SKKN Vai trò của giáo viên trong bồi dưỡng nhân cách đạo đức cho học sinh THPT qua việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học địa lí (Ví dụ minh họa qua một số bài dạy Địa lí khối 10)

SKKN Vai trò của giáo viên trong bồi dưỡng nhân cách đạo đức cho học sinh THPT qua việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học địa lí (Ví dụ minh họa qua một số bài dạy Địa lí khối 10)

Giáo dục là nền móng của sự phát triển khoa học – kỹ thuật, giáo dục mang lại sự phát triển cho nền kinh tế quốc dân, nền văn minh của đất nước. Với mục tiêu giáo dục của Việt Nam là đào tạo con người, đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, có nghề nghiệp và kỹ năng sống có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Đứng trước những đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế – xã hội trong giai đoạn mới, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao thì mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu đối với mỗi đơn vị trường học, mỗi cấp học và đối với các em ở bậc THPT lứa tuổi quyết định cuộc đời của các em trong tương lai. Thế mà trong xã hội mới từ học sinh (HS) mầm non biết chửi thề, nói tục, bắt chước các hành vi “nhạy cảm” quan hệ nam nữ trong phim ảnh. HS tiểu học xé bài vở trước mặt thầy cô khi bị điểm thấp, HS trung học vô lễ với thầy cô, sửa điểm trong sổ liên lạc, đánh nhau xé áo quần. Sinh viên (SV) mua điểm, sao chép luận văn, đồ án vẫn luôn diễn ra nhiều. Đáng báo động hơn nữa hiện tượng học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng. Có những giáo viên đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng chém trọng thương.

 

doc 17 trang thuychi01 6643
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vai trò của giáo viên trong bồi dưỡng nhân cách đạo đức cho học sinh THPT qua việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học địa lí (Ví dụ minh họa qua một số bài dạy Địa lí khối 10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục là nền móng của sự phát triển khoa học – kỹ thuật, giáo dục mang lại sự phát triển cho nền kinh tế quốc dân, nền văn minh của đất nước. Với mục tiêu giáo dục của Việt Nam là đào tạo con người, đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, có nghề nghiệp và kỹ năng sống có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Đứng trước những đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế – xã hội trong giai đoạn mới, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao thì mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu đối với mỗi đơn vị trường học, mỗi cấp học và đối với các em ở bậc THPT lứa tuổi quyết định cuộc đời của các em trong tương lai. Thế mà trong xã hội mới từ học sinh (HS) mầm non biết chửi thề, nói tục, bắt chước các hành vi “nhạy cảm” quan hệ nam nữ trong phim ảnh. HS tiểu học xé bài vở trước mặt thầy cô khi bị điểm thấp, HS trung học vô lễ với thầy cô, sửa điểm trong sổ liên lạc, đánh nhau xé áo quần. Sinh viên (SV) mua điểm, sao chép luận văn, đồ án vẫn luôn diễn ra nhiều. Đáng báo động hơn nữa hiện tượng học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng. Có những giáo viên đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng chém trọng thương...
Hơn nữa, một số đông bạn trẻ đang chạy theo vòng xoáy của “Văn hóa tốc độ”. Từ những sách báo không lành mạnh, đến những băng đĩa phim sex được trao cho nhau cách dễ dàng, từ những quán karaoke buổi tối đến những vũ trường, quán bar thâu đêm, rồi vào những ngôi nhà nghỉ. Mặt khác, tình trạng đua xe cũng là một trong những vấn đề nổi cộm đang được diễn ra ở nhiều nơi. Vào những đêm cuối tuần tại khu vực Quảng trường Hồ Chí Minh- thành phố Vinh(Nghệ An) hàng trăm thanh niên đã tụ tập tổ chức đua xe trái phép quanh khu vực này,gây náo loạn toàn thành phố. Chỉ tính từ 20h -23h đội cảnh sát thành phố Vinh đã tiến hành bắt giữ, lập biên bản xử lý hơn 100 người đua xe, tạm giữ 60 xe máy, 100 xe đạp có gắn còi, tuy nhiên đám đông vẫn không giải tán.
Theo khảo sát gần đây minh chứng cho vấn đề xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức HS THPT.
