SKKN Một số kinh nghiệm quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của cán bộ quản lí trường THCS Đông Thọ, nhằm phát triển năng lực học sinh, giáo dục kĩ năng sống

SKKN Một số kinh nghiệm quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của cán bộ quản lí trường THCS Đông Thọ, nhằm phát triển năng lực học sinh, giáo dục kĩ năng sống

Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế''. Giáo dục và Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Thực hiện nghiêm túc tinh thần Nghị quyết 40/2000-QH10 của Quốc hội khóa X và Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặc biệt chú trọng đến việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, xem đây là một nhiệm vụ vừa bức thiết lại vừa trọng tâm xuyên suốt cả quá trình đổi mới.

 Trong những năm qua, cùng với việc đổi mới đồng bộ căn bản toàn diện trong giáo dục trong đó đặc biệt quan tâm. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo viết tắt (HĐTNST) là hoạt động giáo dục, dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.

 Chương trình mới, các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ dạy học trên lớp sẽ phong phú hơn cả về nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động, đặc biệt, mỗi hoạt động phải phù hợp với mục tiêu phát triển những phẩm chất, năng lực (sau đây gọi chung là năng lực, hiểu theo nghĩa rộng của từ này) nhất định của học sinh; nghĩa là học sinh được học từ trải nghiệm.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo góp phần hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.

 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là cơ hội hợp tác giữa các lực lượng trong và ngoài trường, là điều kiện, là phương tiện để phát huy sức mạnh của cộng đồng cùng tham gia vào quá trình giáo dục của nhà trường.

 

doc 18 trang thuychi01 17834
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của cán bộ quản lí trường THCS Đông Thọ, nhằm phát triển năng lực học sinh, giáo dục kĩ năng sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1 .Mở đầu.	1
1.1 Lí do chọn đề tài.	1
1.2 Mục đích nghiên cứu	2
1.3. Đối Tượng nghiên cứu	2
1.4 Phương Pháp.	2
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.	3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm	3
2.1. Cơ sở lý luận:	3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến: 	4
2.3.Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết.	.4
2.3.1. Xây dựng kế hoạch và phân công phân nhiệm. 	4
2.3.2. Hiệu trưởng phối hợp chỉ đạo các lực lượng về hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp.	8
2.3.3. Kết hợp trong việc thực hiện các phong trào thi đua: 	9
2.3.4 .  Đẩy mạnh hoạt động hướng về cộng đồng:	11
2.3.5. Chỉ đạo phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường:	12
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến:	16
2.5. Bài học kinh nghiệm:	17
3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.	18
3.1. KẾT LUẬN.	18
3.2. KHUYẾN NGHỊ: 	19
Một số kinh nghiệm quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của cán bộ quản lí trường THCS Đông Thọ, nhằm phát triển năng lực học sinh, giáo dục kĩ năng sống .
1 .Mở đầu.
 1.1 Lí do chọn đề tài.
Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế''. Giáo dục và Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Thực hiện nghiêm túc tinh thần Nghị quyết 40/2000-QH10 của Quốc hội khóa X và Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặc biệt chú trọng đến việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, xem đây là một nhiệm vụ vừa bức thiết lại vừa trọng tâm xuyên suốt cả quá trình đổi mới. 
 Trong những năm qua, cùng với việc đổi mới đồng bộ căn bản toàn diện trong giáo dục trong đó đặc biệt quan tâm. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo viết tắt (HĐTNST) là hoạt động giáo dục, dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. 
 Chương trình mới, các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ dạy học trên lớp sẽ phong phú hơn cả về nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động, đặc biệt, mỗi hoạt động phải phù hợp với mục tiêu phát triển những phẩm chất, năng lực (sau đây gọi chung là năng lực, hiểu theo nghĩa rộng của từ này) nhất định của học sinh; nghĩa là học sinh được học từ trải nghiệm.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo góp phần hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.
 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là cơ hội hợp tác giữa các lực lượng trong và ngoài trường, là điều kiện, là phương tiện để phát huy sức mạnh của cộng đồng cùng tham gia vào quá trình giáo dục của nhà trường. 
