SKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ lớp 5 – 6 tuổi A2 trường mầm non Phú Sơn
Như chúng ta đã biết, năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất trên trái đất có nguồn gốc chủ yếu là mặt trời và năng lượng tàn dư trong lòng trái đất. Năng lượng mặt trời tồn tại chính là các dạng như: Bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học dưới dạng khối, năng lượng chuyển động khí quyển gió, bão, sóng, các dòng chảy sông suối. Ngoài ra năng lượng tàn dư trong lòng đất các dạng như nước nóng, năng lượng núi lửa Hiện nay năng lượng tiêu thụ phổ biến trong các gia đình thường tập trung vào các loại năng lượng: Điện, xăng dầu, rơm rạ, củi than. Năng lượng tiêu thụ trong gia đình thuộc dạng năng lượng không tái tạo có nguy cơ cạn kiệt. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng năng lượng của con người gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội. Do đó tiết kiệm năng lượng là cách tốt nhất để chúng ta bảo tồn nguồn tài nguyên.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta vẫn luôn nhắc nhở mọi người phải:“Cần, kiệm, liêm, chính”. Trong bốn đức tính đó, đức tính kiệm tức là tiết kiệm chiếm phần khá là quan trọng. Điển hình là phong trào tiết kiệm toàn dân mỗi ngày một nắm gạo, một nắm gạo tưởng chừng nhỏ nhoi nhưng khi được sự đồng lòng của cả dân tộc ấy lại cực kỳ quan trọng. Nắm gạo nuôi những anh bộ đội anh hùng, nuôi kháng chiến lâu dài và đặc biệt là nuôi niềm tin chiến thắng của cả dân tộc.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ BỈM SƠN TRƯỜNG MẦM NON PHÚ SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP GIÁO DỤC TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO TRẺ LỚP 5 – 6 TUỔI A2 TRƯỜNG MẦM NON PHÚ SƠN Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường MN Phú Sơn SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn BỈM SƠN NĂM: 2017 MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU Trang 1.1. Lý do chọn đề tài.2 1.2. Mục đích nghiên cứu...3 1.3. Đối tượng nghiên cứu..3 1.4. Phương pháp nghiên cứu.3 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm........4 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm......5 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề...............................................6 2. 3. 1. Tự học hỏi, bồi dưỡng nâng cao hiểu biết chung về năng lượng và tiết kiệm năng lượng, thực sự là một tấm gương trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm........7 2. 3. 2. Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục tiết kiệm năng lượng thông qua hoạt động học ....7 2.3.3 Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục tiết kiệm năng lượng thông qua các hoạt động khác ...............8 Thông qua hoạt động đón trả trẻ: ...........................................................9 Thông qua hoạt động vui chơi.......10 Thông qua hoạt động ăn ngủ vệ sinh cá nhân........11 Thông qua hoạt động lao động ( ngoại khóa)........11 Thông qua hoạt động nêu gương...12 Thông qua hoạt động lễ hội và giáo dục mọi lúc mọi nơi.12 2.3.4. Phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.........13 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.....14 3. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ. 3.1. Kết luận..15 3.2. Kiến nghị.......16 1. MỞ ĐẦU 1. 