SKKN Một vài biện pháp rèn cho học sinh lớp 1 phát âm đúng

SKKN Một vài biện pháp rèn cho học sinh lớp 1 phát âm đúng

Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh - năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động tương ứng với chúng là 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.

Đọc là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tiếng việt bậc Tiểu học. Vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học.

Trong khi đó ở Trường Tiểu học việc dạy đọc, bên cạnh những thành công còn nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn. Kết quả học đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Các em chưa nắm chắc được công cụ để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc. Giáo viên tiểu học vẫn còn lúng túng khi dạy tập đọc: Cần đọc bài tập đọc với giọng như thế nào, làm thế nào để chữa lỗi cho học sinh khi phát âm, làm thế nào để các em phát âm chuẩn, để từ đó giúp các em đọc hay hơn diễn cảm hơn, làm tiền đề để các em hiểu văn bản được đọc, để cho những gì đọc được tác động chính vào cuộc sống của các em.

Đó là những trăn trở của giáo viên trong mỗi giờ dạy Học vần. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài " Một vài biện pháp rèn cho học sinh lớp Một phát âm đúng ".

 

doc 17 trang thuychi01 82438
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài biện pháp rèn cho học sinh lớp 1 phát âm đúng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục
Trang
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
 3. Kết luận và kiến nghị
2
2
2
3
3
4
4
6
7
13
15
Mở đầu
 1.1. Lí do chọn đề tài
Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh - năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động tương ứng với chúng là 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. 
Đọc là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tiếng việt bậc Tiểu học. Vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học.
Trong khi đó ở Trường Tiểu học việc dạy đọc, bên cạnh những thành công còn nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn. Kết quả học đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Các em chưa nắm chắc được công cụ để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc. Giáo viên tiểu học vẫn còn lúng túng khi dạy tập đọc: Cần đọc bài tập đọc với giọng như thế nào, làm thế nào để chữa lỗi cho học sinh khi phát âm, làm thế nào để các em phát âm chuẩn, để từ đó giúp các em đọc hay hơn diễn cảm hơn, làm tiền đề để các em hiểu văn bản được đọc, để cho những gì đọc được tác động chính vào cuộc sống của các em. 
Đó là những trăn trở của giáo viên trong mỗi giờ dạy Học vần. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài " Một vài biện pháp rèn cho học sinh lớp Một phát âm đúng ".
 1.2. Mục đích nghiên cứu
 - Củng cố kinh nghiệm giảng dạy của bản thân. Qua đó thấy được những tồn tại trong giảng dạy phân môn tập đọc về việc rèn phát âm chuẩn cho học sinh. 
- Nâng cao chất lượng phát âm chuẩn cho học sinh. 
- Đưa ra một số phương pháp giúp học sinh phát âm đúng; đọc lưu loát trôi chảy, đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt lớp Một nói riêng và cấp Tiểu học nói chung.
- Để có cơ hội trao đổi học hỏi về đổi mới phương pháp rèn phát âm chuẩn cho học sinh.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 - Một số biện pháp rèn cho học sinh lớp Một, trường Tiểu học Quảng Tâm kĩ năng phát âm đúng trong dạy học phân môn Học vần và Tập đọc. 
- Nơi thực nghiệm: Tại lớp 1D Trường Tiểu học Quảng Tâm. 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp đặt vấn đề
 - Phương pháp hỏi đáp
 - Phương pháp trực quan
 - Phương pháp thảo luận nhóm
 - Phương pháp gợi mở
 - Đọc các tài liệu về phương pháp giảng dạy Tiếng Việt, Tập đọc, tài liệu đổi mới dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học.
- Dạy khảo sát ở các lớp khác nhau.
- Quan sát, tìm hiểu, phân tích thái độ hành động của học sinh giáo viên tiếp thu ý kiến của cấp trên. 
- Trao đổi với các đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Như chúng ta đều biết tất cả những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa khoa học, những tư tưởng tình cảm của thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường có hạnh phúc đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. 
Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần. Từ đây, họ biết tìm hiểu đánh giá cuộc sống nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản, giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng tình cảm của người khác. 
Đặc biệt, khi đọc các tác phẩm về văn chương con người không chỉ thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ cao đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được một nhân cách toàn diện .
Trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng nguồn thông tin. Đọc chính là học, học nữa, học mãi. Đọc để tự học, học cả đời. Vì vậy, dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng. 
Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó các em phải đọc để học. Đọc là công cụ để học tập các môn học. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó là khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh. 
Chính vì vậy, trường Tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh một cách có kế hoạch và có hệ thống. Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn tiếng việt ở tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này. Đó là hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh. 
Thông qua việc dạy đọc phải làm cho học sinh thích đọc và thấy rằng khả năng đọc là có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời. Phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. Việc dạy đọc sẽ giúp các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết tư duy có hình ảnh... Dạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởng đạo đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh .
Muốn đọc đúng, đọc diễn cảm thì trước hết giáo viên cần luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học. Muốn vậy, trước hết và thực chất phải giải quyết vấn đề phương ngữ. Mục tiêu của chúng ta là vươn đến một tiếng nói dân tộc Việt thống nhất, đẹp đẽ về mặt âm thanh. Muốn như vậy, chúng ta cần luyện cho học sinh phát âm chuẩn, đọc đúng đọc hay.
Phát âm chuẩn sẽ được nhiều cái lợi trước hết nó giúp học sinh viết đúng chính tả sau đó còn giúp học sinh phát âm dễ dàng hơn khi học ngoại ngữ và học các môn học khác.
Dựa vào tâm lý của ngưòi bản ngữ, chúng ta có thể chia các trường hợp phát âm lệch chuẩn chữ viết thành hai nhóm: Nhóm lỗi phát âm và nhóm biến thể phươmg ngữ. Chúng ta chỉ luyện cho các trường hợp được xem là mắc lỗi, nói không tròn tiếng. Còn nhìn chung, học sinh tiểu học hay mắc lỗi đọc thiếu âm đệm. 
Ví dụ: Hoa huệ -> đọc Ha huệ, phát âm lẫn giữa các thanh ?/. , '/~ , n/l .
Vậy nhiệm vụ của người giáo viên khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy phân môn tập đọc, trong đó có rèn cách phát âm chuẩn cho học ngay từ 
lớp Một.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Tôi trực tiếp công tác giảng dạy tại Trường Tiểu học Quảng Tâm đã nhiều năm, trong quá trình giảng dạy cũng như tiếp xúc với các em học sinh ở đây, tôi nhận thấy:
Các em còn phát âm sai, nói ngọng rất nhiều, rồi đọc chưa diễn cảm, chưa đúng ngữ điệu đọc chưa lưu loát, trôi chảy. Các em thường phát âm sai các phụ âm đầu như đọc lẫn lộn giữa n/ l, phát âm p (pờ) thành b (bờ), s thành x, tr à ch... . Các lỗi phần vần, âm cuối các em hay mắc như: huệ phát âm thành hệ, hoa à ha, xanh à xăn, ngạt mũi à ngạc mũi, toàn -> toàng , máy bay -> mái bai, thỉnh thoảng -> thỉnh thoản, hươu -> hiêu, mưu trí à miu chí...các em còn nói ngọng như rỡ thành rớ, quyển vở à quyện vợ, đã à đả...
Sở dĩ, do các em phát âm sai như vậy, tôi thiết nghĩ là do: Địa phương nằm trong vùng xa trung tâm Thành phố. Đa phần các em là con nhà lao động nên việc học tập của các em có phần bị hạn chế, nhiều em chưa được trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng... khi đến lớp. Có những học sinh việc học ở nhà lại chưa có sự kèm cặp quan tâm của gia đình. Điều đó làm cho thời gian học và hiệu quả học tập của các em bị hạn chế ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em. Phần nữa là do các em chưa nắm được cách phát âm, vị trí phát âm của các bộ phận trong bộ máy phát âm nên dẫ đến phát âm lẹch chuẩn. Hơn nữa, địa phương Quảng Tâm là vùng thuần nông. Ngôn ngữ, cách phát âm từ bao đời nay không được chuẩn. Đặc biệt các nguyên âm đôi luôn bị đọc sai, đọc thiếuMột bộ phận học sinh bị ảnh hưởng từ bộ máy phát âm chưa hoàn thiện, nhất là học sinh lớp một. 
