Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm giúp học sinh hiếu động ở Lớp 1 tập trung, chú ý trong giờ học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm giúp học sinh hiếu động ở Lớp 1 tập trung, chú ý trong giờ học

Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học;

 - Sáng kiến này được áp dụng lần đầu tại lớp 1C trường Tiểu học Ngọc Xuân Thành phố Cao Bằng năm học 2015 - 2016.

- Sau khi điều tra phân loại từng đối tượng học sinh, tôi đã xây dựng kế hoạch và đưa ra những giải pháp cụ thể cho lớp, đặc biệt là đối với các em học sinh hiếu động.

* Giải pháp 1: Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh.

- Thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã trực tiếp trao đổi với phụ huynh về từng đối tượng học sinh để nắm được tình hình chung của lớp.

- Ngay từ buổi học đầu tiên: Tôi cho học sinh học nội quy của trường, của lớp để đưa các em đi vào kỉ cương, nề nếp học tập và rèn luyện theo 5 Điều Bác Hồ đạy.

- Bầu ban cán sự lớp: Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp làm nòng cốt, cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn trong lớp.

* Giải pháp 2: Xây dựng, hình thành và rèn ý thức tự giác, hợp tác với cô giáo và bạn bè trong lớp học cho học sinh hiếu động.

- Trong các giờ học tôi đã tạo một bầu không khí thân thiện cho các em, tạo mối quan hệ cô - trò thân thiết, cởi mở, tạo không khí lớp học sôi nổi để các em mạnh dạn phát biểu, nói lên suy nghĩ của mình một cách tự nhiên. Từ đó các em thấy được cô giáo khen, được cô giáo quan tâm, yêu quý, làm cho học sinh phấn khích học tập một cách tích cực, tự giác, độc lập và sáng tạo. Mặt khác sẽ hạn chế được nhiều tính cách tăng động của trẻ

- Mỗi một học sinh đều thích được quan tâm chú ý và khen trước tập thể lớp. Bởi vậy tôi gắn ý thích của các em đó theo hướng tích cực, đôi khi cũng phải có những phần thưởng nho nhỏ vào cuối giờ học như: một cái tẩy nhỏ, một cái nhãn vở hoặc một lá cờ chiến thắng được gắn vào bảng thi đua của lớp để cho các em có hướng phấn đấu vươn lên trong học tập. Ví dụ: Khi các em không thích chép bài và làm bài, nếu có viết thì viết nguệch ngoạc cho xong bài tôi sẽ ra điều kiện và động viên: Nếu em tập trung chú ý học bài và làm bài cẩn thận thì em sẽ trở thành “Thủ lĩnh” của lớp mình trong ngày hôm nay và được nhận một cờ thi đua và được đề nghị tuyên dương trong thứ hai đầu tuần. Bên cạnh đó tôi còn tạo cho các em những cuộc đua ngầm nhỏ nhỏ giữa các lớp trong khối 1 với nhau để tìm người dành "chiến thắng" và trở thành “Thủ lĩnh” trong học tập, rèn luyện, chơi trò chơi . Từ những mục tiêu như vậy các em luôn cố gắng phấn đấu và đã đạt hiệu quả rõ rệt. Các em có ý thức hợp tác với cô giáo và hoàn thành được bài mà giáo viên yêu cầu.

 

