SKKN Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở Vạn Thắng

SKKN Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở Vạn Thắng

 Trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, ở mọi thời đại, bất cứ hoàn cảnh nào, đất nước ta cũng luôn quan tâm đến đào tạo và phát triển nhân tài, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia.

 Bước vào thế kỷ 21- Thế kỷ của nền văn minh trí tuệ và kinh tế tri thức. Việt Nam bước vào thềm hội nhập thế giới. Giáo dục đào tạo, phát triển nhân tài lại càng là nhiệm vụ trọng yếu mà Đảng, nhà nước ta đã xác định gắn với chiến lược Quốc gia tại nghị quyết TW 2 khoá 8 của Ban chấp hành trung ương Đảng.

 Những năm gần đây, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, Bộ giáo dục và đào tạo đã thổi thêm luống gió mới vào các nhà trường bằng sự định hướng rõ nét: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh được giữ vai trò chủ động trong lĩnh hội kiến thức. Người thầy giữ vai trò chủ đạo, là trọng tài điều khiển học sinh chủ động nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức mới. Điều này giúp trò phát huy được năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo và nhiều cơ hội khám phá tri thức; mặt khác, giúp người thầy phân loại đối tượng, phát hiện tài năng từ khi các em còn ở bậc học THCS.

 Một lần nữa, nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”, và "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng trong xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam".

 Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.

 

doc 19 trang thuychi01 5275
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở Vạn Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I-PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
 Trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, ở mọi thời đại, bất cứ hoàn cảnh nào, đất nước ta cũng luôn quan tâm đến đào tạo và phát triển nhân tài, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia. 
 Bước vào thế kỷ 21- Thế kỷ của nền văn minh trí tuệ và kinh tế tri thức. Việt Nam bước vào thềm hội nhập thế giới. Giáo dục đào tạo, phát triển nhân tài lại càng là nhiệm vụ trọng yếu mà Đảng, nhà nước ta đã xác định gắn với chiến lược Quốc gia tại nghị quyết TW 2 khoá 8 của Ban chấp hành trung ương Đảng. 
 Những năm gần đây, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, Bộ giáo dục và đào tạo đã thổi thêm luống gió mới vào các nhà trường bằng sự định hướng rõ nét: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh được giữ vai trò chủ động trong lĩnh hội kiến thức. Người thầy giữ vai trò chủ đạo, là trọng tài điều khiển học sinh chủ động nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức mới. Điều này giúp trò phát huy được năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo và nhiều cơ hội khám phá tri thức; mặt khác, giúp người thầy phân loại đối tượng, phát hiện tài năng từ khi các em còn ở bậc học THCS. 
 Một lần nữa, nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”, và "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng trong xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam". 
 Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
 Để thực hiện nhiệm vụ chiến lược giáo dục mang tính quốc gia, chất lượng học sinh giỏi gắn với nâng cao chất lượng đại trà đã là mục tiêu gắn liền với nhiệm vụ mỗi năm học trong các nhà trường phổ thông nói chung và cấp THCS nói riêng. Do đó, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn được quan tâm và là vấn đề cấp thiết hiện nay buộc mỗi nhà quản lý giáo dục phải trăn trở; Bởi công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình mang tính khoa học, nghiêm túc, bền bỉ. Đối với cấp trung học cơ sở, ngay từ đầu cấp học, các nhà trường đã chủ động lập kế họach giảng dạy, đưa giải pháp phù hợp cho tất cả các đối tượng học sinh. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng học sinh giỏi nói riêng.
