SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển tốt lĩnh vực tình cảm và kỹ năng xã hội theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển tốt lĩnh vực tình cảm và kỹ năng xã hội theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn

Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào việc học tập của các cháu”[7]. Trẻ em - những mầm non tương lai của đất nước, đất nước có giàu mạnh phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy mà việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ độ tuổi mầm non là rất quan trọng, nó góp phần giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt để sánh kịp thời đại luôn là vấn đề cấp thiêt không chỉ riêng các nhà giáo dục mà là của toàn xã hội.

 Với trẻ ở độ tuổi mầm non lĩnh vực phát triển tình cảm - kỹ năng xã hôi có vai trò rất quan trọng. Tình cảm - kỹ năng xã hội là góc nhìn gần nhất đối với đời sống tâm lý trẻ. Giáo dục tình cảm - kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mâu giáo 5 - 6 tuổi là nhằm giúp trẻ có những tình cảm, những chuẩn mực đạo đức, những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm. Giáo dục kĩ năng sống giúp trẻ tự lập, tự tin, tích cực sáng tạo trong cuộc sống. Giáo dục tình cảm - kĩ năng xã hội tạo cơ hội cho trẻ vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn gần gũi với đời sồng hằng ngày của trẻ. [3]. Vì vậy, chương trình giáo dục mầm non đã đưa ra các nội dung đơn giản và hết sức gần gũi với trẻ như: dạy trẻ có kỹ năng hợp tác với mọi người, kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ, kỹ năng kiểm soát cảm xúc , các kỹ năng này không tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ với nhau, được thể hiện đan xen vào nhau, có thể thực hành trong bất cứ tình huống nào xảy ra trong ngày. Giáo dục tình cảm- kĩ năng xẫ hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có thể tiến hành trong tất cả các hoạt động giáo dục hằng ngày như vui chơi, học tập, chăm sóc sức khỏe. Để có được tình cảm - kĩ năng xã hội thì trẻ cần phải có thời gian, trong một quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của người lớn và bạn bè. Trẻ thường học các hành vi thông qua việc bắt chước, nhập tâm, qua luyện tập, thực hiện hằng ngày, lâu dần trở thành kỹ năng của trẻ. Việc giáo dục và vận dụng tốt kỹ năng sẽ giúp trẻ có nhân cách tốt. Giáo dục kỹ năng sống còn góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẫm mĩ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Chính vì vậy trước khi tác động vào trẻ tri thức nhân loại chúng ta hãy tác động vào tình cảm, cảm xúc cũng như hành động của trẻ trước sự vật, sự việc.

 

doc 24 trang thuychi01 41606
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển tốt lĩnh vực tình cảm và kỹ năng xã hội theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI PHÁT TRIỂN TỐT LĨNH VỰC TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI THEO QUAN ĐIỂM LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM TẠI TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN TRIỆU SƠN”
 Họ tên: Khương Thị Hà
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn 
 Sáng kiến thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA NĂM 2019
 MỤC LỤC
	 Trang
1. Mở đầu.	 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu 2
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.	 4
2.1. Cơ sở lý luận về “ Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát triển tốt lĩnh vực tình cảm và kỹ năng xã hội theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm” tại trường mầm nonThị Trấn Triệu Sơn. 
2.2. Thực trạng của “ Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát triển tốt lĩnh vực tình cảm và kỹ năng xã hội theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm” tại 
trường mầm nonThị Trấn Triệu Sơn. 5
2.3. Các biện pháp thực hiện“ giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển tốt lĩnh vực tình 8
cảm và kỹ năng xã hội theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm” 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.	 19
3. Kết luận, kiến nghị.	 21 
 1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài:
Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào việc học tập của các cháu”[7]. Trẻ em - những mầm non tương lai của đất nước, đất nước có giàu mạnh phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy mà việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ độ tuổi mầm non là rất quan trọng, nó góp phần giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt để sánh kịp thời đại luôn là vấn đề cấp thiêt không chỉ riêng các nhà giáo dục mà là của toàn xã hội.
