SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm học sinh lớp 9

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm học sinh lớp 9

Mục tiêu của giáo dục Việt Nam là phát triển toàn diện nhân cách con người và một trong những yếu tố góp phần quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục bước tiếp trên con đường học vấn và bắt nhịp cùng với xu thế hiện đại của thế giới đó chính là công tác chủ nhiệm.

 Trong giai đoạn hiện nay, dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa và mặt trái của nền kinh tế thị trường, tại các miền quê do nhu cầu của cuộc sống nhiều gia đình học sinh bố mẹ đã phải bỏ con ở nhà để đi làm ăn xa. Trong hoàn cảnh đó đã tác động đến học sinh nhiều vấn đề như: học sinh bỏ học, trốn học, không chịu học bài và không chọn con đường học tập để vươn lên.nhiều học sinh do thiếu sự quan tâm của gia đình trở nên hư hỏng, thiếu kỹ năng sống, vô lễ, ham chơi, lười học và thậm chí vi phạm pháp luật. Trong bối cảnh đó thì vai trò của các giáo viên chủ nhiệm là hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm phải đóng một lúc nhiều vai trò: người cha, người mẹ, anh chị, thầy cô và là một người bạn.

Tuy nhiên trong thực tế, không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được giáo viên khác chủ nhiệm. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ, đều tay đối với tất cả khối lớp trong một khoá học. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn rủa ngay từ lúc các em bước chân vào ngôi trường mới (THCS) và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên.

 Xuất phát từ bối cảnh khách quan đó, là giáo viên liên tục nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp 9 bằng những giải pháp của bản thân đã tìm tòi, sáng tạo và áp dụng trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm tôi luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, lớp tôi chủ nhiệm luôn duy trì sĩ số 100%, chất lượng học tập cũng như hạnh kiểm của học sinh luôn đạt và vượt chỉ tiêu và kế hoạch của nhà trường đề ra. Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm học sinh lớp9” để viết sáng kiến kinh nghiệm. Mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình từ các thầy giáo, cô giáo đồng nghiệp và cấp trên.

 

doc 23 trang thuychi01 34465
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm học sinh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
	Mục tiêu của giáo dục Việt Nam là phát triển toàn diện nhân cách con người và một trong những yếu tố góp phần quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục bước tiếp trên con đường học vấn và bắt nhịp cùng với xu thế hiện đại của thế giới đó chính là công tác chủ nhiệm.
	Trong giai đoạn hiện nay, dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa và mặt trái của nền kinh tế thị trường, tại các miền quê do nhu cầu của cuộc sống nhiều gia đình học sinh bố mẹ đã phải bỏ con ở nhà để đi làm ăn xa. Trong hoàn cảnh đó đã tác động đến học sinh nhiều vấn đề như: học sinh bỏ học, trốn học, không chịu học bài và không chọn con đường học tập để vươn lên...nhiều học sinh do thiếu sự quan tâm của gia đình trở nên hư hỏng, thiếu kỹ năng sống, vô lễ, ham chơi, lười học và thậm chí vi phạm pháp luật. Trong bối cảnh đó thì vai trò của các giáo viên chủ nhiệm là hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm phải đóng một lúc nhiều vai trò: người cha, người mẹ, anh chị, thầy cô và là một người bạn...	
Tuy nhiên trong thực tế, không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được giáo viên khác chủ nhiệm. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ, đều tay đối với tất cả khối lớp trong một khoá học. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn rủa ngay từ lúc các em bước chân vào ngôi trường mới (THCS) và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên.
	Xuất phát từ bối cảnh khách quan đó, là giáo viên liên tục nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp 9 bằng những giải pháp của bản thân đã tìm tòi, sáng tạo và áp dụng trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm tôi luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, lớp tôi chủ nhiệm luôn duy trì sĩ số 100%, chất lượng học tập cũng như hạnh kiểm của học sinh luôn đạt và vượt chỉ tiêu và kế hoạch của nhà trường đề ra. Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm học sinh lớp9” để viết sáng kiến kinh nghiệm. Mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình từ các thầy giáo, cô giáo đồng nghiệp và cấp trên.
- Mục đích nghiên cứu:
	- Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân.
	- Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp.
	- Nhận được những lời góp‎ ‎‎ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ Ban Giám khảo của Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.
	- Rèn luyện tinh thần năng động; giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự hoàn thiện mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu quá trình công tác chủ nhiệm lớp 9A với một số nội dung cơ bản sau đây:
+Xây dựng lớp học dân chủ và kỷ luật.
+Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực.
+Giáo dục giới tính lứa tuổi học sinh lớp 9
Tôi thiết nghĩ đây là những công việc quan trọng mà tất cả các giáo viên chủ nhiệm lớp 9 cần phải làm. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã thực hiện từ năm học 2014-2015. Sau đó được hoàn chỉnh, bổ sung và được hoàn thiện vào cuối năm học 2015-2016.
-Phương pháp nghiên cứu.
+Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
+Phương pháp phân tích, tổng hợp.
+Phương pháp hướng dẫn, tổ chức.
+Phướng pháp đánh giá.
2.NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận.
2.1.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi THCS
Như chúng ta đã biết: Học sinh THCS (11-15 tuổi) là lứa tuổi có đặc điểm tâm sinh lý hết sức phức tạp. Đây là thời kỳ quá độ chuyển từ trẻ em sang người lớn. Những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh THCS còn nhiều hạn chế. Trong quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh,không thể phủ nhận vai trò của giáo viên chủ nhiệm (GVCN). Nếu GVCN là người xác định đúng vị trí, nhiệm vụ của mình ,biết tổ chức giáo dục cho học sinh thì người GVCN thực sự là người có ảnh hưởng lớn nhất với học sinh. Để làm tốt điều này, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục đồng thời giáo dục những phẩm chất đạo đức rèn luyện năng lực để trở thành công dân tốt mai sau. Người giáo viên chủ nhiệm phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội , phải rèn luyện và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm chủ nhiệm lớp. 
2.1.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục học sinh
Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò sau đây:
- Thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học
- Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết
- Người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp
- Cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp
- Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục
2.1.3. Sự phát triểncủa một tập thể lớp qua các giai đoạn
- Giai đoạn 1: Nhà giáo dục cần và có thể đề ra yêu cầu đối với học sinh những yêu cầu này có tính chất kiên quyết về mặt hình thức, rõ ràng về mặt nội dung và ít nhiều có tính chất gợi ý.
- Giai đoạn 2: Là giai đoạn mà các cán bộ lớp và Đoàn, Đội các phần tử tích cực của tập thể đề ra yêu cầu đối với bạn mình và tự đề ra yêu cầu đối với mình.
- Giai đoạn 3: là giai đoạn mà tập thể tự đề ra yêu cầu đối với mình, đoàn kết lại trong một thể thống nhất. Đó cũng là lúc từng thành viên trong tập thể tự đề ra yêu cầu xã hội đối với mình và tự lựa chọn cách ứng xử phù hợp với yêu cầu đó.
	Việc nắm được các giai đoạn phát triển của tập thể này có ý nghĩa rất lớn trong việc lựa chọn thời điểm và phương pháp cách làm sao cho hiệu quả và phù hợp nhất với tập thể học sinh và từng học sinh.
2.1.4. Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với ban cán sự lớp
Giáo viên chủ nhiệm chính là một thủ lĩnh và ban cán sự lớp chính là những “tay chân” có mối qua hệ khăng khít với nhau. Giáo viên chủ nhiệm là người tự xây dựng hoặc phối hợp xây dựng và đưa ra các chỉ tiêu hành động của tập thể và ban cán sự lớp chính là những người thực thi các chỉ tiêu hành động đó cho giáo viên chủ nhiệm. Do đó giáo viên chủ nhiệm cần có sự quan tâm và bồi dưỡng thường xuyên cho ban cán sự lớp để ban cán sự làm việc có hiệu quả hơn. Đồng thời ban cán sự lớp là những người cung cấp thông tin phản hồi để giáo viên chủ nhiệm có sự điều chỉnh kịp thời cho công tác chủ nhiệm của mình.
