Hướng dẫn kĩ năng sử dụng và khai thác kênh hình trong một số bài học Địa lí lớp 10 THPT

Hướng dẫn kĩ năng sử dụng và khai thác kênh hình trong một số bài học Địa lí lớp 10 THPT

Trong nhiều năm qua việc triển khai đổi mới nội dung cũng như phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học đang được áp dụng mạnh mẽ và có kết quả tốt nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục, yêu cầu của sự phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông các nước trong khu vực và trên thế giới. Các phương pháp dạy học truyền thống – lấy Giáo viên làm trung tâm đang dần được thay thế bằng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực phát huy tính chủ động, sáng tạo, tìm tòi kiến thức của học sinh – lấy học sinh làm trung tâm. Điều này càng cần và đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương pháp trong công tác giảng dạy của người giáo viên, trong đó phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học tích cực đang được nhiều giáo viên ở các cấp học quan tâm áp dụng.

Nhà phương pháp học D.D Cemenov viết: “Giảng dạy và học tập Địa lí trong chừng mực nhất định cần phải có tính trực quan”. Trong qúa trình giảng dạy Địa lí cấp THPT giáo viên đã sử dụng nhiều đồ dùng học tập mang tính trực quan như: Bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ, lược đồ, sơ đồ. nhằm tăng tính hấp dẫn cho mỗi bài học. Chính điều này càng khẳng định rằng tính trực quan có vai trò đặc biệt quan trọng, mang lại ý nghĩa đặc biệt to lớn. Chúng thu hẹp các khoảng cách không gian, rút gọn các khoảng cách thời gian, đưa các em về gần với thực tế địa lí mà các em học tập nghiên cứu, thu hút sự chú ý, gây hứng thú học tập bộ môn, giúp các em hiểu rõ hơn sự vật hiện tượng địa lí tự nhiên, KT- XH.

Hệ thống kiến thức trong chương trình Địa lí không chỉ thể hiện ở kênh chữ mà nó còn thể hiện ở kênh hình, chính hệ thống các kênh hình tạo sự xích lại gần hơn với thực tế nếu cả giáo viên và học sinh biết cách khai thác vì điều này sẽ hình thành ở mỗi học sinh kiến thức cơ bản bền vững, tư duy logic, trừu tượng, khả năng nâng cao, mở rộng hiểu biết và cơ bản là xây dựng năng lực học tập Địa lí chủ động. Đây cũng là phương pháp dạy học tích cực và rèn luyện phương pháp tự học tốt nhất cho học sinh.Tuy nhiên, qua thực tế ở nhiều trường phổ thông hiện nay cho thấy rằng việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa mới chỉ dừng lại ở mức độ đơn thuần là dùng để minh họa cho các phần bài giảng mà chưa đi sâu hướng dẫn cho học sinh khai thác hết các nguồn tri thức phong phú và bổ ích này. Vì vậy khi tiếp thu bài học, học sinh còn máy móc, hời hợt, khả năng nhận thức các sự vật hiện tượng địa lí, thiết lập các mối quan hệ nhân quả địa lí trong nội dung bài học, kĩ năng đọc bản đồ, phân tích, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu, quan sát tranh ảnh, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế còn hạn chế, lúng túng và mơ hồ.Vì vậy, qua thực tế giảng dạy 15 năm ở trường THPT Đông Sơn 1 bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm khi sử dụng kênh hình nên xin mạnh dạn giới thiệu đến quý thầy cô sáng kiến: “HƯỚNG DẪN KĨ NĂNG SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG MỘT SỐ BÀI HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 THPT”.

 

doc 21 trang thuychi01 20462
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn kĩ năng sử dụng và khai thác kênh hình trong một số bài học Địa lí lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong nhiều năm qua việc triển khai đổi mới nội dung cũng như phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học đang được áp dụng mạnh mẽ và có kết quả tốt nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục, yêu cầu của sự phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông các nước trong khu vực và trên thế giới. Các phương pháp dạy học truyền thống – lấy Giáo viên làm trung tâm đang dần được thay thế bằng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực phát huy tính chủ động, sáng tạo, tìm tòi kiến thức của học sinh – lấy học sinh làm trung tâm. Điều này càng cần và đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương pháp trong công tác giảng dạy của người giáo viên, trong đó phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học tích cực đang được nhiều giáo viên ở các cấp học quan tâm áp dụng.