 Thực tiễn trường Trung học cơ sở Vạn Thắng, qua những năm đảm nhiệm công tác quản lý, cho dù bản thân cũng như tập thể sư phạm đã nỗ lực, tìm tòi giải pháp. Song chỉ mới dừng lại ở duy trì chất lượng giáo dục đại trà, còn chất lượng học sinh giỏi của nhà trường vẫn còn thấp so với một số trường trong huyện và không đạt mục tiêu đặt ra. Điều đó khiến nhà trường, đội ngũ quản lý phải trăn trở, tòm tòi đổi mới tìm giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng giáo dục hiện nay. Đặc biệt, năm học 2011-2012, nhà trường đưa vào kế hoạch chiến lược trình các cấp lãnh đạo và quyết tâm xây dựng thành công trường chuẩn Quốc gia vào năm 2014. Xác định chất lượng giáo dục là mục tiêu hàng đầu để phấn đấu được công nhận trường Trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia. Trong đó, chất lượng học sinh giỏi qua các kỳ thi khẳng định sứ mệnh, là sự đánh giá khách quan về năng lực chuyên môn của đội ngũ nhà giáo và năng lực quản lý của ban giám hiệu nhà trường. 
 Trước nhiệm vụ bức thiết đó, tôi quyết định nghiên cứu giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh giỏi qua các kỳ thi qua đề tài nghiên cứu Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở Vạn Thắng. Với mong muốn xây dựng hệ thống kinh nghiệm qua các biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Tìm hướng đi đúng, phù hợp thực tiễn nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, duy trì chất lượng dạy và học, trong đó có chất lượng học sinh giỏi. Góp một tiếng nói chung trong lĩnh vực bồi dưỡng học sinh giỏi ở cấp THCS hiện nay.
2.Mục đích nghiên cứu
 Đề tài Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở Vạn Thắng nhằm đánh giá thực trạng biện pháp chỉ đạo, kết quả đạt được trong 2 nămhọc 2011-2012; 2012-2013 để nghiên cứu đề tài; vận dụng trong 2 năm học 2013-2014; 2014-2015; để tìm ra một số nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm, đề xuất một số biện pháp về công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi của trường Trung học cơ sở Vạn Thắng. Góp phần nâng cao chất lượng học sinh đại trà nói chung, nâng cao chất lượng học sinh giỏi nói riêng, đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay và duy trì chất lượng giáo dục của trường Trung học cơ sở Vạn Thắng đạt chuẩn Quốc gia đã được công nhận.
3.Đối tượng nghiên cứu
 Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở Vạn Thắng nhằm nghiên cứu, tổng kết kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua đội ngũ nhà giáo, học sinh và các điều kiện liên quan đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường Trung học cơ sở Vạn Thắng.
4.Phương pháp nghiên cứu
 Nghiên cứu tài liệu, kiểm nghiệm thực tế, so sánh đối chứng rút ra bài học kinh nghiệm gồm:
-Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: 
Nhận thức về vai trò bồi dưỡng học sinh giỏi góp phần thiêt thực đào tạo nhân tài cho đất nước.
Một số lý luận liên quan đến chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi: Năng lực, năng khiếu, tài năng
-Phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm:
+ Phương pháp điều tra để có những thông tin cơ bản, chính xác về thực trạng chỉ đạo tổ chức của Ban giám hiệu, thực hiện và kết quả đạt được của giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
+ Phương pháp quan sát nhằm thu thập những thông tin trực tiếp về thực trạng chỉ đạo tổ chức của Ban giám hiệu, thực hiện và kết quả đạt được của giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
+ Phương pháp thống kê nhằm sử dụng xử lý số liệu thu được để so sánh, kết luận xác đáng.
II-PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận của biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi. 
1.1/ Nhận thức về vai trò trí tuệ:
 Trí tuệ -Một công cụ vạn năng, một tài nguyên vô giá mà trong vũ trụ, chỉ con người mới chiếm lĩnh được. Trí tuệ là tài nguyên sinh ra mọi tài nguyên khác. Khi nhận thức của con người đạt đến một trình độ nhất định sau khi thực hiện quá trình tư duy cao, khi đó có trí tuệ.
 Trí tuệ là tiền đề của tri thức, là cái cơ bản quyết định sự phát triển của mỗi con người, một xã hội, cộng đồng, quốc gia. Ngày nay, tri thức lại có thêm một chức năng cực kỳ quan trọng- Nhân loại gọi thế kỷ 21 là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Do đó, việc sản sinh ra tri thức mới sẽ trở thành hoạt động vô cùng quan trọng của nhân loại. Tri thức đã là yếu tố quyết định cho sự cạnh tranh, phát triển trên mọi lĩnh vực của các quốc gia trên toàn cầu.
