Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng thực hiện phép chia với số thập phân cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng thực hiện phép chia với số thập phân cho học sinh Lớp 5

Tính sáng tạo, tính khoa học

Với phép chia số thập phân, nguyên tắc cơ bản là dựa vào phép chia số tự nhiên mà học sinh đã được học ở năm học trước. Tuy nhiên, trong trường hợp chia một số thập phân cho một số tự nhiên mà phần nguyên của số bị chia bé hơn số chia hoặc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân, học sinh đã gặp phải không ít lúng túng và trình bày không chính xác. Mặt khác, một số học sinh kĩ năng thực hiện phép chia số tự nhiên còn chậm và yếu thì việc thực hiện phép chia số thập phân càng gặp khó khăn hơn.Chất lượng dạy học môn toán sẽ không được đảm bảo nếu chúng ta chỉ giảng giải và hướng dẫn thuần túy: cô giảng, trò nghe. Nhằm nâng cao chất lượng môn Toán nói chung và kĩ năng thực hành chia số thập phân nói riêng, tôi lựa chọn và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng chia số thập phân trong môn Toán lớp 5 như sau:

 * Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của môn học đặc biệt là về phép chia.

 - Trước hết giáo viên cần nắm chắc mục tiêu dạy học toán ở tiểu học và ở lớp 5 để có những hướng dẫn và định hướng đúng cho học sinh.

 - Khi lựa chọn những nội dung dạy học, giáo viên cần đưa ra những nội dung thật gần gũi đối với đời sống hằng ngày của các em để từ đó các em nhận thấy sự cần thiết phải trau dồi kiến thức của môn học, thấy được vai trò của môn học trong việc học tập các môn học khác và trong đời sống thực tiễn.

 Ví dụ: May 25 bộ quần áo như nhau hết 70m vải. Hỏi may 6 bộ quần áo như thế cần mua bao nhiêu mét vải?

 - Nếu các em có kiến thức môn Toán sẽ tính được thực tế mình cần mua bao nhiêu mét vải; có kiến thức toán học sẽ giúp ích rất nhiều trong thực tiễn đời sống hàng ngày.

 * Giải pháp 2: Xác định dạng kiến thức.

 Ví dụ: Trong phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên (trường hợp phần nguyên của số bị chia bé hơn số chia):

 - Lần 1 đưa ra phép chia 4,48 : 4, rồi hướng dẫn cách chia như sau:

 + 4 chia 4 được 1, viết 1.

 1 nhân 4 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0.

 + Viết dấu phẩy vào bên phải thương vừa tìm được

 + Hạ 4, được 4; 4 chia 4 được 1, viết 1.

 1 nhân 4 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0.

 + Hạ 8, được 8; 8 chia 4 được 2, viết 2.

 2 nhân 4 bằng 8; 8 trừ 8 bằng 0.

 - Lần 2 đưa ra phép chia 3,48 : 4, rồi gợi ý cho học sinh nhận ra điểm khác nhau giữa hai phép chia (phép chia 4,48 : 4 có phần nguyên chia được cho 4, còn phép chia 3,48 : 4 có phần nguyên không chia được cho 4). Như vậy tình huống có vấn đề ở đây là khi lấy phần nguyên của số bị chia là 3 chia cho 4 thì 3 chia 4 được mấy. Từ thắc mắc trên giáo viên hướng dẫn học sinh tìm cách giải quyết.

 

