SKKN Một số kinh nghiệm ôn luyện giúp học sinh THPT nâng cao điểm thi môn Sinh học trong kì thi THPT Quốc gia với mục đích xét tuyển đại học, cao đằng

SKKN Một số kinh nghiệm ôn luyện giúp học sinh THPT nâng cao điểm thi môn Sinh học trong kì thi THPT Quốc gia với mục đích xét tuyển đại học, cao đằng

Đối với học sinh THPT kết quả thi THPT Quốc gia với mục đích xét tuyển đại học, cao đẳng (trước đây gọi là kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng) đã trở thành mối quan tâm hàng đầu, là mục tiêu, là động lực chi phối suy nghĩ và hành động của các em. Kết quả thi THPT Quốc gia của học sinh không chỉ là dấu mốc đánh dấu cho một sự khởi đầu mới, đó là giáo dục ở cấp cao hơn (giáo dục chuyên nghiệp), mà nó còn mang tính chất quyết định đến sự lựa chọn môi trường giáo dục chuyên nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí, động lực, cống hiến. của mỗi cá nhân cho việc học tập, nghiên cứu và làm việc sau này. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng, Nhà nước cùng với ngành giáo dục đang tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo tinh thần NQ số 29 của Trung Ương thì kết quả thi THPT Quốc gia cao mang lại cho học sinh rất nhiều lợi thế, từ tự tin xét tuyển đến việc lựa chọn cho mình môi trường giáo dục chuyên nghiệp phù hợp với sở thích, nhu cầu và năng lực, điều này góp phần không nhỏ đến đầu ra của các em sau này.

 Nhưng để có được kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia thì không phải là dễ dàng. Đặc biệt với môn Sinh học là môn thi trắc nghiệm, với đặc thù là phổ kiến thức rộng, thời gian làm bài ngắn, học sinh phải kết hợp tốt cả kiến thức và kĩ năng làm bài. để đạt được điểm cao thì lại càng khó.

 Là một giáo viên giảng dạy môn Sinh học THPT, tôi luôn nhận thức rõ về trách nhiệm của bản thân đối với hiệu quả của môn học. Bởi thế tôi đã không ngừng suy nghĩ, học hỏi và rút ra những kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng, ôn thi THPT Quốc gia môn sinh học. Những giải pháp hỗ trợ các em không chỉ trong việc tiếp thu kiến thức mà còn mang lại kết quả đánh giá môn học tốt nhất, những giải pháp này bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ, làm tôi yêu nghề hơn và mạnh dạn chia sẻ: “Một số kinh nghiệm ôn luyện giúp học sinh THPT nâng cao điểm thi môn Sinh học trong kì thi THPT Quốc gia với mục đích xét tuyển đại học, cao đằng” để cùng trao đổi với đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy.

 

doc 38 trang thuychi01 14191
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm ôn luyện giúp học sinh THPT nâng cao điểm thi môn Sinh học trong kì thi THPT Quốc gia với mục đích xét tuyển đại học, cao đằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Đối với học sinh THPT kết quả thi THPT Quốc gia với mục đích xét tuyển đại học, cao đẳng (trước đây gọi là kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng) đã trở thành mối quan tâm hàng đầu, là mục tiêu, là động lực chi phối suy nghĩ và hành động của các em. Kết quả thi THPT Quốc gia của học sinh không chỉ là dấu mốc đánh dấu cho một sự khởi đầu mới, đó là giáo dục ở cấp cao hơn (giáo dục chuyên nghiệp), mà nó còn mang tính chất quyết định đến sự lựa chọn môi trường giáo dục chuyên nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí, động lực, cống hiến... của mỗi cá nhân cho việc học tập, nghiên cứu và làm việc sau này. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng, Nhà nước cùng với ngành giáo dục đang tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo tinh thần NQ số 29 của Trung Ương thì kết quả thi THPT Quốc gia cao mang lại cho học sinh rất nhiều lợi thế, từ tự tin xét tuyển đến việc lựa chọn cho mình môi trường giáo dục chuyên nghiệp phù hợp với sở thích, nhu cầu và năng lực, điều này góp phần không nhỏ đến đầu ra của các em sau này.