 Thông qua hoạt động TNST để củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức về văn hóa - khoa học kĩ thuật cho học sinh; trực tiếp rèn luyện phẩm chất nhân cách, tài năng, xu hướng nghề nghiệp cho học sinh làm cho học sinh có niềm tin và hành động theo những chuẩn mực đạo đức; tạo điều kiện cho học sinh hòa nhập cuộc sống với cộng đồng xã hội, rèn luyện một số kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tự quản, tự tổ chức các hoạt động của cá nhân và tập thể; phát huy vai trò của nhà trường với đời sống xã hội, tạo điều kiện để các lực lượng ngoài xã hội cùng tham gia và xây dựng nhà trường
 Học từ trải nghiệm (hoạt động trải nghiệm) gần giống với học thông qua làm, qua thực hành nhưng học qua làm là nhấn mạnh về thao tác kỹ thuật còn học qua trải nghiệm giúp người học không những có được năng lực thực hiện mà còn có những trải nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý khác; học qua làm chú ý đến những quy trình, động tác, kết quả chung cho mọi người học nhưng học qua trải nghiệm chú ý gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân. 
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hay hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp các em nhận thức, định hướng đúng đắn về công việc làm của mình; có kĩ năng giao tiếp, ứng xử một cách chủ động sáng tạo; biết hợp tác, biết yêu tập thể, ghét lối sống ích kỷ, coi trọng lao động. Thông qua những hoạt động giúp các em giảm căng thẳng trong học tập, tạo cho các em có được tính tự tin trong giao tiếp, đồng thời giúp các em có được tâm thế thoải mái, sẵn sàng hoạt động, học tập và từ đó kết hợp với hoạt động trên lớp mà thúc đẩy các em học tập đạt kết quả cao nhất. 
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường Đông Thọ có vai trò quan trọng là cầu nối của công tác giáo dục toàn diện học sinh, nó gắn bó hữu cơ với việc dạy và học trên lớp, nó là một bộ phận trong kế hoạch giáo dục của nhà trường và người Hiệu trưởng phải có trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 
Qua thực tế của nhà trường THCS Đông Thọ cho thấy hoạt động hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn nhiều hạn chế như: Làm theo phong trào vì còn xem nhẹ vai trò của hoạt động này, nếu có tổ chức thì chỉ mang tính hình thức, đối phó. Nội dung còn đơn điệu chưa khắc sâu vào ý thức học sinh nên dẫn đến chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa cao. Đa số giáo viên tổ chức cho học sinh còn lúng túng thiết kế bài dạy chưa linh hoạt và sáng tạo. Nhiều giáo viên chưa thiết kế đẻ dạy một tiết HĐTNSTcòn lúng túng, đa số học sinh tham gia nhưng chưa hiểu và hiểu đúng HĐTNST việc áp dụng đồng bộ còn hạn chế.
Sau khi hiểu rõ vai trò quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo là phó hiệu trưởng, tôi đã lựa chọn đề tài này đã áp dụng trong nhiều năm liên tục và đã có kết quả trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh và rút ra “ một số kinh nghiệm quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của cán bộ quản lí trường THCS Đông Thọ, nhằm phát triển năng lực học sinh, giáo dục kĩ năng sống ’’
 1.2 Mục đích nghiên cứu
 Tôi nghiên cứu vấn đề này nhằm giáo dục kĩ năng sống và giáo dục đạo đức, thẩm mĩ hướng tới phát triển toàn diện cho học sinh song đặc biệt rèn các kĩ năng thực hành, phát huy vai trò, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS Đông Thọ đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
 Tìm ra con đường, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, tạo cơ sở thực hiện mục tiêu nhiệm vụ năm năm học.
1.3. Đối Tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của cán bộ quản lí trường THCS Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa nhằm phát triển năng lực học sinh, giáo dục kĩ năng sống.
1.4 Phương Pháp.
Thống kê, phân tích số liệu
Đàm thoại vấn đáp phỏng vấn 
Tham vấn bàn luận.
Dùng số liệu, thực hành trên lớp.
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Thiết kế bài dạy linh hoạt phù hợp đổi mới phương pháp dạy học 
Ngoài việc tổ chức trong lớp học toàn trường còn kết hợp trải nghiệm.
Tổ chức buổi giao lưu gặp mặt nói chuyện nhân chứng 
Xin tài trợ phối kết hợp với các tổ chức tổ chức lớp học các chuyên gia về biển đảo các chuyên đề về giáo dục kĩ năng sống và trải nghiệm trong ngoài tỉnh. 