Nhà phương pháp học D.D Cemenov viết: “Giảng dạy và học tập Địa lí trong chừng mực nhất định cần phải có tính trực quan”. Trong qúa trình giảng dạy Địa lí cấp THPT giáo viên đã sử dụng nhiều đồ dùng học tập mang tính trực quan như: Bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ, lược đồ, sơ đồ... nhằm tăng tính hấp dẫn cho mỗi bài học. Chính điều này càng khẳng định rằng tính trực quan có vai trò đặc biệt quan trọng, mang lại ý nghĩa đặc biệt to lớn. Chúng thu hẹp các khoảng cách không gian, rút gọn các khoảng cách thời gian, đưa các em về gần với thực tế địa lí mà các em học tập nghiên cứu, thu hút sự chú ý, gây hứng thú học tập bộ môn, giúp các em hiểu rõ hơn sự vật hiện tượng địa lí tự nhiên, KT- XH.
Hệ thống kiến thức trong chương trình Địa lí không chỉ thể hiện ở kênh chữ mà nó còn thể hiện ở kênh hình, chính hệ thống các kênh hình tạo sự xích lại gần hơn với thực tế nếu cả giáo viên và học sinh biết cách khai thác vì điều này sẽ hình thành ở mỗi học sinh kiến thức cơ bản bền vững, tư duy logic, trừu tượng, khả năng nâng cao, mở rộng hiểu biết và cơ bản là xây dựng năng lực học tập Địa lí chủ động. Đây cũng là phương pháp dạy học tích cực và rèn luyện phương pháp tự học tốt nhất cho học sinh.Tuy nhiên, qua thực tế ở nhiều trường phổ thông hiện nay cho thấy rằng việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa mới chỉ dừng lại ở mức độ đơn thuần là dùng để minh họa cho các phần bài giảng mà chưa đi sâu hướng dẫn cho học sinh khai thác hết các nguồn tri thức phong phú và bổ ích này. Vì vậy khi tiếp thu bài học, học sinh còn máy móc, hời hợt, khả năng nhận thức các sự vật hiện tượng địa lí, thiết lập các mối quan hệ nhân quả địa lí trong nội dung bài học, kĩ năng đọc bản đồ, phân tích, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu, quan sát tranh ảnh, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế còn hạn chế, lúng túng và mơ hồ.Vì vậy, qua thực tế giảng dạy 15 năm ở trường THPT Đông Sơn 1 bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm khi sử dụng kênh hình nên xin mạnh dạn giới thiệu đến quý thầy cô sáng kiến: “HƯỚNG DẪN KĨ NĂNG SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG MỘT SỐ BÀI HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 THPT”.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua sử dụng và khai thác kênh hình ở sách giáo khoa Địa lí lớp 10 THPT:
- Đối với giáo viên:
+ Thực hiện mục tiêu giáo dục hiện nay: Tạo ra phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức.
+ Hướng dẫn giáo viên sử dụng và khai thác phối hợp giữa bản đồ, biểu đồ, lược đồ với các tranh ảnh để hình thành những biểu tượng, khái niệm địa lí theo phương pháp dạy học tích cực.
+ Góp phần nâng cao kết qủa học tập, kĩ năng địa lí đặc biệt trong các bài kiểm tra chất lượng, bài thực hành.
- Đối với học sinh
+ Sử dụng kênh hình sẽ hình thành cho HS phương pháp học tập mới: độc lập, tự giác suy ngẫm, tích cực, chủ động khám phá ra những kiến thức mới tàng trữ trong kênh hình, hình thành kĩ năng tư duy địa lí.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Giáo viên trong việc giảng dạy bộ môn Địa lí.
- Học sinh trong việc học tập bộ môn Địa lí.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Tham khảo các tài liệu khoa học có liên quan đến nội dung đề tài để để xây dựng cơ sở lí luận và áp dụng vào dạy học thực tế trên lớp.
