SKKN Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình ngữ văn THCS

SKKN Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình ngữ văn THCS

Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Ngữ văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn Ngữ văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Ngữ văn.

 Nếu như trong môn Ngữ văn người dạy không biết cách khai thác các phương pháp, các hình thức cho từng kiểu văn bản, từng kiểu tiết dạy thì khó đạt được kết quả cao, giờ học trở nên khô khan, cứng nhắc. Học sinh sẽ không hiểu sâu, hiểu hết được những điều mà tác giả muốn truyền đạt, đôi khi còn dẫn tới cách hiểu sai, lệch lạc giá trị của tác phẩm. Từ đó gây nhàm chán cho học sinh. Khi đó óc sáng tạo của học sinh kém phát triển, trí tưởng tượng của các em thiếu sự bay bổng.

 Những văn bản Hướng dẫn đọc thêm là một mảng không thể thiếu trong văn học nói chung và trong văn học cấp THCS nói riêng. Vì vậy việc cần thiết là phải hướng cho học sinh nắm được toàn diện tác phẩm, có cái nhìn bao quát về cả nội dung và nghệ thuật, từ đó hiểu và nắm được dụng ý mà tác phẩm muốn truyền đạt đến người đọc. Mặt khác còn giáo dục tình cảm thẩm mĩ, biết tưởng tượng, biết phân biệt đẹp - xấu, thiện - ác và hình thành nhân cách.

 Văn bản Hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS chiếm một số lượng khá nhiều. Do đó việc dạy bài Hướng dẫn đọc thêm là vô cùng cần thiết. Thế nhưng qua thực tế giảng dạy cũng như qua dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy giáo viên khi dạy các tiết học này vẫn không khỏi lúng túng trong việc thiết kế giáo án và phương pháp lên lớp. Bên cạnh đó tôi cũng tham khảo đồng nghiệp thì có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Có người cho là không cần thiết lắm để thời gian dạy kỹ hơn các tác phẩm chính. Lại có ý kiến cho rằng dạy các bài đọc thêm chủ yếu cho học sinh đọc, tóm tắt nội dung là đủ. Cũng có những ý kiến hoặc một số giáo án tham khảo tôi thấy soạn giống như một tiết học văn bình thường vẫn soạn. Còn các em học sinh, khi giáo viên yêu cầu chuẩn bị bài đọc thêm việc các em thường làm là đọc tác phẩm, không tìm hiểu sâu tác phẩm. Do đó hiệu quả đạt được trong các tiết dạy bài Hướng dẫn đọc thêm chưa cao.

 Vậy phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm như

doc 27 trang thuychi01 6120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT THỌ XUÂN
a
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY KIỂU BÀI ĐỌC THÊM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS
Người thực hiện: Nguyễn Thị Lành
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Xuân Sơn
 Sáng kiến kinh nghiệm thuộc môn: Ngữ văn
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
1. PHẦN MỞ ĐẦU.
01
2
1.1. Lý do chọn đề tài.
01
3
1.2. Mục đích nghiên cứu.
01
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
02
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
02
6
2. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
03
7
2.1. Cơ sở lí luận.
03
8
2.2. Thực trạng dạy học kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
04
9
2.3. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề.
07
10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
16
13
3. PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
23
14
3.1. Kết luận.
23
15
3. 2. Kiến nghị.
23
16
Tài liệu tham khảo.
25
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
	Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Ngữ văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn Ngữ văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Ngữ văn. 
	Nếu như trong môn Ngữ văn người dạy không biết cách khai thác các phương pháp, các hình thức cho từng kiểu văn bản, từng kiểu tiết dạy thì khó đạt được kết quả cao, giờ học trở nên khô khan, cứng nhắc. Học sinh sẽ không hiểu sâu, hiểu hết được những điều mà tác giả muốn truyền đạt, đôi khi còn dẫn tới cách hiểu sai, lệch lạc giá trị của tác phẩm. Từ đó gây nhàm chán cho học sinh. Khi đó óc sáng tạo của học sinh kém phát triển, trí tưởng tượng của các em thiếu sự bay bổng.