	Nhưng để có được kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia thì không phải là dễ dàng. Đặc biệt với môn Sinh học là môn thi trắc nghiệm, với đặc thù là phổ kiến thức rộng, thời gian làm bài ngắn, học sinh phải kết hợp tốt cả kiến thức và kĩ năng làm bài... để đạt được điểm cao thì lại càng khó.
	Là một giáo viên giảng dạy môn Sinh học THPT, tôi luôn nhận thức rõ về trách nhiệm của bản thân đối với hiệu quả của môn học. Bởi thế tôi đã không ngừng suy nghĩ, học hỏi và rút ra những kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng, ôn thi THPT Quốc gia môn sinh học. Những giải pháp hỗ trợ các em không chỉ trong việc tiếp thu kiến thức mà còn mang lại kết quả đánh giá môn học tốt nhất, những giải pháp này bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ, làm tôi yêu nghề hơn và mạnh dạn chia sẻ: “Một số kinh nghiệm ôn luyện giúp học sinh THPT nâng cao điểm thi môn Sinh học trong kì thi THPT Quốc gia với mục đích xét tuyển đại học, cao đằng” để cùng trao đổi với đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao điểm thi môn Sinh học cho học sinh trong kì thi THPT Quốc gia nhằm mục đích xét tuyển đại học, cao đẳng.
- Nâng cao nhận thức cho học sinh về hình thức thi trắc nghiệm đồng thời rèn luyện kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm cho học sinh. 
- Rèn luyện, nâng cao được một số kĩ năng cho học sinh như: Kĩ năng tư duy tổng hợp, kĩ năng xử lí thông tin, kĩ năng tự nghiên cứu tài liệu, kĩ năng tư duy logic, kĩ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh
- Định hướng phát triển một số năng lực ở học sinh như: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, năng lực vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học
- Góp phần thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực và thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi đã nghiên cứu đối với 2 lớp ban khoa học tự nhiên có điểm đầu vào cao nhất khối, thuộc 2 khóa học của trường THPT Triệu Sơn 3, cụ thể:
- Lớp thực nghiệm: Lớp H6 (khóa học 2012 – 2015). 
- Lớp đối chứng: Lớp G6 (khóa học 2011 – 2014).
 Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, ý thức học tập của học sinh, đặc biệt là năng lực học tập môn Sinh học trước khi tác động.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Để có cơ sở tiến hành nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi đã:
- Tìm hiểu về các kĩ năng làm bài trắc nghiệm.
- Tìm hiểu nhận thức của học sinh về vai trò của môn Sinh học trong định hướng nghề nghiệp của bản thân.
- Nhận thức về cấu trúc đề thi THPT Quốc gia và tìm hiểu về kĩ thuật ra đề trắc nghiệm.
- Tổ chức áp dụng đề tài vào thực tế dạy thêm môn Sinh học THPT tại trường THPT Triệu Sơn 3.
- Tiến hành so sánh, đối chiếu và đánh giá về hiệu quả của đề tài khi áp dụng. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Môn Sinh học là môn được lựa chọn đánh giá theo hình thức trắc nghiệm khách quan trong kì thi THPT Quốc gia, với thời gian làm bài 90 phút, học sinh phải hoàn thiện 50 câu trắc nghiệm. Như vậy, mỗi câu trắc nghiệm trung bình học sinh chỉ có 1,8 phút để thực hiện, trong khi đó hiện nay với cách thức ra đề tích hợp, để trả lời mỗi câu trắc nghiệm đòi hỏi học sinh cùng lúc phải giải quyết nhiều bài toán nhỏ liên quan. Vậy để có được kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia đòi hỏi học sinh phải kết hợp tốt giữa kiến thức môn học và kĩ năng làm bài.
