SKKN Một vài giải pháp nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật cho học sinh lớp 12C5 trường THPT Đinh Chương Dương
Công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên có thể coi là nhân tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng dạy và học của thầy và trò. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đối với bậc trung học phổ thông, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng, còn bao gồm cả công tác phân luồng lao động, định hướng ngành nghề và hội nhập cuộc sống cho các em trong tương lai. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên hơn nữa; bởi trong một xã hội đang phát triển, mặt trái của kinh tế thị trường có tác động đến việc hình thành nhân cách của học sinh, bên cạnh đó để mưu sinh nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Vì vậy, thầy cô giáo chủ nhiệm giống như người cha, người mẹ thứ hai của các em. Chính vì thế mà công tác chủ nhiệm đòi hỏi ở các thầy, cô phải có nhiều kinh nghiệm và sự hy sinh cao cả.
MỤC LỤC NỘI DUNG Trang 1. MỞ ĐẦU 02 1.1 Lí do chọn đề tài 02 1.2 Mục đích nghiên cứu 03 1.3 Đối tượng nghiên cứu 03 1.4 Phương pháp nghiên cứu 04 2. NỘI DUNG 04 2.1 Cơ sở lí luận 04 2.2 Thực trạng vấn đề 05 2.3 Những giải pháp thực hiện. 08 2.3.1 Về phía giáo viên chủ nhiệm 08 2.3.2 Thực hiện đánh giá xếp loại học sinh 09 2.3.3 Phối hợp với giáo viên bộ môn 10 2.3.4 Phối hợp với Đoàn thanh niên 11 2.3.5 Phối hợp với phụ huynh 12 2.3.6 Tổ chức các hoạt động giáo dục 13 2.4 Hiệu quả của SKKN 14 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17 3.1 Kết luận. 17 3.2 Kiến nghị. 17 Tài liệu tham khảo 19 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài Công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên có thể coi là nhân tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng dạy và học của thầy và trò. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đối với bậc trung học phổ thông, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng, còn bao gồm cả công tác phân luồng lao động, định hướng ngành nghề và hội nhập cuộc sống cho các em trong tương lai. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên hơn nữa; bởi trong một xã hội đang phát triển, mặt trái của kinh tế thị trường có tác động đến việc hình thành nhân cách của học sinh, bên cạnh đó để mưu sinh nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Vì vậy, thầy cô giáo chủ nhiệm giống như người cha, người mẹ thứ hai của các em. Chính vì thế mà công tác chủ nhiệm đòi hỏi ở các thầy, cô phải có nhiều kinh nghiệm và sự hy sinh cao cả. Ở lứa tuổi THPT, các em chưa phải là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con, khả năng nhận thức chưa thật sự chín chắn và có thể sẽ sai lệch nếu không được định hướng. Đa số các em còn lệ thuộc vào cha mẹ về cả kinh tế lẫn tinh thần. Tuy nhiệm vụ chính là học tập, nhưng các em thường phải đối mặt với rất nhiều áp lực, từ nhiều phía: gia đình, nhà trường, xã hội. Ở nhà, đó là những yêu cầu, kỳ vọng của cha mẹ, ông bà, là bầu không khí trong gia đình, là mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ, Ở trường, là áp lực về học tập, quan hệ với thầy cô, bạn bè,.. Ngoài xã hội, các em phải đối mặt với những cám dỗ của các trò chơi, các trang thông tin mạng, Và riêng bản thân các em cũng phải lúng túng với những vấn đề mới nảy sinh: những thay đổi về tâm sinh lý, tình yêu tuổi học trò, việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, Cá biệt, có những em vấp phải vấn đề nghiêm trọng hơn: lệch