SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Nga Thái học tốt về giải toán có lời văn

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Nga Thái học tốt về giải toán có lời văn

Như chúng ta đã biết, mục tiêu giáo dục là quốc sách hàng đầu. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục bậc Tiểu học là góp phần đào tạo những con người lao động thông minh, linh hoạt, năng động, chủ động, sáng tạo và thích ứng. Bậc Tiểu học là nền tảng của giáo dục phổ thông và cũng là nền tảng của dân trí. Trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với xu thế chung của cả nước về yêu cầu giáo dục hiện nay. Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn Toán nói riêng là cần thiết đối với yêu cầu hiện nay.

Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng ở nhân cách con người. Trong các môn học ở Tiểu học cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí rất quan trọng vì: Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác và học tiếp Toán ở Trung học cơ sở. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học được hình thành chủ yếu bằng thực hành, luyện tập và thường xuyên được ôn tập, củng cố, phát triển, vận dụng trong học tập và trong đời sống con người.

 Xuất phát từ mục đích, yêu cầu của chương trình Toán lớp 2. Từ những hạn chế của tâm lý lứa tuổi. Từ tình hình thực tiễn, trình độ nhận thức của học sinh Tiểu học nói chung, của lớp tôi nói riêng, các em đa số “ Giải toán có lời văn” còn yếu vì nhiều nguyên nhân, trong đó vẫn là: Do đặc điểm sinh lý lứa tuổi, các em thường vội vàng hấp tấp, nên đôi khi chưa hiểu kỹ đề bài đã vội vàng làm bài, dẫn đến bài làm của các em còn nhiều sai sót như câu lời giải chưa đầy đủ hoặc có những câu lời giải chưa đúng; nhiều em còn sai danh số ở kết quả tính .

 

doc 21 trang thuychi01 10361
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Nga Thái học tốt về giải toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. Mở đầu
2
1. Lý do chọn sáng kiến
2-3
2. Mục đích nghiên cứu
3
3.Đối tượng nghiên cứu
3
4. Phương pháp nghiên cứu
3
II. Nội dung 
4
1. Cơ sở lý luận 
4
2. Thực trạng 
5
2.1. Thực trạng dạy học của giáo viên
5
2.2. Thực trạng học của học sinh
6
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng
7
3. Các giải pháp tổ chức thực hiện
7 - 17
4. Kết quả thực hiện SKKN
17 -18
III. Kết luận và kiến nghị
19 -20
1. Kết luận
19
2. Kiến nghị
20
IV. Tài liệu tham khảo
21
V. Danh mục SKKN đã được Hội đồng Khoa học Ngành Giáo dục & Đào tạo cấp huyện, tỉnh đánh giá xếp loại C trở lên.
22
I. MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, mục tiêu giáo dục là quốc sách hàng đầu. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục bậc Tiểu học là góp phần đào tạo những con người lao động thông minh, linh hoạt, năng động, chủ động, sáng tạo và thích ứng. Bậc Tiểu học là nền tảng của giáo dục phổ thông và cũng là nền tảng của dân trí. Trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với xu thế chung của cả nước về yêu cầu giáo dục hiện nay. Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn Toán nói riêng là cần thiết đối với yêu cầu hiện nay.
Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng ở nhân cách con người. Trong các môn học ở Tiểu học cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí rất quan trọng vì: Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác và học tiếp Toán ở Trung học cơ sở. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học được hình thành chủ yếu bằng thực hành, luyện tập và thường xuyên được ôn tập, củng cố, phát triển, vận dụng trong học tập và trong đời sống con người.
 Xuất phát từ mục đích, yêu cầu của chương trình Toán lớp 2. Từ những hạn chế của tâm lý lứa tuổi. Từ tình hình thực tiễn, trình độ nhận thức của học sinh Tiểu học nói chung, của lớp tôi nói riêng, các em đa số “ Giải toán có lời văn” còn yếu vì nhiều nguyên nhân, trong đó vẫn là: Do đặc điểm sinh lý lứa tuổi, các em thường vội vàng hấp tấp, nên đôi khi chưa hiểu kỹ đề bài đã vội vàng làm bài, dẫn đến bài làm của các em còn nhiều sai sót như câu lời giải chưa đầy đủ hoặc có những câu lời giải chưa đúng; nhiều em còn sai danh số ở kết quả tính ...
  Việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở Tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng, bản thân tôi cũng như nhiều bạn đồng nghiệp còn băn khoăn trăn trở, làm thế nào để nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2. Bản thân tôi cần phải nghiên cứu, tìm các biện pháp giảng dạy thích hợp, giúp các em giải bài toán một cách vững vàng; mặt khác giúp các em có phương pháp suy luận thông qua cách trình bày, lời giải đúng, ngắn gọn, sáng tạo trong cách thực hiện. Từ đó giúp các em hứng thú, say mê học toán. Với những lý do trên, tôi đã chọn giải pháp “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Nga Thái học tốt về giải toán có lời văn” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường nói chung và đối với học sinh lớp 2 nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu:
 Mục đích của sáng kiến là nghiên cứu và giới thiệu những biện pháp tích cực trong việc dạy và học môn toán nói chung và giải toán có lời văn nói riêng, góp phần giúp học sinh lớp 2 giải được các dạng toán có lời văn một cách tốt nhất. Thông qua các biện pháp này tôi có thể nâng cao kiến thức của bản thân và ý thức được việc nghiên cứu, tìm ra những phương pháp khả thi để nâng cao chất lượng học toán cho học sinh Tiểu học nói chung. Học sinh lớp 2 nói riêng. 
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Thực trạng về giải toán có lời văn của học sinh lớp hai Trường Tiểu học Nga Thái. 
- Một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giải toán có lời văn của 
học sinh lớp hai Trường Tiểu học Nga Thái.  
4. Phương pháp nghiên cứu:
 Để việc nghiên cứu đạt kết quả rốt, tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 
- Phương pháp dạy thực nghiệm, thực hành: Thực nghiệm đối chứng; Đánh giá kết quả thực nghiệm.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Việc hướng dẫn học sinh lớp 2 giải toán có lời văn thực chất là hướng dẫn các em về những bài toán thực tế, nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và sự phụ thuộc, có liên quan tới cuộc sống thường xảy ra hàng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn chính là ở chỗ làm thế nào để lược bỏ được những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán. Hay nói một cách khác là làm sao phải chỉ ra được các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và tìm được những câu lời giải, phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số của bài toán.
 Nhưng làm thế nào để học sinh hiểu và giải toán theo yêu cầu của chương trình mới, đó là điều cần phải trao đổi nhiều đối với chúng ta – những người trực tiếp giảng dạy cho các em nhất là việc: Đặt câu lời giải cho bài toán.
 Như chúng ta đã biết: Trước cải cách giáo dục thì đến lớp 4, các em mới phải viết câu lời giải, còn những năm đầu cải cách giáo dục thì đến học kì 2 của lớp 3 mới phải viết câu lời giảiCòn đến nay theo chương trình mới thì ngay từ lớp 1 học sinh đã được yêu cầu viết câu lời giải. Đây quả là một bước nhảy vọt khá lớn trong chương trình môn toán ở Tiểu học. Nhưng nếu như nắm bắt được cách giải toán ngay từ lớp 1, lớp 2 thì đến các lớp trên các em dễ dàng tiếp thu, nắm bắt và gọt giũa, tôi luyện để trang bị thêm vào hành trang kiến thức của mình để tiếp tục học tốt ở các lớp sau.
 Ta thấy rằng, giải toán ở Tiểu học trước hết là giúp các em luyện tập, vận dụng kiến thức, các thao tác thực hành vào thực tiễn. Qua đó, từng bước giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận lôgíc. Thông qua giải toán mà học sinh rèn luyện được phong cách của người lao động mới: Làm việc có ý thức, có kế hoạch, sáng tạo và hăng say, miệt mài trong công việc.
 Thực tế qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 2, tôi nhận thấy học sinh khi giải các bài toán có lời văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác. Các em thường lúng túng khi đặt câu lời giải cho phép tính, có nhiều em làm phép tính chính xác và nhanh chóng nhưng không làm sao tìm được lời giải đúng hoặc đặt lời giải không phù hợp với đề toán đặt ra. Chính vì thế nhiều khi dạy học sinh đặt câu lời giải còn vất vả hơn nhiều so với dạy trẻ thực hiện các phép tính ấy để tìm ra đáp số.