	Những văn bản Hướng dẫn đọc thêm là một mảng không thể thiếu trong văn học nói chung và trong văn học cấp THCS nói riêng. Vì vậy việc cần thiết là phải hướng cho học sinh nắm được toàn diện tác phẩm, có cái nhìn bao quát về cả nội dung và nghệ thuật, từ đó hiểu và nắm được dụng ý mà tác phẩm muốn truyền đạt đến người đọc. Mặt khác còn giáo dục tình cảm thẩm mĩ, biết tưởng tượng, biết phân biệt đẹp - xấu, thiện - ác và hình thành nhân cách.
	Văn bản Hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS chiếm một số lượng khá nhiều. Do đó việc dạy bài Hướng dẫn đọc thêm là vô cùng cần thiết. Thế nhưng qua thực tế giảng dạy cũng như qua dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy giáo viên khi dạy các tiết học này vẫn không khỏi lúng túng trong việc thiết kế giáo án và phương pháp lên lớp. Bên cạnh đó tôi cũng tham khảo đồng nghiệp thì có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Có người cho là không cần thiết lắm để thời gian dạy kỹ hơn các tác phẩm chính. Lại có ý kiến cho rằng dạy các bài đọc thêm chủ yếu cho học sinh đọc, tóm tắt nội dung là đủ. Cũng có những ý kiến hoặc một số giáo án tham khảo tôi thấy soạn giống như một tiết học văn bình thường vẫn soạn. Còn các em học sinh, khi giáo viên yêu cầu chuẩn bị bài đọc thêm việc các em thường làm là đọc tác phẩm, không tìm hiểu sâu tác phẩm. Do đó hiệu quả đạt được trong các tiết dạy bài Hướng dẫn đọc thêm chưa cao. 
	Vậy phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm như thế nào để rèn được kỹ năng đọc - hiểu cho các em học sinh, vừa đảm bảo các em nắm được toàn bộ kiến thức về cả mặt nội dung và nghệ thuật một cách cơ bản nhất, vừa tạo được tinh thần của giờ học với không khí nhẹ nhàng, hứng thú đó chính là lí do mà tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Với bản thân tôi khi thực hiện nghiên cứu đề tài “Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS” chính là để giúp giáo viên định hướng dạy tiết đọc thêm phù hợp với chương trình giảm tải từ đó giảng dạy tốt hơn đối với các văn bản Hướng dẫn đọc thêm. Đồng thời thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo là giảm khối lượng kiến thức cho học sinh.
	Bên cạnh đó giúp học sinh mở mang hiểu biết nhờ hệ thống tri thức mà tác phẩm cung cấp. Nhờ đó vốn sống và vốn tri thức về văn học trở nên phong phú, đa dạng, giúp học sinh có thể đọc hiểu tốt hơn các văn bản văn học được giảng dạy chính thức.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trước hết là áp dụng đối với các bài Hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS. Tùy cơ ứng biến, tôi còn có thể sử dụng sáng kiến này một cách tỉ mỉ, kiên trì cho đối tượng là những học sinh ngại học văn, chưa có tình cảm với môn Ngữ văn. Từ đó, giúp các em học sinh càng yêu thích, say mê và nâng cao hiệu quả học tập môn học.	
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng hệ thống các phương pháp sau: 
- Điều tra khảo sát thực tế
- Thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
	- Phương pháp trả lời vấn đáp bằng cách đặt câu hỏi. 
	- Phương pháp thảo luận nhóm. 
	- Phương pháp tổ chức một số trò chơi.
2. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
	Luật giáo dục nêu rõ: " Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học"; "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên " . 
	Điều này rất đúng trong dạy học môn Ngữ văn hiện nay nhất là Ngữ văn THCS. Môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn THCS nói riêng có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh, nó còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học. Cũng như các bộ môn khoa học khác Ngữ văn có vai trò rất quan trọng trong đời sống và phát triển tư duy của con người. 
	Trong chương trình Ngữ văn THCS bên cạnh hệ thống các văn bản học chính thức thì loại văn bản Hướng dẫn đọc thêm cũng góp phần làm giàu kiến thức cho học sinh. Nó còn có một vị trí quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng, phương pháp tự học, tự nghiên cứu một văn bản văn chương cho học sinh góp phần hình thành cho các em một "văn hóa đọc" đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học văn.
	Theo lí luận văn học đọc - hiểu là hoạt động trung tâm của hoạt động dạy- học Ngữ văn đổi mới. Bản chất của đọc - hiểu là tìm hiểu phân tích để chiếm lĩnh văn bản bằng nhiều biện pháp và hình thức dạy học, trong đó biện pháp dạy học được thực hiện bằng hình thức đối thoại, thảo luận thông qua hệ thống câu hỏi tích hợp chọn lọc là hình thức dạy học chủ đạo trong một giờ “Hướng dẫn đọc thêm văn bản”.
