SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1B trường tiểu học thị trấn, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa học tốt phân môn kể chuyện

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1B trường tiểu học thị trấn, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa học tốt phân môn kể chuyện

Như chúng ta đã biết “ Ngôn ngữ là công cụ của tư duy”. Trong các môn học ở Tiểu học thì môn Tiếng Việt là môn học có ý nghĩa rất quan trọng, bởi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói,đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh. Nếu như các em không biết đọc thông, viết thạo thì các môn học khác các em sẽ không thể học được. Phân môn kể chuyện là một trong những phân môn của môn Tiếng Việt 1 có nhiệm vụ: Bồi dưỡng tâm hồn trẻ, góp phần hình thành cảm xúc và thẩm mĩ lành mạnh, làm giàu thêm vốn sống và vốn hiểu biết, phát triển tư¬ duy và nâng cao trình độ Tiếng Việt cho các em. Vì vậy kể chuyện là phân môn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung và dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 nói riêng. Học tốt kể chuyện không những giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng nghe - nói (kể) mà còn tạo điều kiện cho học sinh tự tin để học tốt các môn học khác và giúp các em tự nhiên hơn trong giao tiếp.

Trong quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi còn thấy có một số điều tồn tại và vướng mắc trong phân môn kể chuyện. Học sinh nhìn chung còn ít học và việc chuẩn bị trước cũng chưa được chu đáo, chỉ nhìn bài qua loa, chiếu lệ, chưa biết cách kể. Đến lớp, nhiều em chưa phát huy tốt vai trò của cá nhân trong quá trình kể chuyện, nhất là kể cho nhau trong nhóm (vì kể cho nhau nghe trong nhóm yêu cầu tính tự giác là chủ yếu). Trong khi bạn bè kể thì một số em còn chưa có ý thức theo dõi, quá trình học tập của bạn là thời gian nghỉ ngơi của một số em khác. Từ những hạn chế và vướng mắc trong quá trình giảng dạy, tôi đã suy nghĩ, trăn trở để tìm ra nhiều phương pháp tối ưu nhất để giúp cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc truyện theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1B trường Tiểu học Thị Trấn, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa học tốt phân môn kể chuyện " nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Kể chuyện lớp 1.

 

doc 18 trang thuychi01 6923
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1B trường tiểu học thị trấn, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa học tốt phân môn kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LANG CHÁNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1B 
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN, HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA HỌC TỐT PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN
Người thực hiện: Lê Thị Huyền
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Thị Trấn 
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt
THANH HOÁ, NĂM 2017
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
I
MỞ ĐẦU
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
II
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1
Cơ sở lý luận
3
2.2
Thực trạng của vấn đề
4
2.3
Các giải pháp thực hiện
5
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
16
III
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
3.1
Kết luận
18
3.2
Kiến nghị
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết “ Ngôn ngữ là công cụ của tư duy”. Trong các môn học ở Tiểu học thì môn Tiếng Việt là môn học có ý nghĩa rất quan trọng, bởi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói,đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh. Nếu như các em không biết đọc thông, viết thạo thì các môn học khác các em sẽ không thể học được. Phân môn kể chuyện là một trong những phân môn của môn Tiếng Việt 1 có nhiệm vụ: Bồi dưỡng tâm hồn trẻ, góp phần hình thành cảm xúc và thẩm mĩ lành mạnh, làm giàu thêm vốn sống và vốn hiểu biết, phát triển tư duy và nâng cao trình độ Tiếng Việt cho các em. Vì vậy kể chuyện là phân môn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung và dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 nói riêng. Học tốt kể chuyện không những giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng nghe - nói (kể) mà còn tạo điều kiện cho học sinh tự tin để học tốt các môn học khác và giúp các em tự nhiên hơn trong giao tiếp.