Tổ chức chương trình giao lưu văn hóa các trường bạn để làm thiện nguyện.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 2.1. Cơ sở lý luận:
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là những hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức ngoài giờ học của các môn học ở trên lớp nhằm nâng cao hiểu biết và tạo điều kiện để các em rèn thói quen sống, phát huy năng lực và sở thích của mình. Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp là một lĩnh vực hoạt động song song với hoạt động dạy học, giáo dục trên lớp, cùng thực hiện mục tiêu đào tạo .
 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của công tác giáo dục toàn diện học sinh, nó gắn bó hữu cơ với việc dạy và học trên lớp, nó là một bộ phận trong kế hoạch giáo dục của nhà trường. 
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo do nhà trường phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường quản lý và tổ chức cho tất cả các học sinh với nhiều hình thức. 
Vai trò của Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là góp phần hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học lên trung học phổ thông hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Như vậy, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có một vị trí rất quan trọng trong hoạt động giáo hướng tới chân, thiện, mĩ .
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo dục học sinh, nó là một bộ phận cấu thành chủ yếu trong hoạt động giáo dục trẻ em một cách toàn diện chứ không phải là hoạt động phụ huynh trong nhà trường. là cầu nối tạo nên mối quan hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội. Qua đó, nhà trường phát huy được vai trò tích cực đối với xã hội và ngược lại huy động được sức mạnh của xã hội tham gia phát triển nhà trường và giáo dục học sinh. Nó còn là một trong những kế hoạch giáo dục của nhà trường được quy định trong chương trình dạy và học.
   Thông qua Hoạt động trải nghiệm sáng tạo để củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức về văn hóa – khoa học kĩ thuật cho học sinh; trực tiếp rèn luyện phẩm chất nhân cách, tài năng, xu hướng nghề nghiệp cho học sinh để cho học sinh có niềm tin và hành động theo những chuẩn mực đạo đức; tạo điều kiện cho học sinh hòa nhập cuộc sống với cộng đồng xã hội, rèn luyện một số kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tự quản, tự tổ chức các hoạt động của cá nhân và tập thể; phát huy vai trò của nhà trường và đời sống xã hội, tạo điều kiện để các lực lượng ngoài xã hội cùng tham gia và xây dựng nhà trường, đặc biệt đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến: 
a. Thuận lợi : 
Cán bộ quản lí trường THCS Đông Thọ có tâm và có tầm, chăm chỉ, nhiệt huyết, say mê, sáng tạo chịu khó xin tài trợ, bản thân ủng hộ nhiệt tình hoạt động trải nghiệm sáng tạo kinh phí chi cho hoaatj đông lên cả 200.000.000t đồng, phối kết hợp tốt các hoạt động đoàn thể trong và ngoài nhà trường thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng tốt hơn
Tập thể Cán bộ quản lý - Giáo viên - Công nhân viên nhiệt tình, an tâm công tác, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; xây dựng được khối đoàn kết nhất trí trong nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành; giữ vững thành tích đã đạt được trong nhiều năm liền. Đội ngũ giáo viên có tay nghề vững vàng, trình độ khá đồng đều; tích cực tham gia các phong trào của nhà trường, của ngành. Chi bộ Đảng, Nhà trường, Chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh luôn có sự phối kết hợp chặt chẽ trong các hoạt động.
Cán bộ quản lí của nhà trường đặc biệt quan tâm và sáng tạo trong HĐTNST có chương trình thiết kế rõ ràng cụ thể cho các chủ đề chủ điểm cụ thể chỉ đạo các tổ chuyên môn và tổng phụ trách giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác HĐTNST nhằm phát huy hết năng lực của giáo viên và học sinh. 
b. Khó khăn :
- Một số ít giáo viên chưa thực sự tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường còn non và yếu thiết kế bài chưa khoa học mang tính thời vụ chưa đầu tư cơ bản.. Tổng phụ trách Đội chưa có nhiều kinh nghiệm nên còn lúng túng ở khâu xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó một số ít giáo viên kĩ năng thiết kế còn hạn chế chỉ chú trọng, hoạt động dạy trên lớp chưa coi trọng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hay hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường kĩ năng thiết kế còn hạn chế.
- Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc giáo dục dạy dỗ con em, còn khoán trắng cho nhà trường và thầy cô ở lớp.
- Các giải pháp thực hiện nhiệm vụ chưa được đưa ra cụ thể.
