SKKN Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 trong các giờ Tập đọc
Ở Tiểu học, Tiếng Việt là môn học quan trọng, nó được coi là công cụ để học tốt các môn học khác. Môn Tiếng Việt gồm có nhiều phân môn và các phân môn này quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung kiến thức cho nhau. Trong đó Tập đọc là phân môn thực hành vì vậy nhiệm vụ của nó là hình thành kỹ năng đọc cho học sinh. Dạy đọc không chỉ giáo dục lòng ham đọc sách cho học sinh, giúp cho các em thấy được đây chính là con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ phát triển. Tập đọc còn góp phần làm giàu vốn kiến thức ngôn ngữ, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các cách tư duy có hình ảnh.
Là giáo viên dạy lớp 5, tôi luôn trăn trở làm sao để nâng cao chất lượng giờ dạy Tập đọc cho các em. Đặc biệt là các biện pháp để rèn cho học sinh không những chỉ đọc thông được văn bản mà còn phải đọc hay, đọc diễn cảm văn bản được đọc. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp các em lựa chọn được giọng điệu, ngữ điệu phù hợp với tình huống, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm của nhân vật hoặc tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản thơ cũng như văn bản văn xuôi và đặc biệt là luyện đọc phân vai trong văn bản kịch. Những băn khoăn này chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 trong các giờ Tập đọc”.
MỤC LỤC Trang 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài. 1 1.2. Mục đích nghiên cứu. 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 1 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1 2.1. Cơ sở lí luận. 1 2.1.1. Khái niệm đọc. 1 2.1.2. Nhiệm vụ của phân môn Tập đọc ở Tiểu học. 2 2.1.3 Mục tiêu của môn Tập đọc ở lớp 5. 2 2.1.4. Nội dung của môn Tập đọc ở lớp 5. 2 2.2. Thực trạng việc dạy và học đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5. 3 2.2.1. Quan điểm của giáo viên về giờ Tập đọc. 3 2.2.2. Những phương pháp giáo viên thường sử dụng trong phần rèn đọc . 3 2.2.3. Khả năng đọc của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đông Lĩnh B. 3 2. 3. Một số biện pháp luyện đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 trong giờ Tập đọc. 3 2.3.1. Chuẩn bị tâm thế cho việc đọc. 4 2.3.2. Luyện tập lấy hơi và tập thở. 4 2.3.3. Luyện đọc to. 5 2.3.4. Luyện đọc đúng.. 5 2.3.5. Luyện đọc diễn cảm. 8 2.3.6. Giáo viên đọc mẫu. 8 2.3.7. Xây dựng không khí hào hứng, say mê học tập cho học sinh bằng cách tổ chức các trò chơi học tập trong giờ Tập đọc. 9 2. 4. Hiệu quả của sáng kiến. 11 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 11 3.1. Kết luận 12 3.2. Kiến nghị. 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Ở Tiểu học, Tiếng Việt là môn học quan trọng, nó được coi là công cụ để học tốt các môn học khác. Môn Tiếng Việt gồm có nhiều phân môn và các phân môn này quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung kiến thức cho nhau. Trong đó Tập đọc là phân môn thực hành vì vậy nhiệm vụ của nó là hình thành kỹ năng đọc cho học sinh. Dạy đọc không chỉ giáo dục lòng ham đọc sách cho học sinh, giúp cho các em thấy được đây chính là con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ phát triển. Tập đọc còn góp phần làm giàu vốn kiến thức ngôn ngữ, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các cách tư duy có hình ảnh. Là giáo viên dạy lớp 5, tôi luôn trăn trở làm sao để nâng cao chất lượng giờ dạy Tập đọc cho các em. Đặc biệt là các biện pháp để rèn cho học sinh không những chỉ đọc thông được văn bản mà còn phải đọc hay, đọc diễn cảm văn bản được đọc. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp các em lựa chọn được giọng điệu, ngữ điệu phù hợp với tình huống, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm của nhân vật hoặc tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản thơ cũng như văn bản văn xuôi và đặc biệt là luyện đọc phân vai trong văn bản kịch. Những băn khoăn này chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 trong các giờ Tập đọc”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Nhằm nâng cao chất lượng của giờ Tập đọc đặc biệt là kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 5A trường Tiểu học Đông Lĩnh B năm học 2017- 2018. 1.4. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp điều tra + Phương pháp luyện tập thực hành + Phương pháp kiểm tra đánh giá 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận. 2.1.1. Khái niệm đọc. Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm). Đọc không chỉ là công việc giải một bộ mã gồm 2 phần chữ viết và phát âm, nghĩa là nó không phải chỉ là sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng như các ký hiệu chữ viết mà còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Trên thực tế, nhiều khi người ta đã không hiểu khái niệm “đọc” một cách đầy đủ. Nhiu chỗ người ta chỉ nói đến đọc như nói đến việc sử dụng bộ mã chữ âm còn việc chuyển từ âm sang nghĩa đã không được chú ý đúng mức. 2.1.2. Nhiệm vụ của phân môn Tập đọc ở Tiểu học. Tập đọc là một phân môn thực hành nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kỹ năng này được hình thành trong 2 hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kỹ năng khác. Ví dụ, đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm được. Nhiều khi khó mà nói được rạch ròi kỹ năng nào làm cơ sở cho kỹ năng nào, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng mà đọc được đúng. Vì vậy, trong dạy đọc không thể xem nhẹ yếu tố nào. Nhiệm vụ thứ hai của phân môn Tập đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành thói quen làm việc với văn bản, với sách cho học sinh. Nói cách khác thông qua việc dạy đọc phải giúp học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có lợi ích cho các em trong cả cuộc đời, phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. Ngoài ra việc đọc còn có những nhiệm vụ khác đó là làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn hoá cho học sinh, phát triển ngôn ngữ và tư duy, giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho các em. 2.1.3. Mục tiêu của môn Tập đọc ở lớp 5. Phân môn Tập đọc ở lớp 5 giúp học sinh: - Củng cố, phát triển kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở các lớp dưới, tăng cường tốc độ đọc, khả năng đọc lướt để chọn thông tin nhanh, khả năng đọc diễn cảm. - Phát triển kĩ năng đọc - hiểu lên mức cao hơn ., hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ. - Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để hình thành nhân cách con người mới. 2.1.4. Nội dung của môn Tập đọc ở lớp 5. - Cấu trúc chung: Phân môn tập đọc gồm 62 bài thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học, trong đó có 46 bài văn xuôi ( 4 bài là trích đoạn kịch), 18 bài thơ ( có 4 bài ca dao ngắn được dạy trong cùng một tiết). - Nội dung: Các bài Tập đọc xoay quanh 5 chủ đề: Việt Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. - Bài tập đọc lớp 5 gồm có các phần : + Văn bản đọc + Những từ mới cần giải nghĩa. + Các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài. 2.2. Thực trạng của việc dạy và học đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5. 