Trong quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi còn thấy có một số điều tồn tại và vướng mắc trong phân môn kể chuyện. Học sinh nhìn chung còn ít học và việc chuẩn bị trước cũng chưa được chu đáo, chỉ nhìn bài qua loa, chiếu lệ, chưa biết cách kể. Đến lớp, nhiều em chưa phát huy tốt vai trò của cá nhân trong quá trình kể chuyện, nhất là kể cho nhau trong nhóm (vì kể cho nhau nghe trong nhóm yêu cầu tính tự giác là chủ yếu). Trong khi bạn bè kể thì một số em còn chưa có ý thức theo dõi, quá trình học tập của bạn là thời gian nghỉ ngơi của một số em khác. Từ những hạn chế và vướng mắc trong quá trình giảng dạy, tôi đã suy nghĩ, trăn trở để tìm ra nhiều phương pháp tối ưu nhất để giúp cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc truyện theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1B trường Tiểu học Thị Trấn, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa học tốt phân môn kể chuyện " nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Kể chuyện lớp 1. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Nhằm nâng cao chất lượng học phân môn kể chuyện cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học Thị Trấn. Giúp các em hình thành nhân cách, hình thành những kĩ năng cơ bản ban đầu về đức, trí, thể, mĩ,...và cho cả sự phát triển các kĩ năng giao tiếp, giúp các em tiếp tục học tốt phân môn này ở các lớp trên. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 1B trường Tiểu học Thị Trấn Lang Chánh năm học 2016-2017: gồm 27 em, trong đó: nữ 11 em, nam 16 em.
- Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn kể chuyện lớp 1.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp thực nghiệm: Tôi chọn lớp 1B (do tôi chủ nhiệm) có tổng số học sinh 27 em, tôi chia lớp thành 2 đối tượng có chất lượng học tập ngang nhau. Lớp đối chứng10 em lớp thực nghiệm17 em.
+ Lớp đối chứng: Dạy học và kiểm tra trình độ theo phương pháp truyền thống.
+ Lớp thực nghiệm: Dạy học, kiểm tra theo trình độ chuẩn. Dạy học dựa trên hoạt động tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Đổi mới đánh giá và sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học.
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
Quá trình dạy học là một quá trình nghệ thuật khoa học phức tạp, tinh tế nhiều mặt và độc đáo. Đối với phân môn Kể chuyện thì đặc điểm này được bộc lộ rõ rệt và sâu sắc. Vì mục tiêu của phân môn Kể chuyện là giúp học sinh phát triển các kỹ năng nghe, nói; mở rộng hiểu biết, góp phần hình thành nhân cách con người mới cho trẻ.
Các câu chuyện luôn có nội dung phong phú và hấp dẫn vì thế, truyện có khả năng bồi dưỡng tâm hồn của trẻ , tâm hồn trẻ sẽ nghèo nàn đi biết bao nhiêu khi trẻ không được tiếp xúc với truyện, đặc biệt là kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, các câu chuyện cổ dân gian trong sáng và sinh động. Suốt những năm ở Tiểu học nếu các em được nghe và kể chuyện đầy đủ thì chương trình kể chuỵên góp phần cho tâm hồn các em giàu có thêm bằng biết bao nhiêu chuyện bổ ích và lí thú, những hình tượng quen thuộc của truyện sẽ trở thành vốn văn học tích lũy kho tàng kiến thức cho các em. 
Đó là những ngôn ngữ đầu tiên giúp học sinh phát triển tư duy tưởng tượng. Mặt khác nhiều từ ngữ ban đầu thực ra chỉ xuất hiện trong truyện cổ mà chỉ có trong truyện cổ các em khi tiếp xúc với truyện kể sẽ không quên những từ ngữ đó. Khi tập kể chuyện lại các em học sinh sẽ có điều kiện sử dụng vốn ngôn ngữ của mình để kể lại truyện. Nhờ đó cùng với tư duy cũng phát triển. 
