SKKN Dạy học địa lí gắn với các làng nghề tại địa phương góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4

SKKN Dạy học địa lí gắn với các làng nghề tại địa phương góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4

Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đã có nhiều mô hình thực hiện nguyên lý “học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình xã hội”, trong đó xu thế của giáo dục hiện nay là dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống. Chính vì vậy, trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, cùng với việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm tăng cường các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông.

Dạy học địa lí gắn với các làng nghề tại địa phương góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh, không chỉ là gắn với nhu cầu về lao động của địa phương mà còn phải coi thực tiễn đó như một môi trường diễn ra hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Hiện nay, giáo viên cơ bản hướng nghiệp trong lớp học, không tổ chức cho học sinh trải nghiệm và hoạt động thực tiễn cũng như gắn kết được với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, làng nghề đóng trên địa bàn. Vì thế học sinh tốt nghiệp ra trường vẫn trong tình trạng thất nghiệp, không tự tạo được việc làm cho mình gây lãng phí cho gia đình và xã hội. Giáo dục hướng nghiệp giúp học sinh tìm được mục đích học tập và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Một số làng nghề truyền thống của nước ta nói chung và của huyện Quỳnh Lưu- thị xã Hoàng Mai, Nghệ An nói riêng đã, đang và sẽ mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội. Nhưng hiện nay cũng có một số nghề đang dần mai một. Nhằm giáo dục cho học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước, hiểu được giá trị của nghề truyền thống và thấy được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của địa phương. Đây cũng là trọng trách của ngành giáo dục thông qua các môn học, trong đó có bộ môn địa lí, có thể kết hợp dạy học địa lí gắn với giáo dục làng nghề, qua đó nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh đóng vai trò quan trọng giúp cho học sinh định hướng nghề nghiệp cho phù hợp với bản thân và xu thế nhu cầu việc làm của xã hội là vấn đề cần thiết

Chọn nghề gì luôn là vấn đề trăn trở đối với học sinh THPT. Vì vậy dạy học gắn với thực tiễn có vai trò rất lớn giúp học sinh nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, chọn nghề phù hợp với nguyện vọng, sở trường của bản thân, đồng thời đáp ứng nhu cầu của xã hội, góp phần vào việc phân luồng và sử dụng hợp lí lao động trong thời kì đổi mới.

docx 55 trang Thu Kiều 08/10/2024 1452
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học địa lí gắn với các làng nghề tại địa phương góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 =====  =====
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
DẠY HỌC ĐỊA LÍ GẮN VỚI CÁC LÀNG NGHỀ TẠI ĐỊA 
 PHƯƠNG GÓP PHẦN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 
 CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4
 Lĩnh vực: Địa lí
 Năm học: 2022-2023
 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài
 Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đã có nhiều mô hình thực hiện 
nguyên lý “học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, nhà trường gắn liền với 
gia đình xã hội”, trong đó xu thế của giáo dục hiện nay là dạy học gắn với thực tiễn 
cuộc sống. Chính vì vậy, trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục và 
Đào tạo, cùng với việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm tăng cường các hoạt động trải nghiệm, hướng 
nghiệp trong các trường trung học phổ thông.