 Các Quốc gia trên thế giới ngày càng thấy rõ: Tài năng, thiên tài không những mang lại vinh quang cho mỗi cá nhân, mà còn mang lại giá trị tinh thần, vất chất to lớn không chỉ cho Quốc gia đó mà cho cả nhân loại.
1.2/Nội dung công tác quản lý quá trình day- học và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
 Dạy và học là hai vấn đề trung tâm ở mỗi nhà trường. Thực chất của quản lý nhà trường là quản lý quá trình dạy và học. Muốn dạy tốt, người giáo viên phải xuất phát từ tổ chức tối ưu hoạt động của thầy và trò. Thực hiện tốt các chức năng dạy và học, đồng thời đảm bảo mối liên hệ hai chiều thường xuyên, bền vững.
 Quản lý quá trình dạy học là quản lý tập thể giáo viên và học sinh để chính họ tự quản lý hoạt động của mình. Quản lý hoạt động dạy và học bằng cách tác động tới từng giáo viên và cả tập thế sư phạm. Mỗi giáo viên lại quản lý việc học tập, rèn luyện của mỗi lớp, nhóm, đến từng học sinh. Mỗi học sinh lại tự quản từ bên trong cá thể. Cuối cùng sản phẩm thu được trong nhà trường qua quá trình quản lý là con người được đào tạo bài bản, toàn diện, nhân cách được hình thành và phát triển.
 Sự quản lý trong nhà trường đối với giáo viên và học sinh vừa là tác động mang tính dân chủ nhằm tích cực giúp đỡ, tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực cá nhân ở mức độ cao nhất, vừa mang tính mệnh lệnh. Như vậy trong công tác quản lý trường học, người quản lý có vị trí trung tâm trong việc chỉ đạo dạy và học. Trong đó, nhiệm vụ chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt mỗi năm học.
1.3/ Một số khái niệm có tính chất lý luận có liên quan đến vấn đề học sinh giỏi
-Năng lực và tài năng: Năng lực là những vấn đề đặc điểm tâm lý riêng biệt của mỗi con người. Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình phát triển, vận động của hoạt động cụ thể. Nó là sản phẩm của hoạt động thực tiễn tích cực của con người không thể tách rời hoàn cảnh xã hội sự tham gia phục vụ cho sự phát triển xã hội. Người có năng lực thường có đầy đủvốn tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách sáng tạo,có khả năng thích ứng và giải quyết những yêu cầu mới.
 Năng lực chỉ tồn tại và được khẳng định trong sự vận động của một hoạt động cụ thể. Nó là sản phẩm của một hoạt động thực tiễn tích cực của con người, không tách rời hoàn cảnh xã hội và sự tham gia phục vụ cho sự phát triển của xã hội, cho lợi ích của nhân loại.
 Trình độ cao của năng lực là tài năng. Trình độ tột đỉnh của năng lực là thiên tài.
-Năng khiếu: Theo từ điển giáo dục học, là tập hợp tư chất bẩm sinh, di truyền trong một cấu trúc tâm lý của cá nhân làm tiền đề nảy sinh và phát triển những tiềm năng nổi trội đặc biệt, làm cơ sở hình thành những năng lực đặc biệt vượt leentreen những khuôn khổ bình thường, cho phép sáng tạo những giải pháp độc đáo , đem lại những kết quả lớn lao khác thường. Vậy năng khiếu là mầm mống, là tín hiệu của tài năng nếu được phát hiện và bồi dưỡng kịp thời, có hệ thống với phương pháp tốt thì sẽ phát triển.
-Học sinh năng khiếu: Qua nghiên cứu, người ta thấy rằng năng lực đặc thù trên các lĩnh vực đều có những nét chung. Được quy tụ vào 3 tiêu chuẩn sau:
 Thứ nhất là thông tuệ. Những học sinh năng khiếu thường thông minh, trí tuệ phát triển, năng lực tư duy tốt, tiếp thu vấn đề nhanh, nhớ lâu, có khả năng suy diễn, quy nạp, khái quát, tổng hợp vấn đề. 