	Với trẻ ở độ tuổi mầm non lĩnh vực phát triển tình cảm - kỹ năng xã hôi có vai trò rất quan trọng. Tình cảm - kỹ năng xã hội là góc nhìn gần nhất đối với đời sống tâm lý trẻ. Giáo dục tình cảm - kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mâu giáo 5 - 6 tuổi là nhằm giúp trẻ có những tình cảm, những chuẩn mực đạo đức, những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm. Giáo dục kĩ năng sống giúp trẻ tự lập, tự tin, tích cực sáng tạo trong cuộc sống. Giáo dục tình cảm - kĩ năng xã hội tạo cơ hội cho trẻ vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn gần gũi với đời sồng hằng ngày của trẻ. [3]. Vì vậy, chương trình giáo dục mầm non đã đưa ra các nội dung đơn giản và hết sức gần gũi với trẻ như: dạy trẻ có kỹ năng hợp tác với mọi người, kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, các kỹ năng này không tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ với nhau, được thể hiện đan xen vào nhau, có thể thực hành trong bất cứ tình huống nào xảy ra trong ngày. Giáo dục tình cảm- kĩ năng xẫ hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có thể tiến hành trong tất cả các hoạt động giáo dục hằng ngày như vui chơi, học tập, chăm sóc sức khỏe. Để có được tình cảm - kĩ năng xã hội thì trẻ cần phải có thời gian, trong một quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của người lớn và bạn bè. Trẻ thường học các hành vi thông qua việc bắt chước, nhập tâm, qua luyện tập, thực hiện hằng ngày, lâu dần trở thành kỹ năng của trẻ. Việc giáo dục và vận dụng tốt kỹ năng sẽ giúp trẻ có nhân cách tốt. Giáo dục kỹ năng sống còn góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẫm mĩ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Chính vì vậy trước khi tác động vào trẻ tri thức nhân loại chúng ta hãy tác động vào tình cảm, cảm xúc cũng như hành động của trẻ trước sự vật, sự việc.
 Ngày nay thay vào những câu hát ru của bà, của mẹ đưa những đứa trẻ vào giấc ngủ là những âm thanh những hình ảnh kích thích sự tăng động trong các bộ phim hoạt hình, siêu nhân, phim hành động Thay bằng những trò chơi 
dân gian như : “ Thả đĩa ba ba, nu na nu nống, rồng rắn lên mây, chi chi chành 
chành” Là những trò chơi điện tử hêt sức hấp dẫn đối với trẻ. Thậm chí ngay cả khi ăn khi ngủ trẻ cũng chăm chăm vào màn hình Ipat. Hay ngay cả khi bố mẹ bận rộn thì những chiếc điện thoại luôn là phương án tối ưu nhất. Nhưng nó chỉ giải quyết vấn đề trước mắt còn để lại cho xã hội một bài toán khó là khả năng phát triển về tình cảm và kỷ năng xã hội của trẻ ngày càng hạn chế. Trẻ có xu hướng trở nên hung dữ, lầm lì, ít có cảm xúc, thậm chí dẫn đến một vấn đề lớn đó là hội chứng ADHD ( hội chứng tăng động giảm chú ý) gây rất nhiều bất lợi cho sự phát triển của trẻ sau này.
 .	Phát triển kỹ năng xã hội ở trẻ 5 - 6 tuổi là nâng cao hiểu biết bản thân, hiểu biết người khác, các quy tắc và mong đợi của xã hội. Điều chỉnh va kiểm soát các hành vi của bản thân. Kỹ năng xã hội còn là việc trẻ phản ứng như thế nào trước các tác động của môi trường xung quanh. Chính vì vậy phát triển tình và kỹ năng xã hội ở trẻ 5 - 6 tuổi có tầm quan trọng vô cùng lớn, nó là yếu tố mà không ít phụ huynh trăn trở trứơc khi cho con vào lớp 1.
 	Nhận thức sâu sắc vấn đề này nên tôi đã trăn trở về vấn đề nâng cao chất
lượng về phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ lớp mình. Tôi đã mạnh dạn đưa ra “ Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển tốt lĩnh vực tình cảm và kỹ năng xã hội theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn” làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2018 – 2019.