doc 6 trang hoathepmc36 28/02/2022 10493
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng thực hiện phép chia với số thập phân cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG THỰC HIỆN PHÉP CHIA
VỚI SỐ THẬP PHÂN CHO HỌC SINH LỚP 5”
I. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:
 Họ và tên: Đoàn Thị Thúy
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị: Trường Tiểu học Ngọc Xuân
II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG:
Sáng kiến được áp dụng trong giảng dạy môn Toán; rèn kĩ năng thực hiện phép chia với số thập phân cho học sinh lớp 5. 
III. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
 Trong chương trình môn toán lớp 5, phép chia liên quan đến số thập phân có các dạng kiến thức:
 - Chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
 - Chia một số thập phân cho 10,100, 1000,
 - Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
 - Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
 - Chia một số thập phân cho một số thập phân.
 Trong các dạng toán thực hiện phép chia có liên quan đến số thập phân thì có hai dạng học sinh còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế và thường mắc phải những sai lầm đó là: phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên (trường hợp phần nguyên của số bị chia bé hơn số chia), chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. 
 - Kỹ năng thực hiện phép chia còn chậm.
 - Chưa có kỹ năng ước lượng thương trong phép chia.
 - Khi lấy chữ số đầu tiên của phần thập phân của số bị chia vào thực hiện phép chia nhưng không viết dấu phẩy vào bên phải thương (Trong trường hợp chia một số thập phân cho một số tự nhiên) 
 - Khi viết thêm 0 vào bên phải số dư để tiếp tục thực hiện phép chia nhưng không viết dấu phẩy vào thương (Trong trường hợp chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân). 
 - Chưa viết 0 vào bên phải số bị chia mà đã bỏ dấu phẩy ở số chia và thực hiện phép chia (Trong trường hợp chia một số tự nhiên cho một số thập phân).
 - Chuyển dấu phẩy ở số bị chia sai (Trong trường hợp chia một số thập phân cho một số thập phân). 
 Qua việc điều tra khảo sát thực tế của lớp tôi cho thấy: Khi học về phép chia các số thập phân, học sinh còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế và thường mắc phải những sai lầm do những nguyên nhân khác nhau, dẫn đến kết quả kiểm tra khảo sát tại lớp 5A đạt như sau:
Năm học
TS
Điểm 9 – 10
Điểm 7 – 8
Điểm 5 – 6
Điểm 1 – 4
2015 - 2016
41
4 = 9,8 %
15= 36,6 %
15 = 36,6%
7 = 17%
	Trước thực trạng trên, tôi đã băn khoăn, trăn trở làm thế nào để học sinh không những thực hiện tốt cách chia số thập phân mà còn cho các em có kĩ năng thực hành, vận dụng vào thực tiễn.
Trong năm học tôi đã mạnh dạn áp dụng “Một số giải pháp rèn kĩ năng thực hiện phép chia với số thập phân cho học sinh lớp 5”.
IV- BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học
1.1. Tính mới 
Sáng kiến này được áp dụng lần đầu trong nhà trường, không trùng với bất kỳ sáng kiến nào trước đó. 
1.2. Tính sáng tạo, tính khoa học
Với phép chia số thập phân, nguyên tắc cơ bản là dựa vào phép chia số tự nhiên mà học sinh đã được học ở năm học trước. Tuy nhiên, trong trường hợp chia một số thập phân cho một số tự nhiên mà phần nguyên của số bị chia bé hơn số chia hoặc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân, học sinh đã gặp phải không ít lúng túng và trình bày không chính xác. Mặt khác, một số học sinh kĩ năng thực hiện phép chia số tự nhiên còn chậm và yếu thì việc thực hiện phép chia số thập phân càng gặp khó khăn hơn.Chất lượng dạy học môn toán sẽ không được đảm bảo nếu chúng ta chỉ giảng giải và hướng dẫn thuần túy: cô giảng, trò nghe. Nhằm nâng cao chất lượng môn Toán nói chung và kĩ năng thực hành chia số thập phân nói riêng, tôi lựa chọn và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng chia số thập phân trong môn Toán lớp 5 như sau:
 * Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của môn học đặc biệt là về phép chia.
 - Trước hết giáo viên cần nắm chắc mục tiêu dạy học toán ở tiểu học và ở lớp 5 để có những hướng dẫn và định hướng đúng cho học sinh.
 - Khi lựa chọn những nội dung dạy học, giáo viên cần đưa ra những nội dung thật gần gũi đối với đời sống hằng ngày của các em để từ đó các em nhận thấy sự cần thiết phải trau dồi kiến thức của môn học, thấy được vai trò của môn học trong việc học tập các môn học khác và trong đời sống thực tiễn.
 Ví dụ: May 25 bộ quần áo như nhau hết 70m vải. Hỏi may 6 bộ quần áo như thế cần mua bao nhiêu mét vải?
 - Nếu các em có kiến thức môn Toán sẽ tính được thực tế mình cần mua bao nhiêu mét vải; có kiến thức toán học sẽ giúp ích rất nhiều trong thực tiễn đời sống hàng ngày. 
 * Giải pháp 2: Xác định dạng kiến thức.
	Ví dụ: Trong phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên (trường hợp phần nguyên của số bị chia bé hơn số chia): 
	- Lần 1 đưa ra phép chia 4,48 : 4, rồi hướng dẫn cách chia như sau:
	+ 4 chia 4 được 1, viết 1.
 	 1 nhân 4 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0.
	+ Viết dấu phẩy vào bên phải thương vừa tìm được
	+ Hạ 4, được 4; 4 chia 4 được 1, viết 1.
 	 1 nhân 4 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0.
	+ Hạ 8, được 8; 8 chia 4 được 2, viết 2.
	 2 nhân 4 bằng 8; 8 trừ 8 bằng 0. 
	- Lần 2 đưa ra phép chia 3,48 : 4, rồi gợi ý cho học sinh nhận ra điểm khác nhau giữa hai phép chia (phép chia 4,48 : 4 có phần nguyên chia được cho 4, còn phép chia 3,48 : 4 có phần nguyên không chia được cho 4). Như vậy tình huống có vấn đề ở đây là khi lấy phần nguyên của số bị chia là 3 chia cho 4 thì 3 chia 4 được mấy. Từ thắc mắc trên giáo viên hướng dẫn học sinh tìm cách giải quyết. 
* Giải pháp 3: Hướng dẫn tỉ mỉ kĩ năng thực hành chia (chú ý đến kĩ năng ước lượng thương) các số thập phân đối với từng trường hợp.
 Ví dụ 1: Trường hợp chia một số thập phân cho một số tự nhiên: 1,35 : 3
	- Đặt tính : 1,35 3
 15 0,45 
 0
	- Cách thực hiện: 
	+ Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia: 1 chia 3 được 0, viết 0. 
	+ Viết dấu phẩy vào bên phải thương vừa tìm được, lấy chữ số đầu tiên ở phần thập phân của số bị chia để tiếp tục chia: 13 chia 3 được 4, viết 4; 4 nhân 3 bằng 12; 13 trừ 12 bằng 1, viết 1. 
	+ Hạ 5, được 15; 15 chia 3 được 5, viết 5 ; 5 nhân 3 bằng 15; 15 trừ 15 bằng 0, viết 0. 
 Ví dụ 2: Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân: 54 : 12
	- Trước hết giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc.
	- Hướng dẫn học sinh thực hiện từng bước theo quy tắc.
	- Đặt tính: 54 12
 	 060 4,5
 	 00
	- Cách thực hiện: 
	+ 54 chia 12 được 4, viết 4; 4 nhân 2 bằng 8; 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 bằng 6, viết 6, nhớ 1; 4 nhân 1 bằng 4, thêm 1 bằng 5; 5 trừ 5 bằng 0, viết 0. 
	+ Viết dấu phẩy vào bên phải thương vừa tìm được rồi viết thêm vào bên phải 
số dư một chữ số 0 được 60; 60 chia 12 được 5, viết 5; 5 nhân 2 bằng 10; 0 không trừ được 10, lấy 10 trừ 10 bằng 0, viết 0, nhớ 1; 5 nhân 1 bằng 5, thêm 1 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0, viết 0. 
* Chú ý: Đối với trường hợp còn dư nữa, ta lại viết thêm vào bên phải số dư mới một chữ số 0 mà không cần viết dấu phẩy vào thương rồi tiếp tục chia. 
* Lưu ý : Trong khi hướng dẫn cách chia giáo viên kết hợp hướng dẫn củng cố cách ước lượng thương, chẳng hạn: Khi chia 369 cho 48 ta ước lượng thương bằng cách: Che chữ số 8 ở số chia và chữ số 9 ở số bị chia (Số 369) ta được 36 chia 4 được 9, thử thương là 9 ta thấy 9 48 = 432, so sánh 432 với 369 ta thấy 432 > 369 nên bớt đi 1 ở 9 (9 - 1 = 8) được 8, tiếp tục thử thương là 8, ta thấy 8 48 = 384, so sánh 384 với 369 lại thấy 384 > 369, nên lại bớt đi 1 ở 8 được 7, tiếp tục thử thương là 7 ta thấy 7 48 = 336, so sánh 336 với 369 ta thấy 336 < 369. Vậy 369 chia 48 được 7. Trong trường hợp này ta còn có cách ước lượng khác như: làm tròn 369 thành 400 và 48 thành 50 rồi lấy 400 chia cho 50 để được 8. Sau đó ta thử với thương là 8.
