SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Ngọc Trạo

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Ngọc Trạo

Trẻ em những mầm non tương lai của đất nước, đất nước có giầu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non. Hơn nữa giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Người giáo viên mầm non ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn, lễ phép thôi chưa đủ,mà nhiệm vụ của người giáo viên mầm non còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động và qua các môn học như: Khám phá khoa học, làm quen với văn học, làm quen chữ cái, hoạt động âm nhạc .thông qua các môn học giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt: Đức, trí, thể, mỹ. Cũng như hình thành nhân cách thì tầm vóc của đứa trẻ lớn lên hàng ngày bởi vì cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn, đang phát triển không ngừng theo từng giai đoạn phát triển. Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất của trẻ như: Kinh tế, xã hội, chất lượng môi trường sống, yếu tố di truyền song yếu tố chính vẫn là hình thức tổ chức phát triển vận động cho trẻ.

 Giáo dục phát triển vận động là nâng cao thể lực sức khỏe, nó đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ, các hoạt động phát triển vận động có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển nhận thức của trẻ, phát triển vận động tốt giúp cho hệ thần kinh và các giác quan của trẻ tinh nhạy hơn, điều đó có tác dụng tốt nâng cao năng lực nhận thức của trẻ. Vậy phát triển vận động là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.

 

doc 20 trang thuychi01 11601
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Ngọc Trạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
TRƯỜNG MẦM NON NGỌC TRẠO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI 
TRƯỜNG MẦM NON NGỌC TRẠO 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Liệu
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Ngọc Trạo
SKKN thuộc lĩnh mực: Chuyên môn
THẠCH THÀNH, NĂM 2016
 MỤC LỤC
STT
Mục lục
Trang
1
 MỤC LỤC
1
2
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2
2. Mục đích nghiên cứu
3
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
 3
2. Thực trạng về giáo dục phát triển vận động trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
4-6
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề .
3.1. Tăng cường tham mưu với ban giám hiệu nhà trường trang bị mua sắm đồ dùng phục vụ tiết dạy vận động.
7
3.2. Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động
7-10
3.3. Tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ ( Đối với thể dục sáng):
11
3.4. Khuyến khích tính tự giác và tích cực ở trẻ: 
12
3.5. Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng:
12-13
3.6. Sử dụng đồ dùng trực quan:
14
3.7. Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống , đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ:
14-15
3.8. Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục và đưa bài tập Erobic vào bài tập phát triển chung	
15-16
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
16-17
4
 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
2. Kiến nghị:
18
5
Tài liệu tham khảo
19
I. MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Trẻ em những mầm non tương lai của đất nước, đất nước có giầu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non. Hơn nữa giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Người giáo viên mầm non ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn, lễ phép thôi chưa đủ,mà nhiệm vụ của người giáo viên mầm non còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động và qua các môn học như: Khám phá khoa học, làm quen với văn học, làm quen chữ cái, hoạt động âm nhạc..thông qua các môn học giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt: Đức, trí, thể, mỹ. Cũng như hình thành nhân cách thì tầm vóc của đứa trẻ lớn lên hàng ngày bởi vì cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn, đang phát triển không ngừng theo từng giai đoạn phát triển. Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất của trẻ như: Kinh tế, xã hội, chất lượng môi trường sống, yếu tố di truyền song yếu tố chính vẫn là hình thức tổ chức phát triển vận động cho trẻ.
 Giáo dục phát triển vận động là nâng cao thể lực sức khỏe, nó đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ, các hoạt động phát triển vận động có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển nhận thức của trẻ, phát triển vận động tốt giúp cho hệ thần kinh và các giác quan của trẻ tinh nhạy hơn, điều đó có tác dụng tốt nâng cao năng lực nhận thức của trẻ. Vậy phát triển vận động là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
 Trong trường mầm non, phát triển vận động được thực hiện qua các tiết học thể dục, vì thế đòi hỏi giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiện trong hoạt động của mình.
 Thực tế hiện nay trong trường mầm non, chúng tôi thấy rằng sự quan tâm đúng mức tới thể dục cho trẻ mẫu giáo thực sự chưa thực sự đầy đủ lắm, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, phương pháp và hình thức tổ chức phát triển vận động cho trẻ còn đơn điệu chưa đáp ứng được nhu cầu vận động của trẻ. Như vậy việc tìm hiểu cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ để từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất đặc biệt là giáo dục phát triển vận động cho trẻ là một việc làm rất quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, tăng cường thể lực tầm vóc của trẻ. 