doc 4 trang hoathepmc36 28/02/2022 18641
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm giúp học sinh hiếu động ở Lớp 1 tập trung, chú ý trong giờ học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP HỌC SINH HIẾU ĐỘNG Ở LỚP 1 TẬP TRUNG, CHÚ Ý TRONG GIỜ HỌC”
I. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Lý Thị Hiệu
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ngọc Xuân - TP Cao Bằng
II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG
- Sáng kiến về công tác chủ nhiệm lớp trong trường Tiểu học
III. THỰC TRANG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG
	Năm học 2015 - 2016, tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 1C. Là lớp đầu cấp nên các em còn nhiều bỡ ngỡ, vào đầu năm học nề nếp lớp chưa được ổn định. Các em chưa ý thức được các việc trong lớp, nội quy của trường, của lớp đề ra. Nhưng trong khoảng thời gian 1 tháng đầu tiên các em đã bắt đầu quen với nề nếp học tập và sinh hoạt ở trường Tiểu học. Theo điều tra cơ bản tôi nhận thấy:
- Đầu năm học có tới 82% số học sinh đã quen và thực hiện tốt nề nếp học tập và sinh hoạt ở lớp học.
- Lớp học còn 1 số em rất hiếu động, chưa tập trung chú ý trong giờ học, còn làm việc riêng hay nghịch bạn bên cạnh, không tập chung chú ý bài, ít khi hợp tác với giáo viên mà chỉ hành động theo ý thích mặc dù được sự quan tâm, động viên khuyến khích của giáo viên
	- Những học sinh hiếu động này đã gây không ít khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm, gây ảnh hưởng đến chất lượng giờ học của cả lớp và hơn thế nữa nếu giáo viên dành nhiều thời gian cho những em học sinh đó quá thì chất lượng lớp học sẽ không đạt hiệu quả. Với thực trạng trên, là một giáo viên chủ nhiệm tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra một số giải pháp nhằm giúp các em tập trung, chú ý trong giờ học. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục chung cho lớp học. 
IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học;
	- Sáng kiến này được áp dụng lần đầu tại lớp 1C trường Tiểu học Ngọc Xuân Thành phố Cao Bằng năm học 2015 - 2016.
- Sau khi điều tra phân loại từng đối tượng học sinh, tôi đã xây dựng kế hoạch và đưa ra những giải pháp cụ thể cho lớp, đặc biệt là đối với các em học sinh hiếu động.
* Giải pháp 1: Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh.
- Thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã trực tiếp trao đổi với phụ huynh về từng đối tượng học sinh để nắm được tình hình chung của lớp.
- Ngay từ buổi học đầu tiên: Tôi cho học sinh học nội quy của trường, của lớp để đưa các em đi vào kỉ cương, nề nếp học tập và rèn luyện theo 5 Điều Bác Hồ đạy. 
- Bầu ban cán sự lớp: Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp làm nòng cốt, cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn trong lớp. 
* Giải pháp 2: Xây dựng, hình thành và rèn ý thức tự giác, hợp tác với cô giáo và bạn bè trong lớp học cho học sinh hiếu động.
- Trong các giờ học tôi đã tạo một bầu không khí thân thiện cho các em, tạo mối quan hệ cô - trò thân thiết, cởi mở, tạo không khí lớp học sôi nổi để các em mạnh dạn phát biểu, nói lên suy nghĩ của mình một cách tự nhiên. Từ đó các em thấy được cô giáo khen, được cô giáo quan tâm, yêu quý, làm cho học sinh phấn khích học tập một cách tích cực, tự giác, độc lập và sáng tạo. Mặt khác sẽ hạn chế được nhiều tính cách tăng động của trẻ