- Phương pháp thực địa bao gồm: điều tra và khảo sát tình hình sử dụng kênh hình ở lớp 10, trao đổi với đồng nghiệp về vấn đề này.
- Phương pháp thực nghiệm minh chứng tính đúng đắn và tính khả thi của đề tài.
- Kinh nghiệm thực tế của việc giảng dạy Địa lí lớp 10.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Kênh hình bao gồm: Bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ, lược đồ, sơ đồ...mà trong SGK Địa lí nói chung và SGK Địa lí 10 nói riêng ở trường phổ thông được xem là một tài liệu vừa đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học, vừa mang tính phù hợp với nhận thức của học sinh. 
Tuy nhiên, do nội dung kiến thức quá nhiều, đa dạng, phong phú và một phần do đặc thù bộ môn nên lượng kiến thức được trình bày bằng nhiều loại ngôn ngữ: Ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ toán học, ngôn ngữ hội họa Ngôn ngữ văn học được trình bày thông qua kênh chữ, ngôn ngữ toán học được trình bày thông qua công thức, bảng biểu, số liệu, ngôn ngữ hội họa được trình bày thông qua các hình ảnh, các sơ đồ, lược đồ... Đây là những kênh hình mà học sinh tiếp cận nhiều trong quá trình học ở trên lớp cũng như ở nhà. Chúng có tính trực quan cao và tính diễn giải logic các hiện tượng địa lí tự nhiên, KT-XH trong dạy học Địa lí. 
Do đó để đảm bảo đạt được kết qủa cao trong việc học tập bộ môn, các thầy cô giáo cần phải tự bố trí thời gian nhất định và phù hợp để hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình có hiệu quả đồng thời hình thành kiến thức hoàn chỉnh, khai thác đầy đủ các mối quan hệ nhân quả vốn có trong các sự vật và hiện tượng tự nhiên, kinh tế- xã hội, xây dựng năng lực tự học tập địa lí. 
Đây cũng là cách rèn luyện phương pháp tự học tốt nhất, phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập, giúp học sinh lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng, hiểu rõ được vấn đề, tác động đến tình cảm đem lại niềm say mê, hứng thú tìm tòi, khám phá bài học và thực tế.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Chương trình Địa lí lớp 10 gồm có hai ngành khoa học: Địa lí tự nhiên đại cương và Địa lí KT-XH, chứa đựng khối lượng kiến thức lớn, mỗi đơn vị kiến thức có mối quan hệ chặt chẽ, logic do đó học sinh khi tiếp thu bài học còn máy móc, khả năng vận dụng kiến thức vào giải thích vấn đề thực tế còn hạn chế, vẫn còn tình trạng nhiều học sinh còn thụ động, chưa tự giác, chưa có phương pháp học tập đúng đắn với bộ môn nên kết quả học tập chưa cao mà môn địa lí là môn học đặc thù vì học sinh không chỉ nắm kiến thức ở kênh chữ mà còn phải học, rèn kĩ năng ở cả kênh hình .
Hệ thống kênh hình ở sách giáo khoa Địa lí lớp 10 tương đối nhiều, hầu như bài học nào cũng có và chứa đựng nguồn tri thức khá lớn nên khi dạy giáo viên mới chỉ minh họa cho học sinh mà chưa khai thác được hết kiến thức trong kênh hình, mặt khác phương pháp dạy học của giáo viên cũng chưa tạo được lôi cuốn học tập, khích lệ để hứng thú, tự giác học tập gây nên tình trạng chán, bỏ học ở một số bộ phận học sinh.
Vấn đề đặt ra: cần lựa chọn phương pháp dạy học tích cực, tạo hứng thú học tập, tạo niềm tin, thiết lập bầu không khí thân thiện tích cực, chủ động trong mọi tình huống học tập cho học sinh. Đây được xem là phương pháp bộ môn cần hướng tới .
Thực nghiệm đề tài trước khi áp dụng ở một số lớp.
