Tên bài: Dân số và sự gia tăng dân số
2.1. Mục tiêu bài học.
 Sau bài học, HS cần:
2.1.1. Kiến thức
	+ Hiểu được dân số thế giới luôn luôn biến động, nguyên nhân chính là do sinh đẻ và tử vong.
	+ Phân biệt được các tỉ suất sinh, tỉ suất tử, biết cách tính tỉ suất sinh, tỉ suất tử.
	+ Hiểu được nguyên nhân chính của sự biến động dân số trên thế giới và ở mỗi nước.
2.1.2. Kĩ năng
	+ Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu về tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên.
	+ Nâng cao kĩ năng thảo luận, hợp tác theo nhóm.
2.1.3. Thái độ
	- Có nhận thức đúng đắn về các vấn đề dân số, ủng hộ và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện các biện pháp, chính sách dân số của quốc gia và địa phương.
2.1.4. Định hướng phát triển năng lực:
	- Năng lực sử dụng bản đồ,bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ.
	- Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề.
	- Năng lực tư duy, Năng lực thuyết trình.
	- Năng lực sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng tranh ảnh địa lí.
	- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và trình chiếu ppt.
2.2. Thiết bị và tài liệu dạy học.
	- Phương pháp: Khai thác kiến thức từ bản đồ, kênh hình, thảo luận nhóm, gợi mở nêu vấn đề.
	- Phương tiện: Bản đồ Phân bố dân cư và các đô thị trên thế giới
	- Các biểu đồ và bảng số liệu trong SGK
	- Máy chiếu, máy tính (nếu có)
2.3. Tổ chức các hoạt động dạy học.
2.3.1. Hoạt động tạo tình huống (5p) 
2.3.1.1. Mục tiêu
	- Giúp học sinh định hình về chủ đề và nội dung bài học
	- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích hình ảnh
2.3.1.2. Phương thức
	- Phương pháp: + Đàm thoại - gợi mở
	- Phương tiện: + Hình ảnh trực quan
2.3.1.3. Các hoạt động dạy học
Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho học sinh: GV cho học sinh quan sát các hình ảnh liên quan đến chủ đề dân số, yêu cầu học sinh: Quan sát nhanh các hình ảnh sau đây và cho biết các hình ảnh đó thể hiện nội dung gì? 
 Em chỉ mới có 8 con thôi!
Bước 2. HS quan sát hình ảnh, nắm được chủ đề của hình ảnh
Bước 3. Trao đổi thảo luận: GV gọi 1 HS trả lời, HS khác bổ sung
Bước 4. Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và dẫn dắt học sinh vào bài học
- Hình 1, 2: Các hình ảnh trên đề cập đến tình trạng bùng nổ dân số ở Châu Phi
- Hình 3: “Mẹ yêu quý, con xin lỗi vì chiếc thuyền đã chìm và con không thể tới châu Âu được nữa. Con xin lỗi vì không thể gửi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_chuyen_de_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_p.doc