Xuất phát từ những vấn đề trên, để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong bậc học mầm non nói chung và trong trường mầm non Ngọc Trạo nói riêng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Ngọc Trạo” 
 2. Mục đích nghiên cứu:
 Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc tổ chức các hình thức giáo dục phát triển vận động cho trẻ từ đó chọn lọc các hình thức giáo dục phát triển vận động phù hợp đối với trẻ.
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Đối tượng là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường Mầm non Ngọc Trạo
 4. Phương pháp nghiên cứu:
 Trong đề tài này tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
 + Phương pháp nghiên cứu sử dụng tài liệu
 + Phương pháp tuyên truyền với các bậc phụ huynh
 + Phương pháp đàm thoại nêu gương
 + Phương pháp quan sát
 + Phương pháp tổ chức các hoạt động
 + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. Cơ sở lí luận:
 Giáo dục phát triển vận động là một trong những nội dung giáo dục toàn diện cho trẻ. Các bài tập vận động có ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện thể lực. Rèn luyện thể lực đều đặn và có hệ thống sẽ giúp cơ thể nâng cao khả năng sức đề kháng, giúp duy trì sự cân bằng bền vững trong cơ thể, làm cho việc trao đổi chất được tốt hơn, củng cố hệ tuần hoàn và hô hấp, nhờ vậy mà thể lực được nâng cao. Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ nhanh nhẹn tích cực trong mọi hoạt động, tích cực tham gia tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh và qua các trải nghiệm trong hoạt động, trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kĩ năng , nhờ đó trẻ sẽ phát triển về mọi mặt. Vì vậy vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy khi lập chương trình giáo dục phát triển vận động cho trẻ cần dựa trên những cơ sở sau: Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng thú cho trẻ. Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể. Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động. Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý, và giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng chính xác. Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dục sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao, lao động. Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ em cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất. 
 2. Thực trạng của nhà trường trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
 a. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của địa phương và đặc điểm, tình hình trường mầm non Ngọc Trạo: 
Trường mầm non Ngọc Trạo là một trường thuộc khu vực miền núi thấp, xã có diện tích 1.062 ha và kinh tế phát triển không đồng đều. Xã có 6 thôn, trong đó có 2 thôn vùng 135. Dân số chủ yếu làm nông nghiệp, một số là lao động tự do nên việc làm không ổn định, chỉ một số ít là công nhân viên và tiểu thương. Các ban ngành đoàn thể của địa phương luôn quan tâm đến trường mầm non của xã. Xã có 3 cấp học đều đạt trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Trường mầm non Ngọc Trạo được thành lập từ năm 1997 và được công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I năm 2010, nhưng cho đến nay còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất. Năm học 2015 - 2016 trường có số lượng cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh như sau: 
 + Tổng số Cán bộ giáo viên, nhân viên: 19 đồng chí
 + Tổng số học sinh : 201 cháu
 + Tổng số lớp : 9 nhóm lớp
 Trong đó : Nhóm trẻ : 2 nhóm
 Mẫu Giáo : 7 lớp - Mẫu giáo Bé: 3 lớp
 - Mẫu giáo Nhỡ: 2 lớp
 - Mẫu giáo Lớn : 2 lớp
 (Trường mầm non Ngọc Trạo, trường chuẩn quốc gia mức độ I)
 b. Thực trạng :	
 - Hiện nay giáo viên chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và cần thiết của giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non. 
 - Giáo viên chưa lập được kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động cho trẻ
 - Bên cạnh đó, việc thực hiện đưa giáo dục phát triển vận động vào các hoạt động hàng ngày của trẻ chưa được giáo viên quan tâm chú ý đến cũng như việc giáo viên chưa biết lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động khác của trẻ
 - Giáo viên chưa có ý thức tự giác khai thác nội dung phát triển vận động trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, đặc biệt chưa thấy được sự cần thiết phải giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non.
 - Những nội dung kiến thức, kỹ năng đơn giản về phát triển vận động ở trường, lớp, gia đình chưa được giáo viên cung cấp một cách thường xuyên. Những hoạt động thực tiễn như giáo dục trẻ có thói quen tập thể dục sáng chưa được gia đình tập luyện cho trẻ. 