Với thực trạng như vậy, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra biện pháp chữa lỗi phát âm cho học sinh nhằm khắc phục tình trạng phát âm sai trong trường nâng cao chất lượng phát âm chuẩn cho học sinh. Từ đó, nâng cao chất lượng giảng dạy. Hơn nữa, tôi nhận thấy người giáo viên tiểu học là người 
thầy đầu tiên đặt nền móng trang bị cho các em ý thức về chuẩn ngôn ngữ và chuẩn văn hoá đồng thời ở trường Tiểu học có điều kiện rèn cho học sinh phát âm chuẩn, bởi trong chương trình học có phân môn học vần, Tập đọc.
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 2.3.1. Giáo viên phải nói chuẩn, viết chuẩn và vận dụng mềm dẻo các phương pháp sửa phát âm sai cho học sinh
Muốn học sinh phát âm đúng thì mỗi giáo viên khi luyện phát âm phải có sự vận dụng mềm dẻo, trong phần luyện tập có chia ra nội dung bắt buộc và nội dung lựa chọn. Chấp nhận nhiều chuẩn chính âm. Giáo viên sẽ lựa chọn chuẩn phát âm nào gần nhất với giọng địa phương của mình đối chiếu với cách phát âm tự nhiên theo phương ngữ của mình còn những điểm nào sai lạc.
Trước hết giáo viên phải tự chữa lỗi cho mình rồi xây dựng kế hoạch chữa lỗi phát âm cho học sinh trong giờ tập đọc và cả giờ học khác. Giáo viên cần đọc đúng, đọc diễn cảm. Tiếp đó, cần bồi dưỡng cho học sinh có mong muốn, có ý thức đọc đúng chính âm càng sớm càng tốt. Giáo viên tập cho học sinh biết quan sát mặt âm thanh lời nói của người khác và của bản thân mình để điều chỉnh đọc, nói cho tốt. Đồng thời chúng ta cần nắm chắc các biện pháp chữa lỗi phát âm bao gồm biện pháp luyện theo mẫu, biện pháp cấu âm và biện pháp luyện âm đúng qua âm trung gian. Tùy thuộc âm thanh sai lạc, tùy thuộc vào học sinh mà giáo viên lựa chọn biện pháp thích hợp.
Thái độ sư phạm đúng đắn của người giáo viên là sự hướng dẫn tận tình, đặc biệt là động viên tinh thần, thương yêu giúp đỡ học sinh để các em có hứng thú rèn phát âm đúng... Mặt khác, vốn sống, vốn hiểu biết sâu rộng và khả năng ứng đối nhanh nhạy, thông minh của giáo viên và chọn phương pháp sửa phát âm sai cho học sinh sao cho mới mẻ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành bại của việc rèn kỹ năng nói sao cho chuẩn.
Mục tiêu của việc rèn phát âm chuẩn cho học sinh là các em phải đọc trơn, đọc thành thạo, đọc đúng rõ ràng, rành mạch, diễn cảm. Học sinh luôn có ý thức đọc đúng đọc hay.
Đồng thời giáo viên cũng cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh phát âm sai ở chỗ nào để từ đó có biện pháp sửa sai rèn đúng cho thích hợp.
Giáo viên cần luyện kĩ năng phát âm chuẩn bởi vì muốn học sinh đọc tốt trước hết giáo viên phải đọc tốt. Phải biết cách quan sát cách đọc của học sinh, biết nghe học sinh đọc, biết tái hiện lời đọc của học sinh và đối chiếu với lời đọc mẫu. 