 Việc đặt lời giải ngay từ lớp1, lớp 2 sẽ là một khó khăn lớn đối với mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy ở lớp1, lớp 2 nhất là những tuần đầu dạy toán có lời văn ngay ở việc giúp các em đọc đề, tìm hiểu đềMột số em mới chỉ đọc được đề toán chứ chưa hiểu được đề, chưa trả lời các câu hỏi thầy nêu: Bài toán cho biết gì ?... Đến khi giải toán thì đặt câu lời giải chưa đúng, chưa hay hoặc không có câu lời giải Những nguyên nhân trên không thể đổ lỗi về phía học sinh 100% được mà một phần lớn đó chính là các phương pháp, cách áp dụng, truyền đạt của những người thầy.
 Đây cũng là lý do mà tôi chọn sáng kiến này, mong tìm ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2. Để từ đó, các em có thể thành thạo hơn với những bài toán có lời văn khó và phức tạp ở các lớp trên.
2. Thực trạng về việc dạy giải toán có lời văn ở lớp 2 ở Trường Tiểu học Nga Thái hiện nay.
2.1. Đối với việc dạy của giáo viên.
 Giải toán có lời văn cho học sinh là việc giáo viên phải dạy trong chương trình chính khoá của chương trình lớp 2. Trong quá trình dạy cho học sinh nắm bắt kiến thức về giải toán có lời văn là một trong các nội dung rất khó để giáo viên có thể truyền đạt cho các em nắm bắt bài được tốt. Bởi các em học sinh lớp 2, đây là một lớp học kế tiếp của lớp 1, các em việc đọc thông viết thạo lại cũng là một nội dung giáo viên cần phải rèn cho các em. Bởi giai đoạn vào đầu năm học còn nhiều học sinh đọc còn ngập ngừng, chưa lưu loát, chưa trôi chảy, lí do là trong thời gian nghỉ hè các em không ôn lại nên lại quên đi. Chính vì vậỵ khi dạy cho các em học giải toán có lời văn thì giáo viên càng gặp khó khăn hơn. Hơn nữa, một số giáo viên thấy học sinh của mình chưa đọc thông viết thạo nên khi hướng dẫn cho các em giải toán có lời văn thường tập trung chú ý đến từ khoá để các em rút ra được phép tính là được mà chưa chú ý đến việc hướng dẫn cho các em đưa ra câu lời giải. Vì thế, nhiều em viết câu lời giải chưa đầy đủ. 
Tóm lại: Giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn, bởi học sinh lớp 2 vào đầu năm học các em đọc bài chưa trôi chảy, tốc độ chậm. Vì thế các em hiểu bài toán chưa cặn kẽ, viết câu lời giải chưa đầy đủ.
2.2. Đối với học sinh.
 Việc đọc viết của các em còn chưa được thành thạo, nên khi gặp bài toán có lời văn, để các em hiểu làm được bài thì các em phải đọc tốt để các em mới có thể hiểu được yêu cầu bài toán, mới biết được bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 
 Việc đọc đề, tìm hiểu đề đang còn nhiều khó khăn đối với học sinh lớp 2. Vì kĩ năng đọc thành thạo của các em chưa cao, nên các em đọc được đề toán và hiểu đề còn thụ động, chậm chạp Cũng xuất phát từ lí do đó mà các em đặt câu lời giải cho bài toán không đầy đủ theo yêu cầu của bài, đôi khi thiếu đi từ chìa khóa của bài.
 Thực tế trong một tiết dạy, thời gian dạy kiến thức mới mất nhiều, phần bài tập hầu hết là ở cuối bài nên thời gian để luyện nêu đề, nêu câu trả lời không được nhiều mà học sinh chỉ thành thạo việc đọc đề toán.
 Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc hoc của con em mình nên kết quả học tập của các em chưa cao. 
 Là một xã dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập cũng như chất lượng học tập của các em.
 Nhiều gia đình đi làm ăn xa gửi con cho ông bà chăm sóc do ông bà đã già yếu nên không quán xuyến được việc học hành của các cháu.
