SKKN Ứng dụng tính năng conditional formatting kết hợp với một số hàm cơ bản để thiết lập file hỗ trợ xếp thời khóa biểu trên excel 2010

SKKN Ứng dụng tính năng conditional formatting kết hợp với một số hàm cơ bản để thiết lập file hỗ trợ xếp thời khóa biểu trên excel 2010

Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, khoa học công nghệ ngày càng phát triển và phát triển nhanh chóng. Công nghệ thông tin được ứng dụng đến mọi người, mọi nhà trên nhiều lĩnh vực.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin để xếp thời khóa biểu ở các nhà trường hiện nay đã được thực hiện khá phổ biến và ở nhiều cấp độ, cách thức khác nhau. Từ việc ứng dụng Microsoft excel thiết lập các file excel hỗ trợ xếp thời khóa biểu thủ công hoặc tự động đến việc dụng các phần mềm xếp thời khóa biểu như: Phầm mềm xếp thời khóa biểu Thần An của thầy giáo Minh giới thiệu; mềm hỗ trợ xếp thời khóa biểu các nhà trường phổ thông TKB 10.0 của Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường; phần mềm MoEt TKB Trunghoc - Sắp xếp thời khóa biểu cấp 2 và 3 do Bộ GD&ĐT phát hành, phần mềm Vietschool tkb xếp thời khóa biểu online .

Các phần mềm xếp thời khóa biểu có rất nhiều ưu điêm như: hầu như tự động, con người ít phải phải can thiệp, ít phải tư duy để tìm ra các phương án xếp thời khóa biểu.

Tuy nhiên các phần mềm xếp thời khóa biểu không phải là không có những nhược điểm như:

Mỗi người dùng có những yêu cầu khác nhau, các phầm mềm (hoặc file excel) trên dù rất tốt cũng khó có thể đáp ứng được hết các yêu cầu ngày càng cao ở các nhà trường.

 

doc 26 trang thuychi01 6531
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng tính năng conditional formatting kết hợp với một số hàm cơ bản để thiết lập file hỗ trợ xếp thời khóa biểu trên excel 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN ĐỊNH 
TRƯỜNG THCS YÊN LẠC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG TÍNH NĂNG CONDITIONAL FORMATTING
KẾT HỢP VỚI MỘT SỐ HÀM CƠ BẢN ĐỂ THIẾT LẬP FILE HỖ TRỢ XẾP THỜI KHÓA BIỂU TRÊN EXCEL 2010
	Người thực hiện: Nguyễn Minh Giang
	Chức vụ: Phó hiệu trưởng 
	Đơn vị công tác: Trường THCS Yên Lạc 
	SKKN thuộc lĩnh vực: Tin học
YÊN ĐỊNH, NĂM 2019
MỤC LỤC
 Nội dung	Trang
1.Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, khoa học công nghệ ngày càng phát triển và phát triển nhanh chóng. Công nghệ thông tin được ứng dụng đến mọi người, mọi nhà trên nhiều lĩnh vực.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin để xếp thời khóa biểu ở các nhà trường hiện nay đã được thực hiện khá phổ biến và ở nhiều cấp độ, cách thức khác nhau. Từ việc ứng dụng Microsoft excel thiết lập các file excel hỗ trợ xếp thời khóa biểu thủ công hoặc tự động đến việc dụng các phần mềm xếp thời khóa biểu như: Phầm mềm xếp thời khóa biểu Thần An của thầy giáo Minh giới thiệu; mềm hỗ trợ xếp thời khóa biểu các nhà trường phổ thông TKB 10.0 của Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường; phần mềm MoEt TKB Trunghoc - Sắp xếp thời khóa biểu cấp 2 và 3 do Bộ GD&ĐT phát hành, phần mềm Vietschool tkb xếp thời khóa biểu online ... 
Các phần mềm xếp thời khóa biểu có rất nhiều ưu điêm như: hầu như tự động, con người ít phải phải can thiệp, ít phải tư duy để tìm ra các phương án xếp thời khóa biểu.
Tuy nhiên các phần mềm xếp thời khóa biểu không phải là không có những nhược điểm như:
Mỗi người dùng có những yêu cầu khác nhau, các phầm mềm (hoặc file excel) trên dù rất tốt cũng khó có thể đáp ứng được hết các yêu cầu ngày càng cao ở các nhà trường.