lạc về giới tính, bạo hành gia đình, tệ nạn xã hội, Đối diện với những vấn đề phức tạp đó, rất nhiều em sẽ không biết nhìn nhận, giải quyết vấn đề như thế nào cho hợp lý. Nếu không trang bị cho các em một lập trường vững vàng, niềm tin trong cuộc sống, sự nghiêm khắc của bản thân thì các em sẽ rất khó tự bảo vệ mình và trưởng thành lên được. Trường THPT Đinh Chương Dương vốn là trường bán công chuyển sang công lập, nên chất lượng đầu vào của học sinh vẫn còn thấp, vì thế nhiệm vụ trong tâm của nhà trường là tập trung nâng cao chất lượng dạy học. Cùng với công tác giảng dạy, Ban giám hiệu cũng đã chú ý đề cập đến vấn đề tìm hiểu, nắm bắt tâm lí của học sinh để hỗ trợ cho quá trình giảng dạy đặc biệt là giáo dục tính kỷ luật, nâng cao sự tự giác cho các em. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy giáo viên hay phụ huynh không thường xuyên bên cạnh các em để nhắc nhở, uốn nắn các em được. Để các em có thể tự giác học bài, làm bài tập ở nhà, thực hiện quy định của nhà trường, của lớp hay quy định của giáo viên thì cần nâng cao ý thức tự giác và tính kỷ luật cho học sinh. Nhận thấy tầm quan trọng trong giáo dục ý thức kỷ luật cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nên bản thân tôi đã tiến hành thực nghiệm và thực hiện giáo dục nâng cao ý thức kỷ luật cho học sinh trong thời gian qua. Vì vậy, trong năm học này tôi đã chọn đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình là : “MỘT VÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC TỔ CHỨC KỶ LUẬT CHO HỌC SINH LỚP 12C5 TRƯỜNG THPT ĐINH CHƯƠNG DƯƠNG” để một phần chia sẻ kinh nghiệm của mình trong quá trình làm việc cũng là thêm thời nghiên cứu về một khía cạnh trong công tác giáo dục học sinh THPT. 1.2. Mục đích nghiên cứu Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hướng đến những mục đích sau: - Học sinh nhận thức được vai trò của tính kỷ luật đối với bản thân và trong một tập thể. - Học sinh có ý thức tự giác trong việc nghiêm túc với bản thân trong các công việc của lớp, của trường. - Các em nghiêm túc với việc định hướng tương lai: lựa chọn nghề phù hợp với sở trường, năng lực của bản thân, những đòi hỏi của nghề nghiệp và yêu cầu của xã hội; Trang bị cho học sinh những kỹ năng sống cơ bản để tự xử lý tốt các tình huống phát sinh trong cuộc sống: mối quan hệ tình bạn, tình yêu; áp lực đời sống học tập; cám dỗ của xã hội đồng thời có quan niệm về thẩm mĩ đúng đắn về sự tiến bộ của xã hội. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 12C5 Trường THPT Đinh Chương Dương khóa học 2014-2017. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Thông qua kinh nghiệm thực tiễn của bản thân trong quá trình làm chủ nhiệm. Trong quá trình thực hiện tôi tiến hành: + Thu thập thông tin: thu thập bằng nhiều nguồn như thông tin từ bạn bè, gia đình, thầy cô bộ môn, facebook, phiếu điều tra ... + Thống kê, phân tích, xử lí số liệu; đưa ra các số liệu cụ thể từ đó nhận xét, đánh giá. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận Giáo viên chủ nhiệm có vai trò vô cùng to lớn đến sự phát triển nhân cách, ảnh hưởng đến sự nỗ lực cố gắng của các em. Nhiều học sinh vẫn coi giáo viên của mình như là một nhân vật lớn lao trong cuộc sống, là thần tượng mà mình cố gắng để làm được giống như thầy cô. Trước hết, ta liệt kê một số nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm lớp phải quản lý toàn diện lớp học, quản lý học sinh lớp học và cần nắm vững hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh; hiểu biết những đặc điểm