Lớp
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
10a1
45
3
6,7%
20
44,4%
21
46,7%
1
2,2%
10a4
39
1
2,6%
15
38,5%
21
53,8%
2
5,1%
10a10
39
0
0 %
19
48,7%
16
41%
4
10,3%
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
Với chương trình Địa lí lớp 10 THPT – Ban cơ bản thì hệ thống kiến thức vô cùng rộng, khó (gồm: Tự nhiên đại cương, KT - XH) và có tầm quan trọng trong việc hình thành kiến thức cho học sinh đầu cấp nên người dạy và người học phải đối mặt với nhiều vấn đề chuyên môn phức tạp. Để giải quyết vấn đề đó là cả một quá trình thao tác tư duy không hề đơn giản đối với cả thầy và trò. Trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm tôi chọn đề tài: Hướng dẫn sử dụng và khai thác kênh hình ở một số bài học Địa lí lớp 10 vì thông thường trong quá trình dạy học giáo viên ít chú ý đến việc cho học sinh khai thác hết lượng kiến thức giữa các kênh hình trong bài mà chỉ là dùng minh họa hoặc chỉ là nêu qua loa nên gặp một số khó khăn khi truyền đạt và lĩnh hội, rèn luyện kĩ năng địa lí. Vì vậy, giải pháp áp dụng đề tài này có rất nhiều tác dụng không chỉ giúp giáo viên trong việc giảng dạy mà còn tác động tích cực và rất lớn đối với học sinh.
BÀI 2: CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
1. Phương pháp kí hiệu
* Phương pháp sử dụng: Hình 2.2 trang 10.
- Sau khi học sinh đã nắm được các dạng kí hiệu, đặc trưng của các đối tượng địa lí ở phần đầu của mục 1. Giáo viên cho học sinh khai thác hình 2.2 theo câu hỏi gợi ý để học sinh có thể khắc sâu kiến thức bài học, mở rộng kiến thức thực tế bằng cách khai thác, sử dụng bản đồ.
Hình 2.2: Công nghiệp điện Việt Nam
Giáo viên: Dựa vào kiến thức đã học và quan sát hình 2.2 trả lời câu hỏi sau:
Hãy nêu tên bản đồ được thể hiện ở hình 2.2?
Đối tượng địa lí nào được thể hiện trên hình 2.2 ?
Đối tượng địa lí đó được thể hiện bằng những dạng kí hiệu gì?
Phương pháp nào dùng để thể hiện các đối tượng địa lí ở hình 2.2?
Dựa vào bản đồ trên em hãy cho biết phương pháp kí hiệu thể hiện được những nội dung nào của đối tượng?
Dựa vào hình 2.2 hãy chứng minh rằng phương pháp kí hiệu không chỉ nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ ?
Sau khi học sinh trả lời câu hỏi gợi ý và câu hỏi in nghiêng màu xanh. Giáo viên tổng kết để khắc sâu kiến thức.
* Nội dung kiến thức:
- Tên bản đồ: Bản đồ công nghiệp điện Việt nam
- Đối tượng thể hiện: Các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, nhà máy thủy điện đang xây dựng, trạm biến áp, đường dây 220kv, 550kv ở ngoài thực tế.
- Phương pháp thể hiện: Phương pháp kí hiệu (Kí hiệu dạng đường và dạng điểm)
- Nội dung của phương pháp kí hiệu thể hiện trên hình: nhà máy nhiệt điện, thủy điện, nhà máy thủy điện đang xây dựng, trạm biến áp, đường dây 220kv, 550kv ở ngoài thực tế, đây là những đường dây dẫn điện kéo dài từ Bắc vào Nam trên lãnh thổ nước ta.
Ngoài ra: tên các tỉnh, khu vực nơi có các trạm điện, nhà máy thủy điện 
- Khả năng biểu hiện của đối tượng: Tên, vị trí phân bố, quy mô, chất lượng của các đối tượng. 
Giáo viên: Đối với câu hỏi: Dựa vào hình 2.2 hãy chứng minh rằng phương pháp kí hiệu không chỉ nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ ?
Gợi ý: Để trả lời câu hỏi này giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các kí hiệu và gợi ý bằng câu hỏi nhỏ như: 
- Cho biết nước ta có những nhà máy thủy điện, nhiệt điện nào, nhà máy nào đang được xây dựng? Sự phân bố của các nhà máy đó?
- Kí hiệu các ngôi sao màu xanh liền và các ngôi sao màu trắng đó thể hiện những đối tượng khác nhau về chất lượng hay số lượng?
