SKKN Một số phương pháp dạy tiết ôn tập không được biên soạn trong sách giáo khoa

SKKN Một số phương pháp dạy tiết ôn tập không được biên soạn trong sách giáo khoa

 Phương pháp dạy học hiện nay, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, mà giáo viên phải trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các em hoạt động học tập để tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức kĩ năng, thái độ theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Như vậy việc hướng dẫn học sinh có phương pháp học tập nói chung và bộ môn vật lý nói riêng là một vấn đề hết sức quan trọng - Đặc biệt là các tiết Ôn tập. Làm thế nào để học sinh học tiết ôn tập đạt hiệu quả nhất và cách thức tổ chức học tập tiết ôn tập như thế nào để có thể thâu tóm kiến thức trọng tâm trong một số bài đã học, rèn được các kĩ năng cơ bản và có thái độ học tập đúng đắn mà chỉ trong 45 phút đồng hồ là cả một vấn đề khó đặt ra đối với mỗi giáo viên.

 Theo phân phối chương trình mới của Sở GD và ĐT Thanh Hóa phát hành được thực hiện từ năm học 2011- 2012, có cắt giảm một số bài và bổ sung thêm một số tiết Ôn tập ở lớp 6,7,8,9, sau các tiết này là tiết kiểm tra. Các tiết này, sách giáo khoa, sách giáo viên không biên soạn, do đó giáo viên tự ôn tập cho học sinh theo ý kiến chủ quan của cá nhân khi dạy.

 Năm 2015 Sở giáo dục tổ chức thi chọn giáo viên giỏi cấp tỉnh, một đồng chí ở huyện nhà bắt bài dạy được tiết 10: Ôn tập- Vật lí 8. Đồng chí có tham khảo ý kiến của cá nhân tôi, tôi đã đưa ra phương án dạy tiết này và đồng chí đã thực hiện. Kết quả tiết dạy cũng chưa được mĩ mãn, giám khảo có người khen nhưng cũng có người chưa tán thành. Xuất phát từ vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “Một số phương pháp dạy tiết ôn tập không được biên soạn trong sách giáo khoa”. Tôi rất mong các bạn đồng nghiệp tham khảo, góp ý, bổ sung để tiết dạy được hoàn hảo và các bạn đồng nghiệp có thể áp dụng cho bản thân.

 

doc 21 trang thuychi01 8251
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp dạy tiết ôn tập không được biên soạn trong sách giáo khoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài: 
 Phương pháp dạy học hiện nay, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, mà giáo viên phải trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các em hoạt động học tập để tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức kĩ năng, thái độ theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Như vậy việc hướng dẫn học sinh có phương pháp học tập nói chung và bộ môn vật lý nói riêng là một vấn đề hết sức quan trọng - Đặc biệt là các tiết Ôn tập. Làm thế nào để học sinh học tiết ôn tập đạt hiệu quả nhất và cách thức tổ chức học tập tiết ôn tập như thế nào để có thể thâu tóm kiến thức trọng tâm trong một số bài đã học, rèn được các kĩ năng cơ bản và có thái độ học tập đúng đắn mà chỉ trong 45 phút đồng hồ là cả một vấn đề khó đặt ra đối với mỗi giáo viên.
 Theo phân phối chương trình mới của Sở GD và ĐT Thanh Hóa phát hành được thực hiện từ năm học 2011- 2012, có cắt giảm một số bài và bổ sung thêm một số tiết Ôn tập ở lớp 6,7,8,9, sau các tiết này là tiết kiểm tra. Các tiết này, sách giáo khoa, sách giáo viên không biên soạn, do đó giáo viên tự ôn tập cho học sinh theo ý kiến chủ quan của cá nhân khi dạy.
 Năm 2015 Sở giáo dục tổ chức thi chọn giáo viên giỏi cấp tỉnh, một đồng chí ở huyện nhà bắt bài dạy được tiết 10: Ôn tập- Vật lí 8. Đồng chí có tham khảo ý kiến của cá nhân tôi, tôi đã đưa ra phương án dạy tiết này và đồng chí đã thực hiện. Kết quả tiết dạy cũng chưa được mĩ mãn, giám khảo có người khen nhưng cũng có người chưa tán thành. Xuất phát từ vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “Một số phương pháp dạy tiết ôn tập không được biên soạn trong sách giáo khoa”. Tôi rất mong các bạn đồng nghiệp tham khảo, góp ý, bổ sung để tiết dạy được hoàn hảo và các bạn đồng nghiệp có thể áp dụng cho bản thân.
