SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp kiến thức các môn học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Ngữ Văn 9 ở trường THCS Thiệu Đô

SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp kiến thức các môn học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Ngữ Văn 9 ở trường THCS Thiệu Đô

Văn học là một bộ môn quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và ở trong trường học nói riêng. Văn học là sáng tạo của con người vì lợi ích và cuộc sống của con người. Một tác phẩm hay, tốt trước hết là “ bồi dưỡng tình đời” cho mỗi chúng ta để có thái độ sống cho đúng đắn. Văn học còn là tấm gương phản ánh hiện thực xã hội. Thông qua Văn học chúng ta nhận thức được nhiều điều bổ ích về con người và cuộc sống trong quá khứ cũng như hiện tại. Nó làm cho tâm hồn tư tưởng tình cảm thêm phong phú, nhạy cảm trước cái hay, cái đẹp, cái thiện, cái thực của cuộc đời. Văn học sẽ giúp con người hoàn thiện nhân cách, sống tốt hơn, cao thượng hơn, biết yêu thương cảm thông, chia sẻ với mọi người, biết cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người. Đặc biệt phải kể đến bộ phận văn học kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1954-1975 đã góp phần tích cực trong việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm con người, tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc lòng căm thù quân xâm lược.từ đó thấy được trách nhiệm nghĩa vụ của bản thân với đất nước, với thế hệ cha anh đi trước.

Trước mục tiêu đó, thì việc dạy mảng văn học này càng chiếm một vị trí quan trọng. Làm sao để các em cảm nhận, hiểu được những thông điệp những bài học sâu sắc mà tác phẩm văn chương mang lại? Quan trọng hơn nữa là làm sao để những thông điệp cuộc sống ý nghĩa đó trở thành tư tưởng quan điểm trong hành động, cách ứng xử của các em trước những tình huống trong cuộc sống? hành động của các em với quá khứ hiện tại và tương lai? Phải biết học đi đôi với hành, chú trọng năng lực hoạt động thực tế của các em hơn, từ đó rèn kỹ năng sống, hành vi cách ứng xử đẹp cho học sinh.

 

doc 20 trang thuychi01 11081
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp kiến thức các môn học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Ngữ Văn 9 ở trường THCS Thiệu Đô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Văn học là một bộ môn quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và ở trong trường học nói riêng. Văn học là sáng tạo của con người vì lợi ích và cuộc sống của con người. Một tác phẩm hay, tốt trước hết là “ bồi dưỡng tình đời” cho mỗi chúng ta để có thái độ sống cho đúng đắn. Văn học còn là tấm gương phản ánh hiện thực xã hội. Thông qua Văn học chúng ta nhận thức được nhiều điều bổ ích về con người và cuộc sống trong quá khứ cũng như hiện tại. Nó làm cho tâm hồn tư tưởng tình cảm thêm phong phú, nhạy cảm trước cái hay, cái đẹp, cái thiện, cái thực của cuộc đời. Văn học sẽ giúp con người hoàn thiện nhân cách, sống tốt hơn, cao thượng hơn, biết yêu thương cảm thông, chia sẻ với mọi người, biết cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người. Đặc biệt phải kể đến bộ phận văn học kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1954-1975 đã góp phần tích cực trong việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm con người, tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc lòng căm thù quân xâm lược...từ đó thấy được trách nhiệm nghĩa vụ của bản thân với đất nước, với thế hệ cha anh đi trước.
Trước mục tiêu đó, thì việc dạy mảng văn học này càng chiếm một vị trí quan trọng. Làm sao để các em cảm nhận, hiểu được những thông điệp những bài học sâu sắc mà tác phẩm văn chương mang lại? Quan trọng hơn nữa là làm sao để những thông điệp cuộc sống ý nghĩa đó trở thành tư tưởng quan điểm trong hành động, cách ứng xử của các em trước những tình huống trong cuộc sống? hành động của các em với quá khứ hiện tại và tương lai? Phải biết học đi đôi với hành, chú trọng năng lực hoạt động thực tế của các em hơn, từ đó rèn kỹ năng sống, hành vi cách ứng xử đẹp cho học sinh.     