 Với phổ kiến thức trong thi trắc nghiệm được phủ khắp chương trình lớp 12, đồng thời kết hợp với đặc thù bộ môn Sinh học là kết hợp giữa lí thuyết – thực hành – thực tiễn, kết hợp giữa các cơ chế với cơ sở lí luận... thì việc trang bị kiến thức cho học sinh đã khó, nhưng học sinh vận dụng được những kiến thức này vào giải quyết các vấn đề của môn học lại càng khó hơn.
	Bên cạnh đó, kĩ năng làm bài trắc nghiệm lại cũng là khâu quyết định đến hiệu quả đánh giá môn học. Thi trắc nghiệm đòi hỏi học sinh phải nhanh nhạy trong nhận định đề và giải quyết yêu cầu của đề. Làm thế nào để học sinh trả lời đúng, trả lời trúng và trả lời nhanh? Thì đây lại là yêu cầu đặt ra đối với giáo viên, người trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn các em làm bài. Chỉ khi nào giáo viên giải quyết được bài toán kết hợp giữa kiến thức môn học và kĩ năng làm bài thì các câu trả lời trên mới được giải đáp bằng điểm số cao trong kì thi THPT Quốc gia. Đặc biệt trong thời kì đất nước hội nhập, yêu cầu môn học và kĩ thuật ra đề của nước ta ngày một hoàn thiện hơn, hay hơn và hiệu quả hơn, những trường đại học hàng đầu ngày càng khẳng định đẳng cấp của mình với điểm đầu vào cao ngất ngưởng, thì đối với người học để đạt được kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia với mục đích xét tuyển cao đẳng, đại học lại càng “bức thiết” hơn.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 	Đối với yêu cầu bộ môn Sinh học: Nội dung thi THPT Quốc Gia gói gọn trong chương trình lớp 12, tuy nhiên kiến thức Sinh học lớp 12 với đặc thù bộ môn gồm nhiều chuyên đề như cơ chế di truyền - biến dị, tiến hóa, sinh thái... vừa nhiều lí luận nhưng nhiều phần lại khó vận dụng vào thực tiễn, vừa nhiều lí thuyết, nhiều cơ chế nhưng lại khó thực hành... dẫn đến học sinh rất khó nhớ kiến thức, khó vận dụng vào giải quyết các bài toán. Bên cạnh đó có nhiều bài thời lượng phân bố trong giảng dạy ngắn nhưng lại nặng về cơ sở lí luận và các cơ chế (như phần tính quy luật của hiện tượng di truyền) vì vậy càng khó khăn cho học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức. Mặt khác, những năm gần đây chất lượng đề thi THPT Quốc gia các môn nói chung và môn Sinh học nói riêng luôn được chú trọng, được các nhà chuyên môn cũng như giáo viên và học sinh đánh giá cao, đề thi luôn có sự đổi mới, bất ngờ, đảm bảo chuẩn kiến thức – kĩ năng... đặc biệt trong cách ra đề, cách hỏi đối với môn Sinh học vừa mang tính đặc thù, vừa phủ kiến thức, vừa đảm bảo cấu trúc, vừa đảm bảo phân loại học sinh và vừa đổi mới. Vì thế, trung bình điểm thi THPT Quốc gia của các em không cao là điều dễ hiểu.
	Đối với giáo viên giảng dạy môn Sinh học THPT: Không phải giáo viên nào cũng tham gia trực tiếp vào bồi dưỡng, ôn luyện cho học sinh thi THPT Quốc gia và bản thân giáo viên được giao trọng trách này cũng không phải ai cũng nhận thức đúng về hình thức thi trắc nghiệm khách quan, nhận thức đúng về kĩ thuật ra đề, từ đó có nhận định đúng, có cách làm đúng, cách làm phù hợp.
	Đối với học sinh: Có nhiều nguyên nhân kiến cho học sinh ngày càng không mặn mà với môn Sinh học, ngày càng ít học sinh lựa chọn thi khối B hay sử dụng tổ hợp xét tuyển đại học có môn Sinh học, nhưng trong đó phải kể đến hai nguyên nhân chính, đó là các trường chuyên nghiệp tuyển sinh khối B (hoặc tổ hợp xét tuyển) ít và điểm đầu vào các trường, chuyên ngành này lại quá cao. Trước thực trạng này nhiều trường THPT số học sinh học khối B rất ít, trong khi đó những học sinh đã lựa chọn thi khối B thì môn Sinh học là môn mà các em “ngại” học nhất trong các môn khối, bởi theo nhiều học sinh đây là môn rất đặc thù, nhiều lí thuyết, lí thuyết thì khó nhớ, khó suy luận, bài tập dài, nhiều dữ kiện, nội dung kiến thức tập trung vào chương trình 12 nên gây áp lực tâm lí...