Việc nạp dữ liệu, nạp điều kiện theo yêu cầu của các phầm mềm trên lại rất vất vả, đôi khi làm nản lòng người sử dụng.
Người dùng phải tuân thủ các thiết kế có sẵn của phần mềm, phần tùy biển để phù hợp với người dùng ngần như là không có.
Đôi khi, để sử dụng hết các tính năng ưu việt của các phần mềm đó, người dùng phải trả tiền mua bản quyền.
	Ngoài ra, trên thực tế các trường trong huyện Yên Định hiện nay hầu hết vẫn xếp thời khóa biểu thủ công. Lý do có thể do khó khăn vừa nêu, cũng có thể do thói quen, do trình độ công nghệ thông tin...
Từ những lý do trên, bản thân tôi đã nghiên cứu, tìm tòi ứng dụng excel để tạo file hỗ trợ cho việc xếp thời khóa biểu thủ công, đáp ứng yêu cầu riêng của đơn vị để có thể xếp thời khóa biểu một cách thuận lợi, điều chỉnh thời khóa biểu một cách nhanh chóng khi cần thiết.
1.2.Mục đích nghiên cứu
- Tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ công nghệ thông tin của người cán bộ quả lý.
- Tạo được file excel hỗ trợ xếp thời khóa biểu thủ công đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của trường THCS Yên Lạc như sau:
+ Giao diện trực quan, thao tác trực tiếp trên thời khóa biểu một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.
+ Theo dõi được các tiết trùng nhau của giáo viên.
+ Theo dõi được số ngày nghỉ của giáo viên.
+ Theo dõi được số tiết 5 của giáo viên.
+ Tùy chỉnh đổi giờ nhanh chóng trong trường hợp giáo viên nghỉ đột xuất hoặc các trường hợp cần thiết khác.
+ Thống kê được số tiết dạy của từng giáo viên trong thời khóa biểu.
+ Xuất được bản in thời khóa biểu chung toàn trường, thời khóa biểu riêng cho từng lớp, thời khóa biểu riêng cho từng giáo viên.
- Có thể chia sẻ, áp dụng cho một số trường trong khu vực có cùng điều kiện.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
3.1. Phạm vi: Áp dụng cho trường THCS Yên Lạc và có thể chia sẻ, chuyển giao áp dụng cho một số trường trong khu vực có cùng điều kiện.
3.2.Thời gian: Đã bắt đầu khởi tạo, thực nghiệm điều chỉnh từ năn học 2014-2015 đến năm học 2016- 2017.
3.3. Đối tượng: Các tính năng Conditional Formatting kết hợp với một số hàm cơ bản của Microsoft excel 2010 và bải toán xếp thời khóa biểu.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện thành công sáng kiến này, tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như:
- Tham khảo ý kiến đồng nghiệp.
- Tham khảo sản phẩm khác cùng loại trên internet
- Phương pháp thực nghiệm khoa học
- Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm
1.5.Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
So với phiên bản “File excel hỗ trợ xếp thời khóa biểu” năm 2017 mà bản thân tôi đã thực hiện năm học 2016-2017 thì bản “File excel hỗ trợ xếp thời khóa biểu” năm 2019 này có một số điểm mới sau:
- Hướng dẫn sử dụng cụ thể hơn.
- Thêm sheet TTBĐ (thông tin ban đầu) chứa toàn bộ thông thi về ngày tháng phân công chuyên môn, ngày tháng bắt đầu sử dụng thời khóa biểu, số tiết quy định theo Kế hoạch giáo dục cho từng môn, từng lớp, từng khối lớp. Các thông tin này được truy xuât, đối chiếu đến các sheet khác trong file, được đối chiểu, kiểm tra tự động, liên tục trong suốt quá trình phân công chuyên môn, in ấn quyết định phân công chuyên môn, quá trình xếp thời khóa biểu, in ấn thời khóa biểu sau này.
- Sheet chính “Xep TKB” (xếp thời khóa biểu) cũng được biên tập lại, trực quan hơn, bố trí một số nốt bấm chức năng thực hiện một số lệnh hỗ trợ cho người xếp thời khóa biểu tốt hơn.