Muốn làm được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải luôn suy nghĩ tìm tòi và tìm ra phương pháp dạy tốt nhất, để truyền tải tới các em những chức năng yêu cầu của bộ môn, từ đó giúp học sinh gắn kết liên hệ từ tác phẩm văn chương với đời sống thực tế, với những kiến thức ở các bộ môn khác mà các em đã được học, giúp các em yêu thích và hứng thú với bộ môn từ đó có năng lực hoạt động thực tế hơn. Và một trong những phương pháp đang được chú trọng là “dạy học theo hướng tích hợp liên môn”
 Song trong thực tế việc dạy văn ở một số trường học, một số giáo viên vẫn chưa chú trọng đến vấn đề này, chưa xác định đây là vấn đề trọng tâm là nhiệm vụ của bộ môn. Nên dẫn đến học sinh cũng mới chỉ nắm tác phẩm văn chương trên lý thuyết sách vở khô khan giáo điều mà chưa thấm sâu vào tư tưởng tình tình cảm của mình để trở thành kim chỉ nam cho hành động cho tư tưởng tình cảm. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để đại bộ phận giáo viên và tất cả học sinh cùng hưởng ứng, cùng làm để: “Trong Văn có Sử, trong Văn có Địa, trong Văn có văn hóa có âm nhạc có hội họa, có tư tưởng, có giá trị thẩm mỹ. Làm thế nào để một tác phẩm mãi sống, mãi lung linh tỏa sáng, thấm ngấm vào tâm hồn mỗi học sinh, để các em không chỉ hiểu mà còn biết sống đẹp là vấn đề đặt ra với mỗi giáo viên. ” [5]
 Với những lí do trên, trong đề tài này tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm tích hợp kiến thức các môn học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính-Ngữ Văn 9 ở trường THCS Thiệu Đô” nhằm giúp cho mục tiêu phân môn ngày càng đạt kết quả cao và tạo hứng thú học văn hơn cho các em.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
Với đề tài này, tôi muốn hướng tới mục tiêu là đưa ra: “ Một số kinh nghiệm tích hợp kiến thức các môn học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính-Ngữ Văn 9 ở trường THCS Thiệu Đô” qua đó đưa ra những phương pháp dạy tích hợp đối với văn bản này, từ đó học sinh có thể phát huy cao hơn nữa khả năng vốn có, tính tích cực chủ động sáng tạo của mình. Các em biết lồng ghép kết hợp các kiến thức ở môn học khác để làm sâu kiến thức ở môn học này và ngược lại. Đồng thời tôi cũng soạn một giáo án thể nghiệm theo hướng tích hợp các môn học.
Song với khuôn khổ đề tài hạn hẹp, vốn kinh nghiệm ít ỏi tôi chỉ mong đây là những sáng kiến nhỏ, là tài liệu tham khảo, để có thể giúp các đồng nghiệp có thêm kinh nghiệm trong việc dạy tích hợp các môn.
 1.3.Đối tượng nghiên cứu.
- Đề tài nghiên cứu chỉ đưa ra một số kinh nghiệm tích hợp kiến thức các môn dạy tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
-Đối tượng là học sinh khối 9 Trường THCS Thiệu Đô
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp.
- Nghiên cứu SGK, sách giáo viên và tài liệu hướng dẫn tham khảo Ngữ văn 9
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp thống kê và so sánh
- Phương pháp thực nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận.
2.1.1.Tích hợp trong dạy học Ngữ văn.
 Để khuyến kích người học học một cách toàn diện hơn không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn học năng lực ứng dụng các kiến thức đó, người học tích cực, chủ động, độc lập hơn... Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng môn Ngữ văn nói riêng, một trong những quan điểm chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học trong những năm gần đây là: dạy học theo hướng tích hợp các môn. Từ năm học 2012 – 2013, bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức các môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tuy nhiên đây là một hình thức dạy học mới, giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy việc vận dụng kiến thức tích hợp trong giảng dạy các bộ môn còn gặp nhiều khó khăn lúng túng.
 Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.[7] Vì vậy đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết. Dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và trở thành trọng tâm của vấn đề đổi mới giáo dục trong những năm gần đây. Cũng nằm trong xu hướng chung đó, sự tích hợp kiến thức các môn trong dạy học văn cũng được các giáo viên bộ môn quan tâm. 