Trước hết cần đọc đúng đọc diễn cảm. Tiếp đó, cần bồi dưỡng cho học sinh có mong muốn, có ý thức đọc đúng chính âm càng sớm càng tốt. Giáo viên tập cho học sinh biết quan sát mặt âm thanh lời nói của người khác và của bản thân mình để điều chỉnh đọc, nói cho tốt. Đồng thời, chúng ta cần nắm chắc các biện pháp chữa lỗi phát âm bao gồm biện pháp luyện theo mẫu, biện pháp cấu âm và biện pháp luyện âm đúng qua âm trung gian. Tuỳ thuộc âm thanh sai lạc, tùy thuộc vào học sinh mà giáo viên lựa chọn biện pháp thích hợp.
Biết phối hợp nhịp nhàng lời mô tả giọng đọc và làm mẫu. Nghĩa là có sự hài hòa giữa những lời yêu cầu, chỉ dẫn về cách phát âm, cách đọc và khả năng biểu diễn những yêu cầu, chỉ dẫn này bằng giọng đọc mẫu của giáo viên.
 2.3.1.1. Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp luyện theo mẫu: 
 Bằng phát âm mẫu của mình giáo viên đưa ra trước học sinh cách phát âm chuẩn, các từ cần luyện, yêu cầu học sinh phát âm theo.Đặc biệt với học sinh lớp 1, trong các giờ học vần giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách phát âm chuẩn thông qua việc luyện đọc theo mẫu của giáo viên. Giáo viên phát âm trước, sau đó gọi những học sinh phát âm chuẩn đọc trước tiếp theo gọi các học sinh khác. Giáo viên đặc biệt chú ý đến những học sinh hay phát âm sai, gọi các em đọc nhiều. Giáo viên nên để những âm, vần, tiếng, từ mà học sinh hay phát âm lẫn lộn bên cạnh nhau để hướng dẫn các em phát âm và sửa sai cho học sinh.
 VD: Giáo viên phát âm chuẩn các âm:
                 Âm tr: Đầu lưỡi uốn chạm vào vòm cứng, bật ra, không có tiếng thanh.
                 Âm ch: Lưõi trước chạm lợi rồi bật nhẹ, không có tiếng thanh
                   ( tre – che, trú – chú, trăn-chăn, trai-chai)
                 Âm x: Khe hẹp giữa đầu lưỡi và răng-lợi, hơi thoát ra xát nhẹ không có tiếng thanh
                Âm s: Uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát mạnh, không có tiếng thanh
                        (xe – se, xinh – sinh, xương- sương..)
                Âm n: Đầu lưỡi chạm lợi, hơi thoát ra qua cả miệng lẫn mũi
                Âm l:  Lưỡi cong lên chạm lợi, hơi đỉa phía hai bên rìa lưỡi
                Vần an – ang: bàn - bàng, hàn – hàng, làn gió- buôn làng
                Vần uôi - ui: nuôi - nui, quả chuối – chúi về phía trước, tuổi thơ - tủi thân
                Vần ao – u: ngôi sao- phía sau, con báo – kho báu, ..
                Vần ăn- ăng: ăn năn- siêng năng, thợ lặn- yên lặng, ..
 2.3.1.2. Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm: 
 Giáo viên mô tả cấu âm của một âm nào đó rồi hướng dẫn học sinh phát âm theo. 
Với phụ âm cần mô tả vị trí của lưỡi, phương thức cấu âm. Tôi đã tiến hành sửa từng âm:
- Sai phát âm /p/ pờ thành /b/ bờ, ( p và b) đều là hai phụ âm đồng vị về mặt cấu âm. môi - môi nhưng khác nhau về mặt thanh tính, /p/ là phụ âm vô thanh, /b/ là phụ âm hữu thanh. Để luyện đọc đúng /p/, tôi đã hướng dẫn HS tự đặt lòng bàn tay trước miệng, một tay đặt lên thanh quản. Khi phát âm /b/ là âm vốn có sẽ cảm nhận được độ rung nhẹ của thanh quản và không thấy luồng hơi phát ra.