- Mỗi một học sinh đều thích được quan tâm chú ý và khen trước tập thể lớp. Bởi vậy tôi gắn ý thích của các em đó theo hướng tích cực, đôi khi cũng phải có những phần thưởng nho nhỏ vào cuối giờ học như: một cái tẩy nhỏ, một cái nhãn vở hoặc một lá cờ chiến thắng được gắn vào bảng thi đua của lớp để cho các em có hướng phấn đấu vươn lên trong học tập. Ví dụ: Khi các em không thích chép bài và làm bài, nếu có viết thì viết nguệch ngoạc cho xong bài tôi sẽ ra điều kiện và động viên: Nếu em tập trung chú ý học bài và làm bài cẩn thận thì em sẽ trở thành “Thủ lĩnh” của lớp mình trong ngày hôm nay và được nhận một cờ thi đua và được đề nghị tuyên dương trong thứ hai đầu tuần.... Bên cạnh đó tôi còn tạo cho các em những cuộc đua ngầm nhỏ nhỏ giữa các lớp trong khối 1 với nhau để tìm người dành "chiến thắng" và trở thành “Thủ lĩnh” trong học tập, rèn luyện, chơi trò chơi ... Từ những mục tiêu như vậy các em luôn cố gắng phấn đấu và đã đạt hiệu quả rõ rệt. Các em có ý thức hợp tác với cô giáo và hoàn thành được bài mà giáo viên yêu cầu.
* Giải pháp 3: Rèn kĩ năng tập trung, chú ý nghe giảng, không làm việc riêng, nghịch trong giờ học.
- Tôi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao các em chưa ngoan, trong lớp chưa chú ý nghe giảng, nghịch ngợm nhiều hơn so với các bạn trong lớp, không hợp tác với giáo viên trong giờ học... Với phương châm: Học sinh đến trường là phải được vui chơi. Giờ ra chơi tôi hướng dẫn các em chơi, cho các em được cười thật vui vẻ. Trong giờ học để các em tiếp thu bài hiệu quả hơn tôi cũng thường tổ chức các trò chơi, làm sao cho hầu hết các em học sinh trong lớp được tham gia. Ví dụ: Trong giờ học tạo cho các em bất ngờ bằng cách kể một số câu chuyện cười, trò chơi để thư giãn giữa giờ học hoặc chơi một số trò nhẹ nhàng cả lớp cùng vận động,  Qua đó thu hút được sự chú ý và hứng thú học tập của các em, các em sẽ tập trung vào giờ học hơn. Nhưng đôi lúc tôi cũng tỏ thái độ cứng rắn, ra điều kiện để các em hoàn thành bài theo yêu cầu. 
- Sử dụng những phương pháp dạy học đa dạng phù hợp với đối tượng học sinh lớp 1, lôi cuốn được sự chú ý tối đa của các em vào bài học. Đồng thời người giáo viên phải có kỹ năng, kỹ xảo để lôi kéo các em hoạt động tích cực nhất vào bài học mà không có thời gian để làm việc riêng.
* Giải pháp 4: Tạo sự gần gũi thân thiện giữa cô và trò; giữa trò và trò.
- Bản thân tôi luôn chú ý tới các em, tạo sự thân thiện cởi mở, gần gũi với các em, trò chuyện vui vẻ, thể hiện sự quan tâm cảm hóa các em bằng tình thương yêu, trìu mến qua ánh mắt, nụ cườiđể các em thấy được các em luôn được quan tâm và không bị bỏ rơi. 
- Thường xuyên nhắc nhở các bạn trong lớp học luôn đoàn kết, chia sẻ lẫn nhau trong học tập và các hoạt động trong trường, lớp học, không trêu trọc bạn, xa lánh bạn ...Từ đấy các em thấy vui hơn, được quan tâm hơn và thích gần gũi hơn với cô giáo và bạn bè vì mình được quan tâm nên sẽ không đánh bạn, xé sách vở và đồ dùng của bạn .
* Giải pháp 5: Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh.
- Thường xuyên giữ mối liên hệ với phụ huynh học sinh để trao đổi kịp thời những biểu hiện tích cực cũng như tiêu cực của các em để cùng phối hợp và có biện pháp cùng giúp đỡ các em như: Hàng tuần giáo viên trao đổi với phụ huynh thông qua hệ thống tin nhắn edu
2. Hiệu quả.