- Cũng trong sheet “XepTKB” này, ở phiên bản cũ (năm 2017) có nhiều nốt bấm lưu trữ theo từng thứ trong tuần và khôi phục theo từng thứ trong tuần. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tôi nhận thấy cách bố trí đó không thực sự hiệu quả, hay bị rối nên tôi đã biên tập lại. Trong phiên bản năm 2019 này, tôi chỉ thiết kế lưu và khôi phục bản lưu cho toàn thể thời khóa biểu cùng lúc (không lưu riêng rẽ từng thứ trong tuần nữa), và có thể lưu, khôi phục lưu được 3 bản nháp, 1 bản chính thức trong quá trình xếp.
- Thay đổi sheet “inTKBgv” có kiểu bố trí thời khóa biểu cho từng giáo viên giống như thứ tự trong sổ báo giảng, giúp giáo viên vào sổ báo giảng tốt hơn.
- Bổ sung thêm việc in quyết định phân công chuyên môn (ở sheet “PCCM” ) tương ứng với mỗi lần phân công lại chuyên môn, thay đổi thời khóa biểu.
- Bổ sung thêm sheet “LLĐT” (liên lạc điện tử): nhằm copy thời khóa biểu past vào giao diện sổ liên lạc điện tử vndeu và gửi cho phụ huynh học sinh mỗi khi nhà trường có thời khóa biểu mới.
- Ở sheet “inTKBtruong” có bổ sung nốt lệnh in -> tương tự lệnh in thông thường của excel, nhưng nhanh gọn hơn; bổ sung nốt lệnh so sánh giữa thời khóa biểu cũ và thời khóa biểu mới, các vị trí có sự thay đổi so với thời khóa biểu cũ sẽ được tô mầu, giúp giáo viên, học sinh rễ nhận ra những thay đổi liên quan đến lớp, đến giáo viên.
Ngoài ra trong “File excel hỗ trợ xếp thời khóa biểu” lần này còn có nhiều thay đổi về kỹ thuật, giao diện, giải pháp xử lý vấn đề ...được thể hiện cụ thể, trực quan trong “File excel hỗ trợ xếp thời khóa biểu 2019” đính kèm.
2.Nội dung 
2.1.Cơ sở lí luận 
Trong thời đại hiện nay, mọi mặt trong cuộc sống đều có sự góp mặt của công nghệ thông tin.
Trong các văn bản của các cấp quản lý giáo dục cũng đã chú trọng chỉ đạo việc tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy và quản lý.
2.2.Thực trạng vấn đề
2.2.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị 
Năm học 2018-2019 trường THCS Yên Lạc có 242 học sinh được chia thành 8 lớp. Tổng số cán bộ giáo viên trong trường là 18 người. Có 14 giáo viên trực tiếp đứng lớp, trong đó có 10 giáo viên nữ; có 2 người nuôi con nhỏ; có 4 giáo viên đi dạy liên trường nơi khác và có 4 giáo viên trường khác đến dạy liên trường tại trường THCS Yên Lạc. 
Toàn trường hiện nay có 1 phòng tin học với 15 máy tính phục vụ cho học tập, 06 máy tính phục vụ cho công tác quản lý, 07 máy tính phụ vụ việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy.
2.2.2. Giải pháp, biện pháp trước khi nghiên cứu
Năm học 2016-2017 bản thân tôi đã nghiên cứu đề tài này, nghĩa là thiết lập một tạo file excel hỗ trợ xếp thời khóa biểu, việc xếp thời khóa biểu ở trường THCS Yên Lạc khi đó đã được thực hiện tương đối tốt.
2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn
a) Thuận lợi
File excel mà tôi tạo ra, như đã đề cập ở trên, đã hỗ trợ rất tích cực, mang lại hiệu quả tương đối tốt, hỗ trợ khá nhiều trong công tác xếp thời khóa biểu, đáp ứng cùng lúc được nhiều điều kiện đặt ra phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường.
b) Khó khăn
Việc ít giáo viên dẫn đến một giáo viên phải dạy nhiều tiết khiến cho việc xếp thời khóa biểu khá vất vả.
Các phần mềm xếp thời khóa biểu tuy dễ dàng tạo được một thời khóa biểu không trùng tiết, đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản của nhà trường nhưng không nhưng còn nhiều nhược điểu sau:
Khá khó khăn trong việc “vi chỉnh” theo những yêu cầu riêng của từng giáo viên, theo từng thứ trong tuần.