(Nguồn: Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam)
Nội dung khảo sát
THPT
Tỉ lệ đi học không đúng giờ (%)
58
Tỉ lệ quay cóp
60
Tỉ lệ nói dối cha mẹ
64
Tỉ lệ không chấp hành luật giao thông
70
(Nguồn: Kết quả điều tra nghiên cứu đạo đức HSSV của Viện Nghiên cứu Giáo dục)
Biểu hiện vi phạm đạo đức
Lớp 10
Nói tục
43%
Xả rác
8%
Đánh bạc
59%
Nói dối
3%
Vì thế không thể không nói đến vai trò của trường THPT( phạm vi đề tài) là vô cùng quan trọng. Khác với các em ở cấp dưới ở lứa tuổi này, các em đã lớn, đã có những hiểu biết nhất định và cũng có những biến đổi lớn trong tâm sinh lí theo từng năm học. Vì vậy, bên cạnh việc chú trọng truyền thụ những tri thức khoa học cho các em, việc quan tâm đến hoạt động “đức dục” cũng là một việc làm vô cùng cần thiết để góp phần giúp các em trở thành một con người toàn diện có đủ cả đức lẫn tài để sau này giúp ích cho xã hội. Việc truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học là nhiệm vụ chung của tất cả các giáo viên bộ môn ở mọi ngành khoa học được giảng dạy qua các phân môn, còn hoạt động “đức dục” góp phần hình thành nhân cách, đạo đức cho học sinh. 
Ở trường THPT, giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. Nhưng giáo viên bộ môn cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tham gia gia vào hình thành nhân cách cho học sinh. Không nhiều giờ như các giáo viên chủ nhiệm lớp nhưng biết linh hoạt trong quá trình tổ chức, giáo dục, hình thành sự phát triển nhân cách, hình thành đạo đức của học sinh.
Để thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình, GV bộ môn phải biết phối hợp với các GV chủ nhiệm lớp vì chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THPT là đoàn trường, chi đoàn GV, hội CMHS, để làm tốt công tác dạy - học - giáo dục HS trong lớp phụ trách.
Tuy nhiên, trong thực tế không phải giáo viên nào cũng làm tốt trách nhiệm vai trò của mình, có những giáo viên tuổi đời, kinh nghiệm còn quá ít và đâu đó còn vẫn có những quan niệm sai lầm về chức vụ của giáo viên và chưa thật sự quan tâm đến giáo dục đạo đức cho các em chưa hiểu sâu quan tâm đến từng nội tâm của từng em. Mặc dù đã lớn nhưng không phải em nào cũng có những suy nghĩ giống nhau. Thậm chí có cả những phương pháp giáo dục đã lỗi thời không còn phù hợp trong thời đại mới. Ở một số giáo viên ở các trường miền núi thì khác so với các trường miền xuôi. Công việc vừa khó, vừa dễ nếu giáo viên biết cách không linh hoạt. Hơn nữa trong nhiều năm qua vì trong chương trình chưa có một tiết dạy học cụ thể nào sách giáo khoa còn nặng kiến thức nên giáo viên chỉ lo truyền thụ kiến thức.
Nhiều học sinh toàn điểm 9, điểm 10 nhưng quan hệ thầy trò nhợt nhạt. Về nhà không được dạy kĩ năng tối thiểu như cách ứng xử trong cuộc sống. Chính vì điều đó bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy môn địa lí, tôi trăn trở và suy nghĩ rất nhiều để giúp các em có một số kiến thức kĩ năng sơ đẳng trong cuộc sống để bồi đắp lòng nhân ái cho các em, tính trung thực, lòng tự trọng, nếp nghĩ, lối sống lành mạnh, trọng đạo lí, sống có kĩ luật...tôi mong rằng đề tài này thực sự rất đáng quý và cần được phổ biến, nhân rộng. Ý thức được điều đó, trong các năm học tôi đã thực hiện và đặc biệt là năm học 2018 - 2019 này, tôi xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Vai trò của giáo viên trong bồi dưỡng nhân cách đạo đức cho học sinh THPT qua việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học địa lí (Ví dụ minh họa qua một số bài dạy địa lí khối 10)’’
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
* Mục tiêu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của GV trong việc truyền thụ “trí dục” mà còn giáo dục cho các em cả mặt “đức dục”. Công tác giáo dục đạo đức HS để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các em để có một môi trường giáo dục tốt nhất.
* Nhiệm vụ.
- Nghiên cứu lý luận về các GV đã thể hiện vai trò của mình như thế nào trong việc truyền thụ tri thức, giáo dục đạo đức HS và đã đạt kết quả như thế nào?
- Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức HS trong trường THPT.
- Tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế.
3. Đối tượng nghiên cứu:
* Mục đích.
- Hình thành cho học sinh kĩ năng kiến thức về đạo đức.
- Nâng cao kĩ năng lồng ghép hình thành nhân cách cho học sinh THPT nhằm đạt kết quả cao nhất trong các bài dạy.
* Đối tượng nghiên cứu.
- Giáo viên trong việc giảng dạy tích hợp
- Học sinh khối 10 trong việc tiếp thu để hình thành nhân cách toàn diện.
4. Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Thu thập những thông tin lý luận của vai trò của người giáo viên trong công tác giáo dục đạo đức HS trên các tập san giáo dục, các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu tham khảo trên Internet.
* Phương pháp quan sát.
Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của HS.
* Phương pháp điều tra.
Trò chuyện, trao đổi ới các GV chủ nhiệm, học sinh, hội cha mẹ học sinh (CMHS), bạn bè và hàng xóm của HS.
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Tham khảo kinh nghiệm của các giáo viên bộ môn trong trường.
- Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên trong lớp mình giảng dạy.
* Phương pháp thử nghiệm.
Cụ thể áp dụng các giải pháp vào công tác giáo dục đạo đức học sinh ở khối 10 trường THPT Lê Lợi, Thọ Xuân (Năm học 2018 - 2019).
PHẦN II: NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận:
 Địa lí là môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục ý thức, hành vi nhân cách đạo đức cho học sinh. Đây cũng là môn học góp phần hình thành nên những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất, hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho các em một hành trang kĩ năng sống để bước vào đời hoặc học lên những bậc cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu, quý trọng bản thân, gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; Biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, công bằng, ghét những hành vi xấu. Đó là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó cũng là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai của các em.
Dạy học thông qua việc tích hợp kiến thức liên môn giúp phát huy cao hơn hiệu quả giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa và chủ trương mới của Bộ giáo dục, phát triển năng lực người học... là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Tích hợp các nội dung giảng dạy đối với bộ môn khoa học xã hội là mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất của nội dung - tư duy - tư tưởng, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Trong quá trình giảng dạy đòi hỏi người giáo viên Địa lí phải chọn nội dung phù hợp để lồng ghép.
Trong nhà trường THPT, chức năng và vai trò của người giáo viên không hoàn toàn giống với các cấp học dưới. Đặc biệt là ở bậc tiểu học. Vậy vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của người giáo viên chủ nhiệm trong trường THPT là những gì? Đây là điều mà không phải người giáo viên nào cũng nắm hết được, đặc biệt là ở những giáo viên mới vào nghề.
Trong thực tế, có những giáo viên chỉ quan tâm đến làm sao truyền tải hết kiến thức trọng tâm trong sách giáo khoa mà quyên đi những phần nội dung có liên quan đến cả việc hình thành nhân cách cho các em. Nên đã có nhiều em rất giỏi về kiến thức nhưng lại ít có kĩ năng sống và sau này ra ngoài đời những em đó lại ít thành đạt hơn.
Hơn nữa, đã là người giáo viên và đặc biệt trong thời đại cuộc cách mạng 4.0 này đòi hỏi người giáo viên cũng phải năng động tâm huyết với nghề và yêu thương học sinh hết mực để đào tạo ra những con người có cả đức lẫn tài như bác hồ đã từng nói “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Về nhiệm vụ, giáo viên nếu là giáo viên chủ nhiệm thì ngoài việc lồng ghép trong giảng dạy phải xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục riêng cho lớp học linh hoạt, phù hợp với đặc thù của lớp mình thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh; Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng; Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.
Còn đối với giáo viên bộ môn ngoài việc giảng dạy trên lớp ra có thì nói chuyện hỏi han các em thêm trong những giờ ra chơi. Có nhận xét đánh giá, khen sự tiến bộ của các em. Giáo viên là cầu nối giữa Ban giám hiệu nhà trường với học sinh, cha mẹ các em và đoàn thể mà các em sinh hoạt. 
Để trở thành một giáo viên được học sinh tin yêu mến phục thì thật sự khó nên đòi hỏi bản thân phấn đấu rèn luyện, nổ lực không ngừng trong giảng dạy . Qua đó, góp phần quan trọng vào thành công của nhà trường trong công tác giảng dạy, hình thành nhân cách đạo đức toàn diện cho học sinh THPT
2. Thực trạng vấn đề:
Thực trạng đạo đức học sinh hiện nay và những giải pháp về vấn đề giáo dục đạo đức.
Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Bên cạnh những hệ giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập, những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ học sinh, sinh viên. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Tầng lớp học sinh chính là tương lai của đất nước là những người quyết định sự phồn thịnh của dân tộc vì chính họ là những “ mùa xuân của xã hội”. Để chuẩn bị cho hành trang vào đời, các bạn không chỉ mang theo vốn kiến thức được học mà phải là người có đạo đức tốt, xứng đáng cương vị là một một học sinh ưu tú để trở thành sinh viên trong tương lai, hay nói đúng hơn “Trước khi thành tài thì phải thành nhân”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta cũng rất coi trọng đạo đức lối sống. Nên là giáo viên chúng ta nên lồng ghép kể các câu chuyện về tấm gương của người. Yếu tố đó không những quyết định kết quả học tập mà quyết định đến tương lai và cuộc đời của mỗi bạn “Giới trẻ là tương lai của giáo hội và nhân loại”. Nhưng thực tế, liệu nó có tốt đẹp như người ta tưởng không?
Nhân loại sẽ đi tới đâu, khi giới trẻ có lối sống thực dụng không lành mạnh như học sinh một số trường hiện nay nếu giáo viên chúng ta chỉ trang bị minh kiến thức mà khônng phối hợp cùng gia đình,nhà trường, xã hội để giáo dục các em trở thành người tài cho đất nước. Ngoài ra, hiện nay ngày càng đông các em Việt Nam chưa có thái độ nhận thức đúng đắn đối với việc học tập đua đòi ăn chơi mà không ý thức được học tập để có tương lai.
Nguy hiểm hơn là các phim ảnh đồi trụy có tác động tiêu cực đến nhân cách các bạn. Đã có rất nhiều bài viết chỉ ra các nguyên nhân dẩn đến việc xuống cấp đạo đức của học sinh. Có ý kiến cho rằng do gia đình thiếu sự quan tâm, chưa kết hợp với nhà trường trong giáo dục đạo đức của các em. Nhưng trong thực tế, không phải trường hợp học sinh vi phạm đạo đức nào cũng ở trong hoàn cảnh gia đình không quan tâm.
- Do sự phát triển của nền kinh tế? 
- Do luật pháp chưa nghiêm? 
- Do những tiêu cực mà các em hàng ngày phải chứng kiến. 
- Do chính nội dung giảng dạy trong nhà trường. 
Một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó chính là chương trình giảng dạy đạo đức ở các cấp học phổ thông. Chương trình đạo đức được thực hiện xuyên suốt, từ bậc Mầm non là giáo dục lễ phép, bậc Tiểu học là môn Đạo đức, bậc Trung học là môn Giáo dục công dân. Thế nhưng các giáo viên dạy tiểu học cho rằng chương trình nặng tính lý thuyết, thiếu kỷ năng sống, lại không tạo được dấu ấn để tác động hình thành nhân cách học sinh. Những bài học ý nghĩa, gần gũi với đời sống không được chú trọng mà thay bằng những bài học quá trừu tượng. Còn chương trình GDCD bậc THPT, chỉ có 11 tiết dạy các vấn đề về đạo đức trên tổng số 105 tiết. Dạy đạo đức cho học sinh đâu chỉ có môn học Đạo Đức mà nó phải được tích hợp ở những bộ môn xã hội như Lịch sử, Văn học, Địa lí... 
3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện:
3.1. Các giải pháp.
Vậy làm sao để khắc phục? Sau đây là một số giải pháp mà tôi mạnh dạn đưa ra:
- Một là, thường xuyên chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh cho học sinh. Đây là giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa cho thanh niên, vì đạo đức là “Gốc của người cách mạng”. Trước hết cần quan tâm giáo dục những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, nhằm xây dựng cho học sinh, sinh viên thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Chú trọng giáo dục làm cho học sinh, sinh viên nhận thức đúng các giá trị chân, thiện, mỹ, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
- Hai là, phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, hình thành phẩm chất cao đẹp của con người mới XHCN. 
- Ba là, phát huy vai trò tự học tập, tự du dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh. Học sinh là lớp người trẻ, khoẻ, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của học sinh trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Đó còn là điều kiện quyết định kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân. Trước hết phải hình thành cho học sinh nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình. 