- Kí hiệu nhà máy nhiệt điện, thủy điện có loại to nhỏ khác nhau biểu hiện các đối tượng khác nhau về số lượng, chất lượng hay quy mô của đối tượng?
Như vậy chúng ta có thể kết luận gì về chức năng của các kí hiệu?
Học sinh trả lời và giáo viên kết luận:
* Nội dung kiến thức:
+ Phương pháp kí hiệu thể hiện được tên, vị trí của các nhà máy thủy điện (Hòa Bình, Thác Bà, Trị An...) các nhà máy nhiệt điện ( Phả Lại, Phú Mĩ, Bà Rịa...) các nhà máy thủy điện đang xây dựng (Bản Vẻ, Na Hang, Buôn Ku ôp)
+ Ngôi sao thể hiện bằng màu sắc khác nhau cho biết được chất lượng của đối tượng trên bản đồ.
Ví dụ: Các ngôi sao màu xanh: thể hiện nhà máy thủy điện
Các ngôi sao màu đỏ: thể hiện nhà máy nhiệt điện
Các ngôi sao màu trắng: thể hiện nhà máy thủy điện đang xây dựng
Đường thẳng màu đen: Đường dây 220kv
Đường thẳng màu đỏ: Đường dây 550kv
+ Các nhà máy nhiệt điện thể hiện bằng ngôi sao to, nhỏ khác nhau cho biết đặc điểm về quy mô của đối tượng trên bản đồ.
Ví dụ: 
Nhà máy nhiệt điện công suất lớn: Phú Mĩ, Phả lại
Nhà máy nhiệt điện công suất nhỏ: Ninh Bình, Na Dương
Kết luận: Vậy phương pháp kí hiệu không chỉ nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng, quy mô của các đối tượng địa lí trên bản đồ.
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
* Phương pháp sử dụng: Hình 2.3 trang 11.
Đối với phần này có thể nói rằng kiến thức sách giáo khoa gắn liền với hiểu biết thực tế về các hiện tượng tự nhiên thường diễn ra hàng năm ở nước ta nên ngoài hình 2.3 giáo viên có thể cho học sinh quan sát thêm một số bản đồ khác như bản đồ khí hậu Việt Nam hoặc kênh thông tin dự báo thời tiết, tham khảo Át lát địa lí Việt Nam - khí hậu trang 9 để học sinh có thể khắc sâu kiến thức bài học mở rộng kiến thức thực tế của bản thân.
Sau khi học sinh đã biết được kí hiệu đường chuyển động là phương pháp thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên và KT - XH trên bản đồ. Giáo viên cho học sinh quan sát, khai thác hình 2.3 theo câu hỏi gợi ý và câu hỏi in nghiêng. 
Giáo viên: Dựa vào kiến thức đã học và quan sát hình 2.3 trang 11 trả lời câu hỏi: 
Hình 2.3 Gió và bão ở Việt Nam
Tên bản đồ được thể hiện ở hình 2.3 là gì ?
Đối tượng địa lí nào được thể hiện trên hình 2.3 ?
Đối tượng địa lí đó được thể hiện bằng những dạng kí hiệu gì ?
Phương pháp nào dùng để thể hiện các đối tượng địa lí ở hình 2.3 ?
Quan sát hình 2.3 em hãy cho biết phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện được những đặc điểm nào của gió và bão trên bản đồ?
Sau khi học sinh trả lời câu hỏi gợi ý và câu hỏi in nghiêng màu xanh. Giáo viên tổng kết để khắc sâu kiến thức.
* Nội dung kiến thức:
- Tên bản đồ: Bản đồ gió và bão ở Việt Nam.
- Đối tượng thể hiện : Địa lí tự nhiên: Các cơn gió và bão hoạt động ở Việt Nam
- Kí hiệu: Mũi tên ( độ dài và lớn, nhỏ), hoa gió.
- Phương pháp thể hiện: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
- Đặc điểm của đối tượng: Không chỉ thể hiện được chiều hướng thổi của gió, các loại gió được phân bố trên khắp lãnh thổ nước ta, thống kê tất cả số lượng các cơn bão, di chuyển, tần suất của gió, bão mà còn thể hiện được chất lượng của gió, bão (màu sắc). Cụ thể: 
* Thể hiện hướng di chuyển và tần suất, các loại gió:
Phần này giáo viên mở rộng kiến thức cho học sinh biết thêm về đặc điểm của gió và bão .
