SKKN Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt dạng toán giải có lời văn theo bộ sách Cánh Diều_13627019_20231110_025207

SKKN Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt dạng toán giải có lời văn theo bộ sách Cánh Diều_13627019_20231110_025207

Tiểu học là bậc học cung cấp kiến thức cơ bản ban đầu về tự nhiên - xã hội - con người và trang bị các phương pháp, kĩ năng về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn ; bồi dưỡng và phát huy những thói quen, tư tưởng tình cảm, những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ở bậc Tiểu học, môn Toán là một trong những môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình, nó giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng, tư duy lô gíc, bồi dưỡng những thao tác trí tuệ cần thiết để nhận biết thế giới hiện thực và khách quan. Toán học giúp con người phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt, nhanh nhạy và sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm. Trong đó mạch kiến thức tính giá trị của biểu thức là bộ phận gắn kết mật thiết với các mạch kiến thức của toán học trong chương trình tiểu học và các cấp học tiếp theo, góp phần làm phát triển toàn diện năng lực học toán của người học sinh.

docx 13 trang Phúc Hảo 29/03/2024 6156
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt dạng toán giải có lời văn theo bộ sách Cánh Diều_13627019_20231110_025207", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ..........................
TRƯỜNG TH ........................
----------– & —----------
BÁO CÁO BIỆN PHÁP
“Biện pháp giúp học sinh lớp Một học tốt dạng toán giải có lời văn theo bộ sách Cánh Diều”
Người thực hiện: 
MỤC LỤC
BÁO CÁO BIỆN PHÁP
1. Tên báo cáo biện pháp: “Biện pháp giúp học sinh lớp Một học tốt dạng toán giải có lời văn theo bộ sách Cánh Diều”
2. Tác giả:
- Họ và tên: 	 Nam (nữ): Nam
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
- Chức vụ, đơn vị công tác: Trường TH 
- Lớp chủ nhiệm: 
- Điện thoại: Email: @gmail.com
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp
Học sinh lớp một lần đầu tiên đến trường tiểu học, các em được tiếp xúc với môi trường bên ngoài với nhiều thầy cô giáo mới bạn mới .Trong quá trình học tập và tham gia các hoạt động khác đã giúp các em hình thành nhân cách. Bên cạnh đó chúng ta biết rằng kiến thức mà các em cần phải tiếp thu  nằm trong sách vở với nhiều môn học khác nhau trong đó có môn toán.
      Môn toán là một trong những môn học cơ sở cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho học sinh. Thông qua học môn toán đã giúp cho học sinh phương pháp suy luận, tư duy, lập luận một cách lôgic, phương pháp giải quyết vấn đề, từ đó rèn luyện trí thông minh, óc sáng tạo của học sinh. 
   Ở cấp Tiểu học nói chung dạy học sinh giải toán là giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, rèn luyện kỹ năng thực hành một cách đa dạng phong phú nhằm phát triển năng lực tư duy, phương pháp suy luận tạo điều kiện cho việc học tập sau này của các em.
   Với học sinh lớp 1 việc giải toán tập trung vào các phép tính cộng, trừ thêm bớt một số đơn vị ở phần đầu là các bài toán đơn và về cuối chương trình có các bài toán giải có lời văn. So với các dạng bài trước thì giải các bài toán có lời văn tuy không hẳn là khó hơn song có nhiều điểm khác và phức tạp hơn  bởi vậy khi giải những bài toán này các em dễ mắc những lỗi, những sai sót. 
   Để giải toán có lời văn tốt đòi hỏi các em có đầu óc tư duy trừu tượng hơn, khái quát hơn và đưa về dạng bài cụ thể hơn. Việc này không phải học sinh nào cũng làm được. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để giúp học sinh biết giải toán có lời văn dễ dàng hơn. Vì vậy tôi đã đi sâu về nghiên cứu: “Biện pháp giúp học sinh lớp Một học tốt dạng toán giải có lời văn theo bộ sách Cánh Diều” nhằm hướng dẫn các em làm bài, khắc phục những thiếu sót tạo điều kiện cho các em học tập tốt hơn về sau này là vấn đề cần được quan tâm giải quyết.