	Văn bản đọc thêm nói chung có một tác dụng lớn trong giờ học Ngữ văn, giúp cho việc phân tích thơ văn trở nên sống động có tính truyền cảm, giúp cho giáo viên cũng như các em học sinh có được niềm vui trong lao động sáng tạo. Giờ đọc thêm còn có tác dụng giáo dục thẩm mĩ, làm cho các em thêm yêu thích văn học, nảy sinh ý muốn tìm đọc thêm các tác phẩm văn học nghệ thuật để khám phá cái hay, cái đẹp, cái ý nghĩa của cuộc sống mà các tác phẩm mang lại.
Xuất phát từ cơ sở đó, việc hướng dẫn đọc tác phẩm không chỉ diễn ra ở các tiết học đọc - hiểu văn bản chính thức mà còn được chú trọng trong các tiết học Hướng dẫn đọc thêm của chương trình Ngữ văn THCS. Vậy cần dạy kiểu bài đọc thêm như thế nào để đạt hiệu quả, để rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu cho các em học sinh đòi hỏi mỗi giáo viên phải tìm ra phương pháp riêng cho mình. 
	Chính vì vậy để học sinh nắm được nội dung, nghệ thuật, tư tưởng, tình cảm mà tác giả muốn truyền đạt đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp, phải hướng học sinh tiếp cận đúng vấn đề một cách cụ thể, gần gũi với tư duy, nhận thức của các em.
	Nắm chắc được các văn bản Hướng dẫn đọc thêm sẽ giúp cho học sinh hiểu được giá trị đặc sắc của các tác phẩm văn học và biết thưởng thức những cái hay, cái đẹp, ý nghĩa cuộc đời qua những áng văn thơ. 
	Trong chương trình Ngữ văn THCS hiện nay có đến 31 văn bản được đưa vào đọc thêm. Điều này cho thấy việc rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu trong các tiết học đọc thêm cũng rất cần thiết, giúp các em học sinh chủ động nắm tác phẩm, tự làm sống dậy tác phẩm theo cách riêng.
* Cụ thể các bài đọc thêm:
Lớp
Tiết PPCT
Văn bản hướng dẫn đọc thêm.
Lớp 6
1 
Con Rồng cháu Tiên 
2
Bánh chưng bánh giầy 
13 
Sự tích Hồ Gươm 
30
Cây bút thần 
33
Ông lão đánh cá và con cá vàng 
42
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng 
49 
Lợn cưới, áo mới 
58
Con hổ có nghĩa 
62
Mẹ hiền dạy con 
99
Mưa 
113
Lòng yêu nước 
114
Lao xao 
120
Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử 
135
Động Phong Nha 
Lớp 7
22
Côn Sơn ca
23
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra 
26
Sau phút chia li 
35
Xa ngắm thác núi Lư
42
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá 
63
Sài Gòn tôi yêu 
85 
Sự giàu đẹp của tiếng Việt 
111
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu 
120
Quan Âm Thị Kính 
Lớp 8
57 
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác 
61 
Muốn làm thằng Cuội 
69
Hai chữ nước nhà
Lớp 9
21
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh 
56
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ 
87
Những đứa trẻ 
110
Con cò
139
Bến quê 
	Với 31 văn bản đọc thêm thuộc các thể loại điều này cho thấy việc dạy bài Hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ văn là vô cùng cần thiết.
	2.2. Thực trạng dạy học kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS.
	Qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu khảo sát, tôi nhận thấy giáo viên còn lúng túng trong dạy văn bản đọc thêm, học sinh chưa có ý thức tìm hiểu các kiến thức có liên quan đến văn bản đọc thêm, chưa nắm được đặc điểm của kiểu bài đọc thêm. Đặc biệt nhiều em còn chưa xác định được vai trò của những tác phẩm này trong phần văn học. Chưa thấy được giá trị, ý nghĩa cần thiết của các văn bản trong việc góp phần định hướng tốt hơn khi học các văn bản chính cùng thể loại. Chính vì vậy mà các em bị hổng kiến thức, kiến thức còn hạn chế. Một số em khó tiếp thu một văn bản chứa đựng nhiều ý nghĩa, nhiều triết lí như : Con hổ có nghĩa (lớp 6), Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (lớp 7), Hai chữ nước nhà (lớp 8), Bến quê (lớp 9)...