Thứ hai là sáng tạo. Các em có khả năng tư duy độc lập, có óc phê phán cao, không đi theo đường mòn, luôn nhìn nhận bản chất để tìm ra quy luật của các hiện tượng, sự vật. Có khả năng dự báo , đề xuất những giải pháp mới, đạt hiệu quả tối ưu.
 Thứ ba, các em có một số phẩm chất nổi bật: Say mê tò mò khoa học. Hoạt động có mục đích rõ ràng, trung thực, kiên trì, thích tìm tòi cái mới, giàu lòng vị tha và tính nhân văn, có ý chí phấn đấu vươn lên tự hoàn thiện mình. Tinh thần vượt khó và tính tự chủ cao.
-Học sinh giỏi ở bậc trung học cơ sở: Là sự thể hiện năng khiếu ở môn học nào đó. Sự đánh giá ghi nhận kết quả đạt được của các em ở mức độ cao so với mục tiêu đề ra của môn học đó ở từng khối lớp và cả bậc học Trung học cơ sở.. Kết quả mỗi môn học của học sinh được thông qua kiến thức và kỹ năng các em có được qua quá trình học tập, đồng thời thể hiện qua quá trình tư duy, thái độ và cách ứng xử, cách vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành, vận dụng kiến thức kỹ năng vào các hoạt động, tình huống trong cuộc sống hàng ngày. 
 Nghị quyết trung ương 2 khóa 8 đã chỉ rõ: “ Mục tiêu chủ yếu là giáo dục toàn diện: Đức, trí, thể, mỹ ở tất cả các bậc học”. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi không thể tách rời nền tảng giáo dục phổ thông toàn diện, vững chắc. Vấn đề là phát hiện ra khi nào, học sinh nào và giỏi mặt nào. Hiện nay chưa có một công thức tối ưu nào cho vấn đề trên. Điều đó chủ yếu phụ thuộc năng lực, nghệ thuật của nhà sư phạm- Người kỹ sư tâm hồn! Chính vì vậy, chất lượng học sinh nói chung, và học sinh giỏi nói riêng không chỉ đánh giá bằng điểm số thông qua các bài kiểm tra, mà quan trọng hơn, cơ bản hơn là các em có năng khiếu bẩm sinh gì, phẩm chất nào trong nhân cách đang hình thành, các em trưởng thành và phát triển như thế nào, các em có năng lực gì để tiếp tục bồi dưỡng và phát triển.
-Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.
-Chỉ đạo là hướng dẫn cụ thể theo một đường lối chủ trương nhất định.
-Biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi là giải pháp, cách thức giải quyết, hướng dẫn của quản lý nhà trường cho giáo viên thực hiện việc phát hiện, bồi dưỡng, đánh giá học sinh giỏi. Chế độ đãi ngộ học sinh giỏi và giáo viên giảng dạy theo mục tiêu, kế hoạch đã định. Phù hợp với thực tiễn nhà trường, mục tiêu cấp học, mục tiêu giáo dục quốc gia. Đáp ứng yêu cầu giai đoạn phát triển đất nước.
 2.Thực trạng chất lượng học sinh giỏi trước khi áp dụng đề tài Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở Vạn Thắng
 2.1-Thuận lợi: Trên thực tế, những năm gần đây, chính phủ đã đầu tư thích đáng cho giáo dục trên tầm vĩ mô, có chiến lược giáo dục lâu dài, do đó nền giáo dục Việt Nam đã thu được nhiều thành công rực rỡ trong lĩnh vực học sinh giỏi trong nước và quốc tế.