  1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
     Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học mạch kiến thức giải toán có lời văn để HS có kĩ năng giải toán tốt hơn.
  1.3. Đối tượng nghiên cứu
        Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phần giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1. Trường TH&THCS Nghĩa Bình
  1.4. Phương pháp nghiên cứu
      Để thực hiện nội dung của đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
     - Tổng hợp lý luận thông qua các tài liệu, sách giáo khoa và thực tiễn dạy học của lớp 1 - Trường.
     - Đánh giá quá trình dạy toán - Loại bài giải toán có lời văn  từ những năm trước và những năm gần đây .
     - Tiến hành khảo sát chất lượng học sinh .
     -  Rút kinh nghiệm qua quá trình nghiên cứu.
2. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
  2.1. Cơ sở lý luận
“Giải toán có lời văn” là một trong năm mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp tiểu học. Thông qua giải toán có lời văn, các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. 
   Khả năng giải toán có lời văn chính là phản ánh năng lực vận dụng kiến thức của học sinh. Học sinh hiểu về mặt nội dung kiến thức toán học vận dụng vào giải toán kết hợp với kiến thức Tiếng Việt để giải quyết vấn đề trong toán học. Từ ngôn ngữ thông thường trong các đề toán đưa ra cho học sinh đọc - hiểu - biết  hướng giải, đưa ra phép tính  kèm câu trả lời và đáp số của bài toán.
   Giải toán có lời văn góp phần củng cố kiến thức toán,  rèn luyện kỹ năng diễn đạt, tích cực góp phần phát triển tư duy cho học sinh tiểu học. 
    Đối với trẻ là học sinh lớp 1, môn toán tuy có dễ nhưng để học sinh đọc -hiểu bài toán có lời văn quả không dễ dàng, vả lại việc viết lên một câu lời giải phù hợp với câu hỏi của bài toán cũng là vấn đề không đơn giản. Vậy làm thế nào để giáo viên nói - học sinh hiểu , học sinh thực hành - diễn đạt đúng yêu cầu của bài toán, từng bước nâng cao chất lượng cho học sinh trong việc giải bài toán có lời văn đó là mục đích chính của đề tài này.
 2.2. Thực trạng của học sinh trong việc giải bài toán có lời văn ở lớp 1
    2.2.1. Thực trạng
Học sinh của trường phần lớn là con em trong xã được phân bố trên địa bàn tương đối rộng và thành phần gia đình đa dạng. Về trình độ dân trí và điều kiện kinh tế tuy đó được cải thiện nhiều so với trước song vẫn còn sự chênh lệch, điều kiện của  mỗi gia đình  cũng khác nhau điều này ít nhiều có tác  động đến  quá trình học tập của các em.
     Bản thân trong những năm gần đây thường xuyên được nhà trường phân công giảng dạy ở lớp 1. Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học, đặc biệt dạy lớp 1, tôi nhận thấy hầu như giáo viên nào cũng phàn nàn khi dạy đến phần giải toán có lời văn ở lớp 1. Học sinh rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép tính, viết sai đáp số. Nguyên nhân chính là do học sinh mới bắt đầu làm quen với dạng toán này lần đầu, tư duy của các em còn mang tính trực quan là chủ yếu. 
Vậy làm thế nào để học sinh nắm được cách giải một cách chắc chắn, chính xác? Đó chính là mục đích để tôi suy nghĩ và tìm tòi những biện pháp hướng dẫn học sinh giải toán có hiệu quả nhất.