- Ban chỉ đạo hoạt động chưa rõ nét, vì vậy công tác tuyên truyền về mặt nhận thức đến mọi đối tượng còn hạn chế.
Trước những thuận lợi khó khăn trên, là phó Hiệu trưởng tôi thấy rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, cần có một định hướng đúng đắn, một kế hoạch khả thi để chỉ đạo cho giáo viên và học sinh. Tôi đã cùng với Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tìm ra giải pháp, cách thức để nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .
Qua kiểm tra:
Trước tác động
Sau tác động
 Điều chỉnh
Lớp9
80/110 học sinh chưa hiểu rõ về HĐTNST
70/110 học sinh hiểu rõ về HĐTNST
Lớp8
125/225 học sinh chưa hiểu rõ HĐTNST
100/225 học sinh hiểu rõ HĐTNST
Lớp 7
98/112 học sinh chưa hiểu rõ HĐTNST
80/112học sinh hiểu rõ HĐTNST
Lớp 6
90/110 học sinh chưa hiểu rõ HĐTNST
90/110 học sinh chưa hiểu rõ HĐTNST
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết.
Để nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trước tiên nhà trường bám vào các kế hoạch công văn của bộ của sở giáo dục ban hành của trong nhà trường, gắn giáo dục nhà trường với cộng đồng, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực theo Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT. Trong các nội dung của Chỉ thị 40 thì có bốn nội dung có các tiêu chí liên quan đến tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, như: 
Nội dung 1: Xây dựng trường lớp xanh sạch, đẹp, an toàn.
Nội dung 3: Rèn kỹ năng sống cho học sinh.
Nội dung 4: Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh
Nội dung 5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương.
Để thực hiện tốt các nội dung trên cần thực hiện một số biện pháp sau để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt kết quả tốt:
Quán triệt nhận thức, truyền dộng lực cho cán bộ giáo viên tích cực tham gia làm gương cho cán bộ học tập và noi theo, giáo viên, công nhân viên.
Là một cán bộ trực tiếp chỉ đạo hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh tôi luôn ý thức sâu sắc vấn đề trách nhiệm của mình trước công việc được giao.
Trong giáo dục không thể tách rời việc chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT với việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nội dung của Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT chính là tiền đề để xây dựng kế hoạch Muốn thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực” thì trước hết phải tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang lại hiệu quả thiết thực.
Muốn nâng cao chất lượng Hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì trước hết phải có những tác động làm cho mọi thành viên trong nhà trường hiểu rõ vai trò, vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để từ đó tích cực tham gia vào hoạt động này. Xác định như vậy nên ngay đầu năm học nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo Hoạt động trải nghiệm sáng tạo lớp để cùng bàn bạc tìm ra biện pháp, cách thức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
* Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp gồm :
Trưởng ban: - Hiệu trưởng - Bí thư chi bộ 
Phó ban:       - P.Hiệu trưởng 
- CT Công đoàn trực tiếp chỉ đạo công việc .
 - Bí thư chi đoàn 
         - Tổng phụ trách Đội         
Các thành viên là cán bộ các đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm các lớp.
- Căn cứ vào Hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nhà trường, Hiệu trưởng đưa nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào kế hoạch năm học cụ thể. Trong kế hoạch phải xác định được mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể, chỉ tiêu phấn đấu và định hướng hoạt động không qua loa vài dòng chung chung.
- Đưa kế hoạch hoạt động ra bàn bạc thống nhất trong ban chỉ đạo, đội ngũ cán bộ cốt cán rồi triển khai trong hội đồng sư phạm cùng với kế hoạch năm học nhằm: Thống nhất nội dung hoạt động, bàn biện pháp thực hiện tích cực, từng bộ phận lập kế hoạch cụ thể.
- Bên cạnh đó tuyên truyền để mọi người hiểu rõ: Chất lượng giáo dục toàn diện không chỉ được đánh giá xếp loại về mặt trí dục mà còn đánh giá xếp loại căn cứ cả vào Hoạt động trải nghiệm sáng tạo . 
Qua đó nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và công nhân viên về trách nhiệm, vai trò của từng tổ, từng thành viên trong nhà trường với việc rèn luyện và tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.