2.2.1. Quan điểm của giáo viên về giờ Tập đọc. Nhìn chung giáo viên Tiểu học đều rất coi trọng giờ Tập đọc. Phần lớn giáo viên đều chú ý sửa lỗi phát âm, hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài cho học sinh. Tuy nhiên việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm còn hạn chế. Nhiều giáo viên chưa có ý thức tự trau dồi bản thân, luyện kĩ năng đọc diễn cảm văn bản đọc để đọc mẫu cho học sinh. 2.2.2. Những phương pháp giáo viên thường sử dụng trong phần rèn đọc. Hiện nay ở Tiểu học, khi rèn đọc cho học sinh, giáo viên thường sử dụng các phương pháp dạy học : phương pháp luyện đọc theo mẫu, phương pháp luyện tập củng cố, phương pháp hỏi đáp (đặt câu hỏi để học sinh tự tìm và phát hiện từ khó, cách ngắt nhịp câu dài) và phương pháp đóng vai (đối với văn kể chuyện và văn bản kịch )..... 2.2.3. Khả năng đọc của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đông Lĩnh B. Qua 18 năm công tác, tôi nhận thấy ở Tiểu học các em chưa thật chú trọng môn Tập đọc vì các em cho rằng môn Tập đọc là môn dễ không phải suy nghĩ như môn Toán mà chỉ cần đọc trôi chảy, lưu loát là được. Các em cũng chưa quan tâm đến việc đọc của mình như thế nào. Học sinh ở các trường ven thành phố Thanh Hóa nói chung và học sinh trường Tiểu học Đông Lĩnh B nói riêng, các em phát âm chưa chuẩn tiếng phổ thông nên trong các giờ Tập đọc các em hay mắc các lỗi ở các tiếng có âm đôi : iê, uô, ươ ; tiếng có thanh hỏi, thanh ngã; tiếng có âm đầu là r, tr, s ; ...., một số em bị ngọng và gặp khó khăn khi phát âm các tiếng có vần kết thúc bằng nh, ng, c, t..... Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của giờ Tập đọc. Mặt khác, khi đọc các em còn hay mắc lỗi ngắt giọng, các em còn ngắt giọng để lấy hơi một cách tuỳ tiện (còn gọi là ngắt giọng sinh lý). Hầu hết các em chỉ biết bắt chước giáo viên một cách thụ động. Bên cạnh đó, các em thiếu tự tin, còn rụt rè, e ngại khi đọc bài nên các em đọc bài tương đối nhỏ. Nhìn chung việc đọc của học sinh còn nhiều hạn chế so với yêu cầu chung của việc rèn đọc hiện nay. Các em mới đạt được yêu cầu đọc thông, đọc đúng và đang còn hạn chế khi đọc hay và diễn cảm. Vì vậy, để nâng cao chất lượng trong các giờ Tập đọc, ngay từ đầu năm học 2017 - 2018, tôi đã khảo sát chất lượng đọc của học sinh lớp 5A trường Tiểu học Đông Lĩnh B, kết quả như sau: Lớp Sĩ số Đọc chưa đạt Đọc đúng Đọc diễn cảm SL SL % SL % SL % 5A 19 5 26,3 13 68,4 1 5,3 2.3. Một số biện pháp luyện đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 trong giờ Tập đọc. Đọc diễn cảm chỉ có thể có được trên cơ sở hiểu thấu đáo nội dung bài đọc. Đọc diễn cảm yêu cầu đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêmphù hợp với nội dung từng ý, từng nội dung của bài đọc; phù hợp với kiểu câu, thể loại, đọc có cảm xúc cao, biết nhấn giọng ở những từ ngữ biểu cảm, phân biệt lời nhân vật, tác giả. Để đọc diễn cảm, người đọc phải làm chủ được chỗ ngắt giọng biểu cảm (kỹ thuật ngắt giọng biểu cảm) làm chủ được tốc độ (nhanh, chậm, ngân nga), làm chủ được cường độ giọng đọc (to, nhỏ, nhấn), làm chủ được ngữ điệu (độ cao giọng đọc, lên giọng, xuống giọng). Từ việc nghiên cứu cơ sở thực tiễn, cơ sở lý luận và thực trạng của việc dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5, để khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm hiện có ở thực tế, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm nhằm nâng cao hiệu quả của giờ Tập đọc nói chung và của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đông Lĩnh B nói riêng. Cụ thể như sau : 2.3.1. Chuẩn bị tâm thế cho việc đọc. Để chuẩn bị cho việc đọc đạt kết quả tốt nhất, giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế để đọc. Khi ngồi đọc cần phải ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách nên khoảng 30 - 35 cm, cổ và đầu thẳng, phải hít vào sâu và thở ra chậm để lấy hơi. Khi đuợc giáo viên gọi đọc bài, học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay. Trước khi nói về việc rèn đọc đúng, cần nói về tiêu chí cường độ và tư thế khi đọc, tức là rèn đọc to, đọc rõ ràng. Trong hoạt động giao tiếp, khi đọc thành tiếng, người đọc một lúc đóng hai vai: một vai - là người tiếp nhận thông tin bằng chữ viết; vai thứ hai là người trung gian để truyền thông tin đưa văn bản viết đến người nghe. Khi giữ vai thứ hai này, người đọc đã thực hiện việc tái hiện văn bản. Vì vậy, khi đọc thành tiếng, người đọc có thể đọc cho mình hoặc cho người khác hoặc cho cả hai. Đọc cùng với phát biểu trong lớp là hai hình thức giao tiếp trước đám đông đầu tiên của trẻ em nên giáo viên phải coi trọng khâu chuẩn bị để đảm bảo sự thành công, tạo cho các em sự tự tin cần thiết. Giáo viên cần cho các em hiểu rằng: các em đọc không phải chỉ cho mình cô giáo mà để cho tất cả các bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn để cho tất cả những mọi người nghe rõ. Nhưng như thế không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên. Để luyện cho học sinh đọc quá nhỏ "lí nhí", giáo viên cần tập cho các em đọc to chừng nào bạn ở xa nhất trong lớp nghe thấy. Giáo viên nên cho học sinh đứng trên bảng để đối diện với các bạn trong lớp. Tư thế đứng đọc phải thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay. 2.3.2. Luyện tập lấy hơi và tập thở. Rèn cho học sinh biết thở sâu ở những chỗ ngừng nghỉ để lấy hơi khi đọc, đặc biệt là ở những chỗ ngắt giọng biểu cảm, những chỗ lắng cần tạo ra sự im lặng, có tác dụng truyền cảm “gây bão tố” góp phần tạo nên hiệu quả biểu hiện cao. Ví dụ: Trong bài “Ê-mi-ly, con” khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm khổ 3: Ê-mi-ly con ôi ! Trời sắp tối rồi Cha không bế con về được nữa ! Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa Đêm nay mẹ đến tìm con Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn Cho cha nhé Và con sẽ nói giùm với mẹ: Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn. Tôi đã hướng dẫn học sinh ngừng nghỉ sau mỗi câu thơ và nghỉ sau “Con sẽ ôm lấy mẹ” để tạo ra một khoảng lặng, một khoảng nghẹn ngào trong cảm xúc trước khi đọc tiếp “mà hôn cho cha nhé”. Nghỉ hơi lâu sau câu thơ “Và con sẽ nói giùm với mẹ” để thể hiện sự xúc động của người cha là Mo-ri-xơn khi nói lời từ biệt với gia đình yêu thương. Tương tự, với 4 câu cuối bài “Tiếng vọng” SGK tập 1/trang 108 Đêm đêm tôi vừa chợp mắt Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ Tiếng lăn như đá lở trên ngàn. Để dồn âm lượng cho cụm từ “như đá lở trên ngàn” tôi hướng dẫn học sinh nghỉ lấy hơi sau từ “tiếng lăn” vừa là để tạo ra một chút im lặng, vừa gây chú ý sau đó mới đọc “như đá lở trên ngàn” để thể hiện nỗi ám ảnh, day dứt về hình ảnh những quả trứng không có mẹ ấp ủ đêm đêm lăn vào giấc ngủ của tác giả. 2.3.3. Luyện đọc to. Việc rèn cường độ giọng đọc, đọc to học sinh đã