2.2. Thực trạng.
	Qua thực tế quan sát công tác chủ nhiệm nói chung nhiều năm thì có nhiều tâp thể lớp đã không thể hiện được tính chất dân chủ. Biểu hiện của nó chính là sự chủ quan của giáo viên chủ nhiệm trong công việc chỉ định ban cán sự lớp, hoặc học sinh tự bình bầu theo ý thích chủ quan mà chưa thể hiện được sự chính xác theo yêu cầu nhiệm vụ của ban cán sự lớp. 
Học sinh lớp 9 là lớp cuối cấp ở THCS. Ở lứa tuổi này, các em đã có nhiều thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối quan hệ xã hội. Nhiều em thích bắt chước người lớn. Các em rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, bị xâm hại,Nhưng các em vẫn chưa có đủ khả năng để từ chối, để tự bảo vệ mình. Vì vậy, các em rất cần được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng sống để tự tin trong học tập, trong cuộc sống.
	Những năm học gần đây, tình trạng bạo lực học đường diễn ra ngày càng gay gắt và đáng lo ngại. Đặc biệt tình trạng bạo lực học đường không chỉ diễn ra trong học sinh nam mà còn diễn ra phức tạp đối với các học sinh nữ. Bên cạnh đó là tình trạng học sinh thường gây gỗ, chia bè phái trong các lớp học và sự phân biệt giàu ghèo và nhóm chơi theo hoàn cảnh gia đình cũng là vấn đề đáng lo ngạiNhững điều đó diễn ra trong bối cảnh học sinh ngày càng tỏ ra thơ ơ, vô cảm với các vấn đề xảy ra ngay tại lớp học hay là ngay với bạn học cùng lớp của mình. Chính vì lẽ đó đòi hỏi phải xây dựng một lớp học thân thiện và hợp tác là một đòi hỏi có tính chất cấp thiết hiện nay.	
- Trong 2-3 năm học gần đây công tác chủ nhiệm mà tôi được phân công có diễn biến đó là: Tổng số 31 học sinh. Trong đó: có 05 em nữ thường chia bè phái, một vài em lại hay hờn dỗi và thường xuyên nói xấu bạn; có 02 em nam hay quậy phá, chọc ghẹo các bạn trong lớp gây ồn ào, mất trật tự trong giờ học , lực học rất yếu; có 01 em bố mẹ đi làm ăn xa ở với ông bà thường xuyên nghỉ học: 01em thường xuyên ốm đau, nhà ở xa trường nên nghỉ học rất nhiều; 01em gia đình có hoàn cảnh khó khăn vì bố ốm yếu nên phải cùng mẹ gánh vác việc gia đình nên học tập cũng xa sút; 01em bố mẹ li hôn em phải sống với chú, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn nên không có góc học tập, thiếu các điều kiện học tập thuận lợi.Trong hoàn cảnh đó mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi, vừa là nhà tổ chức, điều hành giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. 
2.3. Những giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề. 
Công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp là rất nhiều. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đi sâu vào 3 nội dung chính sau đây:
+Xây dựng lớp học dân chủ và kỷ luật.
+Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực.
+Giáo dục giới tính lứa tuổi học sinh lớp 9
2.3.1. Xây dựng lớp học dân chủ và kỷ luật.
* Xây dựng lớp học dân chủ.
	Đây là một khâu đặc biệt quan trọng đối với học sinh lớp 9 – lứa tuổi đang khát khao thể hiện tinh thần làm chủ bản thân. Vì vậy biện pháp này giúp các em bước đầu được thực hành tính chủ động trong công việc của cá nhân gắn liền với tập thể. Công việc này cần thực hiện qua các bước như sau.
+Bầu ban cán sự lớp: khi mới nhận lớp giáo viên chủ nhiệm không nên áp đặt ngay những quy định của lớp, buộc các em vào khuôn khổ ngay lập tức và đặc biệt không chọn ban cán sự lớp theo ý muốn chủ quan của giáo viên chủ nhiệm. Vì điều này sẽ gây ra sự gò bó, mất dân chủ làm tác động đến suy nghĩ của các thành viên trong lớp.