 - Bản thân chưa tham khảo được nhiều tài liệu, sách báo, tập san hướng dẫn về việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ .
 - Giáo viên chưa tận dụng được nhiều phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi dạy học cho trẻ.
Bước vào thực nghiệm việc đưa giáo dục phát triển vận động vào chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ, tôi thấy có những thuận lợi, khó khăn như sau:
 * Thuận lợi: 
 - Ban giám hiệu luôn quan tâm tới công tác chuyên môn đặc biệt là chuyên đề phát triển vận động do phòng đã triển khai, thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy.
 - Trẻ thích thú khi tham gia hoạt động giáo dục phát triển vận động. 
 - Bản thân đã có nhiều năm trực tiếp chủ nhiệm lớp, có tác phong nhanh nhẹn phù hợp với phát triển vận động cho trẻ, là giáo viên trẻ đã đạt giáo viên giỏi huyện 5 năm liền đặc biệt là lĩnh vực phát triển vận động luôn được đánh giá cao. 
 - Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động. 
 * Khó khăn :
 - Số lượng học sinh trong lớp có thể lực phát triển còn hạn chế, còn một số ít học sinh suy dinh dưỡng và cận suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân và thể thấp còi.
 - Sân tập có diện tích hẹp, không có khu tập riêng biệt.
 - Một số dụng cụ thể dục chưa phù hợp, chưa đầy đủ, chưa phong phú.
 - Trường chưa có phòng giáo dục thể chất cho trẻ. 
 - Nhận thức của phụ huynh về môn phát triển vận động chưa tốt, quan niệm của phần lớn phụ huynh cho rằng phát triển vận động chỉ là để chơi không phải 
học.
 - Đa số phụ huynh làm công nhân cho các nhà máy, đi làm ăn xa không có thời gian dành cho con chủ yếu là để con cho ông bà chăm sóc. Các bậc phụ huynh không quan tâm việc đến trường các cháu được học những gì, mà chỉ thích cho trẻ viết chữ, làm toán như lớp 1 hay ở trường phổ thông. 
 c. Kết quả thực trạng: 
 Từ thực trạng này tôi đã đưa ra nội dung bài tập để tiến hành khảo sát 27 trẻ đó là: 
 - Trẻ hứng thú khi thực hiện các bài tập phát triển vận động.
 - Trẻ biết tập động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp.
 - Trẻ biết tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động.
 - Trẻ biết tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay, mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ.
Sau đây là bảng thống kê kết quả khảo sát 
 Học kỳ I. Năm học: 2015 -2016
Nội dung khảo sát
Số trẻ
Tốt
Khá
Trung bình
Chưa đạt
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
- Trẻ hứng thú khi thực hiện các bài tập phát triển vận động
 27
17
63
6
22.2
3
11.1
1
3.7
- Trẻ biết tập động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp. 
27
15
55.6
8
29.6
2
7.4
2
7.4
- Tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động
27
14
51.8
9
33.3
3
11.1
1
3.7
- Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay, mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ. 
27
12
44.4
10
37
4
14.9
1
3.7
 Xuất phát từ kết quả, hiệu quả của thực trạng trên tôi đã mạnh dạn đưa ra:
 “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Ngọc Trạo”
 3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
 3.1. Tăng cường tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường trang bị mua sắm đồ dùng phục vụ tiết dạy vận động.
 Để nâng cao chất lượng về phát triển vận động thì việc đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất là việc làm rất quan trọng. Bản thân là tổ trưởng chuyên môn, việc tham mưu cho Ban giám hiệu nâng cao chất lượng chuyên môn, kiến thức các bộ môn đặc biệt là những bộ môn mà giáo viên gặp khó khăn như bộ môn phát triển vận động tôi luôn tham mưu thường xuyên, từ đó có kế hoạch đầu tư về kinh phí, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn qua thao giảng, kiểm tra chuyên đề, mở rộng diện tích sân tập, mua sắm các trang thiết bị cho giờ học như dụng cụ thể dục: Vòng thể dục, hoa tua, đĩa nhạc, cờ nơ . Ngoài ra việc tham mưu với ban giám hiệu bổ xung thêm các thiết bị đồ dùng đồ chơi ngoài trời để đáp ứng nhu cầu vận động của trẻ, cụ thể là: Trong năm học nhà trường đã thống nhất với phụ huynh mua thêm bập bênh, xích đu, đóng mới thêm ghế thể dục cho trẻ. Cùng phối hợp với chuyên môn xây dựng các tiết thể dục cho một giáo viên dạy tốt thực hiện tiết dạy để tất cả chị em được dự giờ tham khảo rút kinh nghiệm và thống nhất cách thực hiện kịp thời.