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
 	Đánh giá thực trạng về mặt phát triển tình cám và kỹ năng xã hôi ở trẻ 5-6 tại lớp Mẫu giáo A3 trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn. Trên cơ sở đó tôi đề xuất một số biện pháp lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng trong lĩnh vực phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ lớp mình. Đưa chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển tình cảm - kỹ năng xã hôi của trẻ trong lớp, trong trường được nâng cao
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Các biện pháp nâng cao chất lượng trong lĩnh vực phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm áp dụng tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp A3 trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
 	1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
 	 Giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi là tiền đề quan trọng cho việc học và phát triển toàn diện của trẻ. Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ sẽ hình thành và phát triển ở trẻ năng lực cá nhân, trang bị cho trẻ kĩ năng sống để giúp trẻ hòa nhập vào cộng đồng xã hội, là yếu tố cần thiết giúp trẻ học tập tốt ở trường mầm non. Qua quá trình thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 8 năm 2018 đến cuối tháng 3 năm 2019 về giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi, tôi đã sữ dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
* Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Tôi đã nghiên cứu các biện pháp lấy trẻ làm trung tâm bằng cách dựa vào lý luận thực tiễn, qua các tài liệu trong chương trình mầm non, qua module mầm non, trang web nhằm phân tích, tổng hợp tài liệu có liên quan đến thực tiển về chương trình lấy trẻ làm trung tâm để nâng cao nhận thức về tình cảm và kỷ năng xã hội.
* Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. 
 - Phương pháp điều tra: Điều tra về mức độ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ. Tìm hiểu về các hình thức tạo môi trường lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ hứng thú với các hoạt động trong ngày nhằm phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
- Phương pháp khảo sát thực tế:
+ Quan sát các biểu hiện, hành vi, mức độ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội trong các hoạt động hàng ngày. 
+ Quan sát các biểu hiện, hành vi, mức độ phát triển tình cảm và kỹ năng x
+ Đàm thoại: Giáo viên không chỉ đàm thoại với trẻ mà phải đàm thoại với bạn bè, đồng nghiệp, phụ huynh để tìm hiểu về tâm lý, khả năng phát triển về mặt tình cảm – kỹ năng xã hội. Từ đó tìm ra biện pháp giúp trẻ những kỹ năng cần và đủ để làm hành trang bước vào lớp 1.
+Làm mẫu nêu gương: Bao gồm việc giáo viên làm mẫu, làm gương giúp trẻ quan sát và bắt chước thực hành các thao tác để tiếp cận các tình huống nhằm đưa trẻ từng bước hình thành nhân cách tốt.
+ Xây dựng hoạt động trên tiết học:
 	 Là việc giáo viên đưa các hoạt động dựa các yêu cầu cần đạt vào trong tiết học để cung cấp và phát triển ở trẻ.
+ Hoạt động lao động phù hợp với trẻ:
 	Là việc giáo viên cho trẻ tham gia các hoạt động lao động chung và lao động cá nhân.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận của một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển tốt lĩnh vực tình cảm và kỹ năng xã hội theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm” tại trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.
 Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội tâm lý và nhu cầu của phụ huynh đối với kết quả giáo dục cũng có sự thay đổi. Phần lớn phụ huynh quan tâm và chú trọng tới kết quả về mặt thể chất và nhận thức, còn lĩnh vực phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội lại ít được quan tâm. Trong khi đó yêu cầu cần thiết đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng đều rất cần đến việc hình thành tình cảm và phát triển về mặt kỹ năng xã hội. Nó giúp trẻ có năng lực sinh tồn tốt hơn, là hành trang để trẻ bước vào lớp 1 tự tin. Điều này cho thấy vai trò của giáo viên rất quan trọng. đặt ra câu hỏi: làm thế nào để trẻ có thể phát triển tốt nhất về mặt tình cảm - kỹ năng xã hội thông qua chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm ”.