	Năm 2016 – 2017 khi dự giờ đồng nghiệp dạy kiểu bài đọc thêm ở lớp 6A tiết 35 bài Ông lão đánh cá và con cá vàng đây là một văn bản thuộc thể loại truyện cổ tích, thể loại này không còn xa lạ với các em vì các em đã được tìm hiểu ở bài Thạch Sanh, Em bé thông minh và Cây bút thần. Tuy nhiên giáo viên cũng chưa định hình rõ sự khác biệt giữa dạy một tiết đọc thêm với một tiết văn bản chính thức nên tiết dạy giống như tiết tìm hiểu một tác phẩm mới, còn nặng kiến thức, chưa thể hiện được sự giảm tải làm cho học sinh mệt mỏi mà hiệu quả giờ học lại không cao. Còn học sinh chuẩn bị bài cũng chưa kỹ nên khi giáo viên hỏi những chi tiết đơn giản trong văn bản thì một số em chưa trả lời được như: 
	- Qua hành động và lời nói với cá vàng em thấy ông lão là người như thế nào? 
	- Mụ vợ thuộc tầng lớp nào trong xã hội Nga ?
Tôi có khảo sát kết quả nhận thức của các em qua câu hỏi: 
	- Khi học xong bài Ông lão đánh cá và con cá vàng em rút ra được bài học gì? Tôi thu được kết quả ở lớp 6A như sau:
Tỉ lệ trả lời %
Số học sinh
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
37
3 = 8,1%
8 = 21,5 %
15=40,5 %
10 = 27,0%
1 = 2,7%
Cũng với tiết đọc thêm tôi dạy ở lớp 9B tiết 57 bài "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ"(Nguyễn Khoa Điềm) thì tình trạng học sinh chuẩn bị bài không tốt, còn sơ sài nên cuối giờ tôi có phát phiếu kiểm tra mức độ nắm bắt bài học của học sinh bằng câu hỏi: 
- Nêu những đặc sắc nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong bài thơ, qua nghệ thuật đó nội dung mà văn bản phản ánh tới người đọc là gì?
Kết quả khảo sát thực trạng mà tôi thu được ở lớp 9B như sau:
Tỉ lệ trả lời %
Số học sinh
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
33
2 = 6,1%
6 = 18,2 %
10=30,3 %
9 = 27,3%
3 = 9,1 %
Chính vì học sinh chưa nắm vững kiến thức bộ môn từ lớp dưới và kiến thức ngay ở những bài đọc thêm nên phần nào cũng ảnh hưởng tới việc tìm hiểu và học các văn bản chính, điều này cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập môn Ngữ văn. Nên kết quả khảo sát đầu năm không cao cụ thể:
Môn
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu 
Kém
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
Ngữ văn
9B
(33 HS)
1 = 3%
8 = 24,2 %
14=42,5 %
8 = 24,2%
2 = 6,1%
* Đánh giá thực trạng.
	Rõ ràng để học sinh nắm được nội dung và nghệ thuật cơ bản nhất của văn bản Hướng dẫn đọc thêm qua đó thấy được vai trò của nó trong phần văn học góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác dạy học các tác phẩm chính là một vấn đề cần được quan tâm.
	Có thực trạng trên là do một số nguyên nhân sau:
	Về phía giáo viên:
- Khảo sát thực tế ở các trường THCS trong toàn huyện Thọ Xuân, giáo viên vẫn khó khăn trong việc lựa chọn kiến thức trọng tâm để khai thác. 
- Theo thói quen vẫn giáo án soạn và dạy giống như một tiết dạy bình thường (tuân thủ đầy đủ các bước, các mục..). Chưa có những cách thức giảng dạy cụ thể đối với bài đọc thêm.
- Giáo viên chưa định hướng dạy như thế nào để đảm bảo đúng một tiết đọc thêm. (Cách đây mấy năm là tiết học bình thường, nhưng gần đây lại thay đổi cách dạy cho vào Hướng dẫn đọc thêm nhưng tài liệu chuẩn thì không hề chỉnh sửa.)
- Một số giáo viên phương pháp giảng dạy còn nhiều hạn chế. Hình thức và phương pháp tổ chức dạy học còn nghèo nàn, nhàm chán, chưa cuốn hút được học sinh tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo để làm phong phú và hấp dẫn hơn các giờ giảng của mình như sử dụng công nghệ thông tin, thảo luận nhóm hay thi đọc diễn cảm...