 Như vậy nhiệm vụ của giáo dục, giáo dưỡng của phân môn Kể chuyện lại trở nên đa dạng phong phú. Dạy tốt tiết Kể chuyện giáo viên sẽ tạo điều kiện tốt cho việc phát triển năng khiếu ở nhiều học sinh, tạo điều kiện ươm mầm cho những nhân tài mai sau . Đó cũng là một mặt trong việc xây dựng nhân cách con người mới, con người của thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 
2.2. Thực trạng 
2.2.1. Thuận lợi: 
 Là trường Tiểu học Thị Trấn vùng miền núi thuộc huyện nghèo có cả HS con cán bộ, công nhân cũng có HS con nông thôn (Bản Lưỡi, Bản Trải,.) Hầu như tất cả các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập và giáo dục của con em mình.
Năm học 2016 – 2017, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1B. Với tổng số là 27 học sinh. Tất cả các em đều cùng độ tuổi và đã qua lớp mẫu giáo 5 tuổi nên đa số các em đã nhận biết được 29 chữ cái. 
Nhìn chung tất cả các em đều chăm ngoan thích học tập và vui chơi. Qua tìm hiểu tôi được biết, các em rất thích học môn kể chuyện, hình như hàng giờ, hàng tuần lúc nào các em cũng mong ngóng để đến giờ kể chuyện. Đặc biệt trong giờ kể chuyện các em thích nghe cô kể hơn là thích nghe cô đọc lại văn bản truyện. Song vẫn còn số ít học sinh biết kể chuyện một cách trôi chảy và hấp dẫn, biết nhập vai nhân vật trong truyện để kể lại. Hơn nữa qua mỗi bài lại có thêm phần luyện nói (nó bổ trợ một phần lớn cho phân môn kể chuyện).
2.2.2. Khó khăn : 
 Bản thân là giáo viên trực tiếp đứng lớp nhưng cũng chưa dành nhiều thời gian tìm hiểu và khám phá hết được điểm mạnh, điểm yếu, điểm còn hạn chế của từng học sinh. Đặc biệt là chưa tìm được giải pháp để phát huy. Trong quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi thấy bản thân còn rất nhiều vướng mắc khi dạy kể chuyện như khi chuẩn bị bài hầu như giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào sách giáo viên. Chính vì thế mà bài dạy trên lớp còn mang tính áp đặt, đơn điệu chưa phù hợp với đối tượng học sinh, làm cho học sinh nắm nội dung chuyện còn chàng màng, máy móc... coi môn kể chuyện chỉ là giải trí cho các em, các môn học khác quan trọng hơn.
Do đó sự chuẩn bị của giáo viên chưa chu đáo dẫn đến tiết dạy, giờ học chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Hơn nữa nhiều giáo viên rất ngại dạy tiết kể chuyện, nhất là đợt thao giảng, dự giờ thăm lớp vì sợ khâu kể chuyện không hấp dẫn,ít học sinh biết kể chuyện một cách trôi chảy mạch lạc và kỹ năng nói còn kém, làm sao để có cách kể hay cho học sinh nghe và nhớ được truyện, sau đó sẽ luyện tập thế nào cho học sinh kể lại từng đoạn truyện một cách tự nhiên. Đó cũng là những băn khoăn của tôi và nhiều giáo viên đang đứng lớp hiện nay.
- Khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh còn nhiều hạn chế, chưa tự tin tham gia các hoạt động học tập,nhút nhát thu mình ngại tham gia. 
 - Học sinh chưa mạnh dạn, tự tin trong việc phân tích, xử lý tình huống. Nếu được gọi kể chuyện thì các em chỉ kể theo gợi ý của truyện sau mỗi tranh, các em chưa biết liên kết được các bức tranh để được một đoạn truyện. 
 - Lí do là các em chưa kịp nắm được nội dung truyện khi nghe kể và kỹ năng nói (diễn đạt) còn kém, mặc dù sau mỗi bài học vần và bài tập đọc các em đã được rèn kỹ năng nói)... Nếu có sự đầu tư hơn về rèn luyện kỹ năng kể của giáo viên và tập luyện cho học sinh, chắc chắn rằng các em sẽ có kỹ năng kể tốt hơn.
