SKKN Một số kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng các phép liên kết nhằm nâng cao chất lượng viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho học sinh lớp 9 trường THCS Đông Thịnh, huyện Đông Sơn
Văn nghị luận là một trong 6 kiểu văn bản được giảng dạy trong chương
trình, sách giáo khoa Ngữ văn phổ thông, bên cạnh các kiểu văn bản khác như:
tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, điều hành. Sức hấp dẫn của bài văn nghị
luận chính là lý lẽ, là cách thức lập luận. Tuy nhiên, bài văn nghị luận sẽ không
logic, không mạch lạc và không thuyết phục được người đọc, người nghe nếu đó
chỉ là những đoạn, câu, ý rời rạc. Vì vậy trong văn bản nghị luận, ngoài lập luận
là chủ đạo, như một yêu cầu mang tính tất yếu, người viết còn phải sử dụng các
phép liên kết để lập luận trở nên logic, mạch lạc, thực sự thuyết phục người đọc,
người nghe.
Dạy học làm văn nghị luận ở Trung học cơ sở hiện nay ngày càng được
chú trọng không chỉ ở bình diện lí thuyết mà còn cả ở hoạt động thực hành. Tuy
nhiên, việc rèn luyện kĩ năng sử dụng các phép liên kết trong văn nghị luận cho
HS lớp 9 vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức. Trong thực tế, HS đã được
trang bị một hệ thống kiến thức về lập luận nhưng đa số các em chưa biết vận dụng
các phép liên kết trong khi viết bài văn nghị luận. Ngay trong các giờ viết bài,
GV mới chỉ hướng dẫn HS cách lập dàn ý, tìm ý, lập luận mà không chú trọng tới
hướng dẫn các em vận dụng và sử dụng các phép liên kết để lập luận của mình
thêm mạch lạc, logic và tăng thêm tính thuyết phục cho bài văn nghị luận.
Từ các lí do nói trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài Một số kinh
nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng các phép liên kết nhằm nâng cao chất
lượng viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho HS
lớp 9 trường THCS Đông Thịnh, huyện Đông Sơn.
1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG CÁC PHÉP LIÊN KẾT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) CHO HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG THCS ĐÔNG THỊNH, HUYỆN ĐÔNG SƠN Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Thủy Chức vụ: Chuyên viên phòng GD&ĐT Đông Sơn SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Ngữ văn THANH HÓA NĂM 2017 2 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG I. MỞ ĐẦU 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 II. NỘI DUNG 2 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 4 3.1. Rèn luyện kĩ năng sử dụng các phép liên kết nhằm nâng cao chất lượng viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) thông qua giảng dạy các kiến thức lý thuyết 4 3.2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng các phép liên kết nhằm nâng cao chất lượng viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) thông qua thực hành giải bài tập 6 3.3. Tổ chức dạy học thực nghiệm 11 4. KIỂM NGHIỆM 17 III. KẾT LUẬN 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 3 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn nghị luận là một trong 6 kiểu văn bản được giảng dạy trong chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn phổ thông, bên cạnh các kiểu văn bản khác như: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, điều hành. Sức hấp dẫn của bài văn nghị luận chính là lý lẽ, là cách thức lập luận. Tuy nhiên, bài văn nghị luận sẽ không logic, không mạch lạc và không thuyết phục được người đọc, người nghe nếu đó chỉ là những đoạn, câu, ý rời rạc. Vì vậy trong văn bản nghị luận, ngoài lập luận là chủ đạo, như một yêu cầu mang tính tất yếu, người viết còn phải sử dụng các phép liên kết để lập luận trở nên logic, mạch lạc, thực sự thuyết phục người đọc, người nghe. Dạy học làm văn nghị luận ở Trung học cơ sở hiện nay ngày càng được chú trọng không chỉ ở bình diện lí thuyết mà còn cả ở hoạt động thực hành. Tuy nhiên, việc rèn luyện kĩ năng sử dụng các phép liên kết trong văn nghị luận cho HS lớp 9 vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức. Trong thực tế, HS đã được trang bị một hệ thống kiến thức về lập luận nhưng đa số các em chưa biết vận dụng các phép liên kết trong khi viết bài văn nghị luận. Ngay trong các giờ viết bài, GV