 Cũng trong phạm vi đề tài này tôi sẽ đề cập đến: Một số vấn đề khó khăn gặp phải khi giảng dạy bài: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng - Vật lí 7 và hướng khắc phục khó khăn khi dạy bài này với ý kiến chủ quan của cá nhân tôi. Rất mong được các bạn đồng nghiệp, nhất là các giáo viên đang trực tiếp dạy bộ môn vật lí 7 đóng góp ý kiến.
2. Mục đích nghiên cứu: 
 - Nhằm tìm ra phương pháp dạy bài ôn tập, đạt hiệu quả cao nhất. Sau khi học tập tiết ôn tập, học sinh có thể nắm vững kiến thức trọng tâm đã học, biết vận dụng các kiến thức đó để giải thành thạo các bài tập và rèn luyện được các kĩ năng cơ bản trong bộ môn Vật lí. 
 - Đổi mới phương pháp dạy bài: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng - Vật lí lớp 7 - bằng dụng cụ thí nghiệm phần thấu kính của Vật lí lớp 9. 
3. Đối tượng nghiên cứu: Để thực hiện đề tài đã nêu, tôi đã nghiên cứu về:
 - Cơ sở lí luận và thực tiễn về đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Vật lí nói chung và các môn học nói riêng.
 - Nghiên cứu phương pháp dạy tiết: Ôn tập - Tổng kết chương - môn Vật lí cấp trung học cơ sở.
 - Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung, mục tiêu bài học: Tiết 10: Ôn tập - Vật lí 8.
 - Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung, mục tiêu bài học Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng - Vật lí 7.
4. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận.
 - Phương pháp điều tra, tìm hiểu trên các tài liệu: Sách giáo khoa, Sách giáo viên, giới thiệu Bài giảng của giáo viên giỏi vật lí lớp 7,8.
 - Phương pháp đàm thoại và nghiên cứu các phiếu học tập.
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp, tính toán, tổng kết và xử lí các số liệu. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Trong những năm gần đây, nghị quyết của Đại hội Đảng và nhiều văn kiện khác của nhà nước, của Bộ Giáo dục- Đào tạo đều nhấn manh việc đổi mới phương pháp là một nhiệm vụ quan trọng của tất cả các cấp học và bậc học ở nước ta, nhằm đào tạo những con người tích cực, tự giác, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII yêu cầu: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp,cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục- đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học, đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới, kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. [1]
 Tại điều 5 luật Giáo dục năm 2005 yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục:
1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.
2. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.[2]
 Như vậy đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm mà mỗi giáo viên luôn phải nghiêm túc thực hiện khi giảng dạy.
1 Đoạn “Đổi mới căn bản.....kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” tác giả tham khảo từ TLTK số [1]
2 Đoạn “1. Nội dung giáo dục...lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” tác giả tham khảo từ TLTK số [2]
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
2.1. Thực trạng:
 Khi tìm hiểu qua đồng nhiệp về tiết dạy Ôn tập và tiết Tổng kết chương đại đa số giáo viên đều rất ngại khi dạy các bài này nhất là khi có người dự vì dạy để HAY, đạt hiệu quả là rất khó. Sự chuẩn bị của giáo viên phải thật công phu chu đáo tốn nhiều thời gian.
 Sách giáo viên do nhà xuất bản Giáo dục viết đối với tiết tổng kết chương sách viết rất chung chung, viết ở dạng mở để giáo viên tự mình tìm phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh của trường sở tại. Qua tham khảo một số sách thiết kế của nhà xuất bản Hà Nội, nhà xuất bản Đại học sư phạm, tiết tổng kết chương sách viết chỉ trả lời câu hỏi như sách giáo khoa, phần tự kiểm tra còn phần vận dụng thì chỉ giải các bài tập trong sách giáo khoa. Phần trò trơi ô chữ cũng chỉ sử dụng ô chữ như sách giáo khoa. Tài liệu: Giới thiệu bài giảng của giáo viên giỏi –Vật Lí 7 của tác giả: Phó giáo sư –Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Lệ Hằng: Tiết tổng kết chương bài 30 cũng chỉ trả lời câu hỏi, giải bài tập, trò chơi ô chữ như sách giáo khoa phần ghi bảng chỉ ghi:
 I. Tự kiểm tra (kiến thức trọng tâm)
 II. Vận dụng
 III. Trò chơi ô chữ
 IV. Câu hỏi ôn tập.
 Tôi không nhất trí với cách ghi bảng như thế này bởi vì tuy rằng tiết tổng kết chương là ôn lại các kiến thức đã học, song ta vẫn phải thể hiện trên bảng kiến thức trọng tâm của toàn chương để học sinh có thể ghi lại một cách vắn tắt, xem như đó là phần nhấn mạnh, khắc sâu mà các em không thể quên được trước khi các em học sang một chương mới .