	Bên cạnh đó trường THPT Triệu Sơn 3, nơi tôi công tác là ngôi trường nằm ở vùng cao nhất của huyện Triệu Sơn, một vùng được đánh giá là trũng cả về kinh tế và giáo dục, vì thế nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể là nâng cao điểm thi THPT Quốc gia ở đây không phải là vấn đề dễ dàng.
Thực trạng trên đã làm tôi trăn trở rất nhiều, tự kiểm điểm lại bản thân và nghĩ ra rất nhiều phương án khác nhau để cải thiện, nhưng để nâng cao được kết quả thi THPT Quốc gia thật không dễ, đòi hỏi phải có kế hoạch, phương pháp hợp lí và kiên trì trong một khoảng thời gian dài. 
2.3. Giải pháp thực hiện
2.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho học sinh về môn học
Từ khi thực hiện thay sách giáo khoa thì bản thân ở mỗi trường THPT ngay từ đầu mỗi khóa học đều có sự khảo sát và sắp xếp lớp học cho phù hợp với năng lực và nguyện vọng của học sinh. Môn Sinh học trở thành môn được lựa chọn thi đại học khối B đối với học sinh học theo ban khoa học tự nhiên. Và đối với giáo dục THPT thì kết quả thi THPT Quốc gia là khâu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả giáo dục. Bản thân là giáo viên tôi nhận thức rõ để có được kết quả cao thì phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy và trò. Vì thế ngay trong buổi đầu tiên gặp mặt các em học ban khoa học tự nhiên, với vai trò là một giáo viên bộ môn tôi đã nắm bắt nhanh thông tin, nguyện vọng và mục tiêu của các em thông qua việc yêu cầu các em hoàn thiện bản “thông tin cá nhân” như sau:
THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và TênGiới tính
2. Ngày sinhDân tộc..
3. Nghề muốn làm trong tương lai:............
4. Trường đại học muốn học: 
5. Khối thi (xét tuyển) đại học........................................................................
6. Mục tiêu điểm thi THPT Quốc gia từng môn:
	Môn:.................đạt:........điểm	Môn:.................đạt:........điểm
	Môn:.................đạt:........điểm	Môn:.................đạt:........điểm
	Môn:.................đạt:........điểm	Môn:.................đạt:........điểm
	Sau khi hoàn thành “thông tin cá nhân” của mỗi hoc sinh, tôi đã có thể nắm bắt tổng quát về tâm tư, nguyện vọng cũng như mục tiêu của mỗi học sinh Từ đó, tôi đi sâu vào tâm lí và đánh thức sự quyết tâm ở mỗi học sinh đối với từng môn học khối và đặc biệt là môn Sinh học, môn mà tôi đang trực tiếp khảo sát. Tôi phân tích cho học sinh thấy được:
Thứ nhất: Trọng lượng ngang nhau của các môn đóng góp vào kết quả chung thi đại học, từ đó để học sinh nhận thức được sự “đầu tư” cho mỗi môn là ngang nhau, không nên học lệch và cũng không nên kì vọng quá vào một môn nào đó.
	Ví dụ: Thời gian biểu học tập ở nhà cần có quỹ thời gian tương ứng để ôn tập đối với từng môn khối.
Thứ hai: Tôi nhấn mạnh đối với học sinh để đạt được mục tiêu xét tuyển đại học của mình thì “gánh nặng” tổng điểm cần chia đều cho 3 môn khối. Như vậy, vừa phù hợp với khả năng phấn đấu của bản thân, khả năng đậu lại cao hơn rất nhiều so với việc học lệch. 