+ Mũi tên, hoa gió màu xanh chỉ hướng gió đông bắc, đó là gió mùa mùa đông à Gió mùa mùa đông là gió có nguồn gốc từ trung tâm áp cao Sibia thổi xuống vào nước ta theo hướng Đông Bắc nên được gọi là gió mùa Đông bắc. Thời gian hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió gây ra thời tiết lạnh khô vào đầu mùa đông ở miền Bắc và lạnh ẩm, có mưa phùn vào nửa sau mùa đông ở vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
+ Mũi tên, hoa gió màu đỏ: chỉ hướng gió tây, đông nam, đó là gió mùa mùa hạ.
+ Mũi tên màu cam chỉ hướng gió Tây nam, đó là gió Tây khô nóng. 
à Có nguồn gốc: Vào nửa đầu mùa hạ (tháng 5 - 7) khối khí chí tuyến vịnh Bengan di chuyển hướng Tây nam xâm nhập trực tiếp vào nước ta gây mưa lớn cho vùng đồng bằng Nam Bộ, Tây Nguyên sau đó vượt dãy Trường Sơn gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho vùng đồng bằng ven biển miền Trung và phía nam khu vực Tây Bắc.
Vào nửa sau mùa hạ (tháng 6 - 10) gió Tây nam – từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam hoạt động khi vượt qua vùng biển xích đạo trở nên nóng ẩm, gây mưa lớn kéo dài cho vùng đón gió Nam Bộ, Tây Nguyên. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng Đông Nam vào Bắc Bộ tạo nên gió mùa Đông Nam vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta. 
* Thể hiện hướng và tần suất các cơn bão :
+ Mũi tên màu đen (một nét): chỉ tần suất cơn bão đổ bộ vào các vùng nước ta trung bình 0,3 - 1 cơn bão/tháng.
+ Mũi tên nhỏ (hai nét): chỉ tần suất cơn bão đổ bộ vào các vùng nước ta trung bình 1 - 1,3 cơn bão/tháng.
+ Mũi tên lớn (hai nét): chỉ tần suất cơn bão đổ bộ vào các vùng nước ta trung bình 1,3 -1,7 cơn bão/tháng.
BÀI 19 : SỰ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT
* Phương pháp sử dụng:
- Giáo viên: Đối với bài này hầu như học sinh sử dụng và khai thác kiến thức ở bản đồ và tranh ảnh để biết, hiểu, hoàn thiện kĩ năng địa lí có trong bài mà kênh chữ nhường cho kênh hình thể hiện.
- Giáo viên nên đặt các câu hỏi định hướng hoặc giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh mỗi nhóm làm việc trên kênh hình theo trình tự nhất định. Đồng thời hướng dẫn học sinh quan sát hình 19.1, 19.2 để biết: Sự phân bố của sinh vật và đất trong tự nhiên chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Trên thực tế đất và sinh vật được phân bố ra sao? Sự phân bố này có tính quy luật hay không? Vì sao?
Hình 19.1: Các kiểu thảm thực vật chính trên Thế giới .
Nhóm 1,3: Quan sát hình 19.1 hãy cho biết :
Có bao nhiêu kiểu thảm thực vật chính trên Thế giới ?
Hãy kể tên lần lượt các kiểu thảm thực vật chính trên Thế giới?
Sự phân bố của các kiểu thảm thực vật chịu tác động của những nhân tố nào?
Sự phân bố đó có theo quy luật hay không ? Vì sao?
Nhóm 2,4: Quan sát hình 19.2 hãy cho biết: 
Hình 19.2: Các nhóm đất chính trên Thế giới.
Có bao nhiêu nhóm đất chính trên Thế giới ? 
Hãy kể tên lần lượt các nhóm đất chính trên Thế giới ?
Sự phân bố của các nhóm đất chính chịu tác động của những nhân tố nào? Sự phân bố đó có theo quy luật hay không ? Vì sao?
Học sinh trả lời, giáo viên kết luận.