 Mặt khác tiết Ôn tập sau các bài học, sách giáo khoa, sách giáo viên không viết nên giáo viên không có để tham khảo khi dạy. Bản thân giáo viên phải tự tìm ra phương án dạy sao cho phù hợp với trường sở tại,với trình độ học sinh. Nhiều giáo viên khi tôi hỏi về cách dạy các tiết này thì các đồng chí rất lúng túng, chưa nêu được phương án dạy, hoặc có thì chỉ ra một số câu hỏi và bài tập để học sinh tự ôn.
2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên.
 Bản thân tôi khi dạy các tiết này tôi cũng chuẩn bị như một tiết tổng kết chương. Tôi căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của những bài đã học trước đó để ra hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp hoặc ra một bài tập thâu tóm toàn bộ kiến thức trọng tâm của những bài trước để các em ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học. Cũng trên cơ sở các câu hỏi bài tập này có thể tôi tổ chức một cuộc thi giữa các nhóm với nhau, giúp các em nắm chắc kiến thức đã học trước khi kiểm tra.
 Với cách dạy của bản thân, kết quả sau mỗi lần kiểm tra so với mặt bằng toàn huyện, chất lượng đại trà, chất lượng thi vào lớp 10 Trung học phổ thông của trường tôi luôn đứng ở tốp đầu của toàn huyện.[3]
3 Bảng “Tổng hợp điểm bình quân thi vào 10 THPT năm học 2013- 2014” tác giả tham khảo từ TLTK số [3]
 UBND HUYỆN THẠCH THÀNH
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PB 13
TỔNG HỢP 
 ĐIỂM BÌNH QUÂN THI VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014
(Không tính điểm nhân hệ số, ưu tiên, khuyến khích)
TT
 Trêng THCS
Số tốt nghiệp THCS 2012-2013
Số HS dự thi
Điểm bình quân môn
Tổng điểm
Điểm bình quân 3 môn
Điểm BQ năm trước
Tăng giảm so với năm trước
Toán
Văn
Lý
1
Dân tộc nội trú
60
35
6.4
7.0
7.7
21.0
7.0
5.5
1.5
2
 Phạm Văn Hinh
89
85
6.6
6.3
7.0
19.8
6.6
6.3
0.3
3
Vân Du
59
58
5.5
6.2
6.1
17.8
5.9
5.1
0.8
4
Thạch Tân
20
19
5.8
5.1
6.7
17.7
5.9
4.6
1.3
5
Thành Hưng
49
49
4.5
6.9
5.8
17.2
5.7
5.3
0.4
6
Thạch Định
27
20
5.2
5.9
59
17.1
5.7
5.0
0.7
7
Thành Tâm
50
40
5.2
6.1
5.3
16.7
5.6
4.5
1.1
8
Thạch Long
56
51
5.3
5.4
5.6
16.4
5.5
5.0
0.5
9
Thành Thọ
49
44
4.9
6.1
5.2
16.2
5.4
4.3
1.1
10
Thành Trực
46
42
5.1
5.3
5.8
16.2
5.4
4.5
0.9
11
Thạch Đồng
56
42
4.8
5.4
5.9
16.0
5.3
4.9
0.4
..
..
.
27
Thạch Lâm
20
15
3.4
4.2
3.2
10.7
3.6
3.9
-0.3
28
Thành Yên
30
26
3.5
4.6
2.4
10.5
3.5
4.3
-0.8
29
Thành Công
56
36
2.3
4.8
2.9
10.1
3.4
3.9
-0.6
[[
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1. Một số phương án dạy tiết ôn tập không được biên soạn trong sách giáo khoa.
 * Đối với học sinh.
 Giáo viên nhắc học sinh về ôn tập những kiến thức đã học ở các bài học trước tiết ôn tập. Sau đó các em tự vẽ sơ đồ tư duy về kiến thức trọng tâm đã học ở những bài đó vào một tờ giấy xếp.