Cho trẻ bậm hai môi lại và bật hơi qua môi mạnh hơn, tạo âm /p/ câm. Cho trẻ làm lại như trên nhưng phát thành tiếng /p/ hay ''đèn pin ", pí pa - pí pô''....
Cho trẻ đặt một tay lên thanh hầu và lòng bàn tay trước miệng, trẻ sẽ dễ dàng nhận biết được sự khác biệt giữa hai âm. Khi phát âm /p/ dây thanh rung mạnh và có luồng hơi từ miệng phát ra đập vào lòng bàn tay . 
- Sai phát âm /n/ nờ - /l/ lờ lẫn lộn: Học sinh hay phát âm lẫn giữa l/n, ch/tr, d/gi và phần lớn các em không ý thức được mình đang phát âm âm nào.
Để chữa lỗi phát âm cho học sinh tôi phải trực quan hóa sự mô tả âm vị và hướng dẫn học sinh quan sát, tự kiểm tra xem mình đang phát âm âm nào: /n/ là một âm mũi, khi phát âm, sờ tay vào mũi sẽ thấy mũi rung, còn khi phát âm âm /l /mũi không rung. Sau đó, ta cho học sinh luyện phát âm /l/ bằng cách bịt chặt mũi đọc la, lo, lô, lu, lư,... Khi bịt chặt mũi học sinh không thể phát âm các tiếng na, no, nô, nu, nư. Cho học sinh luyện nói câu ''con lươn nó lượn trong lọ, ''cái lọ lộc bình nó lăn lông lốc ''... Hoặc hướng dẫn học sinh khi phát âm âm /l/ thì đưa lưỡi lên phía bên trên lợi của hàm trên ngạc cứng, còn khi phát âm /n/ thì đưa đầu lưỡi vào mặt trong của hàm răng. ...
 2.3.1.3. Biện pháp chữa lỗi bằng âm trung gian: 
 Là biện pháp chuyển từ âm sai về âm đúng qua âm trung gian. Biện pháp này thường được dùng để chữa từ thanh nặng về thanh hỏi, thanh sắc về thanh ngã. Để chữa lỗi này cho học sinh, tôi đã làm công việc tạo mẫu luyện cho trẻ phát âm riêng từng thanh hỏi, ngã. Phát âm các tiếng có thanh hỏi ngã 
cần qua các bước sau đây: 
+ Đầu tiên chắp các tiếng có cùng thanh, cùng vần với tên gọi thanh. 
Ví dụ: sỏi, thỏi gỏi. Ngã: bã, đã, giã, mã .
+ Tiếp theo chắp các tiếng cùng thanh, cùng loại âm tiết với tên gọi thanh. 
 Ví dụ: hỏi: thảo, phải, kẻo. (âm tiết nửa mở) 
 ngã: ngõ, khẽ, cũ. (âm tiết mở).
 + Cuối cùng chắp bất kỳ âm đầu các vần với các thanh .
 2.3.1.4. Tập hát để giúp học sinh phát âm đúng một vài thanh: 
 Chẳng hạn, âm vực của thanh huyền thấp hơn thanh sắc (hoặc thanh không) nên tập hát thanh sắc (hoặc thanh không) thành thanh huyền rất thuận lợi. 
Ví dụ: cho học sinh đọc đúng thanh huyền bằng cach tập cho các em câu hát ''Bé bé bằng bông, hai má hồng hồng''.
* Khi giáo viên đã nắm chắc các biện pháp chữa lỗi phát âm và đã phát âm đúng, chuẩn, rõ ràng, đọc diễn cảm rồi. Để việc phát âm chuẩn đem lại kết quả cao thì đối với người học cũng phải tuân theo những yêu cầu nhất định.
* Đối với trò: Phải chú ý theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên, chăm chỉ tự tin trong học tập, phải hòa đồng cùng bạn bè, điều gì không hiểu mạnh dạn hỏi thầy cô hoặc bạn bè. Hằng ngày, dành thời gian hợp lí cho việc luyện đọc. Luôn luôn có ý thức luyện phát âm đúng, đọc chuẩn rõ ràng lưu loát rồi diễn cảm. Chịu khó tìm đọc các loại truyện tranh trong sáng, lành mạnh, báo Măng non, báo Nhi đồng
 2.3.1.5. Phương pháp luyện theo mẫu kết hợp với phân tícn cấu âm
 Cho các em luyện phân biệt l/n bằng cách nói những từ ngữ, câu tập trung nhiều phụ âm l/n.