- Giáo viên chưa xác định đúng đặc trưng kiểu bài, chưa định hình được thế nào là Hướng dẫn đọc thêm. Hơn nữa, hầu hết giáo viên còn mâu thuẫn về việc cung cấp kiến thức giữa “đầy đủ” với “trọng tâm”. Do đó, khi tiến hành dạy học hệ thống câu hỏi, bài tập còn vụn vặt, vẫn còn ôm đồm, dàn trải, thiếu điểm nhấn.
- Có giáo viên còn nói nhiều, làm việc thay học sinh nhiều và thậm chí vẫn còn tình trạng “đọc - chép”. Tính tương tác giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh chưa được chú trọng, học sinh ít được tham gia đánh giá, trao đổi, thảo luận hoặc chất vấn...
- Mặt khác từ khi phân phối chương trình có kiểu bài Hướng dẫn đọc thêm chưa có một trường nào tổ chức chuyên đề về vấn đề này nên giáo viên chưa có điều kiện học hỏi, tham gia góp ý và cùng nhau xây dựng cách dạy hợp lý cho kiểu bài này.
	Về phía học sinh:
- Qua khảo sát điều tra tôi nhận thấy học sinh có tâm lí coi nhẹ các bài đọc thêm, không cần học nhiều, tìm hiểu nhiều. Cho nên rất nhiều em khi học xong chưa nắm được những kiến thức trọng tâm nhất của bài học.
- Trong quá trình ôn tập các em chỉ để ý đến những tác phẩm chính vì nó liên quan đến kiểm tra, thi cử (hầu hết các em quan niệm bài đọc thêm là bài học không bắt buộc, giáo viên không kiểm tra, đánh giá và thi cử đến những tác phẩm này).
- Khả năng nói trước tập thể còn hạn chế, chưa quen với cách học có hướng dẫn. 
- Mặt khác, học sinh cho rằng các tác phẩm học chính đã quá nhiều, nên không còn thời gian dành cho các tác phẩm đọc thêm. 
	Giờ học bài đọc thêm cũng chưa thực sự lôi cuốn được các em vì phần lớn thường diễn ra đơn điệu, nhàm chán và tẻ nhạt. Do đó bài đọc thêm chưa phát huy được hết tác dụng của nó trong việc cung cấp mở rộng kiến thức văn học, rèn kỹ năng sống thông qua các văn bản văn học hiện đại và đặc biệt là nâng cao khả năng đọc và tự học của học sinh.
	Như vậy, thì việc dạy tiết Hướng dẫn đọc thêm quả là nan giải và chưa thực sự có hiệu quả. Từ lí luận và thực tiễn trên tôi mạnh dạn nghiên cứu “Một số phương pháp dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS” nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu trên, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học Văn trong nhà trường.
2.3. Những giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Định hướng tìm hiểu những nội dung trong kiểu bài Hướng dẫn đọc thêm theo đặc trưng thể loại.
2.3.1.1. Hướng dẫn đọc thêm văn bản thơ.
	Để học tốt văn bản đọc thêm về thể loại thơ giáo viên cần chú ý cho học sinh tìm hiểu các vấn đề sau:
- Đọc diễn cảm và giải nghĩa các từ ngữ cần thiết: giáo viên có thể cho học sinh đọc văn bản ngay từ đầu tiết học không nhất thiết phải đi theo trình tự như ở giáo án chính. Mục đích là biến văn bản thành tác phẩm trong từng học sinh, làm sống dậy tâm tư tình cảm của nhà thơ gửi gắm trong đó. 
- Tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ (sơ lược ).
- Nhìn tổng quát bài thơ: nhan đề, bố cục và hình tượng thơ.
- Phân tích nội dung bài thơ chú ý khai thác nội dung trọng tâm nhất về: 
+ Bức tranh thiên nhiên hoặc cuộc sống được tái tạo lại bằng cảm xúc của nhà thơ.
+ Hình tượng chủ thể trữ tình là mạch cảm xúc và suy tư của nhà thơ được bộc lộ trực tiếp qua ngôn từ, hình ảnh, kết cấu và các chặng đường phát triển của nó.
	Cần đọc - hiểu để thấy rõ hai hình tượng đó nương tựa vào nhau, đan xen nhau trong bài thơ.