 Sự tích hợp kiến thức các môn trong dạy học văn trước tiên xuất phát từ ý tưởng làm thế nào để dạy – học văn thêm hứng thú? Làm thế nào để học sinh tiếp cận tác phẩm một cách chủ động, hiệu quả? “Làm thế nào để học sinh có thể vận dụng mọi hiểu biết của mình để giải quyết một vấn đề khoa học và có hiệu quả tốt nhất? Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn nói riêng và trên hết là dạy học theo hương tích cực. Học sinh được chủ động tiếp cận tác phẩm, chọn được phương pháp phù hợp để học tập với hiệu quả cao nhất mà không bị gò bó căng thẳng.” [5] Hơn nữa tích hợp chủ đề, vận dụng kiến thức tích hợp để giải quyết một vấn đề cũng đang là phong trào của mỗi địa phương, trường học, giáo viên, học sinh cũng tích cực thực hiện. 
2.1.2. Nội dung và mục tiêu tích hợp.
 Xuất phát từ thực tiễn cơ sở thực tiễn giảng dạy môn Ngữ Văn tôi nhận thấy muốn học sinh hứng thú với môn học, muốn có hiệu quả trong giảng dạy học Văn không thể không đổi mới phương pháp. Kiến thức ngày càng đa dạng, có xu hướng xích gần. Đặc biệt là các môn khoa học xã hội có sự gắn kết chặt chẽ. Thậm chí một số môn học kiến thức còn chồng chéo lên nhau. Do đó, làm thế nào để học sinh không nhàm chán, làm thế nào để các em biết vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết có sẵn để giải quyết tốt một vấn đề đang là câu chuyện đáng bàn ở mỗi trường học. Bên cạnh đó việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề không phải là câu chuyện hoàn toàn mới. Nó đã được nhắc đến được thực hiện từ rất lâu. Chúng ta vẫn đang làm vẫn đang tích hợp ngay trong từng bài từng tiết. 
 Với tác phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” mục tiêu bài thơ không chỉ giúp học sinh cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, mà còn giáo dục các em biết trân trọng những hi sinh, cống hiến của những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn nói riêng và những chiến sĩ đã hi sinh cho nền độc lập của Tổ quốc nói chung. Các em có thái độ biết ơn tri ân với những chiến sĩ đã hi sinh cho nền độc lập của Tổ quốc. Từ đó có trách nhiệm với quê hương, đất nước, biết phát huy những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ cha anh trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước...Trước mục tiêu của bài học đòi hỏi giáo viên dạy cần có sự tích hợp với các bộ môn khác như Lịch Sử, Âm nhạc, Địa Lý...để làm rõ kiến thức và yêu cầu trọng tâm của bài. Cụ thể giáo viên có thể tích hợp ở các nội dung sau:
 Trước hết tích hợp phần giới thiệu bài với môn Âm nhạc để tạo bầu không khí văn chương cho các em tiếp nhận tác phẩm trở lại với thời kỳ hào hùng của lịch sử những năm 1969. Sau đó giáo viên tích hợp kiến thức phần tìm hiểu chi tiết bài thơ như tích hợp với môn Sử để hiểu về hoàn cảnh lịch sử của dân tộc lúc này; tích hợp với môn Địa để hiểu về vai trò , vị trí của tuyến Đường Trường Sơn; tích hợp với môn Giáo dục công dân để giáo dục nhắc nhở các em về lối sống tri ân với thế hệ cha anh đi trước.Và cuối bài cũng cần tích hợp cả phần luyện tập để tạo dư âm sâu lắng của bài học cho các em.
 2.1.3. Cách thức tích hợp.
 Qua thực tế dự giờ thăm lớp tôi nhận thấy phần lớn giáo viên khi dạy học tích hợp kiến thức các môn chỉ chú ý đến nhiều việc tích hợp kiến thức ở phần dạy bài mới mà ít quan tâm tới các phần khác . Như vậy tính hiệu quả và liền mạch sẽ không cao. Bản thân tôi thiết nghĩ để thực hiện có hiệu quả giáo viên nên tích hợp ở tất cả các khâu trong quá trình dạy học. Có thể bắt đầu từ việc kiểm tra bài cũ ,giới thiệu bài mới đến phần dạy kiến thức bài mới cho học sinh và ngay cả việc củng cố khắc sâu bài hay ra bài tập về nhà cho các em cũng cần có những câu hỏi tích hợp. Có làm được như vậy thì giờ học Văn mới thực sự sôi nổi và hứng thú, thu hút và tạo niềm hứng khởi lâu dài cho các em.