2.2.3. Khảo sát chất lượng:
 Tôi đã tiến hành theo dõi và khảo sát chất lượng ngay từ đầu năm như sau:
Tổng số học sinh
Kể chuyện hay
(có năng khiếu)
Biết kể đúng nội dung chuyện
Chưa biết kể
27
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
2 
7,4
19 
70,4
6 
22,2
2.3. Các biện pháp 
Đứng trước thực trạng lớp như vậy tôi trăn trở và tìm ra một số biện pháp thực hiện như sau:
Biện pháp 1: Giáo viên chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp.
Ngoài việc chuẩn bị kế hoạch bài học chu đáo thì giáo viên còn phải nghiên cứu và nắm vững nội dung của truyện (đọc kĩ văn bản để nhớ và hiểu truyện). Một trong những yếu tố quan trọng nữa giúp cho giờ học thành công là chuẩn bị đồ dùng (trang phục, diễn kịch, sắm vai,...). 
Ví dụ: Truyện: Khỉ và Rùa [1]; Sói với Cừu [1].
- Tôi đã sử dụng tranh minh hoạ trong bộ đồ dùng của phân môn kể chuyện giúp học sinh cả lớp cùng quan sát, gây hứng thú cao trong giờ học và học sinh dễ nhớ ngay từ lần đầu.
- Về trang phục để gây hứng thú cho học sinh tôi có thể chuẩn bị như:
+ Vai Khỉ: Mặt nạ khỉ
+ Vai Rùa: Mặt nạ rùa
+ Vai Sói: Mặt nạ sói
+ Vai Cừu: Mặt nạ cừu
Khi kể giáo viên có thể sử dụng trang phục, đạo cụ hoặc khi học sinh nhập vai nhân vật các em sẽ hoá trang bằng các trang phục đó.
Như vậy: Sự chuẩn bị kĩ về nội dung truyện và chuẩn bị chu đáo về đồ dùng của giáo viên đã kích thích, gây hứng thú cao cho cả học sinh và giáo viên, góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy. 
Biện pháp 2: Giúp học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp:
Học sinh muốn nhớ được nội dung truyện nhanh thì trước khi đến lớp các em nên quan sát kỹ nội dung từng tranh để phỏng đoán nội dung của truyện.
Ví dụ 1: Thỏ và Sư tử [1]; Rùa và Thỏ [1].
Khi học đến truyện này ở nhà học sinh quan sát kỹ nội dung từng tranh minh họa nội dung câu truyện như: 
 - Tranh 1: Sư tử đang nằm chờ Thỏ đến
 - Tranh 2: Thỏ đang nói chuyện với Sư Tử và Sư Tử đang rất tức giận với Thỏ.
 - Tranh 3: Thỏ cùng với Sư Tử đang đứng trên thành một cái giếng, Sư Tử 
đang giận dữ nhìn xuống giếng.
 - Tranh 4: Sư Tử lao xuống giếng còn Thỏ thì đang nhảy múa trên thành giếng.
 Sau khi quan sát tranh và phỏng đoán được như vậy thì đến lớp khi nghe cô giáo kể chuyện thì học sinh dễ nhớ và nhớ nhanh nội dung câu chuyện.
Ví dụ 2: Truyện Rùa và Thỏ [1].
Khi học đến truyện “ Rùa và Thỏ” học sinh, trước hết, tôi cho học sinh quan sát tranh để gây hứng thú học tập cho các em, sau đó yêu cầu các em suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau mỗi tranh trước để có thể phỏng đoán nội dung câu truyện ở từng tranh như: 
- Rùa đang làm gì? 
- Thỏ nói gì với Rùa?
Học sinh có sự chuẩn bị trước khi nghe cô giáo kể chuyện thì tiếp thu rất nhanh và nhớ nội dung câu chuyện ngay ở lớp và thể hiện kể trước lớp rất tự nhiên và nhập vai rất tốt, còn đối với những học sinh không có sự chuẩn bị trước thì đến lớp việc nhớ nội dung câu chuyện chậm hơn chính vì thế mà việc nhập vai của các nhân vật cũng chậm hơn.