Không thao tác trực tiếp được trên bản thời khóa biểu tổng thể của trường...
Việc đổi tiết, đẩy giờ trong một buổi học đôi khi gây xáo trộn đến các buổi học khác.
Không theo dõi được các thông số cần thiết theo yêu cầu riêng của nhà trường như:
+ số ngày nghỉ của giáo viên.
+ số tiết 5 của mỗi giáo viên.
+ số tiết dạy của từng giáo viên theo ngày trong thời khóa biểu ...
Việc sử dụng file excel tự tạo hỗ trợ xếp thời khóa biểu nói trên, tuy đã hộ trợ được rất nhiều, nhưng trong quá trình sử dụng có bộc lộ một số điểm cần khắc phục, một số giải pháp kỹ thuật có thể nâng cấp để việc sử dụng được nhanh hơn, linh hoạt hơn, đỡ tốn công sức hơn.
2.3.Các giải pháp thực hiện hiện nay
Để tạo ra file excel hỗ trợ việc xếp thời khóa biểu bằng tay với những tính năng cơ bản như đã đề cập ở phần: Mục đích nghiên cứu, bản thân tôi đã tìm tòi nghiên cứu và thực hiện các công việc cụ thể sau:
- Tìm hiểu thêm các khả năng ứng dụng tính năng Condittional Formatting trong excel 2010 (trở lên).
- Nghiên cứu thêm, sử dụng thêm một số hàm nâng cao trong excel.
- Kết hợp sử dụng lập trình VBA trong excel;
	- Thiết kế các nút lệnh, các công cụ, các chức năng, các bảng biểu phù hợp thuận tiện cho người dùng....
- Ứng dụng thực tế vào việc xếp thời khóa biểu ở trường THCS Yên Lạc và một số trường khác như THCS Yên Thịnh, THCS Yên Hùng, THCS Lê Đình Kiên ... rút kinh nghiệm, điều chỉnh, hoàn thiện dần sản phẩm theo hướng: Đơn giản hóa các biểu mẫu, các giao diện tương tác giữa file excel và người dùng.
- Tăng cường một số tính năng thông qua các nút lệnh.
- ...
2.4.Kết quả đạt được:
Sau quá trình nghiên cứu, chỉnh sửa, thực nghiệm, đến nay file excel hộ trợ việc xếp thời khóa biểu thủ công đã cơ bản được hoàn thiện. Sản phẩm đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu riêng của trường THCS Yên Lạc cũng như một trường khác như: THCS Yên Thịnh, THCS Yên Hùng, THCS Lê Đình Kiên ... 
Sản phẩm đã giúp cho việc xếp thời khóa biểu thủ công (theo thói quen của hầu hết các trường trên địa bàn huyện Yên Định) một cách nhanh chóng hơn, đỡ vất vả hơn. Việc điều chỉnh tiết dạy cũng rất dễ dàng, trực quan, sinh động.
Thời gian xếp thòi khóa biểu, điều chỉnh thời khóa biểu thủ công thông thường phải mất cả buổi. Khi sử dụng sản phẩm này, thời gian xếp, điều chỉnh có thể được rút ngắn lại đáng kể, chỉ mất khoảng vài giây nếu điều chỉnh ít, đến 40, 50 phút hoặc hơn một tiếng đồng hồ cho những thay đổi, điều chỉnh phức tạp hơn hoặc xếp lại mới toàn bộ thời khóa biểu.
Các tính năng, giao diện, cách dùng... được trình bày rất cụ thể trong file excel đính kèm (trong sheet HuongDan và trực tiếp trên các sheet chức năng)
(xin xem cụ thể phần phụ lục và xem trực tiếp file excel đính kèm)
Sản phẩm có những ưu điểm, nhược điểm chính như sau:
*Ưu điểm:
- Được thiết kế theo nhu cầu cá nhân, phù hợp với yêu cầu của từng đơn vị. Khả năng tùy biến cao.
- Giao diện trực quan, thao tác trực tiếp trên thời khóa biểu một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.
- Theo dõi được các tiết trùng nhau của giáo viên.
- Theo dõi được số ngày nghỉ của giáo viên.