- Bốn là, nội dung chương trình SGK còn nặng về kiến thức, chưa có chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Vì vậy cần phải đổi mới hoàn toàn cách thức mà lâu nay chúng ta đã dùng để giáo dục đạo đức học sinh, đó là giáo dục tích hợp 
3.2. Tổ chức thực hiện.
CÁC VÍ DỤ MINH HỌA CỤ THỂ CHO VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC NHÂN CÁCH ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THPT TRONG DẠY - HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10.
Tiết 24- 25 Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số
1. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:
a. Kiến thức: 
- Trình bày và giải thích được xu hướng biến đổi quy mô dân số thế giới và hậu quả của nó.
- Biết được các thành phần tạo nên sự gia tăng dân số là gia tăng tự nhiên(sinh thô, tử thô) và gia tăng cơ học(nhập cư, xuất cư).
- Tích hợp GDDSSKSS:Các nhân tố tác động và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế-xã hội.
- Tích hợp GDMT: Sức ép dân số đối với môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Tích hợp NLTK:Sức ép của dân số tới việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên(than, dầu khí, sinh vật,..), điện. 
b. Kĩ năng:
- Phân tích biểu đồ và bảng số liệu về dân số, vẽ đồ thị, biểu đồ về dân số.
- Tích hợp GDMT: Nhận biết những tác động tiêu cực về sức ép dân số tới môi trường.
- Vận dụng những kiến thức vào thực tế, đưa ra ví dụ minh họa.
c. Thái độ:
Tích hợp GDMT, NLTK:Ủng hộ những chính sách dân số của địa phương; Tích hợp GDDSSKSS: Nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, tuyên truyền, ủng hộ các biện pháp, chính sách dân số của nhà nước.
d. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, tư duy, hợp tác, sáng tạo, tự học,...
- Năng lực chuyên biệt: phân tích sơ đồ, lược đồ, tính toán, liên hệ thực tế,...
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
a. Giáo viên: Bài soạn, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bảng phụ, tài liệu tích hợp,... 
b. Học sinh: SGK, vở ghi,... 
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ - định hướng bài mới: (3 phút)
- Trong bài học giáo viên cần tích hợp lồng ghép kiến thức giáo dục đạo đức:
* Tích hợp, giáo dục dân số sức khỏe sinh sản cho các em; đang tuổi học trò ngồi trên ghế nhà trường, nhiệm vụ cao cả của các em là học thật tốt để góp phần xây dựng cho quê hương đất nước nên các em phải có một cuộc sống lành mạnh, sức khỏe tốt. Có kiến thức hiểu biết về sức khỏe sinh sản để tránh những điều đáng tiếc xảy ra vì các em đang ở độ tuổi học sinh.
 * Sức ép của dân số đến phát triển kinh tế - xã hội như việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên (than, điện, dầu,..). Từ đó đưa ra các biện pháp đúng đắn làm giảm gia tăng dân số ở địa phương và ủng hộ chính sách dân số của Nhà nước và địa phương (giáo viên liên hệ thực tế). Đặc biệt vấn đề dân số gây sức ép nặng nề đối với môi trường: Tài nguyên bị khai thác qúa mức dẫn đến kiệt quệ, môi trường bị ô nhiếm và tàn phá dẫn đến khí hậu toàn cầu biến đổi (VD: Khí CO2 sinh ra nhiều do con người phá rừng; Cây hấp thu khí CO2, CO2 có khả năng hấp thụ nhiệt, làm cho nhiệt độ Trái đất tăng lên và băng 2 cực sẽ dần tan làm cho mực nước biển dâng lên...)
- Ý thức được điều đó mối các em là một thành viên tuyên truyền tốt về dân số về môi trường không tiếp tay cho bọn lâm tặc hoặc các biểu hiện vô đạo đức cần báo ngay cho chính quyền công an nơi gần nhất.
CHƯƠNG X: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TIẾT 49: BÀI 41: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:
a. Về kiến thức:
- Hiểu và trình bày được các khái niệm:môi trường,tài nguyên thiên nhiên.
- Tích hợp GDMT-TKNL:Khái niệm môi trường,các loại môi trường,mối quan hệ giữa môi trường và đời sống con người;Tài nguyên và phân loại

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_vai_tro_cua_giao_vien_trong_boi_duong_nhan_cach_dao_duc.doc