- Khi triển khai, tổ chức mỗi Hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải mở rộng, phát huy tính tích cực dân chủ qua buổi họp định kỳ của Hội đồng sư phạm nhà trường hàng tháng để khuyến khích mọi thành viên trong nhà trường cùng sáng tạo, tìm ra những cách làm sinh động mang tính khả thi, đồng thời dựa vào thực tế của nhà trường để hoạt động cho phù hợp với điều kiện và khả năng thực hiện của toàn trường, của học sinh theo từng khối lớp Chẳng hạn, khi tổ chức chơi các trò chơi dân gian, cần chú ý đến mức độ khó, dễ của trò chơi, điều kiện sân chơi sao cho đảm bảo an toàn, hiệu quả; còn tổ chức “Đố vui học tập” thì hệ thống câu hỏi phải phù hợp với hiểu biết của học sinh từng khối lớp
- Thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh lớp, các cuộc họp ban đại diện Hội cha mẹ học sinh phải chủ động tuyên truyền, nêu tác dụng về Hoạt động trải nghiệm sáng tạo và đề xuất các biện pháp phối hợp nhằm kêu gọi, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng ngoài nhà trường đối với công tác này.
2.3.1. Xây dựng kế hoạch và phân công phân nhiệm. 
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Căn cứ hướng dẫn về Hoạt động trải nghiệm sáng tạo của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường xây dựng chương trình và nội dung phù hợp để triển khai thực hiện.
a. Các bước lập kế hoạch : 
Họp Ban chỉ đạo Hoạt động trải nghiệm sáng tạo để lên kế hoạch tháng, năm. Kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp dựa vào Chỉ thị nhiệm vụ năm học, kế hoạch của Đoàn - Đội, Chữ thập đỏ, kế hoạch xây dựng “ Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”... Ban chỉ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo cùng bàn bạc, thảo luận để xây dựng nội dung các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho cả năm, cho từng tháng .
Kế hoạch Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thông qua Chi bộ, Hội nghị Cán bộ - Công chức để mọi thành viên trong nhà trường có định hướng trước về các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, thời gian tổ chức của từng tháng.
Họp Ban chỉ đạo để xây dựng kế hoạch tháng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Dựa vào kế hoạch tổng thể mà Ban chỉ đạo đã thống nhất xây dựng, Tổng phụ trách Đội chịu trách nhiệm cụ thể hóa thành kế hoạch tháng (nội dung, biện pháp thực hiện, chuẩn bị, phân công) Kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thông qua Hội đồng sư phạm nhà trường định kỳ hàng tháng để cho mọi thành viên trong nhà trường cùng thảo luận, bổ sung cho kế hoạch phù hợp với điều kiện của nhà trường và mang tính  khả thi. 
b. Nội dung và biện pháp thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
b.1. Kế hoạch hoạt động giữa giờ:
Theo kế hoạch mỗi giáo viên phải thực hiện Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngoài ra còn phải đảm bảo 100% học sinh nắm vững bài thể dục giữa giờ vào giờ ra chơi.
Tổng phụ trách Đội kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên dạy thể dục có trách nhiệm hướng dẫn, uốn nắn, sửa chữa những sai sót các động tác thể dục của bài thể dục giữa giờ để cho học sinh tập đúng, đều và đẹp. 
Hoạt động giữa giờ của học sinh dưới sự giám sát của giáo viên trực và đội cờ đỏ. Khi kết thúc các hoạt động giữa giờ, giáo viên trực tuần nhận xét, đánh giá, thông báo trước toàn trường và ghi vào sổ trực để xếp loại thi đua cho các lớp và giáo viên chủ nhiệm .
Trong giờ ra chơi giữa giờ, cùng với việc tổ chức cho học sinh tham gia tập thể dục giữa giờ, có thể hướng dẫn và khuyến khích các em chơi các trò chơi dân gian .
b.2. Hoạt động Đội:         
Ngoài kế hoạch sinh hoạt Đội của Tổng phụ trách phải thực hiện hàng tuần, các lớp còn phải sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy tiết thứ nhất của lớp chịu trách nhiệm hướng dẫn.
Để cho sinh hoạt 15 phút đầu giờ có hiệu quả và tránh hiện tượng giáo viên thực hiện một cách hời hợt hoặc không thực hiện phải yêu cầu Tổng phụ trách lên kế hoạch sinh hoạt 15 phút hàng ngày trong tuần và thông báo đến giáo viên biết. Giáo viên chủ nhiệm dựa vào nội dung kế hoạch của Đội để

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_quan_ly_hoat_dong_trai_nghiem_sang_t.doc