	Ví dụ: Để đạt được điểm xét tuyển đại học là 21 điểm, nếu tính trung bình mỗi môn phấn đấu 7 điểm thì không khó khăn gì, bởi mức 7 điểm đồi với đề thi đại học là mức dành cho học sinh khá. Tuy nhiên, cũng với 21 điểm này, nếu học lệch hoặc có mục tiêu sai như mục tiêu môn 1 là 10 điểm, tổng điểm môn 2 và môn 3 là 11 điểm. Với mục tiêu như thế này học sinh đó chỉ chuyên tâm vào môn 1, còn sơ cua đối với môn 2 và môn 3. Tuy nhiên, để môn 1 đạt 10 điểm không phải là dễ dàng, trong khí đó việc quan niệm sơ cua, không chú tâm thì môn 2 và môn 3 của học sinh này cũng chưa chắc được tổng 11 điểm. Trong thực tế cũng đã không ít học sinh có kết cục như vậy. 
Thứ ba: Tôi khẳng định với học sinh là các em vẫn còn 3 năm để nuôi ước mơ, để thay đổi tương lai và để nhận thức đúng hơn về “nghề” và “nghiệp”, vì thế ngay từ bây giờ các em phải nổ lực trong học tập, tu dưỡng, không nên sao nhãng với bất kì môn học nào, trong đó có môn Sinh học. Bởi không ít học sinh không đặt mục tiêu xét tuyển đại học, cao đẳng môn Sinh ngay từ đầu, không để ý nhiều đến học tập môn Sinh học nhưng rồi đầu lớp 12, thậm chí mãi đến học kì II của lớp 12 lại đột ngột chuyển sang thi khối B và lúc đó mới bắt đầu chuyên tâm học môn Sinh học. Điều này sẽ gây khó khăn cho chính học sinh đó, gây sốc vì học dồn dập một khối lượng kiến thức lớn... và từ đó sẽ dẫn đến kết quả thi đại học không cao.
2.3.2. Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức cho học sinh về hình thức thi trắc nghiệm và bước đầu hướng dẫn học sinh cách làm bài thi trắc nghiệm.
Tôi nhận thức rõ sự cần thiết nâng cao nhận thức cho học sinh về thi trắc nghiệm, bởi đây là hình thức đánh giá khá mới mẻ đối với học sinh mới bước vào THPT. Khác với cách đánh giá truyền thống là thi tự luận thì thi trắc nghiệm vượt trội hơn hẳn về:
- Lượng kiến thức cần đánh giá: Kiến thức đánh giá là phủ được toàn bộ cấu trúc, mà đối với môn Sinh học thì phần lớn thuộc chương trình lớp 12. Trong nội dung cấu trúc đề thi thì kiến thức kiểm tra là không có giới hạn, nó có thể là một vấn đề lớn, một cơ chế, một quá trình... nhưng cũng có thể là một ví dụ, là một hình chú thích... Vì vậy, trong quá trình học tập dù là chi tiết rất nhỏ thì các em cũng không được bỏ qua.
- Tốc độ làm bài: Với thi trắc nghiệm tốc độ làm bài được thể hiện rất rõ, trong thời gian 90 phút các em sẽ phải hoàn thiện 50 câu trắc nghiệm, trong đó nhiều câu hỏi là dạng tổ hợp cùng lúc của nhiều bài tập nhỏ, vì thế tuy chỉ mang lại 0,2 điểm cho mỗi câu nhưng những câu này đòi hỏi học sinh phải làm nhiều bài tập nhỏ mới có thể lựa chọn được đáp án đúng. Bên cạnh đó, cách ra đề thi của Bộ GD – ĐT ngày càng được đánh giá cao, đặc biệt là đối với môn Sinh học, đề năm sau phân loại tốt hơn năm trước; đề năm sau phản ánh đúng bản chất Sinh học hơn năm trước; đề năm sau dài hơn năm trước... Vì vậy, tốc độ tư duy làm bài của học sinh có tính chất quyết định cao đồi với kết quả thi THPT Quốc gia và chính vì thế muốn tư duy nhanh thì phải nắm chắc kiến thức đồng thời cần rèn luyện kĩ năng làm bài.