mới chỉ hướng dẫn HS cách lập dàn ý, tìm ý, lập luận mà không chú trọng tới hướng dẫn các em vận dụng và sử dụng các phép liên kết để lập luận của mình thêm mạch lạc, logic và tăng thêm tính thuyết phục cho bài văn nghị luận. Từ các lí do nói trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài Một số kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng các phép liên kết nhằm nâng cao chất lượng viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho HS lớp 9 trường THCS Đông Thịnh, huyện Đông Sơn. 2. Mục đích nghiên cứu Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn cần thiết, đề tài SKKN nhằm nghiên cứu, đề xuất một số kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng các phép liên kết nhằm nâng cao chất lượng viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho HS lớp 9 một cách có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học làm văn nghị luận ở nhà trường phổ thông hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu - Phân tích những cơ sở lí thuyết và thực tiễn cần thiết cho việc giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. - Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng các phép liên kết nhằm nâng cao chất lượng viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho HS lớp 9. - Tổ chức dạy học thực nghiệm nhằm kiểm tra tính khả thi của một số kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng các phép liên kết nhằm nâng cao chất lượng viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho HS lớp 9 được đề xuất trong SKKN, từ đó rút ra kết luận cần thiết. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết Đọc và phân tích tài liệu về phương pháp dạy học môn văn; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh; sách giáo 4 khoa và sách bài tập; tài liệu tham khảo môn Ngữ văn 9, các bài viết của chuyên gia và đồng nghiệp trên Internet 4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin Quan sát theo dõi học sinh và học hỏi đồng nghiệp . Phương pháp điều tra sư phạm: Phỏng vấn, trao đổi; khảo sát điều tra số liệu theo phiếu; thống kê và phân tích số liệu điều tra (thống kê trước và sau khi sử dụng phương pháp). Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Giảng dạy thực nghiệm tại trường THCS, chọn 2 lớp (một lớp dạy theo cách thông thường, một lớp dạy theo phương pháp của đề tài) để so sánh kết quả. Tổng kết kinh nghiệm và đánh giá kết quả. II. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong cuốn “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” (1985, NXB KHXH), tác giả Trần Ngọc Thêm đã đưa ra quan niệm về liên kết như sau “Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là các phần tử. Ngoài các câu- phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc. Cấu trúc của văn chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung. Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy” [1]. Để văn bản có tính liên kết, người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ thích hợp. Đó chính là các phép liên kết. Trong liên kết câu và đoạn văn, thường có các phép liên kết sau: phép nối, phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép nghịch đối. Trong giảng dạy phân môn Tập làm văn ở THCS, người GV không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức về mặt lí thuyết mà cần phải đưa ra nhiều dạng bài tập để củng cố lý thuyết và rèn luyện kĩ năng cho học sinh. “Điều quan trọng là không dừng lại ở bước nắm lí thuyết. Lí thuyết chỉ được củng cố, khắc hoạ thông qua hệ thống bài tập lớn, nhỏ. GV cần phân định một cách cụ thể, có kế hoạch từng bước hệ thống bài tập tương ứng với từng thao tác và kĩ năng làm văn” [2]. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Thực trạng giảng dạy của GV về việc sử dụng các phép liên kết trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Nhìn chung, phần lớn giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sử dụng các phép liên kết trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho HS; nhiều GV đã không ngừng đổi mới hình thức và phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng này cho HS. Ngoài những ngữ liệu trong SGK, một số GV đã sử dụng thêm ngữ liệu từ các nguồn khác để phục vụ cho quá trình dạy học. 5 Tuy nhiên, thực trạng rèn luyện kĩ năng sử dụng các phép liên kết trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho HS hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Nhiều GV vẫn chưa nhận thức một cách thấu đáo về biểu hiện và tác dụng của các phép liên kết trong bài văn nghị luận. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy học nói chung và rèn luyện kĩ năng cho HS nói riêng. Nhiều GV chỉ sử dụng hệ thống ngữ liệu (53,3%) và bài tập (47%) trong SGK vào quá trình dạy học lí thuyết và thực hành. Hơn nữa, một số GV vẫn chưa có ý thức sử dụng thêm các phương tiện và kĩ thuật dạy học phù hợp. Nhiều giáo viên cho rằng chuẩn yêu cầu kiến thức kĩ năng chỉ yêu cầu có vậy nên nhiều HS sau khi học xong cũng chưa thực sự nắm vững kiến thức và cũng không có ý thức sử dụng các phép liên kết trong bài văn nghị luận của mình. Trong giờ đọc hiểu các văn bản nghị luận, một số giáo viên chủ yếu hướng dẫn cho HS tìm hiểu các luận điểm, luận cứ và cách lập luận mà chưa cho HS thấy được cách sử dụng các phép liên kết của người viết khiến cho văn bản trở nên mạch lạc và lôgic hơn. Giờ trả bài lẽ ra là thời gian để GV rèn luyện, điều chỉnh một số kĩ năng cho HS nhưng hiện nay phần lớn được tiến hành khá sơ sài, chủ yếu chỉ đọc điểm và nhận xét chung chung, thậm chí nhiều GV còn sử dụng để dạy đọc hiểu văn bản và Tiếng việt. Trong lời phê bài làm của HS, giáo viên chỉ nhận xét chung chung các em không đạt ở điểm nào chứ chưa hướng dẫn các em sửa chữa lỗi cụ thể và rút kinh nghiệm. Trong khi đó, lỗi về diễn đạt, lỗi về liên kết câu, liên kết đoạn của các em rất phổ biến. 2.2. Thực trạng sử dụng các phép liên kết trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) của HS lớp 9 Để đánh giá thực trạng sử dụng các phép liên kết trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) của HS lớp 9, chúng tôi đã tiến khảo sát 182 bài làm văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) của HS lớp 9 ở một số trường THCS của huyện Đông Sơn Bảng 2.3. Kết quả khảo sát bài viết của HS Kết quả Nội dung khảo sát A B C D 1. Đánh giá chung về chất lượng các bài văn NL về TP truyện (hoặc ĐT) Tốt 24 (13,2%) Khá 41 (22,5%) TB 82 (45,1%) Yếu 35 (19,2%) 2. Đánh giá về khả năng sử dụng các phép liên kết trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc ĐT) Tốt 22 (12,1%) Khá 38 (20,9%) TB 79 (43,4%) Yếu 43 (23,6%) 3. Lỗi sử dụng các phép LK trong bài văn NL về TP truyện (hoặc ĐT) Có 146 (80,2%) Không 36 (19,8%) Nhìn chung, thực tế khả năng sử dụng các phép liên kết trong bài văn nghị luận của HS THCS hiện nay còn rất nhiều hạn chế. Gần 30% số HS tự nhận khả năng sử dụng các phép liên kết trong bài văn của mình là “yếu”. Đa số các em còn lúng túng trong việc sử dụng từ ngữ nào để chuyển ý, chuyển đoạn. Bên cạnh đó, rất nhiều em sử dụng lặp, dùng thiếu hoặc dùng thừa từ nối kết, dẫn đến cách diễn đạt không logic, lủng củng. 6 Có thể nói, việc sử dụng các phép liên kết trong bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hiện nay còn hạn chế là do nhiều nguyên nhân. Trước hết đó là do bản thân một số HS chưa có ý thức vận dụng lý thuyết vào thực hành, khi tạo lập một văn bản nghị luận các em đôi khi chỉ chú ý đến nội dung viết sao cho đủ ý, dầy đủ các luận điểm, luận cứ mà không quan tâm đến việc nối kết các luận điểm luận cứ đấy, vì vậy bài văn nghị luận thiếu tính chặt chẽ, logic và không thực sự thuyết phục. Bên cạnh đó, nhiều GV chưa chú ý đầu tư, nâng cao kiến thức, hình thành kĩ năng cho HS. Các tiết học nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hầu như GV chỉ chú trọng hướng dẫn HS cách lập dàn ý, tìm ý, lập luận mà không chú ý tới hướng dẫn các em vận dụng và sử dụng các phép liên kết để lập luận của mình thêm mạch lạc, logic và tăng thêm tính thuyết phục cho bài văn nghị luận. Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nói trên còn bắt nguồn từ sự thiếu hụt những tri thức đời sống của HS. HS hiện nay chỉ thích đọc truyện tranh, ngôn ngữ vốn rất ngắn, cộc lốc mà ít chịu đọc các tác phẩm văn học để tích lũy vốn từ. Vì vậy, khi viết văn các em cũng vận dụng chính cách viết đó vào bài văn của mình, khiến cho cách diễn đạt rất đơn điệu, giữa các câu, các đoạn không có sự nối kết. Ngoài ra, cũng không thể không nói đến tình trạng chán học môn văn hiện nay của HS. Phần lớn HS làm văn trong một tâm thế gượng ép, đối phó mà không có sự đam mê, thích thú thực sự. Bởi vậy, các em khó có sự sáng tạo cũng như cố gắng để viết được những bài văn hay. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp và áp dụng thực hiện với mong muốn nâng cao chất lượng viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho HS lớp 9. 3. Giải pháp thực hiện: 3.1. Rèn luyện kĩ năng sử dụng các phép liên kết nhằm nâng cao chất lượng viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) thông qua giảng dạy các kiến thức lý thuyết a. Kiến thức về các phép liên kết Để HS có thể sử dụng tốt các phép liên kết trong viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), tôi thường giúp các em nắm rõ khái niệm về các phép liên kết thường được sử dụng trong liên kết câu và liên kết đoạn văn: - Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước - Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước - Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước. - Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước [3]. b. Các bước hướng dẫn HS lĩnh hội kiến thức về sử dụng các phép liên kết trong viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Bước 1. Lựa chọn ngữ liệu 7 Vì đối tượng là HS lớp 9 THCS nên dung lượng của ngữ liệu không quá dài (chỉ nên dùng ngữ liệu là đoạn văn), nội dung ngữ liệu được trích từ chính những tác phẩm văn học mà các em đã được học Ví dụ: Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Và tôi thấy đau, ướt ở má. (SGK Ngữ văn 9, tập 2) Bước 2. Hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu Việc phân tích ngữ liệu chủ yếu được thực hiện thông qua các câu hỏi định hướng, gợi mở. GV cần bám sát vào mục tiêu chính để sử dụng các câu hỏi sao cho hợp lí, tránh gây nhiễu cho HS. Nhìn chung, để hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu, tôi thường sử dụng hệ thống câu hỏi sau: ? Chủ đề của văn bản nghị luận/Luận điểm của đoạn văn NL là gì? ? Người viết đã sử dụng những phép liên kết gì trong bài văn/đoạn văn? ? Chỉ ra các câu, từ thể hiện các phép liên kết này? ? Tác dụng của các phép liên kết được sử dụng trong VB/đoạn văn NL? Bước 3. Hướng dẫn HS khái quát tri thức Ở bước này, tôi thường sử dụng các câu hỏi sau: - Trong bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) người viết có thể sử dụng các phép liên kết nào? Các phép liên kết này được biểu hiện thông qua những yếu tố nào? - Tác dụng của các phép liên kết này là gì? Muốn phát huy được hiệu quả của các phép liên kết, người viết cần lưu ý điều gì? - Cách thức sử dụng các phép liên kết trong bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) như thế nào? Bước 4. Tổng hợp và hệ thống hóa tri thức Trên cơ sở ý kiến của HS, tôi sẽ hệ thống hóa tri thức về sử dụng các phép liên kết trong bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): - Vai trò, tác dụng của các phép liên kết trong bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Cách thức sử dụng các phép liên kết trong bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Bước 5. Củng cố và nâng cao tri thức Ở bước này tôi thường tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, yêu cầu HS thực hành giải bài tập Ví dụ: Cho đoạn văn nghị luận: a. Vũ Nương là một người vợ đức hạnh, đảm đang, một người mẹ hiền và một người con dâu hiếu thảo. Nàng vừa có nhan sắc lại vừa có đức hạnh: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp". Vậy nên Trương Sinh, con nhà hào phú "mến vì dung hạnh" đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Biết chồng có tính "đa nghi", nàng đã "giữ gìn khuôn phép" không để xảy ra cảnh vợ chồng phải "thất hòa". Chồng ra trận được một tuần thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản và một mình vất vả nuôi dạy con khôn lớn. Với mẹ chồng già yếu, nàng chăm sóc, thuốc thang phụng dưỡng. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng 8 đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Câu hỏi thảo luận: ? Hãy xác định luận điểm của đoạn văn trên? ? Những phép liên kết nào được sử dụng trong đoạn văn? Tìm những yếu tố thể hiện phép liên kết đó? ? Việc sử dụng các phép liên kết trên trong đoạn văn có tác dụng gì? ? Khi viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có cần phải sử dụng các phép liên kết không? Tôi chia học sinh làm 4 nhóm thảo luận song song 4 câu hỏi trên, đại diện nhóm trưởng mỗi nhóm trả lời, sau đó các nhóm khác nhận xét và cuối cùng các nhóm rút ra kết luận, GV bổ sung thêm. Qua đó, học sinh nắm vững các kiến thức về lý thuyết, hiểu được tác dụng của phép liên kết trong viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), để từ đó hình thành kĩ năng sử dụng phép liên kết trong khi viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Học sinh trường THCS Đông Thịnh, Đông Sơn thảo luận nhóm trong giờ Ngữ văn 3.2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng các phép liên kết nhằm nâng cao chất lượng viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) thông qua thực hành giải bài tập Bài tập có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học và là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình rèn luyện kĩ năng cho HS. Thực hành giải bài tập không chỉ có tác dụng củng cố, khắc sâu tri thức mà điều quan trọng hơn là làm cho kĩ năng của người học được định hình một cách bền vững. Nói cách khác, 9 bài tập giúp HS biết cách vận dụng tri thức vào việc giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn một cách linh hoạt, sáng tạo [7]. a. Nhóm bài tập nhận biết Nhận biết là thao tác đơn giản nhất trong quá trình luyện tập thực hành. Nhóm bài tập này yêu cầu HS sử dụng những tri thức đã học để xác định các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn hay một văn bản nghị luận nhất định. Sử dụng nhóm bài tập này nhằm củng cố và khắc sâu tri thức về các phép liên kết trong văn nghị luận, là bước khởi đầu trong quá trình rèn luyện kĩ năng sử dụng các phép liên kết cho HS lớp 9 trong viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Đồng thời, dạng bài tập này còn giúp HS nhận biết, phát hiện ra các mối quan hệ liên kết giữa các câu. Từ đó, HS biết vận dụng chúng trong giao tiếp và tạo lập văn bản hoàn chỉnh. Để làm được nhóm bài tập này, HS phải nắm vững kiến thức về liên kết câu và liên kết đoạn văn, từ đó soi chiếu vào ngữ liệu để thực hiện vấn đề mà đề bài yêu cầu. Ví dụ: Bài tập 1. Hãy tìm các phương tiện thể hiện phép LK lặp trong ví dụ sau Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống. Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức. (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ) Bài tập 2. Hãy tìm các phương tiện thể hiện phép LK thế trong các ví dụ sau a. Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc nhất của văn học Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ông đã để lại cho văn học nước nhà một sự nghiệp thơ văn khá đồ sộ như : Bức tranh, Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừngĐây là thời kỳ nhà văn đang “đi tìm những hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn của con người” thời kỳ mà con người Việt Nam dường như chỉ sống trong lý tưởng và sống bằng lý tưởng. Bài tập 3. Tìm những từ có quan hệ liên tưởng với nhau trong đoạn văn sau: Cơn mưa kéo từ bờ bên kia sang. Những tia chớp làm quang cả bầu trời, mây hiện lên lộng lẫy như một bức tranh sơn mài. Gió quất mưa ầm ĩ trên mặt sông... (Đỗ Chu) b. Nhóm bài tập thông hiểu: Đây là dạng bài tập yêu cầu HS tìm hiểu cách sử dụng, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các phép liên kết trong một đoạn văn hay một VB nghị luận cụ thể. Mục đích của loại bài tập trên nhằm rèn luyện cho HS khả năng tìm hiểu, đánh giá tác dụng của các phép liên kết trong đoạn văn, bài văn nghị luận, nắm rõ được các tri thức về phép liên kết, từ đó có ý thức sử dụng đúng các phép liên kết trong bài văn nghị luận của mình. Để làm được loại bài tập này, HS phải nắm rõ khái niệm, tác dụng của các phép liên kết, xác định được các phép liên kết và tác dụng của chúng trong việc 10 làm cho các câu trong đoạn và các đoạn trong bài văn nghị luận được liên kết chặt chẽ và diễn đạt mạch lạc. Ví dụ: Bài tập 4. Hãy chọn các từ sau đây điền vào chỗ trống trong đoạn văn để liên kết câu: “bởi vì, tức thì, t
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_su_dung_cac_phep_l.pdf