          Ví dụ: + nước non, nôm na, nườm nượp
                     + lầm lẫn, lấp ló, lơ láo, lũ lượt .
                     + Năm nay nước non nơi nơi.
                     +Ấm đẹp lòng người lúa lổ lung linh.
                     + Đi Hà Nội mua cái nồi nấu cơm nếp.
      Và chọn những từ có l/n đứng cạnh nhau. Ví dụ: lại nói, lúa non, nắng lửa, nóng lòng, nương lúa ....
  Để luyện đọc đúng, chống nói ngọng, đọc nhịu có thể cho học sinh đọc nhanh các từ, câu. 
    Ví dụ: + Khuếch khoác, nguệch ngoạc.
                    + Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch.
                  + Chăn rách giặt sạch vắt cành chanh.
                   + Đũa cả quấy cám, que cời quấy kê.
      Sau đó, các em luyện nói theo nhóm, tổ dưới sự phân công của giáo viên những nội dung trên.
 2.3.2. Giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh, khuyến khích học sinh tự tin trong học tập
 Phải chú ý theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên, chăm chỉ tự tin trong học tập, phải hoà đồng cùng bạn bè, điều gì không hiểu mạnh dạn hỏi thầy cô hoặc bạn bè. Hằng ngày, dành thời gian hợp lý cho việc luyện đọc. Luôn luôn có ý thức luyện phát âm đúng, đọc chuẩn rõ ràng lưu loát rồi diễn cảm. Chịu khó tìm đọc các loại truyện tranh trong sáng lành mạnh trong sáng, báo Măng non, báo Nhi Đồng ...
 2.3.3. Lựa chọn nhiều hình thức dạy thực hành cho học sinh qua các tiết dạy Học vần, tập đọc
 - Đầu năm học 2016 - 2017, tôi được nhận chủ nhiệm lớp 1D gồm 33 học sinh. Qua một thời gian ngắn giảng dạy có nhiều em phát âm chưa chuẩn, đọc ngọng, phát âm lẫn lộn giữa các âm, vần và thanh, đọc chưa lưu loát. 
Với thực trạng học sinh như vậy, tôi đã nghiên cứu kỹ các tài liệu, sách tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy môn Tiếng việt nói chung và phân môn Học vần nói riêng. Đặc biệt là phương pháp rèn phát âm chuẩn cho học sinh. Nắm chắc mục tiêu của từng bài dạy và nghiên cứu kỹ bài trước khi lên lớp, nắm bắt được đặc điểm phát âm của từng học sinh. Để từ đó, xác định phương pháp, biện pháp dạy học thích hợp đồng thời lựa chọn những thủ pháp dạy học cụ thể và thực hiện dạy ở lớp.
Để chữa lỗi phát âm cho những học sinh trên, tôi đã dùng phương pháp luyện theo mẫu phân tích cấu âm và luyện phát âm đúng qua âm trung gian trong các giờ hoc âm, vần.
Để luyện đọc đúng, chống nói ngọng, có thể cho học sinh đọc nhanh các từ, câu trong bài học âm, vần. 
Để luyện phát âm thanh điệu nên cho học sinh đọc nhiều lần dấu thanh.
Sau đó, các em luyện nói theo nhóm, tổ dưới sự phân công của giáo viên những nội dung trên.
 Bằng những biện pháp thực hiện như vậy kết hợp với sự nhiệt tình giảng dạy tận tâm với nghề, trong quá trình giảng dạy tại lớp tôi đã thu được những kết quả đáng kể.
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
 2.4.1. Thành công của sáng kiến kinh nghiệm
Qua một thời gian kiên trì áp dụng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_bien_phap_ren_cho_hoc_sinh_lop_1_phat_am_dung.doc