 	Nội dung giáo dục tình cảm - kĩ năng xã hội là một trong những module bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non. Giáo dục tình cảm - kĩ năng xã hội cho trẻ là vấn đề đang được xã hội quan tâm, cho nên cùng với việc lựa chọn cách giáo dục phù hợp cho trẻ mầm non thì mỗi người giáo viên lồng ghép vấn đề này vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở lớp mình phụ trách chắc chắn rằng hiệu quả giáo dục sẽ rất cao. Đối với bản thân tôi là một giáo viên mầm non đây là một đề tài khá khó. Nhưng tôi đã quyết tâm thực hiện đề tài của mình bằng cách tìm kiếm những thông tin cập nhật thời sự hằng ngày để tích lũy kiến thức làm nền tảng cho việc giáo dục lồng ghép vào đề tài đã chọn và việc áp dụng phải dựa trên nguyên tắc: giáo dục tình cảm - kĩ năng xã hội phải luôn lấy trẻ làm trung tâm qua tất cả các hoạt động trong ngày nhất là qua giờ đón, trả trẻ, qua hoạt động học, hoạt động góc, hạt động chơi ngoài trời[5]
	Giáo dục tình cảm - kĩ năng xã hội được tích hợp phù hợp vào hoạt động phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Các hoạt động phải gần gũi, không xa lạ, gắn với thực tế của địa phương, đảm bảo tự nhiên nhẹ nhàng.[4]
 	 Ở trường mầm non việc giáo dục để phát triển tình cảm - kĩ năng xã hội cho trẻ thông qua nhiều nội dung như: ý thức về bản thân ( thể hiện sở thích, khả năng của bản thân, thực hiện các công việc được giao, mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến), hành vi và quy tắc ứng xử xã hội ( tôn trọng, hợp tác, yêu mến, quan tâm chia sẻ, nhận xét và tỏ thái độ với hành vi đúng, sai, tốt, xấu), quan tâm đến môi trường sống. Do vậy giúp trẻ phát triển tình cảm - kĩ năng xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm non. Việc giáo dục tình cảm - kĩ năng xã hội không chỉ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn mà nó còn là tiền đề cho quá trình phát triển toàn diện nhân cách trẻ, là một nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác giáo dục mầm non, là vấn đề then chốt, là nền móng để phát huy tối đa hiệu quả giáo dục. thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ giúp trẻ tự tin, sống có trách nhiệm và tham gia tốt hơn vào các hoạt động xã hội, để trẻ vững bước vào lớp 1.
 	2.2 Thực trạng của một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển tốt lĩnh vực tình cảm - kỹ năng xã hội theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.
Trường mầm non Thị trấn Triệu Sơn là một trong những trường dẫn đầu chất lượng chuyên môn của bậc học mầm non Triệu Sơn, khuôn viên trường khang trang, sạch sẽ. Trường có 13 nhóm lớp. Đầu năm học tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A3 vởi tổng số trẻ là 30, trong đó có 13 trẻ nữ và 17 trẻ nam. Lớp có 2 cô. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
2.2.1. Về thuận lợi:
 	+ Trường mầm non Thị trấn Triệu Sơn là một trường trung tâm chất lượng cao của huyện. Với số dân đông đúc có trình độ học vấn cao và tương đối đồng đều. Đời sống kinh tế nhiều hộ gia đình tương đối khá giả.	
+ Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã có trong kế hoạch năm học với những biện pháp cụ thể để phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non một cách chung nhất.
+ Trong những năm gần đây nhà trường luôn nhận đựơc sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, cũng như sự ủng hộ của các bậc phụ huynh học sinh. Dưới sự chỉ đạo sát sao của bạn giám hiệu nhà truờng, việc lên kế hoạch, duyệt kê hoạch, dự giờ thăm lớp diễn ra thường xuyên. Công tác triển khai và thực hiện chuyên đề cũng được ban giám hiệu và giáo viên thực hiện nghiêm túc, kịp thời và tích cực.
 	+ Trẻ lớp tôi 100% đi học đúng độ tuổi, điều kiện về trang thiết bị dạy và học của trẻ tương đối đầy đủ như: ánh sáng, bàn ghế, sách vở,
 	+ Về phía phụ huynh tôi nhận thấy đa số phụ huynh đều rất nhiệt tình quan tâm đến các hoạt động trên lớp của trẻ, chía sẻ với giáo viên về tình hình của con ở nhà, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.