 Dạy học địa lí gắn với các làng nghề tại địa phương góp phần định hướng 
nghề nghiệp cho học sinh, không chỉ là gắn với nhu cầu về lao động của địa 
phương mà còn phải coi thực tiễn đó như một môi trường diễn ra hoạt động giáo 
dục hướng nghiệp. Hiện nay, giáo viên cơ bản hướng nghiệp trong lớp học, không 
tổ chức cho học sinh trải nghiệm và hoạt động thực tiễn cũng như gắn kết được 
với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, làng nghề đóng trên địa bàn. Vì thế học sinh 
tốt nghiệp ra trường vẫn trong tình trạng thất nghiệp, không tự tạo được việc làm 
cho mình gây lãng phí cho gia đình và xã hội. Giáo dục hướng nghiệp giúp học 
sinh tìm được mục đích học tập và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
 Một số làng nghề truyền thống của nước ta nói chung và của huyện Quỳnh Lưu- 
thị xã Hoàng Mai, Nghệ An nói riêng đã, đang và sẽ mang lại hiệu quả cao về kinh 
tế, xã hội. Nhưng hiện nay cũng có một số nghề đang dần mai một. Nhằm giáo dục 
cho học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước, hiểu được giá trị của nghề 
truyền thống và thấy được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và 
phát triển nghề truyền thống của địa phương. Đây cũng là trọng trách của ngành 
giáo dục thông qua các môn học, trong đó có bộ môn địa lí, có thể kết hợp dạy học 
địa lí gắn với giáo dục làng nghề, qua đó nhằm định hướng nghề nghiệp cho học 
sinh đóng vai trò quan trọng giúp cho học sinh định hướng nghề nghiệp cho phù 
hợp với bản thân và xu thế nhu cầu việc làm của xã hội là vấn đề cần thiết
 Chọn nghề gì luôn là vấn đề trăn trở đối với học sinh THPT. Vì vậy dạy học 
gắn với thực tiễn có vai trò rất lớn giúp học sinh nhận thức đúng đắn về nghề 
nghiệp, chọn nghề phù hợp với nguyện vọng, sở trường của bản thân, đồng thời 
đáp ứng nhu cầu của xã hội, góp phần vào việc phân luồng và sử dụng hợp lí lao 
động trong thời kì đổi mới.
 Trường trung học phổ thông Quỳnh lưu 4 đóng ở vùng nông thôn, nghề 
nông là ngành kinh tế chính, nên phụ huynh luôn có mong muốn con em mình sau 
tốt nghiệp THPT sẽ tiếp tục học lên đại học hoặc học nghề để thoát khỏi nghề 
nông. Tuy nhiên, quan điểm là phải chọn những nghề “làm thầy” chứ không làm 
thợ. Chính vì vậy, lựa chọn nghề của nhiều học sinh không phù hợp với năng lực, 
cũng như nhu cầu nhân lực tại địa phương, khoảng 50 - 60% số học sinh không thi
 3 Các phương pháp, hình thức dạy học địa lí gắn với các làng nghề truyền thống 
tại địa phương nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn địa lí ở 
trường THPT, qua đó góp góp phần giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học 
sinh.
 Học sinh lớp 10, lớp 12 trường THPT Quỳnh Lưu 4
 5. Phạm vi nghiên cứu
 Nghiên cứu phương pháp, hình thức dạy học địa lí gắn với các làng nghề 
truyền thống tại huyện Quỳnh Lưu - thị xã Hoàng Mai, góp phần định hướng nghề 
nghiệp cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4.
 Phạm vi không gian nghiên cứu: Tại Trường THPT Quỳnh Lưu 4. 
 Thời gian nghiên cứu: Năm học 2021 - 2022; Năm học 2022 - 2023.
 6. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập những tài liệu nghiên cứu có liên quan 
đến làng nghề và vấn đề định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT.
 Phương pháp khảo sát: Khảo sát lấy ý kiến từ giáo viên, học sinh về đổi mới 
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học gắn với các làng nghề truyền thống, khảo 
sát mong muốn của HS về nhu cầu, định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành dạy học gắn với trải nghiệm 
thực tế tại làng nghề truyền thống tại địa phương, góp phần định hướng nghề 
nghiệp cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4.