 3.2. Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động
 Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi; Căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện bài tập ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học; Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung các bài tập vận động tập luyện cho trẻ, xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp, đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng vận động cao hơn.
 Nội dung trong chương trình đã được trình bày theo từng loại vận động và theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đề chủ điểm, phù hợp với các hoạt động khác và các sự kiện . Khi lập được kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu quả, trẻ cũng rất hào hứng để thực hiện các vận động và các bài tập cùng cô. 
 Ví dụ: Kế hoạch tổ chức các hoạt động Giáo dục phát triển vận động theo chủ đề cụ thể: 
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG 
CHO TRẺ 5-6 TUỔI THEO CHỦ ĐỀ
NĂM HỌC 2015 – 2016
CHỦ ĐỀ
NỘI DUNG
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Trường Mầm non
- Đi- chạy
+ Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, diz zăc theo hiệu lệnh
- Bò, trườn, trèo
 + Bò bằng bàn tay, bàn chân 4 - 5m
- Tung, ném, bắt: Tung bóng lên cao và bắt bóng
- Bật, nhảy : 
+ Bật liên tục vào 5 vòng
- Đi- chạy
+Trẻ biết đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, diz zăc theo hiệu lệnh
- Bò, trườn, trèo
 + Trẻ biết bò bằng bàn tay, bàn chân 4 - 5m
- Tung, ném, bắt: Trẻ biết tung bóng lên cao và bắt bóng
- Bật, nhảy : 
+ Trẻ biết bật liên tục vào 5 vòng
Bản thân
- Đi, chạy
+ Đi nối bàn chân tiến lùi
+ Đi mép ngoài bàn chân, đi khụy gối.
+ Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, dic zăc theo hiệu lệnh
- Bò, trườn, trèo
+ Bò dic zăc qua 7 hộp.
+ Bò bằng bàn tay, cẳng chân chui qua cổng
- Đi, chạy
+ Trẻ biết đi nối bàn chân tiến lùi
+ Trẻ biết đi mép ngoài bàn chân, đi khụy gối.
+ Trẻ biết đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, dic zăc theo hiệu lệnh
- Bò, trườn, trèo
+ Trẻ biết bò dic zăc qua 7 hộp.
+ Trẻ biết bò bằng bàn tay, cẳng chân chui qua cổng
Gia đình
- Đi- chạy
+ Đi mép ngoài bàn chân, đi khụy gối.
+ Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, diz zăc theo hiệu lệnh
- Tung, ném, bắt: 
 + Ném trúng đích nằm ngang.
- Bật, nhảy : 
+ Bật chụm , tách chân qua 5 ô.
+ Bật xa, ném xa bằng 1 tay.
+ Nhảy lò cò 5m
- Đi- chạy
+ Trẻ biết đi mép ngoài bàn chân, đi khụy gối.
+ Trẻ biết đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, diz zăc theo hiệu lệnh
- Tung, ném, bắt: 
 + Trẻ biết ném trúng đích nằm ngang.
- Bật, nhảy : 
+ Trẻ biết bật chụm , tách chân qua 5 ô.
+ Trẻ biết bật xa, ném xa bằng 1 tay.
+ Trẻ biết nhảy lò cò 5m
 Nghề nghiệp
- Đi- chạy
+ Đi chạy theo đường thẳng.
+ Chạy nhanh 18m trong khoảng 10 giây
- Tung, ném, bắt: 
 + Ném xa bằng 2 tay
+ Đi và đập bóng
- Bật, nhảy : 
+ Bật qua vật cản cao 
15 - 20cm
- Đi- chạy
+ Trẻ biết đi chạy theo đường thẳng.