- Khám phá chủ đề tư tưởng tác phẩm.
+ Bài thơ thể hiện tình cảm gì, của ai?
+ Điều sâu kín mà nhà thơ muốn bày tỏ?
+ Ý nghĩa khái quát toát ra từ hình tượng thơ?
* Ví dụ khi Hướng dẫn đọc thêm tiết 57 văn bản: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (lớp 8) giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được bốn ý trọng tâm sau: 
	Diễn tả cuộc đời hoạt động cách mạng đầy sóng gió, bất trắc của người tù. 	Thể hiện phong thái ung dung, lạc quan, khí phách hiên ngang tự chủ của người tù yêu nước Phan Bội Châu.
	Thể hiện khẩu khí của bậc anh hùng: cho dù ở bất kì hoàn cảnh nào, vẫn giữ được hoài bão lớn lao, khí phác hiên ngang, vẫn cười ngạo nghễ trước kẻ thù.
	Khẳng định cái ý chí gang thép: còn sống là còn chiến đấu vì thế mà không sợ bất kì một khó khăn thử thách nào.
	=> Bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác đã thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
	Tuy nhiên mỗi bài thơ, mỗi thể thơ có những đặc điểm khác nhau nên không thể áp đặt máy móc các cách học cho tất cả các bài mà giáo viên cần linh hoạt lựa chọn nội dung kiến thức cho phù hợp.
	Tuỳ từng bài đọc - hiểu mà vận dụng cho hợp lí. Chỉ cần làm thế nào cho học sinh "lắng nghe cho được nhịp điệu của cuộc sống nằm im trong chữ nghĩa, để tim mình rung cảm trở lại cái rung cảm của tác giả, cũng vui buồn, yêu ghét, thương nhớ, đồng cảm, nâng mình lên xúc cảm với cái đẹp trong hình tượng thơ văn; nghe nhạc mà thấy mùi hương, nghe tiếng động mà thấy tĩnh mịch, thấy bóng đèn mà bóng tối hoá thâm u."( Lê Trí Viễn )
2.3.1.2. Hướng dẫn đọc thêm văn bản truyện.
	Giáo viên cần định hướng những vấn đề sau:
- Phần giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm có thể cho học sinh tự tìm hiểu. Giáo viên chỉ cần hỏi một đến hai nét đáng chú ý nhất trong cuộc đời, sự nghiệp hay phong cách của nhà văn; vị trí của tác phẩm trong nền văn học (nếu chiếm vị trí mở đường cho một trào lưu hay một vị trí cao trong dòng văn học đó).
- Với phần đọc văn bản: đối với những văn bản ngắn có thể cho đọc hết hoặc một phần văn bản trên lớp còn lại học sinh tự đọc ở nhà. Đối với văn bản dài giáo viên cho học sinh tóm tắt lại truyện không nhất thiết phải đọc.
- Tìm hiểu về kết cấu văn bản, tình huống truyện (nếu có).
- Tìm hiểu sự kiện - nhân vật ( nhân vật chính, nhân vật phụ ). 
+ Phân tích các chi tiết về hành vi, lời nói của nhân vật dựa trên các câu hỏi mang tính khái quát hoặc cốt lõi( tránh cách hỏi tràn lan, vụn vặt, câu hỏi phân tích quá chi tiết như một tiết chính) làm bộc lộ nét bản chất của con người mà tác phẩm hướng tới. 
* Ví dụ khi dạy tiết 89, bài: Quan Âm Thị Kính (lớp 8) giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích về hành vi, lời nói của các nhân vật đó là: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng Ông, Sùng Bà... qua đó làm bộc lộ nét bản chất tính cách của các nhân vật trong tác phẩm:
+ Sùng Bà là một người đàn bà độc địa, tàn nhẫn, bất nhân, đại diện cho mụ ác.
+ Thị Kính là một con người: nhẫn nhục, trong oan ức vẫn hiền lành, chân thực, giữ phép tắc gia đình.
- Mặt khác khám phá bài học hay thông điệp, nội dung chính của văn bản mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản. 
* Ví dụ: Ở tiết 85, văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt (lớp 7) học sinh sẽ khám phá được thông điệp, nội dung chính của văn bản đó là:
- Nêu nhận định về phẩm chất của tiếng Việt: l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_day_kieu_bai_doc_them_trong_chuong_t.doc