2.1.4. Nguyên tắc tích hợp.
 Khi giáo viên đã xác định được mục tiêu, nội dung tích hợp,cách thức tích hợp thì cần phải nắm được nguyên tắc tích hợp, quan điểm tích hợp để có một giờ dạy đạt hiệu quả cao. Theo tôi để dạy tích hợp tốt tiết 47 “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” giáo viên cần dựa trên những nguyên tắc sau:
- Trước tiên mỗi giáo viên phải hiểu và thấm nhuần quan điểm tích hợp có cái nhìn tổng thể về mục tiêu bài học.
-Khai thác nội dung tích hợp phù hợp với chuẩn kiến thức ,kĩ năng của bài. Cần xác định được đâu là kiến thức trọng tâm, thời gian từ đó mới xác định những kiến thức các bộ môn có thể tích hợp.
-Việc tích hợp kiến thức phải có tác dụng làm rõ, làm sâu và làm dễ kiến thức bài học.
- Quá trình tích hợp phải phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
Tích hợp giáo dục các môn trong giảng dạy Văn là yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay vì: “Nó không chỉ góp phần làm sâu sắc kiến thức của bài học mà còn tạo ra động lực lớn cho tư duy và sự hứng thú học tập của học sinh với bộ môn. Vận dụng kiến thức tích hợp ở các môn sẽ tránh được việc tiếp xúc văn bản một cách khô khan, khiên cưỡng.” [5] Và “ Vận dụng kiến thức tích hợp giúp giáo viên luôn phải đặt mình vào bộ môn, luôn tự làm mới chính mình, làm chủ nội dung, phương pháp, cách tổ chức dạy học. Bởi vì chỉ có vậy người giáo viên mới có thể “truyền lửa” tinh thần đến học sinh, mới có thể giúp các em chủ động tích cực, sáng tạo trong tiếp cận, lĩnh hội tri thức.” [5]
 Song trên thực tế giáo viên vẫn chưa thực sự quan tâm nhiều đến vấn đề này. Qua những lớp học bồi dưỡng, những tiết dự giờ tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng  phương diện kiến thức, có những giáo viên có sự kết hợp nhưng còn nông cạn hời hợt chưa có chiều sâu. 
Về phía học sinh, việc học của các em chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu bài học mà chưa có thói quen dùng môn học khác để làm sâu kiến thức môn học của mình. Sự tích hợp kiến thức giữa các môn dường như còn rất mới lạ với các em. Vì vậy nên học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao. Từ đó việc vận dụng kiến thức từ trong sách vở đến đời sống cũng còn nhiều hạn chế.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, tôi đó làm một cuộc điều tra tại lớp 9A- Trường THCS Thiệu Đô năm học (2015-2016)- bằng việc cho các em trả lời câu hỏi sau khi học song bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và thu được kết quả như sau:
Nội dung câu hỏi
Số học sinh
tham gia
Kết quả đạt được
SL
TL%
1. Nêu những vẻ đẹp của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn mà em cảm nhận?
35/35
30/35
85.7
2.Hậu quả của chiến tranh với môi trường và đời sống con người?
35/35
20/35
57.1
3.Thái độ của em với chiến tranh, ?
35/35
17/35
48.6
4.Trách nhiệm của em với thế hệ cha anh đi trước và đất nước?