của từng em học sinh (về sức khỏe, sinh lý, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ xã hội, bạn bè). Cần nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục cấp học, lớp học và khả năng thực hiện, kết quả của lớp phụ trách so với mục tiêu giáo dục về mọi mặt (học tập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ và các hoạt động khác). Quản lý toàn diện đặc điểm học sinh của lớp, nắm vững mục tiêu đào tạo, giáo dục cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể học sinh. Chức năng cố vấn thể hiện trước hết ở chỗ giáo viên chủ nhiệm bằng nghệ thuật sư phạm kích thích tư duy sáng tạo ở học sinh, phát triển tiềm năng trí tuệ vốn có của từng em trong học tập, đề xuất các nội dung, các giải pháp, cách thức tổ chức hoạt động thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường. Cố vấn là sự điều chỉnh, điều khiển tư duy thái độ, tình cảm, hành vi, hoạt động của học sinh. Vai trò cố vấn đối với học sinh phải quán triệt được toàn diện nội dung giáo dục, kế hoạch hoạt động của cá nhân và tập thể lớp chủ nhiệm bao gồm từ việc học tập, rèn luyện đạo đức, văn hóa, thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể, hoạt động chính trị xã hội, quan hệ giao tiếpdiễn ra trong nhà trường và ngoài xã hội. Giáo viên chủ nhiệm cũng là cầu nối giữa Hiệu trưởng (Ban giám hiệu), giữa các tổ chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Với tư cách là nhà sư phạm (đại diện cho tập thể các nhà sư phạm), giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp chủ nhiệm tất cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh của lớp chủ nhiệm không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự gương mẫu của người giáo viên chủ nhiệm, để mục tiêu giáo dục được học sinh chấp nhận một cách tự giác, tự nguyện. Với kinh nghiệm sư phạm và uy tín của mình, giáo viên chủ nhiệm có khả năng biến những chủ trương, kế hoạch đào tạo của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp và của mỗi học sinh. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh của lớp phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà trường và với các giáo viên bộ môn. Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với phụ huynh học sinh, với các lực lượng xã hội, địa phương nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của lớp chủ nhiệm. Hiệu quả của tổ chức giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm phụ thuộc không nhỏ vào khả năng liên kết các lực lượng xã hội, phát huy tiềm năng của xã hội, của địa phương về mọi mặt đối với công tác giáo dục. Xuất phát từ những đặc điểm về tâm lý lứa tuổi học sinh THPT, việc định hướng giáo dục, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật cho học sinh trung học là rất cần thiết . Học sinh trung học phổ thông là những em ở lứa tuổi cuối thiếu niên và đầu thanh niên. Lứa tuổi đang khẳng định mình, giàu ước mơ, bước đầu có kinh nghiệm sống, có khả năng tự quản, tổ chức hoạt động tập thểTuy nhiên, vẫn là lứa tuổi mong muốn lớn hơn khả năng, muốn khẳng định nhưng chưa đủ về mọi mặt kinh nghiệm, tri thức. Khi có thành công thì dễ tự tin quá mức, ngược lại gặp những thất bại đầu tiên dễ dao động, lòng tự tin bị giảm sút Học sinh có ý thức tổ chức kỷ luật tốt các em sẽ tự trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng tốt nhất để vượt qua mọi cám dỗ của cuộc sống để học tập và trưởng thành. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Bản thân tôi đang trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm nhiều năm tại một trường đi lên từ trường bán công với gần như số học sinh vào trường đều có kiến thức về các môn học rất yếu, hoàn cảnh kinh tế gia đình đa số là nông nghiệp dẫn đến bố mẹ phải lo kiếm tiền nuôi sống gia đình nên ít có thời gian quan tâm đến con cái, lại có nhiều phụ huynh phải bỏ quê đi làm ăn xa để các em ở nhà một mình hoặc với ông bà, cũng có nhiều gia đình khá giả nên phụ huynh quá chiều chuộng con ...dẫn đến đa số các em vào trường có đạo đức lối sống, lời ăn tiếng nói, ý thức chấp hành kỷ luật chưa tốt, có nhiều em có cuộc sống tự do, buông thả không coi ai ra gì... Học sinh lớp 10C5 năm học 2014-2015 có chất lượng đầu vào thấp và được đánh giá là yếu nhất của khối, có một số học sinh học lực yếu bị lưu ban của năm học trước được xếp vào lớp. Sang năm lớp 11, có một số học sinh học tại lớp 11C1 (lớp đầu của khối) bị chuyển sang lớp 11C5 do không có kết quả học tập tốt tại lớp 11C1. Sĩ số năm lớp 12C5 có 39 học sinh gồm 22 nam, 17 nữ. Tập trung ở 11 xã và thị trấn trong huyện bao gồm: Thị trấn, Lộc Tân, Lộc Sơn, Tiến Lộc, Quang Lộc, Hoa Lộc, Phú Lộc, Đa Lộc, Hòa Lộc, Xuân Lộc, Minh Lộc. Trong đó tập trung ở 2 xã là Hòa Lộc (11 em), Xuân Lộc (13 em). Có 06 học sinh trong gia đình thuộc đối tượng nghèo và cận nghèo. Tỷ lệ xếp loại học lực và hạnh kiểm của lớp năm lớp 11 nằm dưới mức trung bình trung của cả trường: Hạnh kiểm (%) Học lực (%) Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Lớp 11C5 51,4 29,7 10,8 8,1 0 21,6 64,9 13,5 Toàn trường 71,3 18,9 7,2 2,5 7,4 38,0 49,7 4,9 Ban đại diện hội cha mẹ học sinh của lớp gồm 3 người: có 02 phụ huynh là giáo viên và 01 phụ huynh là lao động tự do, tất cả đều quan tâm đến công tác giáo dục của nhà trường của lớp, phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm trong công việc đặc biệt là liên hệ với các phụ huynh học sinh trong lớp. Một số biểu hiện của các em đặc biệt trong lớp 12: - Trong việc chấp hành kỷ luật: Việc thực hiện nội quy của lớp và của nhà trường ở nhiều em còn chưa tốt. Tính đến ngày 03/10/2016 theo thống kê nghỉ học của lớp, việc nghỉ học tập trung ở một số em: Em Nguyễn Việt Tiến (học sinh lưu ban của khóa học 2 năm trước đã nghỉ 19 buổi), em Mã Văn Bảo (học sinh chuyển từ lớp C1 sang, tính hết tháng 9 nghỉ 8 buổi), em Nguyễn Doãn Tuấn Thịnh (bố mất khi em học lớp 9 nghỉ 7 buổi), em Tăng Thị Thu (không có bố, mẹ đi làm công nhân trong Bình Dương nghỉ 6 buổi), ... Một số học sinh đi học muộn khá nhiều, thường xuyên bị ban nề nếp nhắc nhở và ghi sổ trực như: Nguyễn Hoài Nam (xã Xuân Lộc), Hoàng Văn Cường, Nguyễn Văn Huấn (Hòa Lộc), Phạm Văn Luật, Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Việt Tiến (Hoa Lộc), về phía học sinh nữ có em Nguyễn Thùy Dương và Nguyễn Thị Hảo (xã Hòa Lộc, hai em này luôn đi chung xe tới trường, trên lớp thường xuyên chơi cùng nhau) ... Việc học bài cũ và chuẩn bị bài cho bài mới qua quá trình kiểm tra số đầu bài trên lớp, phản ảnh của các giáo viên bộ môn, ghi chép của đội ngũ cán sự lớp thì một số học sinh chưa chấp hành tốt, có nhiều điểm kém và có thái độ chây lỳ như: Nguyễn Việt Tiến, Bùi Ngọc Tiến, Phạm Văn Luật, Trương Văn Cường, Mã Văn Bảo, Phạm Văn Doanh, Nguyễn Doãn Tuấn Thịnh, Nguyễn Hoài Nam, Hoàng Văn Cường, Nguyễn Ngọc Hoàng, ... - Trong tình bạn, tình yêu: Ngay từ đầu năm, biểu hiện của một số em chơi theo nhóm, gây hiện tượng bè phái, lớp có nguy cơ mất đoàn kết. Đặc biệt hiện nay, hiện tượng yêu sớm, yêu bạo do tuổi dậy thì của các em ngày càng rõ rệt, các em còn bị tác động bởi phim ảnh , các cảnh yêu đương bạo dạn của các anh chị lớn tuổi. Khi có tình cảm với ai, các em “sống chết” cho rằng đó là tình yêu đích thực, tình yêu duy nhất, xem nửa kia là tất cả của mình mà không biết rằng đó chỉ là những rung cảm của tuổi mới lớn. Và khi cha mẹ biết thường tìm mọi cách ngăn cấm một cách cực đoan. Chính vì thế mà các em thường tự tạo khoảng cách với cha mẹ – hoặc không chia sẻ, tâm sự , hoặc càng lao vào tình cảm yêu đương để tìm sự đồng cảm, nếu không được các em có khi tìm đến con đường kết thúc trong bi kịch nếu không có sự chia sẻ kịp thời của người lớn. - Vấn đề hướng nghiệp chọn nghề: Đa số các em còn chưa xác định được con đường hướng nghiệp của mình, còn rất mơ hồ về các ngành nghề cơ bản. Nhiều em trả lời “ bố mẹ em bảo em làm gì thì làm cái đó” hoặc “đến đâu thì đến, tính sau”. Có em có xu hướng chọn nghề “hót” bởi sẽ kiếm được nhiều tiền, có cơ hội thăng tiến... Nhiều em chọn nghề vẫn dựa theo cảm tính hơn là sự hiểu biết. Vì thế nếu không có sự định hướng cho các em, sẽ có nguy cơ nhiều em thất vọng, chán nản ngay từ đầu do chọn nghề không đúng . - Các mối quan hệ thầy cô, gia đình: nhiều gia đình tập trung phát triển kinh tế. Cha mẹ có ít thời gian để gần gũi và quan tâm đến con nên không hiểu được suy nghĩ của con mình. Hơn nữa các em học sinh cấp THPT đều bước vào độ tuổi đang lớn, tâm sinh lý có nhiều thay đổi, nhiều bậc phụ huynh không theo sát sự phát triển của con nên không thấy được những khó khăn các em đang mắc phải để kịp thời hỗ trợ con mình. Gia đình phó thác vai trò giáo dục cho nhà trường theo kiểu “trăm sự nhờ thầy”. Một số học sinh bị ảnh hưởng từ cuộc sống gia đình không hạnh phúc, bố mẹ thường xuyên cãi cọ, ly hôn ... Sứt mẻ tình cảm gia đình làm các em thường cảm thấy mặc cảm, tự ti về bản thân, một số khác rơi vào trạng thái chán nản, mất phương hướng, muốn trả thù đời nên thường tìm cách quậy phá, chống đố. Đây là một điều vô cùng khó khăn đối với nhà trường. - Xu hướng thẩm mĩ: Ở lứa tuổi này, các em đã quan tâm đến những yếu tố thẩm mĩ của bản thân, có ý thức làm đẹp. Tuy nhiên, sự thiếu chín chắn khiến lứa tuổi các em có xu hướng thiên lệch , thiếu cân nhắc, chạy theo thị hiếu thẩm mĩ tầm thường, hoặc các em thường bắt chước theo thần tượng của mình trên phim, ảnh một cách vô thức dẫn đến nhiều em ăn mặc phản cảm, đầu tóc không phù hợp với lứa tuổi học sinh như: tô son, phấn khi đến lớp (em Hoàng Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Linh Chi), nhuộm tóc (Nguyễn Văn Trường, Phạm Văn Luật, Nguyễn Văn Huấn), để râu (Nguyễn Việt Tiến, Nguyễn Hoài Nam), mặc quần áo ngắn, hở (Nguyễn Thị Duyên, Lê Anh Nam), ngôn từ của rất nhiều em trong lớp không được trao chuốt thiếu văn hóa, học nhiều ngôn ngữ, tính cách, cử chỉ hiện đại nhưng kịch cỡm .... chính vì thế các em đã tự đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1 Về phía giáo viên chủ nhiệm lớp Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp: Người GVCN lớp phải là người có tâm với nghề, có lí tưởng nghề nghiệp đúng đắn, nói đi đôi với làm, công bằng trong đánh giá. Điều này, giúp người GVCN có niềm tin hơn vào nghề nghiệp và đó chính là động lực giúp họ dám nghĩ, giám làm một cách chủ động sáng tạo trong quá trình tổ chức và giáo dụ c học sinh đặc biệt với những học sinh thường gọi là cá biệt của lớp. Người GVCN cần có sự khéo léo trong ứng xử sư phạm, phải có uy tín đối với học sinh và với cha mẹ học sinh. Sự khéo léo trong ứng xử sư phạm đòi hỏi người GVCN cần hiểu rõ tâm lý học lứa tuổi học sinh, đặc