 * Đối với giáo viên.
 Theo phân phối chương trình của Sở GD& ĐT Thanh Hóa phát hành tháng 10 năm 2011, ở lớp 6 có tiết 17, 34, lớp 7 có tiết 26, lớp 8 có tiết 10, 17, 27, lớp 9 tiết 20, 54, 69. Ngoài ra ở lớp 9 còn có thêm một số tiết Bài tập như tiết 5, 13, 20, 28, 32,44, 49, 52, không viết trong sách giáo khoa, giáo viên phải tự soạn để dạy những tiết này. Bản thân tôi là cốt cán bộ môn cho phòng giáo dục nên tôi cũng có đi thanh tra chuyên môn của một số đồng nghiệp trong địa bàn huyện nhà. Song chưa lần nào được dự trực tiếp các đồng chí dạy tiết Ôn tập và tiết Bài tập không được biên soạn trong sách giáo khoa. Cũng có một vài đồng chí có tham khảo tôi về phương pháp dạy tiết này và có đồng chí cũng tâm sự đang lúng túng chưa biết dạy như thế nào cho chuẩn, nhất là tiết Ôn tập, còn tiết Bài tập thì có thể ra ba bài tập tương tự như sách giáo khoa đã viết.
 Theo ý kiến chủ quan của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra vài phương án dạy tiết Ôn tập mà không được sách giáo khoa biên soạn, để các đồng nghiệp tham khảo góp ý và có thể mỗi người sẽ tự tìm cho mình một phương pháp dạy hay hơn cho đồng nghiệp học hỏi.
 Phương án 1: Dạy giống như tiết Tổng kết chương.
 1. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi:
 Giáo viên không nên tham chọn nhiều mà phải biết chắt lọc các câu hỏi có tính chất tổng quát, tổng hợp và từ khó đến dễ nghĩa là nếu học sinh không trả lời được theo yêu cầu thì khi đó giáo viên mới tách ra thành những câu hỏi cụ thể và chi tiết hơn như vậy sẽ phù hợp với mọi đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. Mặt khác hệ thống câu hỏi cần số ít câu ngắn gọn xúc tích nhưng nó chứa đựng toàn bộ các kiến thức trọng tâm. Nếu ta cho quá nhiều thì chỉ trong 45 phút sẽ khó mà hoàn thành được việc xây dựng sơ đồ tư duy, chưa nói đến việc giải bài tập.
 2. Chuẩn bị hệ thống bài tập:
 Không cho học sinh giải nhiều bài tập mà chỉ chọn một đến hai bài, tự ra lấy đề. Đề ra có tính chất tổng quát, muốn tìm được một đại lượng như yêu cầu của bài tập buộc các em phải tìm 1 hoặc hai đại lượng liên quan. Như vậy số bài tập sẽ ít đi song vẫn đảm bảo được khi giải xong dạng bài tập này học sinh vẫn có thể nắm được phương pháp giải bài tập chung cho cả các bài đã học. Khi các em gặp phải dạng bài tập tương tự các em có thể vận dụng để giải chúng. 
 3. Chuẩn bị sơ đồ tư duy . 
 Việc chuẩn bị sơ đồ tư duy phải kết hợp với chuẩn bị hệ thống câu hỏi, hai phần này phải thống nhất với nhau. Vì qua hệ thống câu hỏi để học sinh hình thành sơ đồ tư duy.
 Giáo viên tùy theo từng điều kiện, tùy theo cơ sở vật chất của trường mình để chuẩn bị cho khoa học :
 - Nếu trường chưa có máy chiếu (Điều này bây giờ có thể không có) thì chuẩn bị sơ đồ tư duy ra bảng phụ dùng giấy báo và nam châm che phần giáo viên chuẩn bị sẵn và đánh số theo số thứ tự câu hỏi. Khi các em đã trả lời được câu hỏi do giáo viên đặt ra mà đáp án đã đúng thì giáo viên mở phần che ra để hình thành một đơn vị kiến thức cần nhớ cho học sinh quan sát. Còn câu nào học sinh trả lời chưa đủ, chưa chính xác thì giáo viên cho thảo luận toàn lớp để đưa ra đáp án đúng và giáo viên là người trọng tài, người đưa ra kết luận hoặc đáp án khi cần thiết 
 Cứ lần lượt như vậy khi mở đến tờ giấy che cuối cùng thì toàn bộ kiến thức trọng tâm đã được giáo viên ghi lại toàn bộ trên bảng phụ. Đó là kiến thức học sinh cần ghi nhớ và vận dụng để giải các bài tập định tính cũng như định lượng hoặc vận dụng nó để giải thích các hiện tượng vật lí xảy ra xung quanh các em hàng ngày.