được làm quen từ lớp 1. Trải qua 4 lớp, đến lớp 5 học sinh đã có nền tảng khá vững. Khi dạy đọc diễn cảm ở lớp 5 tôi chú trọng cường độ giọng đọc, tốc độ đọc, đọc to ngay từ khâu đọc vỡ bài. Bằng nhiều hình thức khuyến khích (khen, biểu dương, cổ vũ) tổ chức thi đua cá nhân, tạo cho học sinh tâm thế, sự hưng phấn, tự tin khi đọc bài. Học sinh lớp tôi đã đọc to, rõ ràng, đủ lớn cho cả lớp nghe. Đầu năm có những học sinh nhút nhát đọc quá nhỏ, lí nhí, tôi đã gọi các em đứng trên bảng, hướng dẫn cho các em tư thế đứng (đàng hoàng, thoải mái), tư thế cầm sách (mở rộng và cầm bằng hai tay) yêu cầu các em đọc to chừng nào em ở xa nhất trong lớp nghe được mới thôi. Cứ như thế, dần dần các em đọc được to, rõ, đúng yêu cầu. Đối với những học sinh quá hứng thú, phấn kích đọc quá to hoặc gào lên không cần thiết, tôi nhắc nhở, yêu cầu các em đọc to vừa phải. Những học sinh sửa lại được đúng yêu cầu được khen ngợi, cổ vũ. 2.3.4. Luyện đọc đúng. Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là đọc không thừa, không sót từng âm, vần, tiếng. Đọc đúng phải thể hiện đúng ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm. Nói cách khác là không đọc theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn. Đọc đúng bao gồm việc đọc đúng các âm thanh ( đúng các âm vị) và ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ( đọc đúng ngữ điệu ). - Luyện đọc các âm vị tiếng Việt ( từ ngữ dễ lẫn, khó phát âm ). Bài “Chuỗi ngọc lam” Khi dạy, căn cứ vào khả năng đọc của lớp, tôi đã luyện đọc đúng cho Trong các giờ Tập đọc, tôi rất quan tâm đến việc phát âm đúng chuẩn cho các em . Ví dụhọc sinh các từ ngữ: “chuỗi, muốn, kiếm, bỗng, bao nhiêu, Gioan” Sở dĩ tôi đã lựa chọn những từ ngữ này bởi vì thực tế ở lớp tôi dạy, các em hay bị lẫn vần có nguyên âm đôi, phụ âm đầu, dấu thanh vì cách phát âm tiếng địa phương của Đông Lĩnh B sai lệch so với chuẩn. Các em nói tiếng địa phương nên nhiều em cũng đọc theo tiếng địa phương vì thế các em đã đọc sai. Cụ thể như sau : Từ : Học sinh đọc nhầm: chuỗi chuổi muốn mún kiếm kím bỗng bổng bao nhiêu bao nhiu Gioan Gion Ngoài ra, để giúp các em phát âm đúng so với chuẩn, trong các tiết tăng cường Tiếng Việt, tôi chú trọng đến việc rèn cách phát âm mà các em dễ lẫn trong phương ngữ, đưa ra những bài tập phân biệt phụ âm đầu, vần và thanh : Ví dụ: Dạng bài tập phân biệt vần : + Bài tập 1 : Dạng bài tập yêu cầu học sinh phát âm đúng các từ : múi bưởi/ muối biển; tủi thân/ tuổi thơ; đỉm/ điểm mười, chư/ chưa; .... + Bài tập 1: Điền vần uôi hay ui vào chỗ chấm: quả ch.., ch .... qua, x........ dòng, x...... khiến, m vị; m.. biển + Bài tập 2: Điền vần im hay iêm vào chỗ chấm: trái t...; t.. thuốc; con ch...; lúa ch....; k........ tra, đ...... mười. Ví dụ: Dạng bài tập phân biệt phụ âm đầu : + Bài tập 3: Điền r/ d/gi vào chỗ chấm: ... a vườn; tức ...ận, ...âng lên, vuốt ...âu; + Bài tập 4: Điền s, x vào chỗ chấm: nhỏ íu, ạch . ẽ, hàng ..... oan hòn ... ỏi, ... ân phơi, lá ...en, .... òe ... a. + Bài tập 5: Điền ch/ tr hay vào chỗ chấm: ......ang ....í, .....ắng ngần, .....ờ đón buổi . iều; thủy ...iều; tiếng ...im, lời ...