     Kết quả khảo sát đầu năm học ...........được thống kê theo bảng: 
Phiếu khảo sát SLHS yêu thích môn Toán
Năm học
TSHS
HS yêu thích môn Toán
HS không yêu thích môn Toán
SL
TL
SL
TL
Trước khi áp dụng
Phiếu KS kết quả học tập của HS
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
    Với mong muốn giúp học sinh tránh sai sót và hình thành phương pháp học tập trong việc giải bài toán có lời văn ở học sinh lớp 1 tôi đó mạnh dạn lựa chọn 
nghiên cứu và trình bày đề tài với tiêu đề: “Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp Một học tốt dạng toán giải có lời văn theo bộ sách Cánh Diều” để các 
  2.2.2. Những nguyên nhân 
a. Nguyên nhân từ phía GV:
- GV chưa chuẩn bị tốt cho các em khi dạy những bài trước. Những bài nhìn 
hình vẽ viết phép tính thích hợp, đối với những bài này hầu như HS đều làm được nên GV tỏ ra chủ quan, ít nhấn mạnh hoặc không chú ý lắm mà chỉ tập trung vào dạy kỹ năng đặt tính, tính toán của HS mà quên mất rằng đó là những bài toán làm bước đệm, bước khởi đầu của dạng toán có lời văn sau này. Đối với GV dạy lớp 1 khi dạy dạng bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, cần cho HS quan sát tranh tập nêu bài toán và thường xuyên rèn cho HS thói quen nhìn hình vẽ nêu bài toán. Có thể tập cho những em HS giỏi tập nêu câu trả lời cứ như vậy trong một khoảng thời gian chuẩn bị như thế thì đến lúc học đến phần bài toán có lời văn HS sẽ không ngỡ ngàng và các em sẽ dễ dàng tiếp thu, hiểu và giải đúng .
b. Nguyên nhân từ phía HS:
      Do HS mới bắt đầu làm quen với dạng toán này lần đầu, tư duy của các em còn mang tính trực quan là chủ yếu. Mặt khác ở giai đoạn này các em chưa đọc thông viết thạo, các em đọc còn đánh vần nên khi đọc xong bài toán rồi nhưng các em không hiểu bài toán nói gì, thậm chí có những em đọc đi đọc lại nhiều lần nhưng vẫn chưa hiểu bài toán. Vì vậy HS không làm đúng cũng là điều dễ hiểu. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để HS nắm được cách giải một cách chắc chắn chính xác?
2.3. Các giải pháp thực hiện
Giải pháp 1: Đọc và tìm hiểu đề toán
	Muốn học sinh hiểu và có thể giải được bài toán thì điều quan trọng đầu tiên là phải giúp các em đọc và hiểu được nội dung bài toán. Giáo viên cần tổ chức cho các em đọc kỹ đề toán, hiểu rõ một số từ khóa quan trọng như ” thêm , và , tất cả,  ” hoặc “bớt, bay đi, ăn mất, còn lại , ” (có thể kết hợp quan sát tranh vẽ để hỗ trợ). Để học sinh dễ hiểu đề bài, giáo viên cần gạch chân các từ ngữ chính trong đề bài. Một số giáo viên còn gạch chân quá nhiều các từ ngữ, hoặc gạch chân các từ chưa sát với nội dung cần tóm tắt. Khi gạch chân nên dùng phấn màu khác cho dễ nhìn.
Trong thời kỳ đầu, giáo viên nên giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đàm
thoại ” Bài toán cho gì? Hỏi gì?” và dựa vào câu trả lời của học sinh để viết tóm tắt, sau đó cho học sinh dựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán. Đây là cách rất tốt để giúp trẻ ngầm phân tích đề toán. Nếu học sinh gặp khó khăn trong khi đọc đề toán thì giáo viên nên cho các em nhìn tranh và trả lời câu hỏi.
 Ví dụ: Bài 41 trang 71 sách toán 1 Cánh Diều, giáo viên có thể hỏi:
 - Em thấy trên bờ có mấy bạn? ( có 3 bạn)
 - Dưới nước có mấy bạn? (  có 5 bạn)
 - Em có bài toán thế nào? ()
Sau đó giáo viên cho học sinh đọc (hoặc nêu) đề toán ở sách giáo khoa.