 - Nếu trường có máy chiếu đa năng thì giáo viên có thể soạn giáo án điện tử với mỗi đơn vị của kiến thức cần ghi nhớ thì giáo viên làm hiệu ứng để mỗi lần học sinh trả lời xong chỉ cần ấn chuột thì đơn vị kiến thức đó đã được hiện lên trên bảng(Giống như phần Vượt chướng ngại vật của Đường lên đỉnh Olimpia)
 4. Chuẩn bị ô chữ
 Để luôn cuốn hút được các em vào trò chơi thú vị nhưng rất có ích này, vì thông qua ô chữ học sinh cũng nắm được trọng tâm kiến thức trong chương trình thì giáo viên nên biên soạn mỗi năm một ô chữ khác nhau. Nếu có thể thì chuẩn bị mỗi lớp một ô chữ khác nhau thì thật tuyệt. Vì ô chữ càng bí mật, các câu hỏi cho từng từ, cụm từ ở hàng ngang là các tình huống có vấn đề thì càng kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh làm cho các em tự giác tích cực tham gia vào giải quyết vấn đề thì tiết học đạt hiệu quả càng cao. 
 Về cách làm ô chữ không phải là việc khó, song giáo viên phải có sự chuẩn bị kĩ càng và phải có thời gian để đầu tư cho việc này.
 Đầu tiên ta phải chọn ô chữ hàng dọc sao cho ô chữ hàng dọc phản ánh được trọng tâm của những bài đã học. Sau đó cứ ứng với một chữ cái của ô chữ hàng dọc ta sẽ tìm được ô chữ hàng ngang tương ứng. 
 Từ, cụm từ hàng ngang phải hợp lí mang ý nghĩa vật lí và cũng là kiến thức mà chúng ta đang ôn tập. Chọn được ô chữ hàng ngang phù hợp rồi tiếp tục ta sẽ chọn các câu hỏi đặt ra cho từng hàng ngang sao cho đúng ý nghĩa vật lí.
 Cách thức chuẩn bị trò chơi ô chữ cũng giống như việc chuẩn bị Sơ đồ tư duy. Tùy vào điều kiện mỗi trường để ta có sự chuẩn bị và có phương pháp dạy phù hợp. Dạy bằng máy chiếu đa năng thì giáo viên làm hiệu ứng cho câu hỏi và phần trả lời. Nếu không dạy bằng máy chiếu đa năng thì cũng có thể chuẩn bị ra bảng phụ dùng giấy và nam châm che từng ô chữ hàng ngang, có tách rời ô chữ hàng dọc vì có thể học sinh nêu được ô chữ hàng dọc khi chưa lật hết ô chữ hàng ngang. Sau đó lật dần từng ô tương ứng với sự lựa chọn và trả lời của học sinh.
 * Ví dụ: Tiết 10: ÔN TẬP -Vật lí 8 
A. Hệ thống câu hỏi:
1. Chuyển động cơ học là gì? Nêu ví dụ. Tại sao nói chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối? Lấy ví dụ.
2. Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Viết công thức tính vận tốc của chuyển động đều và công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều?
3. Nêu khái niện Lực. Tại sao nói Lực là một đại lượng véc tơ? Nêu cách biểu diễn Lực bằng véc tơ.
4. - Thế nào là hai Lực cân bằng? Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ thế nào khi: 
 a. Vật đang đứng yên?
 b. Vật đang chuyển động?
 - Nêu ví dụ chứng tỏ vật có quán tính.
5. Nêu tên các loại Lực ma sát đã học và các Lực ma sát xuất hiện khi nào? Lấy ví dụ về mỗi loại lực ma sát. 
6. Áp lực là gì? Áp suất là gì? Đơn vị của Áp suất. Viết công thức tính áp suất chất rắn và áp suất chất lỏng?
7. Nêu nguyên tắc Bình thông nhau? Viết công thức về mối liên hệ giữa lực tác dụng và diện tích của pít tông trong máy thủy lực.