biệt nắm chắc tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT hiện nay, hiểu được những điều đang diễn ra trong tâm hồn các em lúc này, nhiều khi giáo viên phải giữ được bình tĩnh, biết lắng nghe. Người GVCN cần có những đức tính như kiềm chế, nhẹ nhàng và sự kiên trì bền bỉ trong giáo dục, tránh sự nôn nóng trong giáo dục và nóng tính mất bình tĩnh trong giao tiếp với học sinh; Người GVCN thật sự gương mẫu trên tất cả mọi mặt để học sinh học tập noi theo, theo tôi chúng ta không nên nói nhiều, không nên giải thích giảng giải cho học sinh nhiều mà chúng ta nên thể hiện trước học sinh bằng hành động cụ thể. Người GVCN thật sự gương mẫu, từng bước gây dựng uy tín và được học sinh kính trọng là một tấm gương để các em học tập noi theo và đó là chỗ dựa vững chắc để các em và phụ huynh có thể tâm sự, trình bày ngyện vọng cũng như bày tỏ những điều riêng tư của bản thân 2.3.2 Thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh Trước hết, người GVCN cần nắm được mục đích và tầm quan trọng của việc đánh giá, xếp loại học sinh: Là nhằm thúc đẩy sự cố gắng vươn lên của học sinh, kích thích ở các em động cơ phấn đấu đúng đắn, hình thành ở các em niềm tin vào bản thân, có niềm tin vào tập thể lớp và vào thầy cô giáo chủ nhiệm của mình. Yêu cầu của việc đánh giá xếp loại: Trên cơ sở mục đích và tầm quan trọng như trên thì việc đánh giá, xếp loại cần đảm bảo một số yêu cầu sau đây: + Phải đảm bảo tính khách quan, công bằng và trung thực. + Phải có tính hệ thống và toàn diện, tức là phải xem xét hiện tượng, sự việc trong tính tổng thể, không thiên lệch vì một lí do nào cả. + Phải căn cứ vào năng lực, sự phấn đấu và hoàn cảnh cự thể của từng em học sinh không có bất kỳ định kiến hay mâu thuẫn cá nhân nào xen vào. Nội dung đánh giá: GVCN cần nhìn nhận học sinh trên các mặt: các em đã có ý thức kỷ luật chưa, việc vi phạm là vô ý hay cố tình, có tính lâu dài, hệ thống; Các em biết nhận lỗi khi vi phạm chưa (biểu hiện ở thái độ, nói năng, tác phong cư xử...); Các em biết tôn trọng người khác chưa; có chấp hành tốt các nội quy của nhà trường, của lớp và của đoàn trường; có chuyên cần hay trong học tập không; có tích cực hoà mình vào các hoạt động, các công việc chung của tập thể lớp không ? Cụ thể: Đánh giá học sinh đối với công việc cụ thể trên lớp; Đánh giá học sinh đối với mọi người; Đánh giá học sinh đối với gia đình; Đánh giá học sinh đối với tập thể, với nhà trường, với cộng đồng và xã hội. GVCN cần thực hiện tốt quy trình đánh giá, việc đánh giá các em được diễn ra theo tuần, tháng và học kỳ: + Học sinh tự đánh giá theo các tiêu chuẩn và thang đánh giá mà nhà trường và lớp đã quy dịnh trong năm học. Nếu là hết kỳ phải kèm theo bản tự nhận xét đánh giá về bản thân. + Tập thể lớp đánh giá Đầu tiên là tập thể tổ xem xét tự đánh giá của từng thành viên trong tổ, thảo luận góp ý và đi đến kết luận, phân loại kết quả của tổ mình. Sau đó, hội nghị lớp sẽ tiến hành xem xét kết quả đánh giá và phân loại của từng tổ. Có thể thảo luận, cân nhắc trước lớp những trường hợp đặc biệt rồi đi đến quyết định cuối cùng và tiến hành báo cáo với GVCN. GVCN nghiên cứu kết quả đánh giá của học sinh, còn những trường hợp nào băn khoăn thì có thể tham khảo ý kiến của giáo viên bộ môn... hoặc nếu cần thiết có thể triệu tập cuộc họp với đội ngũ cán bộ chi đoàn, cán bộ lớp để thảo luận. Làm tốt công tác tự đánh giá và đánh giá ở tổ, ở lớp GVCN
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_vai_giai_phap_nang_cao_y_thuc_to_chuc_ky_luat_cho_h.doc