SKKN Một số giải pháp phần nghị Luận văn học: các văn bản thơ nhằm nâng cao hiệu quả thi THPT năm 2019

SKKN Một số giải pháp phần nghị Luận văn học: các văn bản thơ nhằm nâng cao hiệu quả thi THPT năm 2019

 Kì thi THPT Quốc gia là kì thi quan trọng đối với mọi học sinh THPT, để có điểm văn cao là mong muốn của tất cả các em. Dạy như thế nào để các em hứng thú và để rồi có được kết quả mong đợi là trăn trở của tôi.

 Môn ngữ văn là một môn học ngoài sự cần cù chịu khó cần có năng khiếu về văn chương giúp học sinh có thể cảm nhận thấu đáo, sâu sắc và có những phát hiện mới mẻ, sáng tạo ; quan trọng hơn nữa là các em phải nắm được các kĩ năng cơ bản về Nghị luận văn học (Nghị luận về 1 bài thơ,đoạn thơ;Nghị luận về 1 tác phẩm ,đoạn trích văn xuôi ) đưa vào bài viết sao cho bài viết đạt hiệu quả cao nhất. Để làm được việc đó, giáo viên là người đóng vai trò vô cùng quan trọng.

 Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn sáng kiến “MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHẦN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC: CÁC VĂN BẢN THƠ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI THPT NĂM 2019 ” để giúp các em học sinh có những kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của kì thi THPT quốc gia năm 2019 với bộ môn Ngữ văn, đặc biệt là phần thơ.

 

doc 22 trang thuychi01 7570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp phần nghị Luận văn học: các văn bản thơ nhằm nâng cao hiệu quả thi THPT năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPTHẠCH THÀNH I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHẦN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC: CÁC VĂN BẢN THƠ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI THPT NĂM 2019 
Người thực hiện: Trần Thị Hồng Duyên
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
MỤC
NỘI DUNG
TRANG
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1
Lí do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
1.4
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứuCơ sở lí luận
3
2
NỘI DUNG
2.1
Cơ sở lí luận
2
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3
Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3
3
Kết luận và kiến nghị
18
4
Tài liệu tham khảo
20
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
 Kì thi THPT Quốc gia là kì thi quan trọng đối với mọi học sinh THPT, để có điểm văn cao là mong muốn của tất cả các em. Dạy như thế nào để các em hứng thú và để rồi có được kết quả mong đợi là trăn trở của tôi.
 Môn ngữ văn là một môn học ngoài sự cần cù chịu khó cần có năng khiếu về văn chương giúp học sinh có thể cảm nhận thấu đáo, sâu sắc và có những phát hiện mới mẻ, sáng tạo ; quan trọng hơn nữa là các em phải nắm được các kĩ năng cơ bản về Nghị luận văn học (Nghị luận về 1 bài thơ,đoạn thơ;Nghị luận về 1 tác phẩm ,đoạn trích văn xuôi) đưa vào bài viết sao cho bài viết đạt hiệu quả cao nhất. Để làm được việc đó, giáo viên là người đóng vai trò vô cùng quan trọng.
 Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn sáng kiến “MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHẦN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC: CÁC VĂN BẢN THƠ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI THPT NĂM 2019 ” để giúp các em học sinh có những kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của kì thi THPT quốc gia năm 2019 với bộ môn Ngữ văn, đặc biệt là phần thơ.
 1.2.Mục đích nghiên cứu:
 Việc tìm ra hướng xử lí đề văn nghị luận văn học nói chung và phần thơ nói riêng là vô cùng quan trọng giúp học sinh có được nền tảng vững chắc, tự tin bước vào các kì thi, đặc biệt là kì thi THPT quốc gia sắp tới.
 1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Học sinh khối 12 Trường THPT Thạch Thành I
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 -Phương pháp thu thập tài liệu.
-Phương pháp điều tra quan sát.
-Phương pháp thực nghiệm.
-Phương pháp đối chiếu so sánh.