Để bầu ban cán sự lớp đạt hiệu quả, hoạt động tốt, giáo viên chủ nhiệm tham khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm năm trước; nắm chắc yêu cầu của một cán bộ lớp; hiểu biết nhu cầu của tập thể học sinh; chú ý tính cách của người học sinh mà mình chọn; nghiên cứu hồ sơ học bạ học sinh; hoàn cảnh gia đình, khoảng cách địa lí nơi học sinh sinh sống.Theo đó ban cán sự lớp tốt phải là người năng động, nhiệt tình, biết sống vì tập thể, không ích kỉ, Vì vậy quá trình lựa chọn cần thông qua đầu các buổi lao động đầu năn học, các buổi sinh hoạt tập thể; chú ý đánh giá trong học bạ và hồ sơ học sinhgiáo viên quan sát những học sinh mà mình có ý định đưa ra để bình bầu vào ban cán sự lớp. Sau khi đã có được những thông tin cần thiết thì để cho học sinh giới thiệu và đề xuất để thông qua bầu cử dân chủ để xác định sự tín nhiệm của tập thể để chọn được ban cán sự theo yêu cầu.
+Chia tổ: khi tiến hành chia tổ, giáo viên chủ nhiệm cần tạo sự đồng đều trong tổ. Có nghĩa là mỗi tổ sẽ có các đối tượng học sinh có học lực, ý thức chấp hành nội quy khác nhau.Nói cách khác, mỗi tổ phải bảo đảm nhiều đối tượng: có học sinh yếu, học sinh giỏi, học sinh ở địa bàn xa – gần, có học sinh ngoan, học sinh cá biệt. Làm được như vậy thì trong quá trình học tập các em có thể hỗ trợ nhau, nhắc nhở nhau trong học tập, trong lao động.Ví dụ: Lớp 9A đầu năm có 31 học sinh, được chia làm ba tổ để phù hợp với việc bố trí, sắp xếp bàn của lớp học.
Nhờ thực hiện tốt các nội dung trên. Qua quá trình hoạt động của lớp, tôi thấy rằng ban cán sự lớp làm việc hiệu quả, được các thành viên trong lớp tôn trọng. Chính điều này là nhân tố tích cực giúp lớp tôi luôn hoàn thành nhiệm vụ và luôn nằm trong tốp đầu về thi đua giữa các lớp.
- Phân công nhiệm vụ cho BCS lớp.
BCS lớp là đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước GVCN về toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện của lớp trong thời gian học. BCS lớp do tập thể lớp bầu ra, được GVCN quyết định công nhận. Nhiệm kì của BCS lớp là một năm.
Cơ cấu của BCS lớp gồm: 1lớp trưởng, 3 lớp phó,1 thủ quỹ, 3 tổ trưởng
Ngoài ra còn có 2 cờ đỏ
+Nhiệm vụ của lớp trưởng: 
Là người chịu sự điều hành, quản lí trực tiếp của GVCN. Lớp trưởng là người điều hành, quản lí toàn bộ các hoạt động của lớp và từng thành viên trong lớp. Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh nội quy của trường, quy định của lớp. Thực hiện nề nếp tự quản trong lớp. 
Lớp trưởng là người thay mặt GVCN quản lí lớp, kịp thời nắm bắt thông tin của lớp, báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm.
Cuối tuần, trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, lớp trưởng tổng kết, đưa ra đánh giá, nhận xét về quá trình hoạt động của lớp. Trên cơ sở báo cáo của tổ trưởng, lớp trưởng xếp loại thi đua cho các thành viên trong lớp
+ Nhiệm vụ của các lớp phó:Lớp phó học tập: đôn đốc, nhắc nhở các thành viên trong lớp học tập. Giúp đỡ những học sinh yếu trong khả năng của mình.Cùngvới lớp trưởng, tổ trưởng kiểm tra vở bài tập và đồ dung của các bạn trong lớp trong giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
+ Lớp phó văn thể: chịu trách nhiệm về các hoạt động văn nghệ.
+ Lớp phó lao động: phân công, theo dõi, đôn đốc các thành viên trong lớp ở các buổi lao động. Theo dõi công tác trực nhật hàng tuần của các tổ, ý thức giữ vệ sinh của cá nhân các thành viên trong lớp. Cuối tuần báo cáo hoạt lao động.