35/35
17/35
48.6
 Rõ ràng qua kết quả điều tra cho thấy các em rất hiểu bài thơ. Tất cả học sinh được khảo sát gần như đều làm tốt câu hỏi về nội dung kiến thức của bài (30/35 em chiếm tỉ lệ 85.7%). Song đến những câu hỏi cần có sự tích hợp với kiến thức các môn như môn Lịch Sử, Hóa Học: “Hậu quả của chiến tranh với môi trường và đời sống con người?” thì học sinh lại tỏ ra lúng túng và nhiều em không làm được (20/35 em chiếm tỉ lệ 57.1%). Đặc biệt khi cho các em làm câu hỏi ở mức cao hơn vừa đòi hỏi sự tích hợp các môn (tích hợp với môn GDCD) lại vừa đòi hỏi kỹ năng hành động và ứng xử của học sinh trước tình huống thực tế như “Thái độ của em với chiến tranh, ?” hay “Trách nhiệm của em với thế hệ cha anh đi trước và đất nước?” nhưng vẫn không ít học sinh lại tỏ ra không biết ứng xử trước tình huống (17/35 em chiếm tỉ lệ 48.6%) không thấy được vai trò trách nhiệm của mình với quê hương đất nước. Điều này cho thấy một thực tế là các em mới chỉ nắm bài trên lý thuyết chứ chưa để những bài học thấm dần trong tư tưởng trở thành hành động, cách ứng xử trong tình huống thực tế. Các em cũng chưa biết vận dụng đan cài kiến thức môn học khác để làm rõ kiến thức bộ môn mình học.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
2.3.1. Phương thức tích hợp.
2.3.1.1. Trước tiên giáo viên cần xác định nội dung trọng tâm, mục tiêu của bài, các đơn vị kiến thức cần tích hợp:
 Để tích hợp tốt đòi hỏi mỗi giáo viên phải xác định rõ mục tiêu trọng tâm kiến thức của bài. Từ đó mới có thể lựa chọn cho mình những kiến thức tích hợp các môn phù hợp với bài dạy, để làm sao vừa làm rõ trọng tâm kiến thức lại vừa gây được sự hứng thú cho học sinh. Và để mỗi tác phẩm văn chương luôn khơi gợi lên ở học sinh niềm đam mê tinh thần học tập tích cực, tạo tâm thế và tinh cảm tốt để học những môn khác, để các em không chỉ hiểu mà còn có những hành vi cách ứng xử phù hợp với tình cảm tư tưởng mà các em đón nhận được từ bài học đó. Ví dụ với tiết 47 “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” nếu xác định mục tiêu chung của bài là:
- Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ. 
- Nhớ lại thời kỳ lịch sử của đất nước những năm kháng chiến chống Mỹ 1954 – 1975 vô cùng khốc liệt. 
- Học sinh biết trân trọng, biết ơn có thái độ sống tri ân những hi sinh, cống hiến của các thế hệ cha anh cho nền độc lập của Tổ quốc; biết lên án tố cáo chiến tranh. Thấy rõ được trách nhiệm nghĩa vụ của mình với đất nước.... 
 Thì chúng ta thấy sử dụng mình kiến thức môn Ngữ Văn chưa làm rõ được mục tiêu mà cần phải vận dụng cả kiến thức môn Lịch sử, Giáo dục công dân mới giúp các em nắm bài chắc hơn. Cụ thể để hiểu rõ hơn việc Mỹ dội bom xuống tuyến đường ngăn trở sự vận chuyển của những đoàn xe chi viện cho Miền Nam giáo viên cho học sinh xem một đoạn tư liệu lịch sử để cảm em có cái nhìn chân thực và hiểu rõ hơn về hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, từ đó cảm nhận sâu sắc hơn sự gan dạ dũng cảm của các anh.
 2.3.1.2. Phối kết hợp với các giáo viên bộ môn liên quan đến những kiến thức cần tích hợp để đạt được sự tích hợp khoa học và hiệu quả nhất. 
 Bởi vì kiến thức của nhân loại là vô cùng, chẳng phải ngẫu nhiên mà ai đó lại ví: “Sự hiểu biết của con người chỉ là giọt nước giữa đại dương bao la”. Và cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà chương trình đào tạo của các trường ĐHSP lại có sự phân môn rõ ràng cụ thể đối với từng chuyên nghành Văn, Sử, Địa, Toán...Bởi trong cái chung bao giờ cũng có những cái riêng. Vì vậy mỗi thầy cô giáo bên cạnh việc nắm bắt những kiến thức chung khái quát sơ đẳng nhất của tất cả bộ môn thì bao giờ họ cũng nắm rất rõ về môn chuyên nghành mình được đào tạo để luôn chủ động tự tin trước học sinh. Vì vậy khi giáo viên Ngữ văn xác định được những kiến thức cần tích hợp với các bộ môn khác thì cần có sự phối kết hợp với giáo viên đó để xem sự tích hợp đó có phù hợp không, có làm rõ cho nội dung của bài không? Hơn nữa giáo viên cũng cần nắm được kiến thức mình tích hợp các môn một cách cụ thể, bản chất vấn đề để trình bày trước học sinh vì vậy không thể không tham khảo ý kiến của giáo viên bộ môn cần tích hợp.