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lí luận:
 	Đề thi tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo tháng 2 năm 2019 môn Ngữ văn, phần Nghị luận văn học (5.0 điểm) khác với đề thi THPT quốc gia năm 2018, đề thi gồm cả hai Chương trình lớp 12 và lớp 11, năm 2019 nội dung đề thi chỉ nằm trong Chương trình lớp 12(Gói gọn trong 1 văn bản văn học).
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Tháng 2/2019, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề tham khảo, chúng tôi cho học sinh lớp 12 thi thử, kết quả chúng tôi nhận được không mấy khả quan. Trên 50% các em học sinh làm bài không đáp ứng được yêu cầu câu nghị luận văn học.Vấn đề lo ngại hơn là phần lớn các em học sinh nhận định phân tích, cảm nhận thơ còn khó hơn nhiều so với truyện ,kí.
 Hiện tượng học lệch;học chay;học theo yêu cầu ,mong mỏi của bố mẹ đang ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học ở mọi cấp.Với quan điểm của riêng tôi, với riêng môn Ngữ Văn, mục tiêu tối thiểu là học sinh phải biết làm một bài văn nghị luận, biết phân tích/cảm nhận về 1 đoạn thơ;1 đoạn văn xuôi,1 nhân vậtThật khó nhưng cũng cần có giải pháp. Những giải pháp tôi đưa ra sau đây chắc chắn không còn mới lạ nhưng dù sao nó cũng phù hợp và thiết thực đối với học sinh trường THPT Thạch Thành 1- một ngôi trường thuộc khu vực miền núi cuộc sống còn bộn bề khó khăn.
 2.3.Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Với khuôn khổ nhỏ bé của đề tài là :nâng cao hiêu quả ôn thi THPTQG phần thơ, tôi xin phép được đưa ra các giải pháp giúp học sinh ôn thi thể loại văn học này.
Trước khi đưa ra giải pháp, ngoài cơ sở đề tham khảo của bộ, tôi đã làm một cuộc khảo sát kết quả thi của học sinh trong kì thi thử THPTQG của sở giáo dục Thanh Hoá (ngày 10,11/3/2019)
 Đề thi:
 Kết quả:
Phần nghị luận văn học
SL Học sinhdự thi
Loại kém
(dưới 2/5)
Loại yếu
(2.5/5)
Loại TB
(2,5-3,25/5)
Loại khá
(3,5-3,75/5)
Loại giỏi
(4/5)
343
42(12,24%)
131(38,19)
130(37,9%)
40(11,66%)
0
Nhìn vào bảng kết quả kiểm tra của các lớp 12 khi chúng tôi cho thi thử đề thi tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy kết quả:
	Điểm dưới TB chiếm 50,34%, điểm TB 37,9%, điểm khá 11,66%, không có điểm giỏi.
	Kết quả trên phản ánh phần nào học sinh chưa nắm vững kiến thức và kỹ năng làm bài chưa tốt. Các em cần được bổ sung kiến thức về thơ đã được học ở ngữ văn 12(Tập 1), hướng dẫn kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học một cách tốt hơn để đáp ứng yêu cầu của đề thi THPT quốc gia năm 2019.
 Trong năm học 2018-2019 này, tôi được phân công giảng dạy một lớp 12(12A7). Nhìn chung,đại đa số học sinh trong lớp còn yếu trong việc nắm kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận văn học trong đó có kĩ năng phân tích /cảm nhận thơ. Nắm rõ tình hình này, tôi đã tiến hành thực nghiệm cách làm của mình nhằm giúp các em, kể cả các em đang ở mức yếu kém cải thiện cả hai phương diện kĩ năng và kiến thức. Quá trình thực nghiệm diễn ra như sau:
1.Phân tích đề thi tham khảo tháng 3/2019 của sở giáo dục Thanh Hoá phần nghị luận văn học:
Câu 2 (5.0 điểm): Trong bài thơ “Tây Tiến” nhà thơ Quang Dũng đã miêu tả con đường hành quân của người lính :
 Dốc lên ..
 Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Và: Người đi Châu Mộc
 Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
 (Ngữ văn 12,Tập 1,NXB Giáo dục Việt Nam 2016)
 Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên ở hai khổ thơ trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ “Tây Tiến”.
 Thứ nhất: Kiến thức trọng tâm của đề thi nằm ở chương trình ngữ văn lớp 12, trong phạm vi một văn bản văn học.
 Thứ hai: Đề yêu cầu cảm nhận về hai đoạn thơ trong cùng một văn bản
 Thứ ba: Mục đích của đề thi là làm nổi rõ sự khác biệt hay sự tương đồng, sự vận động hay thống nhất giữa hai đoạn thơ, 2 hình tượngtừ đó nhận xét phong cách của tác giả.
 Thứ tư: Đề thi phần nghị luận văn học hoàn toàn khác biệt với đề thi năm trước (đề thi các năm trước nội dung kiến thức ở Chương trình ngữ văn lớp 12và 11).
 Thứ năm: Cách thức làm bài của học sinh có nhiều khác biệt. Học sinh không chỉ biết cách làm bài văn nghị luận văn học mà còn biết cách so sánh, đánh giá theo yêu cầu của đề bài.
2. Hệ thống kiến thức cơ bản các tác phẩm văn học trong Chương trình ngữ văn lớp 12 
1
Tây Tiến
Quang Dũng
2
Việt Bắc (trích)
Tố Hữu
Đoạn VB
3
Đất Nước (trích)
Nguyễn Khoa Điềm
Đoạn VB
4
Sóng
Xuân Quỳnh
Những vấn đề cơ bản học sinhcần nắm vững:
Văn bản 1: Tây Tiến - Quang Dũng
Tác giả: Quang Dũng (1921 - 1988), tên khai sinh: Bùi Đình Diệm, quê quán: Phượng Trì - Đan Phượng - Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Quang Dũng là người nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc và được biết đến nhiều với tư cách là nhà thơ. Thơ Quang Dũng phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình. Năm 2001 ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được Quang Dũng viết năm 1948 ở Phù Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ), khi tác giả đã xa đơn vị cũ Tây Tiến một thời gian nhưng những kỉ niệm về đoàn quân Tây Tiến vẫn in đậm trong tâm khảm nhà thơ. Tây Tiến là một đơn vị thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt- Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và ở miền Tây Bắc Bộ của Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đơn vị Tây Tiến là miền núi rừng biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc, kéo dài qua miền tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa (Lào). Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên; điều kiện chiến đấu gian khổ, thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ vẫn sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm, vẫn giữ cốt cách hào hoa, lãng mạn. Địa bàn chiến đấu, hoàn cảnh chiến đấu và vẻ đẹp của người lính Tây Tiến đã làm nên hai đặc điểm nổi bật của bài thơ là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng. Bài thơ lúc đầu có tên là Nhớ Tây Tiến nhưng sau được tác giả đổi thành Tây Tiến.
Giá trị nội dung: Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp vừa hào hùng vừa hào hoa và bi tráng sẽ còn có sức hấp dẫn lâu dài đối với người đọc.
Giá trị nghệ thuật: Những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.
Văn bản 2 Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
Tác giả: Tố Hữu (1920 -2002), tên khai sinh Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tố Hữu đến với cách mạng từ phong trào mặt trận dân chủ. Ông được kết nạp Đảng vào năm 1938. Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.Con đường thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng của dân tộc . Đặc điểm nổi bật của phong cách thơ ông là chất trữ tình chính trị về nội dung và đậm đà tính dân tộc trong hình thức biển hiện. Năm 1996 ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Việt Bắc được sáng tác nhân một sự kiện lịch sử đặc biệt: sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, tháng 10/1954, các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Thủ đô Hà Nội. Trong cuộc chia tay đầy cảm động giữa người dân Việt Bắc ở lại với người cán bộ kháng chiến về xuôi, Tố Hữu xúc động viết bài thơ này.