+Nhiệm vụ của thủ quỹ: thu và quản lí các khoản quỹ của lớp, cuối tháng – cuối học kì – cuối năm báo cáo công khai hoạt động thu chi quỹ lớp.
+Nhiệm vụ của các tổ trưởng: phân công, theo dõi, đôn đốc các thành viên trong tổ làm trực nhật, vệ sinh. Theo dõi, báo cáo hoạt động hàng tuần của các tổ viên. Kiểm tra vở bài tập và đồ dung học tập của các tổ viên ở 15 phút đầu buổi,
+ Lập sơ đồ lớp học.
Sơ đồ lớp học cũng được xem là căn cứ pháp lí của lớp và được gắn cố định lên trên tường để các giáo viên bộ môn dễ quan sát đồng thời giúp giáo viên bộ môn quản lý tránh được tình trạng học sinh đổi chỗ ngồi.
Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh tuy dễ nhưng sắp xếp như thế nào cho hiểu quả lại không dễ chút nào.Để lập sơ đồ lớp tốt, GVCN dựa vào các căn cứ sau:
- Học lực của học sinh: xen kẽ học sinh yếu kém với học sinh khá giỏi.
- Thể chất của học sinh: học sinh thấp ngồi trước, cao ngồi sau; mắt yếu ngồi gần bảng.
- Nhiệm vụ của ban cán sự lớp: Thường ngồi giữa hoặc ngồi sau của tổ (lớp).
- Ý thức của học sinh: học sinh nói chuyện, không chú ý học thì cho ngồi trước.Trên cơ sở các căn cứ đó, giáo viên chủ nhiệm lập sơ đồ lớp sao cho phù hợp.
Sơ đồ tổ chức lớp học lớp 9A:
Bàn giáo viên
Cửa ra vào
Tới
Ng.Linh
Tạo
L.Trang
Hiệp
Giang
Nguyên
Trà My
P.Anh
H.Linh
Phương@
T.Hưng
Lợi +
Hà
Vũ
Duyên*
Bình
Ng.Trang*
Trinh
Anh
Lan
Tuấn
 Ly(
Cảnh
Hiếu
Hoan*
Thuỳ (#)
Kiều
 Hoa
Duy
Quang
Ghi chú:
- Dấu #: lớp trưởng 
- Dấu @: lớp phó học tập
- Dấu * : tổ trưởng 	
- Dấu +: lớp phó lao động
- Dấu (: lớp phó văn - thể, thủ quỹ 
Lập sơ đồ tổ chức lớp học theo căn cứ trên có tác dụng:
	Giúp phát huy được vai trò của BCS lớp trong việc quản lý lớp học 
Các em học tốt có thể hỗ trợ được cho những học sinh học còn yếu.
Những học sinh ở xa nếu có đi học trễ vào ngày mình trực nhật thì các bạn trong tổ có thể hỗ trợ làm trực nhật kịp thời, 
*Xây dựng ý thức kỷ luật.
+Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại học lực học sinh.
Một tập thể muốn hoạt động tốt, có nề nếp, không chỉ dựa vào người chỉ huy mà còn cần có những nguyên tắc hoạt động của nó đây cũng chính là việc xây dựng nề nếp kỷ luật lớp học. Những quy định này xây dựng phải dưa trên những quy định chung của nhà trường. Ở lớp 9A, ngay từ những tuần đầu của năm học Ví dụ: tiêu chuẩn của lớp trưởng: học lực từ khá trở lên, hạnh kiểm tốt, năng động, nhiệt tình, có khả năng tổ chức, quản lí tốt,có uy tín với bạn trong lớpTiêu chuẩn của lớp phó học tập: học lực giỏi, nhiệt tình giúp đỡ bạn, tính tình hòa đồng, Ở các chức danh khác giáo viên cũng đưa ra tiêu chuẩn tương tự. cùng BCS lớp đã xây dựng “Tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua” các thành viên trong lớp.
Tiêu chí đánh giá xếp loại được xây dựng trên cơ sở “Bảng thi đua” giữa các lớp của Liên đội. Sau khi xây dựng xong “Tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm”, trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, lớp trưởng tiến hành lấy ý kiến của các thành viên trong lớp để điều chỉnh cho hợp lý (điều chỉnh thang điểm). Sau đó GVCN đưa ra quyết định cuối cùng.