* Giải pháp 5: Sau khi học xong mỗi nội dung, cho học sinh so sánh nhận xét về sự giống và khác nhau giữa các trường hợp:
Ví dụ: So sánh và nhận xét sự giống nhau và khác nhau về cách chia giữa phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân và phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
* Giống nhau: 
	- Đếm xem trong phần thập phân của số chia có bao nhiêu chữ số.
	- Bỏ dấu phẩy ở số chia.
* Khác nhau: 
	- Đối với phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
	 + Sau khi đếm được bao nhiêu chữ số ở phần thập của số chia thì viết thêm bấy nhiêu chữ số 0 vào bên phải số bị chia.
	 + Thực hiện phép chia như chia các số tự nhiên.
	- Đối với phép chia một số thập phân cho một số thập phân. 
	 + Sau khi đếm được bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số. 
	 + Sau khi bỏ dấu phẩy ở số chia thì thực hiện phép chia như chia cho số tự nhiên. 
* Chú ý: Giáo viên cũng cần lưu ý cho học sinh trong phép chia một số thập phân cho một số thập phân, trường hợp số các chữ số ở phần thập phân của số bị chia ít hơn số các chữ số ở phần thập phân của số chia thì cần phải viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số bị chia sao cho phù hợp.
2. Hiệu quả
Thời gian thực hiện sáng kiến này được tôi áp dụng trong năm học 2015-2016, kết quả đạt được của học sinh lớp tôi về môn toán, kĩ năng chia số thập phân tiến bộ rõ rệt. Từ chỗ nhiều học sinh thực hành lúng túng khi thực hiện phép chia, chia còn sai, thì đến cuối năm học không còn học sinh làm sai, học sinh tự tin hơn khi thực hiện phép chia. Kết quả cuối năm học sau khi áp dụng sáng kiến cụ thể như sau:    
Năm học
TS
Điểm 9 – 10
Điểm 7 – 8
Điểm 5 – 6
Điểm 1 – 4
2015 - 2016
41
20 = 48,8 %
18= 43,8 %
3 = 7,4 %
0 = 0 %
3. Khả năng và các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
*Sáng kiến có thể áp dụng đối với giảng dạy môn toán lớp 5 trong trường Tiểu học.
* Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 - Được Ban giám hiệu, đồng nghiệp giúp đỡ về công tác chuyên môn.
- Giáo viên phải tâm huyết với nghề, luôn có lòng yêu nghề, mến trẻ, có ý thức trách nhiệm, không ngừng học hỏi và mạnh dạn áp dụng những cái mới vào thực tiễn giảng dạy.
- Giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, dự giờ đồng nghiệp, tham dự đầy đủ các buổi tập huân chuyên môn.
Giáo viên nắm vững đối tượng học sinh, hiểu rõ mức độ nhận thức, hoàn cảnh, sở thích của từng em, tâm sinh lí lứa tuổi của các em.
4. Thời gian và những người tham gia tôt tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
Sáng kiến này đươc áp dụng lần đầu với lớp 5A trong năm học 2015-2016 đạt kết quả cao trong việc rèn kĩ năng chia số thập phân.
V. KẾT LUẬN
Khi rèn học sinh thực hiện cộng hai số thập phân
- Không nên giao quá nhiều bài tập. Nên chọn một số lượng bài vừa đủ để có điều kiện khắc sâu kiến thức được vận dụng và phát triển các năng lực tư duy cần thiết trong giải Toán.
- Nên sắp xếp các bài tập thành một chùm bài có liên quan với nhau.
- Chỉ ra những chỗ học sinh cần khắc phục.
 - Hãy để học sinh có thời gian làm bài và để học sinh hưởng niềm vui khi tự mình tìm ra cách tính.
 Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc rèn kĩ năng cộng hai số thập phân cho học sinh lớp 5. Chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của hội đồng khoa học và các bạn đồng nghiệp.
 Tôi xin chân thành cám ơn.
Cao Bằng, ngày 2 tháng 4 năm 2017
Người viết
Đoàn Thị Thúy
.  

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_ki_nang_thuc_hien.doc