 	+ Về phía giáo viên: 2 cô được phân công đứng lớp đều yêu nghề, mến trẻ, đều có trình độ và năng lực sư phạm trên chuẩn. Đều là giáo viên có nhiều kinh nghiệm đứng lớp 5 - 6 tuổi nên ngoài việc nắm đựơc khung chương trình thì sự nhạy bén trong việc sử dụng các loại hình thức dạy học cũng sẽ linh hoạt hơn.
	+ Bản thân tham gia đầy đủ các chuyên đề đổi mới của nghành học mầm non, trong đó có chuyên đề: "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm", trong năm học 2017 - 2018 tôi đã tham gia hội thi và đạt giải nhất cấp huyện và giải 3 cấp tỉnh, đã vận dụng vào thực tế chăm sóc và giáo dục trẻ.
 2.2.2. Khó khăn.
Bên những mặt thuận lợi trên vẫn còn một số khó khăn:
+ Về phía trẻ: Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều, một số trẻ trong lớp còn rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin, một số trẻ lại hiếu động gây cản trở cho việc truyền thụ kiến thức của cô và tiếp thu bài của cháu.
 	 + Cơ sở vật chất trong và ngoài lớp học tuy có nhưng chưa đa dạng phong phú đặc biệt là môi trường ngoài lớp học để tạo môi trường hoạt động cho trẻ.
 	+ Số ít phụ huynh do tính chất công việc nên ít có thời gian trao đổi với giáo viên về tình hình của trẻ, chưa quan tâm đến lĩnh vực tình cảm – kĩ năng xã hội của trẻ.
+ Lĩnh vực phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội là một phạm trù rất rộng nên việc tìm ra các biện pháp để giáo dục trẻ phù hợp vẫn còn nhiều hạn chế.
	+ Chưa có nhiều tài liệu, sách báo về giáo dục tình cảm - kĩ năng xã hội cho trẻ để giáo viên nghiên cứu, tham khảo.
Kết quả khảo sát đầu năm.
Từ đầu năm khi được giao đứng lớp 5 – 6 tuổi với sĩ số lớp là 30 trẻ, tôi đã tiến hành tìm hiểu “ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển tốt lĩnh vực tình cảm - kỹ năng xã hội theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn”, tôi đã tiến hành áp dụng vào lớp mình và tiến hành khảo sát, kết quả cụ thể như sau:
Stt
Nội dung khảo sát
Số trẻ
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
1
Trẻ nhận biết và hiểu cảm xúc của bản thân.
30
20/30
66,7%
10/30
33,3%
2
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanh
30
21/30
70%
9/30
30%
3
Trẻ biết thể hiện và kiểm soát đựơc cảm xúc của mình.
30
22/30
73,3%
8/30
26,7%
4
Kỹ năng hợp tác, kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội
30
21/30
70%
9/30
30%
5
Kỹ năng tự phục vụ
30
24/30
80%
6/30
20%
6
Bộc lộ nhiều cảm xúc và có thể sử dụng sắc thái khác nhau để thể hiện cảm xúc của mình.
30
20/30
66,7%
10/30
33,3%
7
Thích chơi đóng vai cùng nhóm bạn, chơi cộng tác chơi có luật, đã có tình bạn ổn định
30
18/30
60%
12/30
40%
8
Hiểu các quy tắc trò chơi, biết chấp nhận các các quy tắc chờ đến lượt, chia sẻ, hợp tác với ban.
30
20/30
66,7%
10/30
33,3%
9
Có phản ứng phù hợp với môi trường tự nhiên (giữ vệ sinh chung, bảo vệ môi trường)
30
22/30
73,3%
8/30
26,7%
Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy trẻ còn nhiều hạn chế trong phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội, tỉ lệ đạt còn khá thấp, nên tôi luôn băn khoăn làm sao phải tìm ra phương pháp, biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển tình càm - kĩ năng xã hội cho trẻ. Có rất nhiều biện pháp nhưng ở đề tài này tôi xin đưa ra một số biện pháp mà bản thân đã áp dụng có hiệu quả trong thời gian qua như sau:
2.3. Các biện biện pháp lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển tốt lĩnh vực tình cảm – kỹ năng xã hội tại trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.