Trong trường hợp không có tranh ở sách giáo khoa thì giáo viên có thể gắn mẫu vật (gà, vịt, ) lên bảng từ (bảng cài, bảng nỉ, ) để thay cho tranh; hoặc dùng tóm tắt bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng để hỗ trợ học sinh đọc đề toán.
* Thông thường có 3 cách tóm tắt đề toán:
Cách 1: Tóm tắt bằng lời: 
Ví dụ :	Tóm tắt:	Ví dụ 2: Tóm tắt:	
Ngân              :   5 quyển	  Lan có          : 34 que tính
Hằng              :   3 quyển	            Hà có            : 52 que tính
Cả hai bạn có :  quyển? (A)	  	Cả hai bạn có :  que tính? 
Cách 2: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng( thường chỉ dùng cho giải toán có liên quan tới độ dài hoặc  biểu thị  giá trị số )
 Ví dụ:
Cách 3: Tóm tắt bằng sơ đồ mẫu vật, hình vẽ :
Ví dụ:  
                                       Có           con thỏ :  
                                       Thêm       con thỏ: 
Với các cách tóm tắt trên sẽ làm cho học sinh dễ hiểu và dễ sử dụng.
Với cách viết thẳng theo cột như: 34 que tính và 52 que tính; 5 quyển và 3 quyển
 Kiểu tóm tắt như vậy khá gần gũi với cách đặt tính dọc nên có tác dụng gợi ý cho học sinh lựa chọn phép tính giải.
Có thể lồng “các câu” lời giải vào trong tóm tắt, để dựa vào đó học sinh dễ viết câu lời giải hơn. Chẳng hạn, dựa vào dòng cuối của tóm tắt (A) học sinh có thể viết ngay câu lời giải là : “Cả hai bạn có:” hoặc “Số vở cả hai bạn có:” hoặc: “Cả hai bạn có số vở là:”. Cần lưu ý trước đây người ta thường đặt dấu ? lên trước các từ như quyển, quả,  Song làm như vậy thì hơi thiếu chuẩn mực về mặt Tiếng Việt vì tất cả học sinh đều biết là dấu ? phải đặt cuối câu hỏi. Nếu tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc sơ đồ mẫu vật thì đặt dấu ? ở đằng trước các từ như quyển, quả , cũng được vì các tóm tắt ấy không phải là những câu. Tuy nhiên học sinh thường có thói quen cứ thấy dấu  là điền số (dấu) vào đó nên giáo viên cần lưu ý các em là: “Riêng trong trường hợp này (trong tóm tắt ) thì dấu  thay cho từ “mấy” hoặc “bao nhiêu” ; các em sẽ phải tìm cho ra số đó để ghi vào đáp số của bài giải chứ không phải để ghi vào chỗ  trong tóm tắt. Nếu không thể giải thích cho học sinh hiểu được ý trên thì chúng ta cứ quay lại lối cũ, tức là đặt dấu hỏi (?) ra đằng trước theo kiểu “Còn ? quả” cũng được, không nên quá cứng nhắc.
Giải pháp 2: Xác định cách giải bài toán.
    Để hình thành cách giải bài toán có lời văn, sách giáo khoa đã nêu một bài toán, phần tóm tắt đề toán và giải bài toán hoàn chỉnh để học sinh làm quen.
(Bài 5- trang 137 sách toán 1 Cánh Diều)
* Sau khi giúp học sinh tìm hiểu đề toán để xác định rõ cái đã cho và cái phải tìm, chẳng hạn:
- Bài toán cho biết  gì? (Mẹ làm 25 bánh rán ngọt)
- Còn cho biết gì nữa? (Mẹ làm thêm 20 bánh rán mặn)
- Bài toán hỏi gì? (Mẹ làm được tất cả bao nhiêu chiếc bánh?)