+ Trẻ biết chạy nhanh 18m trong khoảng 10 giây
- Tung, ném, bắt: \
+ Trẻ biết ném xa bằng 2 tay
 + Trẻ biết đi và đập bóng
- Bật, nhảy : 
+ Trẻ biết bật qua vật cản cao 15 - 20cm
Thế giới thực vật
- Đi- chạy
+ Đi trên ván kê dốc.
+ Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát
+ Chạy liên tục 150m
- Tung, ném, bắt: 
 + Ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay
- Đi- chạy
+ Trẻ biết đi trên ván kê dốc.
+ Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát
+ Trẻ biết chạy liên tục 150m
 - Tung, ném, bắt: 
 + Trẻ biết ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay
Thế giới động vật
- Đi- chạy
+ Đi mép ngoài bàn chân, đi khụy gối.
+ Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, diz zăc theo hiệu lệnh
- Bò, trườn, trèo
 + Bò zic zắc bằng bàn tay, bàn chân qua 7 hộp
- Tung, ném, bắt: 
+ Ném trúng đích nằm ngang bằng 1 tay.
+ Chuyền bóng qua đầu
- Đi- chạy
+ Trẻ biết đi mép ngoài bàn chân, đi khụy gối.
+ Trẻ biết đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, diz zăc theo hiệu lệnh
- Bò, trườn, trèo
 + Trẻ biết bò zic zắc bằng bàn tay, bàn chân qua 7 hộp
- Tung, ném, bắt: 
+ Trẻ biết ném trúng đích nằm ngang bằng 1 tay.
+ Trẻ biết chuyền bóng qua đầu
 Giao thông
- Đi- chạy
+ Đi mép ngoài bàn chân, đi khụy gối.
+ Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
- Tung, ném, bắt: 
 + Chuyền bóng qua đầu.
- Bật, nhảy : 
+ Bật tách chân, khép chân qua 7 ô
- Đi- chạy
+ Trẻ biết đi mép ngoài bàn chân, đi khụy gối.
+ Trẻ biết đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
- Tung, ném, bắt: 
 + Trẻ biết chuyền bóng qua đầu.
- Bật, nhảy : 
+ Trẻ biết bật tách chân, khép chân qua 7 ô
Các hiện tượng tự nhiên
- Đi- chạy
+ Đi chạy theo đường thẳng.
- Tung, ném, bắt: 
 + Tung và bắt bóng tại chỗ bằng 2 tay
- Bật, nhảy : 
+ Bật qua chướng ngại vật cao 15 - 20cm.
- Đi- chạy
+ Trẻ biết đi chạy theo đường thẳng.
- Tung, ném, bắt: 
 + Trẻ biết tung và bắt bóng tại chỗ bằng 2 tay
- Bật, nhảy : 
+ Trẻ biết bật qua chướng ngại vật cao 15 - 20cm.
Quê hương - Đất nước – Bác Hồ
- Đi- chạy
+ Đi chạy theo hiệu lệnh.
- Tung, ném, bắt: 
 + Đi và đập bắt bóng
- Bật, nhảy : 
+ Bật nhảy từ trên cao (40-45cm) xuống
- Đi- chạy
+ Trẻ biết đi chạy theo hiệu lệnh.
- Tung, ném, bắt: 
 + Trẻ biết đi và đập bắt bóng
- Bật, nhảy : 
+ Trẻ biết bật nhảy từ trên cao (40-45cm) xuống
Trường tiểu học
- Đi- chạy
+ Đi chạy theo các hướng.
- Bò, trườn, trèo
+ Trèo lên xuống 7 dóng thang
- Đi- chạy
+ Trẻ biết đi chạy theo các hướng.
 - Bò, trườn, trèo
+ Trẻ biết trèo lên xuống 7 dóng thang
 Xây dựng góc vận động, để thuận tiện cho trẻ sử dụng và tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh, tôi chọn vị trí trước cửa sau của lớp. Tôi sắp xếp các đồ dùng dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng. đến mỗi hoạt động như thể dục sáng, giờ học thể dục, hoạt động ngoài trời trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với vận động mà giáo viên yêu cầu. Ngoài ra khi xây dựng góc vận động trẻ có thể tự tham gia vận động khi trẻ được bố mẹ đón và cho chơi ở sân trường, trẻ có thể rủ bạn cùng tập lại bài tập mà buổi sáng đã học cho bố mẹ xem. Khi xây dựng góc vận động tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻ tham gia vận động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh lớp tôi thấy đượ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_phat_trie.doc