úc Sau khi học sinh điền xong, giáo viên kiểm tra và yêu cầu các em đọc. Nếu các em đọc sai, giáo viên phải kịp thời uốn nắn ngay. Phần luyện đọc từ nếu giáo viên làm tốt, hướng dẫn học sinh đọc kỹ sẽ giúp cho các em đọc trơn bài đọc tốt hơn. - Đọc đúng tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu. Để đọc đúng cần dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Khi rèn đọc học sinh tôi lưu ý các em cách để đọc đúng nhịp, tiết tấu: + Không tách một từ ra làm hai: VD: Không ngắt hơi Đó là một buổi/sáng đầu xuân Hoặc: Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ/hôi sa Những trưa tháng sáu + Không đọc tách từ chỉ loại với danh từ mà nó đi kèm VD: Không đọc Con/thác réo ngân nga Đàn/dê soi đáy suối (Trước cổng trời - trang 80) + Không đọc tách giới từ với danh từ đi sau nó. VD: Không đọc - Những năm bom Mĩ Trút trên/mái nhà - Nối rừng hoang với/biển xa + Không tách động từ, hệ từ “là” với danh từ đi sau nó. Ví dụ: không đọc - Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong Là/bức tranh còn nguyên màu vôi gạch - Không gian là/nẻo đường xa Thời gian vô tận mở ra sắc màu * Lưu ý học sinh dựa vào quan hệ ngữ pháp để xác định cách ngắt nhịp cho đúng. Ví dụ: Phải ngắt nhịp Trải qua/mưa nắng vơi đầy Men trời đất/đủ làm say đất trời Không ngắt: - Trải qua mưa/nắng vơi đầy Men trời/đất đủ/làm say/đất trời - Con chim sẻ nhỏ/chết rồi Không ngắt: Con chim sẻ/nhỏ chết rồi * Lưu ý ngắt hơi phù hợp với dấu câu: Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu ở dấu chấm, đọc đúng các ngữ điệu câu, lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong câu cảm Luyện cho học sinh đọc đúng, tôi cũng đã rèn cho hcoj sinh kỹ năng đọc diễn cảm. Mỗi giờ lên lớp tôi đều phải dự tính trước để ngăn ngừa các lỗi khi đọc cho học sinh. Khi lên lớp tôi kết hợp nhiều biện pháp để rèn đọc đúng: đọc mẫu, phân tích sự khác biệt, cho đọc cá nhân, đọc đồng thanh Với những câu tôi dự tính học sinh đọc sai phách câu (ngắt nghỉ không đúng) tôi cũng tìm hiểu và áp dụng những biện pháp khắc phục. Cuối cùng mới luyện cho các em đọc đoạn, đọc cả bài. 2.3.5. Luyện đọc diễn cảm. Tổ chức cho học sinh đàm thoại để tìm hiểu ý đồ của tác giả và tìm cách đọc, đọc phân vai với các văn bản truyện có nhiều lời thoại Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn: “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn”, tôi làm như sau: - Treo bảng ghi đoạn văn và yêu cầu học sinh đọc thầm và cho biết: + Nội dung của đoạn văn là gì? + Để điễn tả nội dung đó tác giả đã sử dụng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm nào? + Từ ngữ nào được lặp lại nhiều nhất trong đoạn văn trên? + Khi đọc các câu văn ngắn cần đọc như thế nào? Qua thảo luận trả lời câu hỏi, các em biết được cách đọc, nhấn giọng vào các từ ngữ miêu tả mùi hương thảo quả (lướt thướt, quyến, rải, ngọt lựng, thơm nồng) Khi đọc các câu ngắn đọc ngân kéo dài những tiếng cuối câu, thu hẹp quãng ngắt giữa các câu nhằm tạo cảm giác mở rộng về không gian lan toả của hương thảo quả, thể hiện sự say mê ngây ngất như muốn hít căng lồng ngực tất cả mùi hương quyến rũ của thảo quả. Đối với những bài mà nội dung và cách đọc của từng đoạn trong bài có sự khác biệt. Tôi giúp học sinh hệ thống lại bài bằng cách lập dàn ý cho bài đọc. Dựa vào dàn ý các em tìm ra những điểm cần lưu ý để lựa chọn cách đọc cho phù hợp. Một điều rất quan trọng, nó tác động trực tiếp tới thính giác của các em đó là việc đọc mẫu của giáo viên. Giọng đọc mẫu của giáo viên chính là cái đích, là hình mẫu kỹ năng mà học sinh cần đạt được. Chính vì thế tôi luôn chú trọng việc rèn đọc của bản thân để đem đến cho các em một hình mẫu chuẩn: đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải và diễn cảm. Chuẩn bị bài chu đáo, tìm h
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doc_dien_cam_cho_hoc_sin.doc