Giáo viên nêu tiếp: 
“Muốn biết Mẹ làm được bao nhiêu chiếc bánh em làm phép tính gì? (Lấy số bánh rán ngọt đã có cộng với số bánh rán ngọt làm thêm) 
Mấy cộng mấy? (25 + 20) ;
25 + 20 bằng mấy? (25 + 20 = 45);
hoặc: “Muốn biết Mẹ làm được bao nhiêu chiếc bánh em làm thế nào? (25 + 20 = 45);   hoặc: “Mẹ làm có tất cả mấy chiếc bánh ?”(45) Em tính thế nào để được 45? (25 + 20 = 45). Tới đây giáo viên gợi ý để học sinh nêu tiếp “45 này là 45 chiếc bánh”, nên ta viết “chiếc bánh” vào trong dấu ngoặc đơn:25 + 20 = 45 (chiếc bánh).
   Tuy nhiên cũng có những học sinh nhìn tranh ở sách giáo khoa để đếm ra kết quả mà không phải là do tính toán. Trong trường hợp này giáo viên vẫn xác nhận kết quả là đúng, song cần hỏi thêm: “Em tính thế nào?” (25 + 20 = 45). Sau đó nhấn mạnh: “Khi giải toán em phải nêu được phép tính để tìm ra đáp số (ở đây là 45). Nếu chỉ nêu đáp số thì chưa phải là giải toán.
* Sau khi học sinh đã xác định được phép tính, nhiều khi việc hướng dẫn học sinh đặt câu lời giải còn khó hơn (thậm chí khó hơn nhiều) việc chọn phép tính và tính ra đáp số. Với học sinh lớp 1, lần đầu tiên được làm quen với cách giải loại toán này nên các em rất lúng túng. Thế nào là câu lời giải, vì sao phải viết câu lời giải?  Không thể giải thích cho học sinh lớp 1 hiểu một cách thấu đáo nên có thể giúp học sinh bước đầu hiểu và nắm được cách làm. Có thể dùng một trong các cách sau:
Cách 1:
 Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi) và cuối (mấy con gà ?) để có câu lời giải : “Mẹ có tất cả:” hoặc thêm từ “là” để có câu lời giải :
“Mẹ có tất cả là:"
Cách 2:
 Đưa từ “chiếc bánh” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi” và thêm từ "số"
(ở đầu câu),  từ "là" ở cuối câu để có: “Số chiếc bánh mẹ có tất cả là:”
Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của tóm tắt, coi đó là “từ khoá” của câu lời giải rồi thêm thắt chút ít.
Ví dụ: Từ dòng cuối của tóm tắt: “Có tất cả:  chiếc bánh ?”. Học sinh viết câu lời
giải: “Mẹ có tất cả số chiếc bánh là:”
Cách 4: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: “Hỏi mẹ có tất cả mấy chiếc bánh?” để học sinh trả lời miệng:   “Mẹ có tất cả 45 chiếc bánh” rồi chèn phép tính vào để 
có cả bước giải (gồm câu lời giải và phép tính) :
      	Mẹ có tất cả là:
	25 + 20 = 45 (chiếc bánh)
Cách 5: Sau khi học sinh tính xong: 25 + 20 = 45 (chiếc bánh), giáo viên chỉ vào 45 và hỏi: “45 chiếc bánh ở đây là chiếc bánh của ai?” (là số chiếc bánh mẹ có tất cả). Từ câu trả lời của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: “Số chiếc bánh mẹ có tất cả là” v.vở đây giáo viên cần tạo điều kiện cho các em tự nêu nhiều câu lời giải khác nhau,sau đó bàn bạc để  lựa chọn câu thích hợp nhất. Không nên bắt buộc trẻ nhất nhất phải viết theo một kiểu.
Giải pháp 3: Trình bày bài giải
     Có thể coi việc trình bày bài giải là trình bày một sản phẩm của tư duy. Thực tế hiện nay các em học sinh lớp 1 trình bày bài giải còn rất hạn chế, kể cả học sinh khá giỏi. Cần rèn cho học sinh nề nếp và thói quen trình bày bài giải một cách chính xác, khoa học, sạch đẹp dù trong giấy nháp, bảng lớp, bảng con hay vở, giấy kiểm tra. Cần trình bày bài giải một bài toán có lời văn như sau:
Bài giải
Mẹ có tất cả là:
	25 + 20 = 45 ( chiếc bánh )
	Đáp số : 45 chiếc bánh
Nếu lời giải ghi: “Số chiếc bánh của mẹ là:” thì phép tính có thể ghi: “25 + 20 = 45 (chiếc)”.