 PHẦN II. NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận
 Dạy học địa lí gắn với làng nghề góp phần đắc lực vào việc giữ gìn các giá 
trị văn hoá của dân tộc Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và 
góp phần hướng nghiệp cho học sinh THPT. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống tư vấn, 
định hướng nghề nghiệp cho học sinh chưa thực sự hiệu quả nên ý thức học tập các 
bộ môn chưa cao. Hầu hết học sinh khi gần tốt nghiệpTHPT nhưng vẫn chưa xác 
định được sở thích, thế mạnh, hạn chế của bản thân để có lựa chọn nghề nghiệp 
phù hợp trong tương lai. Vì vậy việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong 
quá trình dạy học là rất quan trọng. Giáo viên phải biết nắm bắt tâm lí và đặc điểm 
lứa tuổi học sinh, vận dụng linh hoạt các nội dung, phương pháp và hình thức phù 
hợp để truyền tải cho HS những kiến thức gắn liền với thực tiễn cuộc sống, trong 
đó có gắn với thực tiễn sản xuất của các làng nghề tại địa phương nhằm định 
hướng học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
 1.1. Một số khái niệm
 5 Trong nhà trường phổ thông, giáo dục hướng nghiệp như là một bộ phận của 
quá trình giáo dục. Hướng nghiệp đòi hỏi nhà trường tiến hành việc giáo dục về 
văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, giáo dục thể chất, lao động, đồng thời cung cấp cho 
học sinh nắm được: Hệ thống các nghề nghiệp chủ yếu hiện có trong đời sống xã 
hội; Nội dung cơ bản, các yêu cầu đối với những người tham gia nghề nghiệp ấy; 
Các thông tin cần thiết về sự phân bố, tuyển chọn, sử dụng nhân lực ở các nghề ấy.
 Giáo dục hướng nghiệp có tính chất tư vấn, tạo điều kiện để mỗi học sinh định 
hướng đúng trong việc lựa chọn nghề nghiệp thích hợp với năng lực, sở trường của 
mình sau khi tốt nghiệp phổ thông.
 *Các hình thức giáo dục hướng nghiệp.
 Giáo dục hướng nghiệp qua môn học: Hầu hết các các môn học ở trường phổ 
thông đều có thể và cần phải giáo dục hướng nghiệp một cách thích hợp, qua các 
kiến thức khoa học mà cung cấp cho HS những tri thức về tiềm năng đất nước, khả 
năng và thành tựu của nhân dân trong lao động sản xuất, từ đó giáo dục ý thức 
chọn ngành, chọn nghề phù hợp. Địa lí là môn học có nội dung chứa nhiều kiến 
thức liên quan đến giáo dục hướng nghiệp. Trong khi giáo viên và học sinh nghiên 
cứu tìm hiểu nội dung của môn học để đạt được các mục tiêu đề ra thì đồng thời 
cũng đã phần nào định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
 Hướng nghiệp qua hoạt động lao động sản xuất. Kết hợp với các tổ chức trong 
nhà trường như BGH, Đoàn thanh niên, hội cha mẹ học sinh, tổ chức các hoạt động 
trải nghiệm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, qua đó định hướng học sinh chọn 
nghề một cách phù hợp.
 Hướng nghiệp qua việc giới thiệu các ngành nghề: Kết hợp các tổ chức trong 
nhà trường, các trường và cơ sở đào tạo nghề để giới thiệu ưu điểm, hạn chế của 
các ngành nghề, qua đó học sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân.
 Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa. Khi tham gia các hoạt động ngoại 
khóa như sinh hoạt dưới cờ, trò chơi, tổ chức các cuộc thi, tổ chức diễn đàn, giao 
lư, nói chuyện,...học sinh có cơ hội hiểu biết hơn về nghề và có định hướng lựa 
chọn nghề phù hợp.
 1.1.3. Định hướng nghề nghiệp.
 Định hướng nghề nghiệp là việc mà cá nhân mỗi người tự đặt ra các lựa chọn 
nghề nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó, các lựa chọn này cần đảm bảo phù hợp 
với khả năng, sở thích, tính cách, điều kiện gia đình,và những yếu tố khác có 
liên quan đến từng nghề nghiệp cụ thể như: mức lương, cơ hội và môi trường làm 
việc.
 Lựa chọn nghề nghiệp luôn được coi là một trong những yếu tố quan trọng 
quyết định đến tương lai của mỗi người. Vì vậy, việc lựa chọn cho mình một ngành
 7 chưa mấy hứng thú đối với các em, các ngành nghề truyền thống ở địa phương 
cũng chưa thu hút được sự quan tâm của học sinh do các nguyên nhân sau.