Giá trị nội dung: Đoạn thơ thể hiện lòng yêu nước gắn liền với tình yêu cách mạng. Điều đó biểu hiện qua nỗi nhớ, niềm yêu mến, tự hào về mảnh đất quê hương cách mạng Việt Bắc. Bài thơ là khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.
Giá trị nghệ thuật: Tính dân tộc đậm nét: thể thơ lục bát; kiểu kết cấu đối đáp; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc.
Văn bản 3: Đất Nước (trích) Nguyễn Khoa Điềm
Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, quê: xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ những năm chống Mĩ. Phong cách thơ: giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.
Hoàn cảnh sáng tác: Trường ca “Mặt đường khát vọng”được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên 1971 trong không khí sôi sục của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc. Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của thế hệ trẻ các đô thị miền Nam nhận rõ bộ mặt xâm lược của kẻ thù, hướng về đất nước, nhân dân, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình trong cuộc đấu tranh thiêng liêng để giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Đoạn trích Đất Nước nằm ở phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”.
Giá trị nội dung: Đoạn trích thể hiện cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước trong một cái nhìn tổng hợp, toàn vẹn, trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lý, văn hóa. Tất cả đều được chiếu rọi bởi tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.
Giá trị nghệ thuật: Giọng thơ trữ tình - chính luận sâu lắng, thiết tha; sự vận dụng sáng tạo, nhuần nhị nhiều yếu tố của văn hóa và văn học dân gian đem lại sức hấp dẫn cho đoạn trích.
Văn bản 4: Sóng – Xuân Quỳnh
Tác giả: Xuân Quỳnh (1942 - 1988), quê ở La Khê, Hà Đông, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Xuân Quỳnh là một trong số những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. Năm 2001, Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Hoàn cảnh sáng tác: Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
Giá trị nội dung: Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
Giá trị nghệ thuật: Kết cấu tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em. Nhịp điệu tự nhiên, linh hoạt. Ngôn từ, hình ảnh trong sáng, giản dị. Bài thơ hội tụ nhiều nét tiêu biểu trong phong cách thơ Xuân Quỳnh.
Việc củng cố kiến thức trên đây được tiến hành bằng cách giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại kiến thức đã học,kẻ bẳng sẵn ở nhà,khi đến lớp trình bày lên bảng.Điều này giúp các em ghi nhớ kiến thức sâu sắc hơn.
 3. Ôn tập kiến thức về thơ và cách nghị luận về thơ.
 3.1. Ôn tập về thơ và cách nghị luận về thơ:
 * Những vấn đề cần chú trọng khi ôn tập về thơ:
 Hướng dẫn học sinh nắm vững các kiến thức về tác giả: Con người với những đặc điểm nổi bật về tâm hồn, tính cách, lối sống, sở trường quen thuộc. 
 Nắm được phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Đó là nét riêng của mỗi nhà thơ thể hiện trong tác phẩm của mình. Nét riêng ấy phải lặp đi lặp lại và tạo nên những dấu ấn, những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
 Khi giới thiệu về tác giả không giới thiệu chung chung mà cần giới thiệu được những nét riêng biệt . Chú ý giới thiệu phải hay, hấp dẫn và thu hút người đọc.
 Đối với tác phẩm đầu tiên phải nắm được hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. Có hoàn cảnh rộng (thời đại, lịch sử, địa lý, kinh tế); có hoàn cảnh hẹp năm, địa điểm cụ thể, tác giả đang công tác, làm gì, suy nghĩ gì Người đọc chỉ hiểu sâu sắc tác phẩm thơ khi nắm được những kiến thức về tác giả và năm được hoàn cảnh ra đời của nó. Qua đó ta mới thấy được mối quan hệ giữa nội dung, ý nghĩa của tác phẩm với thời đại, để hiểu thông điệp thực sự tác giả muốn gửi tới người đọc là gì, cũng như thấy được đóng góp, sự thành công của tác giả cho văn học ở giai đoạn đó.