1. Lí do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất trên trái đất có nguồn gốc chủ yếu là mặt trời và năng lượng tàn dư trong lòng trái đất. Năng lượng mặt trời tồn tại chính là các dạng như: Bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học dưới dạng khối, năng lượng chuyển động khí quyển gió, bão, sóng, các dòng chảy sông suối. Ngoài ra năng lượng tàn dư trong lòng đất các dạng như nước nóng, năng lượng núi lửa Hiện nay năng lượng tiêu thụ phổ biến trong các gia đình thường tập trung vào các loại năng lượng: Điện, xăng dầu, rơm rạ, củi than. Năng lượng tiêu thụ trong gia đình thuộc dạng năng lượng không tái tạo có nguy cơ cạn kiệt. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng năng lượng của con người gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội. Do đó tiết kiệm năng lượng là cách tốt nhất để chúng ta bảo tồn nguồn tài nguyên. Bác Hồ kính yêu của chúng ta vẫn luôn nhắc nhở mọi người phải:“Cần, kiệm, liêm, chính”. Trong bốn đức tính đó, đức tính kiệm tức là tiết kiệm chiếm phần khá là quan trọng. Điển hình là phong trào tiết kiệm toàn dân mỗi ngày một nắm gạo, một nắm gạo tưởng chừng nhỏ nhoi nhưng khi được sự đồng lòng của cả dân tộc ấy lại cực kỳ quan trọng. Nắm gạo nuôi những anh bộ đội anh hùng, nuôi kháng chiến lâu dài và đặc biệt là nuôi niềm tin chiến thắng của cả dân tộc. Đến thời nay, tiết kiệm cũng vẫn luôn được coi là chủ chương hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân tộc. Tiết kiệm điện, nước, nguyên liệu, chất đốt, tiền bạc.không chỉ là tiết kiệm cho bản thân mình, vì quyền lợi của mình mà còn là làm lợi cho xã hội, cho đất nước. Như phong trào tiết kiệm hưởng ứng giờ trái đất hàng năm đã diễn ra để tiết kiệm toàn dân. Thực tế đối với bậc học mầm non, tiết kiệm cũng đã và đang, luôn là vấn đề cấp thiết. Không chỉ đối với giáo viên, nhân viên mà đối với trẻ mầm non cũng cần phải hiểu rõ và nâng cao ý thức tiết kiệm nó vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ. Bởi khi đứa trẻ có ý thức tiết kiệm trong mọi hành động, thì ý thức đó sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ. Qua đó tạo nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Thế nhưng để dạy một đứa trẻ nhỏ nhất mà lại đang ở lứa tuổi mầm non, khi khả năng chú ý còn hạn chế, chóng nhớ hay chóng quên thì là một vấn đề không nhỏ. Trẻ mẫu giáo là lứa tuổi mà trẻ thích học hỏi hiếu động, khám phá những gì mới lạ, trẻ còn nhỏ tâm hồn trẻ ngây thơ hồn nhiên chưa biết gì về thế giới xung quanh, vì thế ta cần giáo dục trẻ ngay từ lúc này để trẻ phát triển về các mặt đạo đức, thói quen, có hành vi đúng đắn về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả để góp phần vào công cuộc xây dựng một cộng đồng xanh và lành mạnh. Nhưng thực tế nhiều trẻ ở lớp tôi phụ trách còn chưa hiểu, chưa ý thức được việc tiết kiệm năng lượng nói chung và năng lượng điện nước nói riêng, nên chưa có những hành động phù hợp. Tôi đã trăn trở làm thế nào để dạy trẻ mầm non đức tính tiết kiệm đặc biệt nhằm góp phần hoàn thiện nhân cách trẻ. Chính vì vậy là một người giáo viên tôi thấy mình cần đưa ra biện pháp để giáo dục trẻ 5 tuổi có một số kiến thức kỹ năng trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả để góp phần chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất. Vì thế tôi chọn đề tài: "Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ lớp 5-6 tuổi A2 trường mầm non Phú Sơn". 1. 2. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A2 ở trường mầm non Phú Sơn. Qua đó đưa ra một số biện pháp giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả xuất phát từ cuộc sống thực tế của trẻ, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, hướng tới việc hình thành ý thức và kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. 1. 3. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi A2 trường mầm non Phú Sơn 1. 