Biện pháp 3: Giáo viên kể mẫu đóng vai trò quan trọng
Tiết kể chuyện có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên kể mẫu, khi kể mẫu giáo viên cần đặt câu hỏi liên quan đến tình huống mở làm cho học sinh bị lôi cuốn bởi sức hấp dẫn của câu truyện. Sự kết hợp giữa giọng điệu và cử chỉ, sử dụng từ ngữ có chọn lọc giúp cho các em có cảm giác như các nhân vật trong truyện là có thật đang hiện lên thật sinh động trong từng ngôn từ và sống động trong từng cử chỉ điệu bộ của cô.
Ví dụ 1: Truyện: Sư Tử và Chuột Nhắt [2]
Để thu hút sự chú ý và gây hứng thú cho học sinh giáo viên có thể giới thiệu như sau: “Các em đều biết Sư Tử là con vật to, khoẻ được xem là chúa tể của rừng xanh, còn Chuột Nhắt là con vật bé tí xíu. Thế mà con Chuột Nhắt trong truyện này một lần được Sư Tử tha mạng lại dám nói với Sư Tử sẽ có ngày đền ơn, khiến vị chúa rừng xanh phải bật phì cười. Sự thực thì Chuột Nhắt có ba hoa không, có làm được điều mình nói hay không? Các em hãy lắng nghe câu chuyện để hiểu được điều đó”. 
Khi kể, giáo viên cần chú ý thể hiện giọng của từng nhân vật để tăng sức lôi cuốn học sinh như:
 - Lời của Chuột Nhắt khi còn trong tay Sư Tử: mềm mỏng, khiêm tốn (van lạy xin tha, bé nhỏ, chả bõ dính răng).
 - Lời của Sư Tử: 
+ Tỏ thái độ coi thường khi Chuột Nhắt hứa có ngày sẽ giúp Sư Tử.
 + Tỏ thái độ sợ hãi khi Sư Tử bị sa lưới (gầm gào, vùng vẫy, nằm bẹp chờ chết). 
Ví dụ 2: Truyện: Sói và Sóc [1]
Ở tranh 2 khi kể lời của Sóc thì giáo viên kể với giọng mềm mỏng, cầu khẩn,...qua câu nói như: “ Hãy thả tôi ra nào?”. Đến đây giáo viên có thể dùng câu hỏi gợi mở: Theo các em Sói có tha cho Sóc hay không? Để học sinh phán đoán gây sự chú ý tò mò và suy nghĩ. 
Muốn làm được như vậy thì người giáo viên phải thuộc truyện và tập kể trước khi lên lớp để việc kể mẫu của cô thật sự gây ấn tượng cho các em vì như chúng ta đã biết học sinh lớp 1 thuộc và nhớ được truyện chủ yếu khi nghe lời kể của cô trên lớp (giáo viên kể lần 1, lần 2 vừa kể vừa kết hợp với chỉ tranh cho học sinh quan sát).
Tóm lại: Trong tiết dạy kể chuyện học sinh có thuộc được truyện, có kể hay được hay không là phụ thuộc rất nhiều vào việc kể mẫu của giáo viên vì học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1 sẽ rất hay bắt chước và làm theo cô, chính vì thế mà đòi hỏi người giáo viên kể phải luyện cho giọng của mình chuẩn, hấp dẫn đúng ngữ điệu và thể hiện được các cử chỉ, điệu bộ của từng nhân vật... có như vậy thì mới thu hút được sự chú ý của học sinh và kể giống cô để việc kể mẫu của cô thật sự gây ấn tượng cho các em. 