- Theo dõi được số tiết 5 của giáo viên.
- Tùy chỉnh đổi giờ nhanh chóng trong trường hợp giáo viên nghỉ đột xuất hoặc các trường hợp cần thiết khác.
- Thống kê được số tiết dạy của từng giáo viên trong thời khóa biểu.
- Tô mầu/bỏ tô mầu tự động các ô có cùng giáo viên khi cần, để người xếp dễ theo dõi.
- Có thể theo dõi/bỏ theo dõi nhiều giáo viên cùng lúc (bằng cách tô mầu tự động).
- Dễ dàng thay đổi vị trí các môn học bằng cách đảo vị trí hai ô bất kỳ bằng thao tác: right click ô nguồn –> right click ô đính (sử dụng VBA).
- Theo dõi so sánh được số tiết của từng lớp, từng giáo viên, từng môn học, đối chiếu với số liệu chuẩn ... 
- Tự động tính tổng số tiết của mối giáo viên dựa vào sheet phân công chuyên môn, giúp người phân công cân đối số tiết giữa các giáo viên.
- Xuất được bản in thời khóa biểu chung toàn trường, thời khóa biểu riêng cho từng lớp, thời khóa biểu riêng cho từng giáo viên.
- Giúp so sánh những thay đổi giữa thời khóa biểu mới và thời khóa biểu cũ gần nhất (tự động bôi xám những ô thay đổi) giúp giáo viên, học sinh dễ nhận biết những thay đổi để điều chỉnh kịp thời. 
- Giúp in ấn nhanh chóng quyết định phân công chuyên môn cho mỗi lần thay đổi.
- Hỗ trợ việc copy nội dung thời khóa biểu của từng lớp để gửi qua vnedu cho phụ huynh.
- Có thể chia sẻ, áp dụng cho một số trường trong khu vực có cùng điều kiện.
- Có thể thêm bớt một số tính năng đáp ứng yêu cầu riêng của từng trường trong cụm, huyện...
(và còn một số tính năng khác nữa được giới thiệu trực tiếp trong file excel gửi kèm).
*Nhược điểm:
- Về cơ bản, việc xếp thời khóa biểu khi sử dụng file excel này vẫn là xếp thủ công, vẫn phụ thuộc vào tư duy của con người trong việc giải quyết bài toán xếp thời khóa biểu.
- Vì được thiết kế riêng nên cũng cần được hướng dẫn trước khi sử dụng (không quá khó), tránh việc thao tác sai, làm hỏng file excel.
3.Kết luận, kiến nghị
3.1.Kết luận
	Việc nghiên cứu, ứng dụng excel 2010 (hoặc cao hơn) vào xếp thời khóa biểu như trên đã cho ra những bài học sau:
Việc làm trên đã kích thích sự say mê học hỏi, tìm tòi sáng tạo của người cán bộ quản lý nhà trường; nâng cao trình độ tin học nói riêng và trình độ chuyên môn, năng lực quản lý nói chung.
Giúp cho người cán bộ quản lý hiểu cặn kẽ hơn nhiều vấn đề như: đội ngũ giáo viên, chuyên môn, quy định của cấp trên về các môn học, đối tượng học sinh trong trường... Vì có như thế mới có thể xếp thời khóa biểu một cách nhanh chóng, phù hợp nhất với đơn vị.
	Việc tạo file excel nói trên giúp người cán bộ quản lý trong nhà trường phát huy được năng lực cá nhân, có cơ hội được giúp đỡ giáo viên trong việc xếp thời khóa biểu hợp lý; giúp cán bộ quản lý ở trường khác có cùng nhu cầu, điều kiện xếp thời khóa biểu, từ đó có thiện cảm hơn trong mắt đồng nghiệm trong và ngoài nhà trường.
3.2.Kiến nghị
Đề nghị các cấp quản lý giáo dục tạo ra các điều kiện, các sân chơi phù hợp để các giáo viên, cán bộ quản lý có điều kiện trau dồi, phát huy các năng lực cá nhân.