4. Phương pháp nghiên cứu: Khi thực hiện đề tài này để tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp trò chuyện; Phương pháp quan sát; Phương pháp điều tra; Phương pháp đàm thoại; Phương pháp tổng hợp phân tích; Phương pháp nêu gương. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2. 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả góp phần giữ gìn nguồn năng lượng, đảm bảo nhu cầu sử dụng trước mắt cũng như lâu dài của gia đình và cộng đồng. Với hơn 20 triệu học sinh các cấp học được học các chương trình giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả thì đó sẽ là một con số đáng kể thực hiện các hành vi tiết kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả năng lượng. Chính vì vậy mà việc lựa chọn đưa giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào nhà trường là đúng đối tượng và sẽ tạo ra một hiệu ứng rộng rãi. Căn cứ Nghị định số 102/2003/NĐ-CP ngày 3 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. Sau 6 năm thực hiện Nghị định, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã đạt được một số kết quả bước đầu, như hình thành phương thức quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, nâng cao nhận thức của cộng đồng, hành vi tiết kiệm năng lượng đã được khuyến khích thực hiện trong một số hoạt động của đời sống xã hội... Năm 2006 Việt Nam có Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Năm 2007 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2050. Tháng 11/2009, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XII đã thảo luận Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Khi Luật được ban hành và đi vào cuộc sống thì ý thức và trách nhiệm về tiết kiệm năng lượng sẽ được điều chỉnh mạnh mẽ hơn, hạn chế tối đa tình trạng lãng phí năng lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời góp phần vào sự nghiệp bảo vệ môi trường toàn nhân loại. Tiếp theo là các văn bản của Bộ Giáo Dục và Đào tạo ban hành nhằm cụ thể hóa các chủ trương xây dựng và tăng cường công tác “Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả” trong hệ thống Giáo dục quốc dân. Đầu năm học 2010-2011 là năm học đầu tiên bậc học mầm non triển khai đưa nội dung “Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả” qua chương trình GDMN mới. Và phòng GD&ĐT thị xã Bỉm Sơn đã hướng dẫn ngay các trường mầm non tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả vào chương trình giáo dục mẫu giáo thông qua các hoạt động giáo dục trong ngày nhằm hình thành cho trẻ ý thức, kỹ năng, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với thực tế địa phương. Vì vậy việc lồng ghép 1 số nội dung giáo dục tiết kiệm năng lượng vào 1 số bài học phù hợp với từng chủ đề của trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn để giúp các em có những kiến thức cơ bản về tiết kiệm năng lượng. Từ những bài học đó giúp các em có ý thức hơn về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. 2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Vấn đề giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng ở trường được thực hiện trong các hoạt động hàng ngày của trẻ tại lớp. Từ lúc đón trẻ, đến các hoạt động học, hoạt động chơi, ăn, ngủđều được giáo viên thực hiện lồng ghép việc giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ. Trường mầm non Phú Sơn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trường khang trang sạch đẹp đạt tiêu chuẩn trường “chuẩn quốc gia mức độ I”. Năm học 2016 – 2017 tôi được ban giám hiệu phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A2 với tổng số 37 học sinh trong đó có 14 nam và 23 nữ. Khi nghiên cứu thực trạng tôi có những thuận lợi và khó khăn sau: - Thuận lợi: Phòng học rộng rãi thoáng mát đúng quy cách. Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sát sao về chuyên môn dự giờ thăm lớp và hướng dẫn giáo viên thực hiện nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ. Trẻ đi học chăm, ngoan, lễ phép nghe lời cô giáo. Hệ thống điện nước được trang bị đầy đủ, đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng. - Khó khăn Số trẻ chưa có kiến thức hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong lớp còn khá đông. Sự hiểu biết chung về năng lượng và tiết kiệm năng lượng của trẻ còn hạn chế . Một số phụ huynh chưa phối hợp trong việc giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng, còn có quan điểm xem nhẹ hay cho rằng trẻ còn nhỏ chưa có ý thức, chưa hiểu nên chưa giáo dục mà để trẻ lớn dần và tự tìm hiểu. Qua khảo sát thực trạng kiến thức của trẻ về tiết kiệm năng lượng lớp MG 5-6 tuổi A2 đầu năm học 2016 - 2017 kết quả như sau: Tổng số trẻ khảo sát 37/37 cháu. Nội dung thực trạng Tổng số trẻ Tốt % Khá % TB % Nhận dạng các loại năng lượng 37 3 8 20 54 14 38 Biết tắt các thiết bị điện, nước khi không sử dụng. 37 4 11 20 54 13 35 Có ý thức tiết kiệm điện, nước khi sử dụng 37 2 5 21 57 14 38 Có hành động cụ thể trong việc tiết kiệm 37 0 0 16 43 21 57 Từ những kết quả khảo sát ở trên tôi luôn suy nghĩ và trăn trở tìm ra các giải pháp để nâng cao kết quả sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu chi phí cho gia đình và xã hội. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. - Tự học hỏi, bồi dưỡng nâng cao hiểu biết chung về năng lượng và tiết kiệm năng lượng, thực sự là một tấm gương trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm. - Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục tiết kiệm năng lượng thông qua hoạt động học. - Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục tiết kiệm năng lượng thông qua các hoạt động khác. - Phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả . 2.3.1. Tự học hỏi, bồi dưỡng nâng cao hiểu biết chung về năng lượng và tiết kiệm năng lượng, thực sự là một tấm gương trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm. Để thực hiện nội dung giáo dục của chuyên đề đạt kết quả cao thì người giáo viên cần có những kiến thức nhất định về chuyên đề. Vì vậy, tôi đã tìm đọc các tài liệu, sách báo trên mạng để nâng cao sự hiểu biết chung về năng lượng và tiết kiệm năng lượng. Để có các phương pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả tôi tìm và thu thập tài liệu của các lớp như: Giáo dục trẻ mẫu giáo sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường mầm non. Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong gia đình. Modun MN27: Thiết kế các hoạt động giáo dục lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, và giáo dục an toàn giao thông. Và đặc biệt sự gương mẫu, quan tâm có ý thức trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm của giáo viên có vai trò quan trọng để giúp trẻ hình thành thái độ và ý thức tiết kiệm trong cuộc sống. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp với mong muốn giúp trẻ lớp mình có những nhận thức, hành vi, kỹ năng tốt để góp phần vào việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Ngoài việc giáo dục trẻ kiến thức, hành vi thái độ mọi lúc mọi nơi trong hoạt động một ngày của trẻ thì giáo viên cũng phải là một tấm gương để cho trẻ học tập, bắt chước. Chính vì vậy bản thân tôi đã không ngừng học tập, tự rèn luyện bản thân có những hành động, tác phong chuẩn mực mọi lúc mọi nơi để cho trẻ lớp mình học tập và noi theo. Trong mọi hành động của mình ở trường cũng như ở nhà tôi luôn luôn thực hiện nguyên tắc: Tiết kiệm, chống lãng phí. Hàng ngày, tôi cùng giáo viên của lớp