Việc lấy ý kiến của học sinh là rất quan trọng vì các em sẽ thấy mình được tôn trọng. Vì vậy, các em sẽ có ý thức tổ chức tốt hơn trong học tập.
Mẫu Bảng “Tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua HS”:
-1
Không mặc đồng phục
NỘI
QUY
- 1
Khôngthắtkhăn quàng
- 1
Không sơ vin 
- 1
Đi học muộn
- 2
Vắng không phép
- 5
Nói tục, chửi thề
-1
Ăn quà trong trường
-10
Phá hoại tài sản của công
- 5
Vô lễ với giáo viên, người lớn
- 3
Làm việc riêng trong giờ học
- 1
Làm ồn lớp học
- 5
Không thuộc bài
HỌC
TẬP
- 3
Không ghi bài
- 4
Không làm bài tập về nhà
+ 2
Điểm tốt 
- 2
Không quét lớp
VỆ
SINH
- 2
Không hốt rác 
- 5
Bỏ trực vệ sinh
- 2
Viết, vẽ bậy lên bàn, lên bảng
- 1
Xếp hàng chậm
THÊ
DỤC
- 1
Không nghiêm túc, tập sai động tác
- 3
Bỏ tập thể dục
Kết quả rèn luyện và học tập trong tuần của học sinh
Trên cơ sở báo cáo của tổ trưởng, lớp trưởng quy ra điểm rồi xếp loại thi đua trong tuần cho các thành viên trong lớp.Vào thứ bảy của tuần cuối cùng trong tháng, GVCN họp cùng BCS lớp để xếp loại thi đua tháng cho học sinh trong lớp.
Với việc xếp loại thi đua theo thang điểm như vậy thì việc đánh giá của học sinh là tương đối chính xác cũng đồng thời là động lực để các em học tập. Tuy nhiên có những vi phạm của học sinh là ngoài ý muốn của các em. Vì vậy trong quá trình thực hiện GVCN cần có cách xử lý phù hợp, nếu là trường hợp ngoài ý muốn thì không nên trừ điểm của các em. Những học sinh vi phạm, giáo viên cũng nên cho các em “lập công chuộc tội”. Nếu như đẩy các em vào đường cùng, không có điều kiện sửa sai thì dễ làm cho các em chán nản, thất vọng, mất động cơ để phấn đấu.
Ví dụ 1: Trong thang điểm tôi có đưa ra trường hợp: 
- Trong tuần nếu xếp loại TB hoặc khá nhưng đạt 3 điểm tốt và có ý thức sửa sai thì sẽ được nâng một bậc .
- Trong tuần đạt 3 điểm tốt, không vi phạm nội quy thì được tuyên dương trước lớp 
Ví dụ 2: Học sinh nghỉ học không phép, giáo viên tìm hiểu lí do, nếu nghỉ vì lý do chính đáng nhưng không kịp viết đơn thì chấp nhận cho các em nộp đơn vào ngày đi học sau đó.
	Một điều cần chú ý trong khi xử lí các hành vi phạm của học sinh nữa là phải tìm hiểu lý do dẫn đến những vi phạm của học sinh. Nếu cách xử lí không phù hợp với lý do, trừ điểm mà các em không “tâm phục khẩu phục” sẽ dễ dẫn đến thái độ bất mãn. 
Ví dụ 1:lớp 9A có 1 học sinh thường xuyên đi học muộn. Qua tìm hiểu tôi biết được rằng nhà của em ở xa trường,sức khoẻ rất yếu.
Ở trường hợp này nếu không biết lí do mà cứ trừ điểm liên tục thì đây là một trong những nguyên nhân khiến các em chán học. Trong trường hợp này tôi thường xuyên thông tin với phụ huynh và động viên em đi học sớm hơn những em khác ,và hạ tiêu chí thi đua đối với em , đồng thời cử các bạn trong lớp ở gần nhà em đến để cùng đi học,
Ngoài việc xếp thi đua theo thang điểm, lớp tôi còn có những quy định riêng giành cho các em vi phạm nội quy, như phải làm vệ sinh phòng học, k

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu_nhiem_hoc_sinh_lo.doc