2.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch theo chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm để giáo dục tình cảm – kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi.
	Xây dựng ké hoạch giáo dục căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh ngiệm sống của trẻ nhóm lớp mình phụ trách để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể. Tổ chức hoạt động theo hướng đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, tức là tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động. Giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động hằng ngày. [1]
 	Quá trính giáo dục trẻ đòi hỏi giáo viên phải liên tục lập kế hoạch đến thực hiện kế hoạch- đánh giá- điều chỉnh – lập kế hoạch cho thời gian tiếp theo để đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ.
LẬP 
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN
ĐÁNH GIÁ
ĐIỀU CHỈNH
 	 Có nhiều kế hoạch giáo dục: Kế hoạch năm, kế hoạch tháng/ chủ đề, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày
Các loại kế hoạch phải dựa trên những hiểu biết về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và đảm bảo rằng:
+ Trẻ tham gia tích cực các hoạt động học tập của mình.
+ Từng trẻ trong lớp đựơc hỗ trợ để phát triển.
+ Chú trọng dến các hoạt động sao cho trẻ “ hoc mà chơi, chơi mà học”
+ Trẻ học thông qua chơi và học bằng nhiều cách khác nhau. 
 	 Việc lập kế hoạch và thực hiên kế hoạch đòi hỏi giáo viên phải hết sức linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể thực tế xảy ra. Các loại kế hoạch phải có sự thống nhất về nội dung , phương pháp[6]
Ví dụ: Đầu năm các lớp xây dựng kế hoạch giáo dục năm và kế hoạch chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm. Thì các kế hoạch tháng/ chủ đề kế hoạch tuần, kế hoạch ngày phải bám vào nội dung kế hoạch năm sao cho thống nhất. 
 	Cụ thể với mục tiêu 68. Trong kế hoạch giáo dục năm học mục tiêu này đựơc lựa chọn vào chủ đề “ Phương tiện và luật lệ giao thông” với mục tiêu này yêu cầu trẻ biết giơ tay khi muốn nói, không chen vào khi người khác đang nói. Với các yêu cầu cần đạt trên giáo viên cần có kế hoạch tuần kế hoạch ngày bám sát với yêu cầu đó để giáo dục trẻ.
 	Các mục tiêu theo kế hoạch theo nguyên tắc từ dễ đến khó. Múc độ tăng dần để trẻ có thể thực hiện tốt hơn. Ngoài ra giáo viên lên kế hoạch cụ thể cần bám sát vào điều kiện cơ sở của trường lớp để phù hợp tạo môi trường thuận lợi cho trẻ tự tin hoạt đông mang lại kết quả cao nhất.[2]
2.3.2. Biện pháp 2: Giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ thông qua giờ đón, trả trẻ.
Thông qua giờ đón, trả trẻ, tôi luôn rèn cho trẻ những hành vi và quy tắc ứng xử xã hội như: kỹ năng tự chào hỏi, lễ phép, tự cất đồ dùng cá nhân gọn gàng. Ngay từ đầu năm học tôi đã tập cho trẻ ý thức gọn gàng ngăn nắp và thường xuyên kiểm tra xem trẻ nào chưa đạt tôi nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng, khích lệ động viên trẻ cố gắng, trẻ nào thực hiện tốt cuối ngày tôi sẽ đánh giá và nêu gương, từ đó việc cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định không còn là “ hành động” mà trở thành “ý thức”, trẻ tự thực hiện không cần phải đợi nhắc nhở hay kiểm tra. Trong giờ đón, trả trẻ tôi cho trẻ xem tranh ảnh các tình huống giáo dục kĩ năng xã hội, qua đó tạo cho trẻ một số tình huống giáo dục, khắc sâu tình cảm và các kĩ năng xã hội cho trẻ.[5]
 Hình ảnh trong giờ đón trẻ
 Hình ảnh trẻ sắp xếp đồ dùng cá nhân vào nơi quy định trong giờ đón trẻ
Ví dụ: Cho trẻ quan sát tranh bé dắt 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_phat_trien_tot_linh.doc