 Hướng dẫn học sinh phải học thuộc văn bản thơ. Nhưng không đơn thuần là thuộc câu chữ mà là đọc sáng tạo, thuộc nhưng hiểu từng câu chữ và suy nghĩ về chúng. 
 Hướng dẫn học sinhnắm vững những nét chung về nhan đề bài thơ: Nhan đề mỗi tác phẩm là tên đứa con tinh thần của mỗi nhà thơ, nhà văn. Do vậy, mỗi nhan đề đều thường ẩn chứa những ý nghĩa. Là nơi gửi gắm tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Vì thế cần phải chú ý đến nhan đề, hiểu ý nghĩa nhan đề
 Hướng dẫn học sinh nắm được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Về giá trị nội dung, cần nắm được nội dung bao trùm toàn bộ bài thơ, đoạn thơ được học. Sau đó, mỗi bài thơ, đoạn thơ lại được chia nhỏ ra từng đoạn, học sinhcần nắm được nội dung từng đoạn thơ cụ thể. Mỗi đoạn, mỗi bài cần được chia theo từng luận điểm (cắt ngang hoặc bổ dọc) vì vậy, học sinhnắm vững những đơn vị kiến thức này. Tuyệt đối học thơ không theo kiểu chỉ đi cắt nghĩa hiểu từng câu thơ mà không hiểu theo luận điểm, ý chính, không đi diễn xuôi thơ. Còn về nghệ thuật phải hiểu sâu sắc về một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc, về những từ ngữ được coi là “nhãn tự” (con mắt thơ), các biện pháp tu từ
 3.2.. Ôn tập cách nghị luận về thơ:
 *Ôn tập lại hai kiểu bài : 
 Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
 Giáo viên yêu cầu Học sinhnhắc lại những kiến thức đã học về kiều bài này
 Thế nào là nghị luận về một bài thơ,đoạn thơ?
 Cách làm bài nghị luận về 1 bài thơ ,đoạn thơ:
 *Tìm hiểu đề:
 Vấn đề cần nghị luận?
 Phương pháp nghị luận?
 Phạm vi dẫn chứng?
 *Lập dàn ý
Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ được phân tích
Điều quan trọng nhất của mở bài là phải giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
Có hai cách mở bài là trực tiếp và gián tiếp (Như bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận).
Những lưu ý khi mở bài: Nếu vào bài trực tiếp thì nên giới thiệu tác giả và tác phẩm (khoảng 3-4 câu, chú ý là chỉ giới thiệu tác giả và tác phẩm của vấn đề nghị luận đầu tiên trong đề bài sau đó nêu vấn đề nghị luận. Nếu đề bài có ý kiến, nhận định thì bắt buộc phải trích dẫn.
Thân bài:
- Hoàn cảnh sáng tác, phong cách sáng tác, nội dung chính, vị trí thơ
- Bàn về giá trị nội dung, nghệ thuật
- Có thể phân tích từng khổ, từng dòng
- Phân tích hình tượng thơ, chỉ ra biện pháp nghẹ thuật, phân tích nhịp điệu, cấu tứ
 *Lưu ý:
 Học sinh phải bám sát yêu cầu nghị luận của đề bài. 
 Phải phân chia thành các luận điểm để viết (tuyệt đối không viết chung chung theo kiểu diễn nôm), hình thành luận cứ, lựa chọn dẫn chứng phù hợp để phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh. Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận một cách nhuần nhuyễn. Nên triển khai mỗi luận điểm, luận cứ thành một hay nhiều đoạn văn.
 Nếu yêu cầu so sánh thì phải chỉ ra sự tương đồng và khác biệt
 Chỉ ra nét chung, giống nhau (theo yêu cầu của đề, dựa trên các tiêu chí cụ thể: nội dung (đề tài, chủ đề, cảm hứng, “cái tôi”, các cung bậc cảm xúc); nghệ thuật (thể thơ, nhịp điệu, bút pháp, ngôn ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ) 
 Chỉ ra nét riêng, khác nhau: Lần lượt đi vào từng đoạn thơ nếu đề yêu cầu cảm nhận /phân tích hai đoạn để nêu và phân tích khái quát nét riêng, sự khác biệt . Việc chỉ ra nét riêng cũng bám sát vào yêu cầu của đề và phải căn cứ vào cùng tiêu chí.
 Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề được nghị luận ở các tác phẩm (trong việc thể hiện giá trị chung của tác phẩm, khẳng định “chỗ đứng”, vị trí của tác giả, đóng góp vào các giả trị chung của thơ văn). Cũng có thể dùng kết bài mở hoặc lưu lại những cảm xúc của cá nhân.
 Nghị luận về ý kiến bàn về văn học
* Tìm hiểu đề
–Vấn đề nghị luận (luận đề, luận điểm).
– Xác định các thao tác nghị luận.
– Phạm vi dẫn chứng (tư liệu).
* Lập dàn ý bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
a. Mở bài:
Nêu vấn đề nghị luận (trích dẫn ý kiến).
b. Thân bài:– Giải thích ý kiến: các khía cạnh, vấn đề được nêu trong đề bài.
– Phân tích, chứng minh, bình luận:
+ Phân tích các khía cạnh của vấn đề được nêu trong đề bài (dẫn chứng).
+ Bình luận:
. Ý nghĩa (đối với văn học và đời sống).
. Tác dụng (đối với văn học và đời sống).
c. Kết bài– Thái độ, ý kiến của người viết về vấn đề.
– Liên hệ rút ra bài học.
4. Luyện các dạng đề nghị luận về thơ theo đề minh hoạ.
 Phương pháp:
 1. Giáo viên cho đề bài, học sinhvề nhà nghiên cứu, tìm tài liệu.
 2. Giáo viên hướng dẫn và học sinhvề nhà tự lập dàn ý cho từng đề bài.
 3. Giáo viên hướng dẫn, chia nhóm và yêu cầu từng nhóm lập dàn ý cho một đề bài.
 4. Giáo viên hướng dẫn cả lớp lập dàn ý, yêu cầu một số học sinhcó năng lực học môn ngữ văn lập dàn ý chi tiết, sau đó giáo viên kiểm tra và cho nhân rộng cho cả lớp.
 5. Học sinhlập dàn ý, giáo viên cho các em học sinhhọc khá, giỏi chấm bài chéo và các em tự sửa chữa.
 6. Học sinhlập dàn ý, giáo viên cho các em học sinhkiểm tra chéo bài của nhau và tự học và rút ra cách lập dàn ý tốt nhất.
 7. Giáo viên hướng dẫn học sinhtự lập dàn ý cho từng đề bài trên lớp.
 8. Giáo viên chữa từng đề bài cho học sinh.
 9. Sau khi hướng dẫn học sinhlập dàn ý, giáo viên yêu cầu những học sinhgiỏi viết bài văn, giáo viên chấm và phô tô cho cả lớp tham khảo.
 10. Giáo viên hướng dẫn học sinhlập dàn ý, dạy mẫu một đề, học sinhvề nhà làm các đề bài còn lại.
Dạng 1:Nghị luận về một đoạn thơ
 Đề bài
Khi có giặc người con trai ra trận
..
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.
(Trích Đất Nước, trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập một,  NXB Giáo dục, 2016, tr121)
Cảm nhận của anh/chị về tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” trong đoạn thơ trên. Từ đó, hãy nhận xét chất sử thi trong sáng tác của nhà thơ.
Tìm hiểu đề:
Vấn đề cần nghị luận:Tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” trong đoạn thơ trên, nhận xét chất sử thi trong sáng tác của nhà thơ. 
Phương pháp:phân tích,chứng minh,bình luận.
 	Phạm vi tư liệu: “Đất nước”
 Lập dàn ý:
Mở bài
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
– Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền thơ 
*Giới thiệu khái quát về tác giả, đoạn trích Đất nước và vấn đề nghị luận.
*Cảm nhận của anh/chị về tư tưởng “Đất Nước 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_phan_nghi_luan_van_hoc_cac_van_ban_tho.doc