 Sở giáo dục đào tạo Thanh Hóa, Phòng giáo dục đào tạo Nông Cống những năm gần đây đặc biệt quan tâm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nên đã đưa những giải pháp hay trong lĩnh vực này như: tổ chức chuyên đề, phát hành tài liệu bồi dưỡng nâng cao thiết thực sát với mục tiêu cấp học, tổ chức giao lưu học sinh giỏi cấp huyện các khối 6,7,8 chứ không dừng lại ở thi học sinh giỏi khối 9 như trước kia. Đặc biệt, phòng giáo dục đã tổ chức được kỳ thi sát hạch chất lượng giáo viên được đông đào giáo viên tham gia và đồng tình bởi đó là tiếng chuông báo thức đối với một số không ít giáo viên hiện nay ngủ quên trước yêu cầu chất lượng đội ngũ nói chung và phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Chủ trương này đã tạo cơ chế cho các nhà trường nâng cao chất lượng, tạo động lực để đội ngũ rèn luyện trong chuyên môn nghiệp vụ, góp phần tích cực nâng cao chất lượng dạy và học, trong đó chất lượng học sinh giỏi ngày càng khởi sắc, tạo thêm động lực cho nhà trường.
 Đã có tên nhiều học sinh huyện Nông Cống được ghi trong bảng vàng các kỳ thi học sinh giỏi cáp quốc gia. Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh của khối THCS huyện Nông Cống cũng được xếp vào tốp đầu của tỉnh Thanh Hóa. Nếu như trước kia, kết quả thi học sinh giỏi khối THCS của huyện chỉ đạt được giải cao, giải tỉnh đối với học sinh trường Trần Phú thì những năm gần đây, các trường vùng sâu vùng xa có nhiều giải cao không những cấp huyện mà cả cấp tỉnh và cấp Quốc gia.
 V¹n Th¾ng là địa phương có mặt bằng dân trí cao, có sự phát triển kinh tế xã hội ổn định. Hầu hết các gia đình đều có truyền thống học tập và quan tâm nhiều đến việc học tập của con em. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của phòng Giáo dục - Đào tạo Nông cống và lãnh đạo Xã Vạn Thắng, sự giúp đỡ của phụ huynh học sinh, vµ c¸c tæ chøc chÝnh trÞ x· héi trong vµ ngoµi x·, do đó đã từng bước xác lập được thương hiệu, có sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh học sinh trên địa bàn xã và khu vực lân cận. Với truyền thống nhà trường nhiều năm liên tục đạt thứ hạng cao về thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện và các thành tích khác về phong trào thể dục thể thao,văn hoá văn nghệ và công tác đoàn đội.
 Ở trường trung học cơ sở Vạn Thắng, nhận thức được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài trước yêu cầu của giáo dục hiện nay, Ban giám hiệu đã đưa vào một trong những nhiệm vụ chiến lược trọng tâm hàng đầu trong lộ trình thực hiện nghị quyết 29 của ban bí thư trung ương Đảng: Nâng cao chất lượng đội ngũ- duy trì chất lượng đại trà- Nâng cao chất lượng học sinh giỏi từ 2010 đến 2015, tầm nhìn đến 2020. Mục tiêu này được đội ngũ hưởng ứng tích cực và đồng lòng thực hiện. Cơ sở hạ tầng cũng được BGH quan tâm tham mưu các cấp lãnh đạo đầu tư thích đáng. Chất lượng đội ngũ, kết quả giáo dục những năm vừa qua cho thấy thành công bước đầu của nhà trường là đáng khích lệ: Chất lượng đại trà được cải thiện thực chất với tỷ lệ hàng năm bình quân 98% trung bình trở lên. Trong đó, học sinh khá giỏi 35%, học sinh yếu 3%. Không có học sinh kém. Bên canh đó, nề nếp kỷ cương ngày càng ổn định. Học sinh xếp loại hanh kiểm khá trở lên 96%. Không có học sinh hạnh kiểm yếu.
 Với quá trình phấn đấu về mọi mặt của tập thể Chi bộ, nhà trường, nhiều năm liền trường THCS Vạn Thắng đã được công nhận tập thể lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được UBND huyện Nông Cống tặng giấy khen. Tháng 6 năm 2014, UBND tỉnh Thanh Hóa cấp bằng công nhận trường THCS Vạn Thắng đạt chuẩn Quốc gia. Năm 2015, đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh được UBND tinh Thanh Hóa tặng bằng khen cùng với nhiều thành tích khác đã tạo vị thế cho tập thể sư phạm và động lực phấn đấu cho giáo viên, học sinh tích cực hưởng ứng và đạt kế quả cao trong các phong trào thi đua 2 tốt, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo .
2.2- Khó khăn: 
 Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chất lượng giáo dục, nhất là bồi dưỡng học sinh giỏi, đối với trường trung học cơ sở Vạn Thắng cũng như cấp học trung học cơ sở nói chung, đa số các trường gặp không ít khó khăn.
 Thứ nhất là do đội ngũ giáo viên thiếu ổn định, thừa thiếu không đều giữa các bộ môn. Công tác kiểm tra, rà soát trách nhiệm đối với các nhóm và các thành viên trong nhà trường chưa thực hiện thường xuyên và chặt chẽ. Đánh giá giáo viên chưa sâu sát, còn có tư tưởng cào bằng,cả nể, đặc biệt là ở các tổ chuyên môn. Một bộ phận giáo viên chưa tự giác đầu tư, học hỏi nâng cao năng lực chuyên môn, do đó chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới. 
 Thứ hai, có thể cho rằng đây là vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng lại là vấn đề khiến giáo viên giảng dạy và các nhà quản lý nhà trường trung học cơ sở còn lúng túng: Muốn có học sinh giỏi thì phải bắt đầu từ đâu? Phải làm gì và làm như thế nào. Một số giáo viên có kiến thức nhưng nôn nóng, không tuân thủ quy trình bồi dưỡng, tung lượng kiến thức nâng cao xa vời, khiến học sinh không tìm ra con đường tư duy dẫn đến hoang mang chán nản, mất tự tin. Quản lý chuyên môn thường nặng về thủ tục hành chính, chưa thực sự tìm tòi tổ chức sinh hoạt nâng cao chất lượng đội ngũ.
 Thứ ba: do đặc điểm lứa tuổi ở cấp học, các em ở giai đoạn quá độ phát triển tâm sinh lý, quá trình tư duy chưa hoàn thiện. Khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa còn hạn chế. Nhiều học sinh chưa dành đủ thời gian cho tự học, ý thức tự học chưa cao.
 Thứ tư: Kết quả của trường qua các kỳ thi học sinh giỏi nhìn chung còn thấp, đôi khi giáo viên trông chờ may-rủi, thời vụ từ phía học sinh. Chất lượng học sinh giỏi không mang tính bền vững, do đó các nhà trường nản, chưa đầu tư thích đáng thời gian và kinh phí cho lĩnh vực này.
Thứ năm: CSVC của nhà trường chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới cho các hoạt động giảng dạy. Kinh phí đầu tư cho công tác thi đua khen thưởng eo hẹp, mức thưởng chưa tương xứng với thành tích đạt được của giáo viên và học sinh.
 Thứ sáu: Trường trung học cơ sở Vạn Thắng: trường đóng trên địa bàn thuộc trong khu vực tuyển chọn học sinh khá giỏi cho trường Trần Phú chất lượng cao theo đề án của huyện Nông Cống. Các trường trong huyện phải có trách nhiệm ủng hộ đề án này để tạo môi trường học tập tốt cho đối tượng học sinh có năng khiếu các môn học ở cấp THCS trên địa bàn huyện. Do đó, học sinh tuyển vào lớp 6 của trường Vạn Thắng hàng năm cũng chỉ đạt mức trung bình trở xuống, số học sinh đầu cấp giảm. Đây là khó khăn lớn nhất của nhà trường trong nhiệm vụ duy trì chất lượng dạy và học cũng như xây dựng chất lượng học sinh giỏi.
 Với những nguyên nhân trên, cho dù đã rất nỗ lực tìm tòi hướng đi cho chất lượng học sinh giỏi, song công sức đội ngũ đầu tư vào chất lượng giáo dục và kết quả đạt được các năm học thường không tương đồng với nhau. Khảo sát qua các kỳ thi và học sinh giỏi toàn diện qua đánh giá chất lượng cuối năm học trước khi nghiên cứu và áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở Vạn Thắng vẫ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao_hieu_qua_boi_duong_hoc.doc