- Kĩ năng làm bài: Trong thi trắc nghiệm, kĩ năng làm bài cũng là một yếu tố góp phần không nhỏ vào thành tích môn học. Học sinh phải biết cách làm câu nào trước, câu nào sau; đánh dấu câu chưa làm hoặc cần xem lại; biết cách đọc đề, sử lí số liệu ngay trên đề; gạch chân phần lời dẫn hoặc câu hỏi dễ làm mình mắc sai lầm...
Như vậy, để có điểm số cao trong thi THPT Quốc gia thì học sinh cần phải kết hợp tốt kiến thức môn học mà bản thân lĩnh hội được và kĩ năng làm bài đã được rèn luyện.
	Từ những phân tích trên, ngay từ đầu khóa học tôi đã hướng dẫn học sinh làm bài trắc nghiệm như sau:
Thứ nhất: Với mỗi câu trắc nghiệm chỉ được lựa chọn một phương án trả lời.
Thứ hai: Đọc kĩ lời dẫn của đề trước khi suy luận để tìm ra phương án trả lời (đối với câu lí thuyết) hoặc tính toán tìm kết quả (đối với câu bài tập).
Thứ ba: Đối với câu lí thuyết ngay cả khi thấy phương án A là phù hợp thì vẫn cần phải kiểm tra các phương án còn lại, vì có thể đây chưa phải là phương án đúng. Đối với câu bài tập tính toán, để làm trắc nghiệm hiệu quả thì cần phải rèn luyện khả năng giải bài tập tự luận. Vì vậy, tuy là thi trắc nghiệm nhưng không thể xem nhẹ kĩ năng làm bài tự luận. 
Thứ tư: Chú trọng trau rồi kiến thức lí thuyết. Với đặc thù môn Sinh học thì lí thuyết vẫn chiếm trọng lượng lớn trong đề thi THPT Quốc gia, đặc biệt lí thuyết lại là cơ sở của nhiều dạng bài tâp (bởi khác với các môn khác bài tập được khai thác từ các công thức thì môn Sinh học trong toàn bộ chương trình THPT xuất hiện rất ít công thức vận dụng mà đa số bài tập phải tự suy luận từ lí thuyết căn bản). 
Với những hướng dẫn bước đầu để học sinh làm quen với hình thức đánh giá trắc nghiệm này, tôi yêu cầu học sinh ghi chép cẩn thận. Tuy rằng, ban đầu học sinh sẽ thấy mơ hồ về các kĩ năng này, nhưng kết hợp với quá trình rèn luyện dần qua các đơn vị kiến thức thì những kĩ năng này lại trở nên rất hữu ích, góp phần không nhỏ vào thành tích học tập của các em.
2.3.3. Biện pháp 3. Bồi dưỡng, bổ sung kiến thức cho học sinh.
	Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia được chia thành 7 phần, tương ứng với 7 chuyên đề nghiên cứu như sau:
Chuyên đề 1. Cơ chế di truyền, biến dị.
Chuyên đề 2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền.
Chuyên đề 3. Ứng dụng di truyền vào chọn giống.
Chuyên đề 4. Di truyền quần thể.
Chuyên đề 5. Di truyền học người.
Chuyên đề 6. Tiến hóa.
Chuyên đề 7. Sinh thái.
	Chính vì vậy, quá trình ôn luyện cho học sinh tôi luôn bám sát vào cấu trúc này. Tuy nhiên, những chuyên đề có lượng kiến thức lớn, tôi tiến hành chia nhỏ hơn thành các phần với nội dung tương ứng để dễ dàng nghiên cứu, khai thác kiến thức, học sinh cũng dễ nắm bắt và vận dụng.
	Ví dụ: Chuyên đề 1: Cơ chế di truyền, biến dị tôi tách thành 2 phần:
- Phần 1: Cơ chế di truyền, biến dị cấp phân tử.
- Phần 2: Cơ chế di truyền, biến dị cấp tế bào. 