(Lời giải đã có sẵn danh từ “bánh”). Tuy nhiên nếu học sinh viết quá chậm mà lại gặp phải các từ khó như “thuyền, quyển, ” thì có thể lược bớt danh từ cho nhanh. Giáo viên cần hiểu rõ lý do tại sao từ “chiếc bánh” lại được đặt trong dấu ngoặc đơn? Đúng ra thì 25 + 20 chỉ bằng 45 thôi (25 + 20 = 45) chứ 25 + 20 không thể bằng 45 chiếc bánh được. Do đó, nếu viết: “25 + 20 = 45 chiếc bánh” là sai. Nói cách khác, nếu vẫn muốn được kết quả là 45 chiếc bánh thì ta phải viết như sau mới đúng: “25 chiếc bánh + 20 chiếc bánh =45 chiếc bánh”. Song cách viết phép tính với các danh số đầy đủ như vậy khá phiền phức và dài dòng, gây khó khăn và tốn nhiều thời gian đối với học sinh lớp 1. Ngoài ra học sinh cũng hay viết thiếu và sai như sau:
 25 chiếc bánh + 20 = 45 chiếc bánh
 25 + 20 chiếc bánh = 45 chiếc bánh
 25 chiếc bánh + 20 chiếc bánh = 45
Về mặt toán học thì ta phải dừng lại ở 45, nghĩa là chỉ được viết 25 + 20 = 45 thôi.
Song vì các đơn vị cũng đóng vai trò rất quan trọng trong các phép tính giải nên vẫn phải tìm cách để đưa chúng vào phép tính. Do đó, ta mới ghi thêm đơn vị “chiếc bánh” ở trong dấu ngoặc đơn để chú thích cho số 45 đó. Có thể hiểu rằng chữ “chiếc bánh” viết trong dấu ngoặc ở đây chỉ có một sự ràng buộc về mặt ngữ nghĩa với số 45, chứ không có sự ràng buộc chặt chẽ về toán học với số 45. Do đó, nên hiểu: 25 + 20 = 45 (chiếc bánh) là cách viết của một câu văn hoàn chỉnh như sau: “25 + 20 = 45, ở đây 45 là 45 chiếc bánh”. Như vậy cách viết 25 + 20 = 45 (chiếc bánh) là một cách viết phù hợp. Trong đáp số của bài giải toán thì không có phép tính nên ta cứ việc ghi: “Đáp số : 45 chiếc bánh” mà không cần ngoặc đơn.
      * Một số ví dụ bổ sung:
 Bài 4 trang 139 sách toán 1 Cánh Diều Học sinh đọc bài toán- phân tích đề bài - điền vào tóm tắt và giải bài toán .
                 Tóm tắt :                                                      Bài giải                     
Hát có     :  31 bạn                                      Số bạn tiết mục văn nghệ có là: 
Múa có  :  8 bạn                                         31 + 8 = 39( bạn )
Tiết mục văn nghệ có :....bạn?                              Đáp số: 39 bạn
 Bài 3 trang 130 sách toán 1 Cánh Diều          
Tóm tắt                                                                    Bài giải                     
Có    :           6 bạn                                            Có tất cả là :
Thêm:          3 bạn                                                 6 + 3 = 9( bạn )
 Có tất cả  :... bạn?              	 Đáp số: 9 bạn 
Qua 2 bài toán trên tôi rút ra cách viết câu lời giải như sau: Lấy dòng thứ 3 của phần tóm tắt + thêm chữ là:   
VD : - Tiết mục văn nghệ có là:
Zalo: 0985598499 để nhận đầy đủ SK phí 100k

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_hoc_tot_dang_toan_giai_co.docx