Biện pháp 4: Phát triển ngôn ngữ nói theo tranh:
Với học sinh lớp 1, tư duy bằng trực quan là chủ yếu. Chính vì vậy ngôn ngữ của các em phụ thuộc vào trực quan (tranh minh họa) là rất nhiều. Nếu thiếu yếu tố này thì ngôn ngữ của các em hạn chế bởi vốn sống thực tế, vốn từ, sự trau dồi ngôn ngữ của các em rất hạn chế. Đặc biệt với câu chuyện có lời nhân vật thì một mình các em phải thể hiện nhiều vai (khác với nhập một vai bất kỳ) cũng đồng nghĩa với giọng kể cử chỉ, điệu bộ phải thay đổi.
Ví dụ 1: Truyện Trí khôn [1]
Khi giáo viên treo tranh minh họa lên cho học sinh quan sát thì đã lôi cuốn được sự tò mò của học sinh, sự tò mò đó càng được tăng lên khi kết hợp với lời kể hấp dẫn của giáo viên. Đến phần học sinh kể chuyện theo tranh, đoạn thì giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh để mô tả sự tò mò của Hổ khi gặp bác nông dân “ Hổ lân la tới gần bác nông dân, mắt tròn xoe, râu vểnh lên, với vẻ tò mò, hỏi bác nông dân: Người kia trí khôn đâu cho ta xem. Bác nông dân thì điềm tĩnh, khôn ngoan chăm chú nhìn vào con Hổ với vẽ tự tin, tay chỉ về phía xa để trả lời: Trí khôn ta để ở nhà.... ”[3]. Trong khi đó giáo viên khi kể chỉ kể “ Hổ lân la tới gần bác nông dân hỏi: Người kia trí khôn đâu cho ta xem. Bác nông dân đáp: Trí khôn ta để ở nhà ”
Ví dụ 2: Truyện Sư tử và Chuột Nhắt [2]
Đoạn 2: Tranh 3: Sư tử bị sa lưới, Chuột Nhắt cứu Sư tử
Khi yêu cầu học sinh quan sát tranh để kể lại nội dung đoạn truyện thì học sinh có thể nhìn tranh kể được “Một con Sư Tử to tướng bị sa vào một cái lưới miệng há hốc gầm gừ, vùng vẫy, tay thì cố sức kéo lưới hòng thoát khỏi nhưng không sao thoát được đành nằm bẹp, với đôi mắt buồn rầu nằm chờ chết. May sao, Chuột Nhắt thấy và đã gọi cả nhà ra, con thì kéo dây lưới, con thì cắn đứt mắt lưới thật là khẩn trương và cuối cùng Sư tử đã thoát nạn ”[3].
Trong khi đó, giáo viên chỉ kể “ Sư tử bị sa lưới. Nó gầm gào, vùng vẫy hết sức cũng không sao thoát được đành nằm chờ chết. May sao, Chuột Nhắt đi qua thấy, chạy về gọi cả nhà ra, cắn một lúc đứt hết các mắt lưới. Nhờ thế Sư tử thoát nạn”.
Như vậy việc quan sát tranh không những chỉ phát triển làm giàu vốn từ, khả năng diễn đạt, sự làm chủ về ngôn ngữ của các em mà còn giúp kích thích sự hứng thú cho các em.
Biện pháp 5: Khích lệ, động viên kịp thời giúp học sinh tự tin. 
Với học sinh tiểu học, việc giúp các em tự tin trước đông người không phải dễ dàng, Vì vậy việc khích lệ động viên cũng cần phù hợp với từng đối tượng.
Với học sinh có năng khiếu (kể tốt) thì yêu cầu kể chuyện ở các em cao hơn, ngoài việc thuộc truyện các em còn kết hợp một số cử chỉ, điệu bộ, giọng điệu phù hợp với nhân vật.
Ví dụ: Truyện: Rùa và Thỏ [2].
Đoạn 1: (tranh 1, 2) Khi kể giáo viên cần căn cứ đánh giá như sau:
 - Lời vào truyện: giọng kể khoan thai, nhấn giọng một số từ ngữ thể hiện sự chăm chỉ, cố gắng của Rùa “ đang cố sức tập chạy”
- Lời của Thỏ đầy kiêu căng, ngạo mạn: “Chậm như rùa (dài giọng mỉa mai) mà cũng đòi tập chạy? ”.