Song song với việc lĩnh hội kiến thức trong các tiết chính khóa thì trong các buổi học thêm tôi tiến hành bồi dưỡng, bổ sung kiến thức cho các em, bằng cách:
Thứ nhất: Tổng hợp các kiến thức liên quan đến mỗi chuyên đề. 
Bước 1. Đưa ra các đơn vị kiến thức liên quan với chuyên đề (hoặc nội dung) đang nghiên cứu.
Ví dụ: Khi nghiên cứu về chuyên đề di truyền học người, gồm các đơn vị kiến thức:
(1)Các phương pháp nghiên cứu di truyền người.
(2)Các bệnh, tật di truyền ở người.
(3)Di truyền học với bệnh ung thư và bệnh ADIS
(4)Bảo vệ vốn gen của loài người
(5)Một số vấn đề xã hội của di truyền học
Bước 2. Hệ thống lại các kiến thức ở mỗi đơn vị kiến thức, bổ sung, mở rộng các kiến thức liên quan mà với thời lượng 45 phút của tiết chính khóa chưa có điều kiện bổ sung.
Ví dụ: Khi học về phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh (thuộc đơn vị
kiến thức: Các phương pháp nghiên cứu di truyền người), để khắc sâu kiến và đưa ra cách thức xác định sự phụ thuộc của kiểu gen vào môi trường, tôi bổ sung cho học sinh sơ đồ xác định như sau:
Đồng sinh cùng trứng
Nuôi ở 2 môi trường
Cho 1 kiểu hình
Tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào môi trường
Cho 2 kiểu hình
Tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen
Đồng sinh khác trứng
Nuôi ở 1 môi trường
Cho 1 kiểu hình
Tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào môi trường
Cho 2 kiểu hình
Tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen
Qua sơ đồ này, học sinh có thể xác định được sự phụ thuộc của kiểu gen vào môi trường ở mỗi trường hợp cụ thể, từ đó xác định được tính trạng nghiên cứu có hệ số di truyền cao hay thấp, thuộc tính trạng số lượng hay tính trạng chất lượng...
Thứ hai: Nếu chuyên đề có bài tập liên quan, tôi chia bài tập của chuyên đề đó thành các dạng bài tập nhỏ.
	Ví dụ: Các dạng bài tập trong chuyên đề di truyền học người gồm:
Dạng 1. Cách xác định kiểu gen của các thành viên trong gia đình.
Dạng 2. Cách xây dựng phả hệ.
Dạng 3. Khai thác bài toán từ phả hệ.
Dạng 4. Bài tập xác suất liên quan đến di truyền học người.
Dạng 5. Vận dụng di truyền quần thể để giải các bài tập liên quan đến di truyền học người.
	Với mỗi dạng bài tập, tôi lại tìm tòi, nghiên cứu và cùng với học sinh xây dựng các bước giải toán phù hợp nhất, từ đó học sinh dễ dàng nắm bắt được trọng tâm của vấn đề và vận dụng linh hoạt vào giải bài tập.
	Ví dụ: Với dạng 3 trong bài tập di truyền học người ở trên, có 7 bước cơ bản để nhận dạng và giải bài tập, như sau:
Bước 1: 
- Lập sơ đồ phả hệ theo số liệu đã cho ở đề bài (nếu đề bài chưa cho phả hệ).
- Chú thích các kí hiệu trong sơ đồ.
Bước 2: Xác định tính trạng bệnh do gen trội hay gen lặn quy định.
Bước 3: Xác định tính trạng (gen bệnh) nằm trên NST thường hay NST giới tính
Bước 4: Quy ước gen. 
Bước 5: Tìm kiểu gen của từng người trong phả hệ theo yêu cầu của đề bài.
Bước 6: Giải quyết các yêu cầu khác của đề bài nếu có.
Bước 7: Khẳng định cách di truyền của gen bệnh nếu đề bài yêu cầu.
Ví dụ: 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_on_luyen_giup_hoc_sinh_thpt_nang_cao.doc
  • docBìa và mục lục.doc
  • docPhụ lục SKKN-sinh THPT - Hoàng Thị Hạnh - THPT Trieu Son 3.doc