B. Hệ thống bài tập.
 Bài 1: Một người đi bộ coi như đều trên đoạn đường đầu dài 1,2km hết 10 phút. Quãng đường tiếp theo dài 2km, người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc của người đó trên mỗi quãng đường và vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường.
 Bài 2: Một ô tô đang chuyển động đều trên đoạn đường bằng phẳng
a. Có những lực nào tác dụng lên xe? Nêu rõ phương, chiều của mỗi lực và biểu diễn các lực đó bằng mũi tên theo tỉ xích tùy chọn. Khi xe đang chuyển động, nếu gặp vật cản xe phải dừng lại ngay. Lái xe có thực hiện được điều đó không? Tại sao.
b. Xe có 8 bánh, diện tích mỗi bánh xe tiếp xúc với mặt đường là 7,5cm2. Tính áp suất mà xe đã tác dụng lên mặt đường.
 Bài 3: a. Một bình hình trụ cao 1,5m, diện tích 20cm2 chứa nước, cột nước cao 1m. Tính áp suất do nước gây ra lên đáy bình và lên điểm A cách đáy bình 40cm. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
b. Người ta nối bình hình trụ trên với một bình hình trụ khác có diện tích 30cm2 bằng một ống dẫn nhỏ(bỏ qua thể tích của ống). Nêu hiện tượng xảy ra và tính chiều cao cột nước ở mỗi bình. 
c. Đổ vào một nhánh cột dầu cao 30cm. Tính độ chênh lệch mực mặt thoáng ở hai bình. Cho trọng lượng riêng của dầu là 8000N/m3.
d. Đặt lên trên mỗi bình hình trụ một pít tông có diện tích bằng với diện tích của bình(bỏ qua khối lượng mỗi pít tông và các pít tông có thể di chuyển được). Tác dụng vào pít tông nhỏ một lực 150N. Tính lực nâng ở pít tông lớn.
C. Sơ đồ tư duy.
D. Trò chơi ô chữ:
 Từ hàng ngang:
1- có 8 ô: Do có gì mà mọi vật đều khó thay đổi vân tốc đột ngột? (Quán tính)
2- có 5 ô: Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép gọi là gì? (Áp lực)
3- có 1 ô: Kí hiệu một đại lượng vật lí có đợn vị là mét (S).
4- có 13 ô: Để đưa nước lên cao người ta dựa vào nguyên tắc của loại bình này (Bình thông nhau).
5- có 8 ô: Chất gì gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy binh, thành bình và các vật ở trong lòng nó? (Chất lỏng) 
6- Có 10 ô: Nhờ máy gì mà ta có thể dùng tay nâng cả chiếc ô tô lên được.(Máy thủy lực)
 Từ hàng dọc
 Có 6 ô: Đại lượng vật lí có đơn vị là Pa và N/m2 (Áp suất)
 Phương án 2: Ra đề một bài tập.
 Với bài tập này mỗi ý của bài là một đơn vị kiến thức cần nhớ. Khi giải bài tập đó, các em phải vận dụng toàn bộ kiến thức trọng tâm của những bài học trước. những kiến thức này sẽ được sử dụng làm bài kiểm tra ở tiết sau. 
 * Ví dụ: Tiết 26: ÔN TẬP - Vật lí 7. 
1. Cho hai mảnh nilon kích thước 10cmx 8cm. Chúng đã nhiễm điện chưa? Làm sao em biết được ? Nêu sơ lược cấu tạo nguyên tử của nilon.
Nêu phương án thí nghiệm làm cho mảnh nilon bị nhiễm điện, và chứng tỏ một vật nhiễm điện có thể hút vật khác và hai vật nhiễm điện cùng loại sẽ đẩy nhau khi chúng đặt gần nhau.
2. Tại sao người ta thường làm cột thu lôi bằng sắt, đồng mà không làm bằng gỗ?
3. Cho các dụng cụ sau: Nguồn hai pin nối tiếp, hai khóa, hai đèn, dây nối vừa đủ.
a. Hãy thiết kế một sơ đồ mạch điện thỏa mãn các yêu cầu sau:
 - K1 đóng đèn 1 sáng. - K2 đóng hai đèn tắt. - Hai khóa đóng hai đèn sáng.
b. Khi cả hai khóa đóng, vẽ chiều dòng điện chạy trong mạch bằng mũi tên. So sánh chiều dòng điện trong kim loại với chiều dòng điện theo qui

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_day_tiet_on_tap_khong_duoc_bien_soan.doc