- Lời Rùa chậm rãi, khiêm tốn nhưng đầy tự tin, dám thách Thỏ: “Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn ?”.
 Nhưng đối với học sinh biết kể chỉ cần yêu cầu các em nhìn tranh kể được từng đoạn hoặc nhớ để kể. Các em chỉ cần kể nội dung chậm, chưa đúng lời nhân vật và không thể hiện được giọng điệu, cử chỉ cũng cần tuyên dương, động viên khích lệ như thế các em sẽ thấy tự tin trước bạn, trước cô hơn, và thấy mình cũng đã có sự tiến bộ, từ đó các em có hướng phấn đấu kể tốt hơn và cảm thấy mình đã có thành công.
 Đoạn 1: Học sinh chỉ kể được: “Rùa tập chạy. Thỏ nói đồ chậm như Rùa mày mà cũng đòi tập chạy à ? Rùa trả lời anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử thi coi ai hơn”  thì giáo viên cũng nên tuyên dương, khích lệ học sinh để các em thấy tự tin hơn khi kể chuyện.
 Như vậy khi học sinh chỉ cần vượt bậc tuy ít nhưng có sự biến chuyển thì giáo viên cũng nên khen để học sinh có động lực phấn đấu. Còn khi học sinh chưa kể được thì giáo viên cũng không nên chê trực tiếp là “ em không biết kể ” mà chỉ nói là “ em cần chú ý hơn sẽ nhớ được nội dung của chuyện ” hoặc học sinh “ làm sai ” thì chỉ nói là “ em làm gần đúng rồi”. Bởi vì chính những lời khen kịp thời đó sẽ là động lực khích lệ cho học sinh cố gắng hơn, sẽ làm cho các em thêm tự tin có ý chí phấn đấu và cảm thấy chủ động hơn trước bạn bè, trước mọi người qua đó rèn được kỹ năng giao tiếp cho các em.
Tóm lại, khi học sinh kể chuyện chỉ cần các em có sự tiến bộ mặc dù là rất nhỏ chúng ta cũng nên cổ vũ, động viên các em một cách kịp thời để giúp các em có niềm tin và tự tin hơn trước thầy, cô và trước các bạn. Từ đó các em có ý chí phấn đấu hơn trong học tập đặc biệt là đối với những học sinh chưa biết kể.
Biện pháp 6: Rèn kỹ năng nghe, kể, nhận xét
Kỹ năng nghe kể rất quan trọng, đối với học sinh câu chuyện đó có hay có hấp dẫn không thì điều đầu tiên phải giúp các em biết nghe cô kể, bạn kể để cảm nhận từ đó biết đánh giá nhận xét. Kể thì có nhiều hình thức như: Thi kể giữa các nhóm với nhau, kể chuyện theo tranh (giáo viên chỉ vào từng từng tranh minh họa để kể lại nội dung câu chuyện, đại diện các nhóm chỉ vào tranh minh họa và kể lại chuyện. Giáo viên nghe, nhận xét và khen, động viên kịp thời học sinh).
Ví dụ 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện “Niềm vui bất ngờ” [2]. Trước hết, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh, nghe cô kể lại toàn bộ câu chuyện theo tranh minh họa, sau đó yêu cầu học sinh kể được từng đoạn, tiếp theo một học sinh có năng khiếu kể toàn bộ câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể để phân biệt lời các nhân vật (Lời Bác: cởi mở, âu yếm; Lời các cháu mẫu giáo: phấn khởi, hồn nhiên) và lời người dẫn chuyện (lúc khoan thai, hồi hộp, khi lưu luyến, tùy theo sự phát triển của nội dung câu chuyện). Học sinh kể chuyện từng đoạn theo tranh trong nhóm lớn, nhóm đôi; một học sinh có năng khiếu kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp và nêu ý nghĩa của chuyện....
 Tranh minh họa câu chuyện Niềm vui bất ngờ [4]
Ngoài việc yêu cầu họ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1b_truong_tieu_hoc_t.doc