mình luôn thực hiện các hành động nhằm tiết kiệm năng lượng như: Tắt điện trước khi ra khỏi phòng, tắt máy tính khi không sử dụng Đồ đạc trong lớp sau khi sử dụng đều được vệ sinh sạch sẽ cất đúng nơi quy định. Tôi luôn gương mẫu và nhắc nhở trẻ lớp mình biết tiết kiệm nước, tiết kiệm điện. Trong mọi hoạt động tôi luôn có ý thức nhắc nhở và cùng trẻ thực hiện những hành động có ích góp phần tiết kiệm năng lượng. Với phong trào tiết kiệm giờ trái đất ngày 25/3/2017, ngoài việc chuẩn bị tâm lý háo hức hưởng ứng cho trẻ như: trò chuyện từ trước về ý nghĩa của việc tham gia hưởng ứng. Giờ trái đất là một sự kiện hàng năm về việc tiết kiệm năng lượng. Vào ngày này mọi công dân trên thế giới đều hưởng ứng bằng những hành động cụ thể như: tắt đèn, tắt các thiết bị điện trong một khoảng thời gian nhất định, hay đi xe đạp để tiết kiệm nhiên liệu với mục đích tiết kiệm vì môi trường, xã hội. Qua ngày có phong trào này tôi còn trò chuyện hỏi trẻ: Con đã làm gì? Gia đình con có tham gia không? Tham gia như thế nào? Vì sao phải tham gia? Đối với trẻ 5 - 6 tuổi, suy nghĩ và hành động đa số ảnh hưởng từ người lớn. Một ngày trẻ ở trường 9 - 10 tiếng với cô giáo, được cô chăm sóc từ bữa ăn, giấc ngủ đến các hoạt động học tập và vui chơi nên cô giáo có ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ. Biện pháp này tuy đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, bởi với trẻ mầm non luôn coi cô giáo là chuẩn mực trong mọi việc. Mục đích của biện pháp này là giúp trẻ củng cố thêm về chuẩn mực hành động tiết kiệm đồng thời kích thích trẻ tự đặt ra mục tiêu hành động theo chuẩn mực đó. Từ đó dần dần hình thành cho trẻ có thói quen tiết kiệm. Tôi luôn chú ý cố gắng là tấm gương tiết kiệm trong mọi hoạt động để trẻ noi theo. Bởi tôi nhận thức rằng khi cô giáo luôn ý thức tiết kiệm trong mọi hoạt động trước trẻ thì đương nhiên trẻ thấy rằng tiết kiệm là việc đúng đắn và trẻ luôn cố gắng làm giống cô giáo. Lâu dần sẽ hình thành thói quen tiết kiệm đối với trẻ Ví dụ: trong việc tiết kiệm năng lượng điện, nước Tôi luôn chú ý dạy trẻ và làm gương trong những hành động tiết kiệm như phải biết vặn vòi nước vừa phải khi rửa tay chân, rót nước uống vừa đủ lượng mình uống để tránh gây lãng phí, tắt điện khi không cần thiết Kết quả: Trẻ tiếp thu và khắc sâu ý nghĩa và mục đích của các hành động tiết kiệm, từ đó trẻ tích cực tham gia vào các phong trào mang ý nghĩa tiết kiệm. Trẻ có ý thức trong việc tiết kiệm như: Biết giữ gìn tài sản cá nhân và của lớp: như đồ dùng, đồ chơi của lớp, biết chú ý dùng cẩn thận các trang thiết bị trong lớp như: Vòi nước, đóng mở cửa nhẹ nhàng 2.3.2. Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục tiết kiệm năng lượng thông qua hoạt động học: Hoạt động học là một trong các hoạt động cơ bản của trẻ ở trường mầm non. Trong giờ học, dưới sự hướng dẫn của cô giáo trẻ tích cực lĩnh hội tri thức đơn giản dưới dạng biểu tượng về các sự vật hiện tượng xung quanh. Hoạt động học giúp cho việc củng cố và hệ thống hóa các kiến thức mà trẻ tích lũy được trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy có thể sử dụng hoạt động học để thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ. Trẻ được tham gia nhiều vào các hoạt động khác nhau: phát triển thể chất, khám phá khoa học, âm nhạc, làm quen tác phẩm văn học, tạo hình...mỗi hoạt động trên đều có những đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau trong việc lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ. Vì vậy tôi đã dựa vào các hoạt động cụ thể ở mỗi chủ đề để xác định nội dung, mức độ tích hợp cho phù hợp. * Chủ đề: Trường mầm non: Ngoài việc cung cấp