Trên đây là sáng kiến ứng dụng tính năng Conditional Formatting kết hợp với một số hàm cơ bản để xếp thời khóa biểu bằng excel 2010 (hoặc cao hơn). Sáng kiến đã được khởi tạo và ứng dụng từ năm học 2014-2015 đến nay. Tuy nhiên sản phẩm vẫn không thể tránh được những hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và của Ban giám khảo để cho sản phẩm của tôi ngày càng được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Yên Định, ngày 10 tháng 04 năm 2019 
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
 Nguyễn Minh Giang
TÀI LIỆU THAM KHẢO
	- Phầm mềm xếp thời khóa biểu Thần An của thầy giáo Minh;
	- Phần mềm hỗ trợ xếp thời khóa biểu các nhà trường phổ thông TKB 10.0 của Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường;
	Phần mềm MoEt TKB Trunghoc - Sắp xếp thời khóa biểu cấp 2 và 3 do Bộ GD&ĐT phát hành;
	- Phần mềm Vietschool tkb xếp thời khóa biểu online ... 
(các tài liệu trên đều được sưu tầm qua Internet)
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Minh Giang
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THCS Yên Lạc
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại
Sử dụng hiệu quả bộ thí nghiệm điện lớp 7
Sở GD&ĐT Thanh Hóa
A
2003-2004
Một số kinh nghiệm xây dựng phong trào sử dụng dồ dung dạy học đạt hiệu quả cao ở trường THCS Yên Lạc
Sở GD&ĐT Thanh Hóa
C
2013-2014
Ứng dụng tính năng Conditionnal Formatting kết hợp một số hàm cơ bản để thiết lập file hỗ trợ xếp thời khóa biểu trên excel 2010
Sở GD&ĐT Thanh Hóa
B
2016-2017
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN ĐỊNH
TRƯỜNG THCS YÊN LẠC
PHỤ LỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG TÍNH NĂNG CONDITIONAL FORMATTING
KẾT HỢP VỚI MỘT SỐ HÀM CƠ BẢN ĐỂ THIẾT LẬP
FILE HỖ TRỢ XẾP THỜI KHÓA BIỂU TRÊN EXCEL 2010
	Người thực hiện: Nguyễn Minh Giang
	Chức vụ: Phó hiệu trưởng 
	Đơn vị công tác: Trường THCS Yên Lạc 
	SKKN thuộc lĩnh vực: Tin học
YÊN ĐỊNH, NĂM 2019
Nội dung chính của sheet HuongDan – Hướng dẫn sử dụng file excel xếp thời khóa biểu
Nội dung chính của sheet HuongDan – Hướng dẫn sử dụng file excel xếp thời khóa biểu (tiếp theo)
Nội dung chính của sheet HuongDan – Hướng dẫn sử dụng file excel xếp thời khóa biểu (tiếp theo)
Nội dung chính của sheet Mon-SoTiet đây là sheet quy định số tiết cho từng môn, từng lớp
làm căn cứ để xếp thời khóa biểu
Nội dung chính của sheet Mon-SoTiet đây là sheet quy định số tiết cho từng môn, từng lớp
làm căn cứ để xếp thời khóa biểu (tiếp theo)
Nội dung chính của sheet PCCM – Phân công chuyên môn cho giáo viên
Nội dung chính của sheet PCCM – Phân công chuyên môn cho giáo viên (phần nội dung Quyết định)
Giao diện chính của sheet XepTKB – Sheet này dùng để thao tác xếp thời khóa biểu
Giao diện chính của sheet XepTKB – Sheet này dùng để thao tác xếp thời khóa biểu (tiếp theo)
(phần này dùng để đối chiếu số tiết của mối lớp so với số tiết chuẩn (có ở sheet TTBĐ)
Giao diện chính của sheet XepTKB – Sheet này dùng để thao tác xếp thời khóa biểu (tiếp theo)
(phần này dùng để kiểm tra số tiết cần xếp kẹp đôi của mỗi môn, mỗi lớp
Giao diện chính của sheet inTKBtruong – In thời khóa biểu toàn trường
Giao diện chính của sheet inTKBlop – In thời khóa biểu cho mỗi lớp
Giao diện chính của sheet inTKBgv – In thời khóa biểu cho mỗi giáo viên
Giao diện chính của sheet LLDT – Dùng để copy thời khóa biểu theo từng lớp và gửi qua mạng vnedu
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Yên Định, ngày 10 tháng 04 năm 2019 
Người viết
 Nguyễn Minh Giang

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_tinh_nang_conditional_formatting_ket_hop_voi_m.doc