	Với những giải pháp và kinh nghiệm trên, các em học sinh lớp 1C tôi chủ nhiệm trong năm học 2015 - 2016 đã có ý thức hơn trong học tập và cùng thi đua học tốt ngay từ đầu năm học. Tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường, của lớp, các em học sinh hiếu động đã có những nỗ lực cố gắng và tiến bộ nhất định.
	Kết quả thu được sau khi áp dụng sáng kiến:
* Trước khi áp dụng SK: 
Các biểu hiện của HS
Số học sinh
Tỉ lệ %
Học sinh rụt rè, thiếu tự tin trong học tập
6
19,3%
Học sinh trong lớp hay nghịch ngợm, chưa chú ý nghe giảng
10
32,3%
Học sinh mạnh dạn, tự tin, năng động, linh hoạt trong học tập
5
16,1%
Học sinh ngoan, chú ý nghe giảng
10
32,3%
* Sau khi áp dụng SK: 
Các biểu hiện của HS
Số học sinh
Tỉ lệ %
Học sinh rụt rè, thiếu tự tin trong học tập
1
3,2%
Học sinh trong lớp hay nghịch ngợm, chưa chú ý nghe giảng
2
6,4%
Học sinh mạnh dạn, tự tin, năng động, linh hoạt trong học tập
11
35,4%
Học sinh ngoan, chú ý nghe giảng
17
55%
3. Khả năng và các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
* Sáng kiến có khả năng áp dụng trong phạm vi các trường tiểu học trong toàn tỉnh.
* Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ phục vụ tốt cho việc dạy và học
- Để thực hiện tốt việc dạy và học đòi hỏi người giáo viên phải thật sự yêu quý học sinh, phải biết lấy sự tiến bộ của học sinh làm niềm vui và hạnh phúc của mình.
- Phải biết hy sinh cả thời gian, sức lực, đặt tâm huyết vào sự nghiệp giáo dục, cần phải gương mẫu, chuẩn mực, tất cả vì học sinh thân yêu ...
- Việc tìm hiểu học sinh không chỉ dừng lại trên sổ sách mà cần phải đi sâu vào hoàn cảnh thực tế của từng em. Đặc biệt chú trọng đối với học sinh hiếu động để có biện pháp uốn nắn kịp thời, nhẹ nhàng khéo léo răn dạy các em.
- Phải có các hình thức khen thưởng khơi dậy tinh thần học tập sôi nổi ở các em, kết hợp giáo dục học sinh từ nhiều phía: Nhà trường - Gia đình - Xã hội.
4. Thời gian và những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
- Thời gian áp dụng sáng kiến: năm học 2015 - 2016 và những năm học tiếp theo.
- Do giáo viên và các em học sinh lớp 1C - trường Tiểu học Ngọc Xuân thực hiện.
V. KẾT LUẬN.
	Qua nhiều năm giảng dạy, với những việc làm cụ thể tôi nhận thấy học sinh ngày càng có sự chuyển biến tiến bộ rõ rệt. Bằng sự cảm nhận của bản thân tôi đã đọc được tình cảm của học sinh và các bậc phụ huynh dành cho mình. Tôi nghĩ những việc làm nho nhỏ đó đã góp phần tích cực vào giai đoạn đầu hình thành và phát triển nhân cách của học sinh lớp chủ nhiệm trong những năm đầu cấp tiểu học này.
 Vì vậy việc làm tốt vai trò của người giáo viên trong công tác chủ nhiệm và trong hoạt động dạy học của nhà trường là việc làm rất quan trọng và cao cả đối với bất cứ ai khi bước chân vào sự nghiệp trồng người.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm "Một số giải pháp nhằm giúp học sinh hiếu động ở lớp 1 tập trung, chú ý trong giờ học". Đây cũng là một kinh nghiệm rất nhỏ của bản thân tôi trong quá trình làm nghề giáo. Để công tác chủ nhiệm và giảng dạy đạt kết quả cao hơn nữa bản thân tôi còn phải nỗ lực cố gắng nhiều hơn, và học hỏi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả của người giáo viên như Bác Hồ từng dạy: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người".
	 Ngọc Xuân, ngày 5 tháng 4 năm 2017
 	 Người viết sáng kiến
	 Lý Thị Hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_giup_hoc_sinh_hi.doc