* Nội dung kiến thức.
- Sự phân bố các nhóm đất chịu tác động mạnh mẽ của cả khí hậu và sinh vật nên sự phân bố đất trên các lục địa cũng thể hiện rõ qui luật phân bố này.
- Sự phân bố các kiểu thảm thực vật trên Trái Đất phụ thuộc nhiều vào khí hậu, chế độ nhiệt, ẩm lại thay đổi theo độ cao, vĩ độ:
Hình 19.1: Có 10 kiểu thảm thực vật chính trên Thế giới 
 Gồm: Hoang mạc lạnh; Đài nguyên; Rừng lá kim; Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; Rừng cận nhiệt ẩm; Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; Hoang mạc và bán hoang mạc; Thảo nguyên ,cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; Xavan, cây bụi; Rừng nhiệt đới .
 Hình 19.2: Có 10 nhóm đất chính trên Thế giới 
Gồm: Băng tuyết; Đất đài nguyên; Đất pốt dôn; Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới; Đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; Đất xám hoang mạc và bán hoang mạc; Đất đỏ, nâu đỏ, xavan; Đất đỏ vàng (feralit), đen nhiệt đới.
Sau khi học sinh đã được khai thác kiến thức trên bản đồ, trên cơ sở này giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi giữa bài đồng thời cho học sinh quan sát các hình ảnh minh họa (19.3, 19.4, 19.5, 19.6, 19.7, 19.8, 19.9, 19.10) đưa thêm một vài thông tin hoặc xem video về các kiểu thảm thực trên Trái đất để biết rõ hơn về từng kiểu thảm thực vật là như thế nào, có thể lấy được ví dụ về một số loại thực vật và đất phổ biến ở các đới khí hậu, liên hệ ở nước ta.
Gợi ý: Trên bản đồ mỗi loại đất và kiểu thảm thực vật được thể hiện bằng màu sắc khác nhau và giới hạn ở phạm vi vĩ tuyến khác nhau nên giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát kĩ để trả lời được các câu hỏi in nghiêng màu xanh.
 Câu hỏi: Dựa vào các hình 19.1, 19.2 và kiến thức đã học hãy cho biết:
Hình 19.3: Đài nguyên Hình ảnh: Đồng rêu phía Bắc Thụy Điển
- Thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi những vĩ tuyến nào? Những châu lục nào có? Vì sao?
- Thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi những vĩ tuyến: 600B - 800B. Phân bố ở châu lục: Châu Mĩ, Châu Âu, Châu Á.
- Vì: Phần lãnh thổ phía bắc của các châu lục này có khí hậu cận cực lục địa, lạnh giá quanh năm. Mặt đất bị đóng băng kéo dài, mùa hạ băng tan một lớp mỏng trên mặt đất, nước không thấm sâu được nên có nhiều đầm lầy. Lượng mưa rất ít, thường không quá 200 - 300mm/năm. Trong điều kiện đó thực vật nghèo nàn chủ yếu là rêu và địa y, đất đài nguyên phát triển.
Những kiểu thảm thực vật và đất thuộc môi trường đới ôn hòa phân bố ở châu lục nào? Tại sao đới này lại có nhiều kiểu thảm thực vật và nhóm đất như vậy ? 
Những kiểu thảm thực vật và đất thuộc ôn đới gồm:
- Rừng lá kim (Rừng Taiga) gồm: cây thông, vân sam, linh sam, tuyết tùng - đất pốt dôn. 
- Rừng lá rộng và hỗn hợp (thực vật chủ yếu là cây bạch dương, phong rụng lá, sồi, dẻ) - đất nâu và đất xám.
- Thảo nguyên (thực vật chủ yếu là cây cỏ) - đất đen và hạt dẻ thảo nguyên.
- Phân bố ở vĩ tuyến: 300 - 600 ở cả hai b

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_ki_nang_su_dung_va_khai_thac_kenh_hinh_trong_mot_s.doc
  • docBIA SKKN 2018.doc
  • docDANH MỤC CAC DE TAI SKKN DA DUOC DANH GIA XEP LOAI.doc
  • docMUC LUC SKKN 2018.doc
  • docPHU LUC SKKN 2018.doc