cho trẻ kiến thức về chủ đề, tôi còn dạy trẻ biết lợi ích của điện, dạy trẻ nhận biết một số đồ dùng sử dụng điện trong trường mầm non, trong gia đình. Đồ dùng để thắp sáng: Bóng đèn tuýt, đèn tròn, đèn chùm, đèn bàn. Đồ dùng để nghe, nhìn: Ti vi, catset. Đồ dùng phục vụ cho ăn uống: Tủ lạnh, bếp điện, ấm điện, nồi cơm điệnĐồ dùng phục vụ sinh hoạt: Máy giặt, bình nóng lạnh, quạt máy, điều hòa Tôi còn cho trẻ biết lợi ích của điện trong lớp: Giúp đèn điện sáng để cung cấp ánh sáng. Giúp quạt máy, máy điều hòa để tạo mát hoặc làm ấm. Giúp cho ti vi, máy catset hoạt động. Giúp cho tủ lạnh hoạt động đẻ lưu giữ thức ăn. Giúp cho nồi cơm điện nấu chín cơm, ấm điện nấu nước sôi. Cho trẻ tham gia thảo luận về trách nhiệm của trẻ trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả như: Tắt quạt, ti vi, máy vi tínhkhi không sử dụng. Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. Thảo luận theo các câu hỏi: Ai cần đến năng lượng? Năng lượng có từ đâu? So sánh việc tiêu thụ năng lượng giữa các gia đình, đếm các đồ dùng sử dụng điện, trò chuyện về hóa đơn thu tiền điện hàng tháng của gia đình. * Chủ đề bản thân: Cho trẻ kể về nhu cầu của bản thân: ( Nhu cầu ăn ngủ, vui chơi học tập, nhu cầu sử dụng năng lượng như xem ti vi, sưởi ấm, nghe nhạc. Dạy trẻ cần làm gì để tiết kiệm năng lượng: không mở cửa sổ, cửa ra vào khi máy điều hòa, máy sưởi đang bật. Tắt đèn, tắt quạt khi ra khỏi phòng. Không được mở cánh cửa tủ lạnh trong thời gian dài, luôn đóng kín cửa tủ. Tắt đài khi không nghe, tắt ti vi khi không xem, tắt máy vi tính khi không sử dụng. Ngoài ra còn cung cấp cho trẻ kiến thức điện có từ đâu, Bé làm gì để tiết kiệm năng lượng. * Chủ đề gia đình: Cho trẻ trải nghiệm về các đồ dùng sử dụng điện trong gia đình. Qua các hoạt động trải nghiệm, đưa ra tình huống cho trẻ dự đoán, quan sát bằng hình ảnh thật, tôi cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản về đặc điểm của các đồ dùng sử dụng điện trong gia đình như: Khi cắm bàn là vào điện thì sẽ sử dụng được, Muốn gạo chín thành cơm thì phải cắm điệnKhi sử dụng điện cô giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm điện như là: Tắt các đồ dùng điện khi không sử dụng, chỉ sử dụng khi cần thiết: Nóng thì mới bật quạt; Khi học bài thì mới bật đèn học; khi quần áo nhàu thì sử dụng bàn làGiáo dục trẻ sử dụng điện an toàn: Khi trời mưa to giông bão thì không nên sử dụng các đồ dùng điện, chân hoặc tay ướt không nên sờ vào đồ dùng điện và ổ cắm điện, chỉ sử dụng những đồ dùng điện đơn giản như: Bật, tắt công tắc đèn, quạt, ti vi Ngoài ra tôi cung cấp cho trẻ thêm những đồ dùng sử dụng điện khác: Ti vi, tủ lạnh, điều hòa, máy vi tính, máy giặt, xe đạp điện, bình nóng lạnh, bếp điện Từ đó giáo dục trẻ: Có những hành động thiết thực, vừa sức của trẻ để sử dụng điện tiết kiệm. Góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên điện đang dần bị cạn kiệt. Giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm điện ở mọi lúc, mọi nơi. Nhắc nhở mọi người trong gia đình cùng thực hiện. * Chủ đề Nghề nghiệp: Dạy trẻ biết rằng tất cả các nghề trong xã hội đều có sử dụng đến năng lượng, dạy trẻ biết nghề bác sĩ dùng điện để chữa bệnh cho mọi người như: có điện thì mới siêu âm được. Nghề giáo viên dùng điện để cho trẻ xem tranh ảnh trên máy vi tính, xem phim. Nghề đánh bắt cá dùng điện, xăng dầu để động cơ hoạt động được và chạy ra sông để bắt cá. Ví dụ trong bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề” giáo dục trẻ biết yêu quý các nghề nghiệp, ở trường mầm non các cháu được tập là
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_long_ghep_giao_duc_tiet_kiem_nang_lu.doc