 Học sinh trường THPT Quỳnh lưu 4 có điểm mạnh là chuyên cần, ngoan 
ngoãn, sức khỏe tốt, có sức bật tốt ở nhiều lĩnh vực, nhưng phụ huynh chưa quan 
tâm nhiều đến “nguồn lao động tương lai”. Nhiều phụ huynh, học sinh có quan 
niệm học phổ thông xong “học tiếp làm gì, có xin được việc đâu, học đại học ra 
toàn thất nghiệp”. Hàng năm, 3/4 số học sinh chỉ dừng lại ở xét tốt nghiệp phổ 
thông, rồi đi làm. Nhưng “làm gì” lại là một vấn đề khi mà các em không có trình 
độ và hiểu biết về nghề, dẫn đến tình trạng công việc không ổn định, không phù 
hợp với năng lực, sở thích, nguyện vọng nên tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm gia 
tăng. Điều này không phù hợp với đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp hóa 
hiện đại hóa, rất cần nguồn nhân lực có chất lượng cao.
 Khó khăn trong định hướng nghề nghiệp hiện nay của học sinh là nhiều học 
sinh chưa có tâm thế, chưa có nhận thức, ý thức về tầm quan trọng của việc chọn 
nghề, chọn trường học nghề sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông và lựa chọn 
những môn học phù hợp với việc chọn nghề. Nhiều học sinh chưa ý thức rõ ràng 
về tương lai của mình sau khi tốt nghiệp. Nhiều em còn lúng túng, loay hoay trong 
việc định hướng nghề và chọn nghề, chọn trường học nghề sau khi tốt nghiệp. Đây 
là hạn chế của không ít học sinh trung học phổ thông hiện nay. Mặc dù định hướng 
nghề và chọn nghề, chọn trường học nghề là công việc hệ trọng, thậm chí quyết 
định cuộc đời của mỗi cá nhân. Trong suốt thời gian học trung học cơ sở và trung 
học phổ thông, nhiều học sinh không ý thức và cũng không có tâm thế gắn việc 
học các môn văn hoá nhằm phục vụ cho việc định hướng tới nghề nghiệp trong 
tương lai.
 Hiểu biết về nghề và hệ thống nghề ở nhiều học sinh còn mơ hồ, trong khi 
 ây là yêu cầu ầu tiên và quan trọng nhất trong việc hướng nghiệp và chọn nghề của 
 học sinh trung học phổ thông. Trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của 
 nền sản xuất, dựa trên sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ, công 
 nghệ thông tin thì khái niệm nghề trở nên linh hoạt hơn nhiều so với trước ây. 
 Điều này càng là thách thức ối với học sinh và giáo viên trong việc tìm hiểu nghề.
 Hiểu biết và kĩ năng ánh giá xu hướng, năng lực và tính cách của bản thân liên 
 quan ến hoạt ộng nghề trong tương lai ở học sinh THPT còn hạn chế. Mặc 
 dù ở tuổi THPT hầu hết thanh niên ã phát triển năng lực ý thức và ánh giá bản thân 
 dựa vào năng lực phân tích hoạt ộng và kết quả hoạt ộng của mình, nhưng 
 không ít em còn lúng túng trong việc xác ịnh những phẩm chất, năng lực của 
 mình phù hợp với nghề nào ể có thể chọn nghề cho úng và chọn trường cho phù 
 hợp.
 Nhiều em chưa phân biệt ược yêu cầu và sự khác biệt giữa chọn nghề và 
 chọn trường học nghề; chưa xác ịnh ược việc chọn nghề phù hợp với xu 
 hướng, phẩm chất và năng lực cá nhân là iều quan trọng, còn việc chọn trường 
 cần lưu ý ến những iều kiện, hoàn cảnh cụ thể ể ảm bảo tính khả thi trong
 9

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_day_hoc_dia_li_gan_voi_cac_lang_nghe_tai_dia_phuong_gop.docx
  • pdfNguyễn Thị Thoả, Nguyễn Thị Thuý Vân - THPT Quỳnh Lưu 4 - Địa Lý.pdf