 Cụ thể với tiết 47 văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” cần tích hợp với kiến thức môn Địa, Sử, CDCD thì giáo viên trước khi dạy văn bản này, cần đưa ra những đơn vị kiến thức cần tích hợp để tham khảo ý kiến giáo viên các môn đó. Ví dụ môn Công Dân trong tiết này giáo viên tích hợp ở hai ý là: “Thái độ của em về vấn đề chiến tranh mà Mỹ đã gây ra cho chiến trường Việt Nam?” và “ý thức trách nhiệm công dân với đất nước ?” để giáo viên bộ môn xem có phù hợp không. Bên cạnh đó cũng có thể mời giáo viên liên quan đến kiến thức bộ môn tích hợp đến dự giờ góp ý và rút kinh nghiệm.
2.3.1. 3. Tích hợp các môn cần đảm bảo tính lôgic, vừa sức và dễ hiểu. 
 Trong một bài dạy bao giờ người giáo viên cũng phải xác định mức độ cần đạt của bài từ đó làm cơ sở cho sự tích hợp các môn. Vì vậy không nên tích hợp các môn quá nhiều mà lại không có tác dụng làm rõ mục tiêu của bài. Hơn nữa khi tích hợp đòi hỏi phải đảm bảo tính lôgic, sự liên kết bổ xung cho nhau của các đơn vị kiến thức. Bởi mục đích của việc tích hợp là làm sâu, làm rõ và làm dễ môn học. 
 Ví dụ khi dạy đến hoàn cảnh ra đời của bài thơ: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” thì giáo viên cần liên hệ với môn Lịch sử cho học sinh xem đoạn phim tư liệu để thấy được sự ác liệt của chiến tranh giặc Mỹ đã dội bom xuống tuyến đường Trường Sơn nhưng những đoàn xe vẫn dũng cảm lao ra chiến trường, từ đó đã gợi nguồn cảm hứng cho nhà thơ sáng tác... Tiếp theo bài học liên quan đến tuyến đường Trường Sơn thì giáo viên cũng cần giới thiệu đôi nét về vị trí, vai trò của tuyến đường này để học sinh thấy được tầm quan trọng của nó trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và cũng để các em cảm nhận rõ hơn sự dũng cảm của người lính lái xe. Bên cạnh đó giáo viên cần chú ý đến tính vừa sức và dễ hiểu, không nên tích hợp kiến thức quá ôm đồm lan man làm cho học sinh thấy ngợp và khó hiểu hơn, dẫn đến không xác định đươc kiến thức trọng tâm. 
 Mục đích dạy học tích hợp là lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội dung vốn có của môn học để làm sâu sắc, dễ hiểu nội dung môn học. Vì vậy khi tích hợp các môn giáo viên cần có sự lựa chọn phù hợp, phù hợp với thời gian tiết dạy, phù hợp với dung lượng kiến thức ở bộ môn khác để đảm bảo tiết học diễn ra trong thời gian qui định.
2.3.2. Cách thức tích hợp.
 Sau khi đã lựa chọn được những đơn vị kiến thức tích hợp phù hợp, giáo viên cần sắp xếp để đưa vào các phần sao cho hợp lý. Đế sử dụng hiệu quả giáo viên nên sử dụng tích hợp kiến thức ở tất cả các khâu từ kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới đến khâu dạy bài mới hay củng cố và hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Tích hợp các môn phần kiểm tra bài cũ.
 Đây là hoạt động đầu tiên trong tiết học bài mới. Với hoạt động này mục đích của giáo viên là kiểm tra việc tự giác học bài cũ của học sinh đồng thời cũng có dụng ý liên kết các kiến thức của bài trước với bài mới chuẩn bị học, lại giúp giáo viên nắm bắt được tình hình học tập và khả năng tiếp thu bài của học sinh nhanh chóng. Vì vậy dùng những câu hỏi tích hợp để kiểm tra bài cũ buộc học sinh phải huy động nhiều bộ phận kiến thức để trả lời, khi đó giáo viên nắn được kết quả học tập c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_cac_mon_hoc_nham.doc