 Do đặc điểm tâm lý chung của học sinh tiểu học còn ham chơi nên việc học hành của các em nếu không có sự giám sát chặt chẽ của gia đình thì khó có hiệu quả cao.
 Về cơ sở vật chất của nhà trường: Tuy nhà trường đã có đủ phòng học nhưng trang thiết bị phục vụ cho công việc giảng dạy còn chưa đảm bảo. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, dẫn đến hiệu quả giảng dạy nói chung chưa cao. 
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng.
 Từ những thực trạng nêu trên tôi đã khảo sát kĩ năng giải toán của học sinh khối lớp 2. Đó là lớp 2A (lớp thực nghiệm) và 2B là (lớp đối chứng). Kết quả cụ thể như sau:
Lớp
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2A
31
7
22,6%
14
45,2%
10
32,3%
2B
30
10
33,3%
13
43,3%
7
23,4
 Trong số những em chưa hoàn thành bài làm của mình thì một trong những lỗi mà các em thường hay mắc phải đó là: Đặt câu lời giải chưa hoàn chỉnh, câu lời giải không đúng với yêu cầu của bài ra, nghĩa là còn có những em đặt câu lời giải không có từ chìa khóa của bài. Các em còn hay nhầm lẫn danh số của kết quả tính. Ngoài ra trình bày bài chưa khoa học.  Trong số những bài làm của các em mắc phải các lỗi như vừa nói trên thì bài làm của một học sinh dưới đây nói lên thực trạng đó.
 Từ những thực trạng được nêu trên để dạy cho học sinh giải toán có lời văn đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em học sinh có hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường tôi xin đưa ra một số giải pháp thực hiện như sau:
3. Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Nga Thái giải toán có lời văn.
3.1. Giải pháp 1. Phối hợp tốt với phụ huynh học sinh để thống nhất biện pháp giáo dục.
* Phối hợp thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm học.
 Vào đầu năm học, theo kế hoạch của nhà trường, tôi thường mời phụ huynh đến trường để họp. Trước khi họp tôi đã chuẩn bị trước nội dung, trong đó nội dung quan trọng nhất là làm thế nào để phụ huynh thấy được việc chuẩn bị chu đáo sách vơ, đồ dùng học tập cho con trước khi đến trường hay thường xuyên nhắc nhở các em để các em có ý thức tốt trong học tập chính là đã góp phần không nhỏ để giáo viên nâng cao chất lượng nói chung và nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn nói riêng.
Bởi như chúng ta đều biết học sinh lớp 2 đến trường còn phụ thuộc hoàn toàn vào sự quan tâm, nhắc nhở của cha mẹ và thầy cô. Các em chưa có ý thức tự giác học tập, chính vì vậy giáo dục ý thức tích cực học tập cho các em là một yếu tố không kém phần quan trọng giúp các em học tốt hơn. Vì thế trong cuộc họp, tôi trao đổi với các bậc phụ huynh phải thường xuyên quan tâm nhắc nhở để các em có ý thức trong việc chuẩn bị bài ở nhà, chuẩn bị đầy đủ sách, vở, đồ dùng học tập trước khi đến trường. Có như thế các em mới có thể tiếp thu và làm bài chu đáo.
 Trong một lớp học, lực học của các em không đồng đều, ý thức học của nhiều em chưa cao. Để thực hiện tốt cuộc vận động “ Hai không” của ngành giáo dục và giúp cho phụ huynh có biện pháp phù hợp trong việc giáo dục con cái, tôi đã mạnh dạn trao đổi với phụ huynh học sinh về chỉ tiêu phấn đấu của lớp và những yêu cầu cần thiết giúp các em học tập như: Mua sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng – cách hướng dẫn các em tự học ở nhà, đặc biệt nhất là đối với các ông bố vào buổi tối cố gắng bớt đi một chút thời gian chuyện trò với bạn bè, tắt (vặn nhỏ đài, ti vi) dành thời gian nhắc nhở, quan tâm cho các em học tập.Rất mừng là đa số phụ huynh đều nhiệt liệt hoan nghênh biện pháp trên vì lâu nay các phụ huynh còn đang vướng mắc nhiều về cách dạy học cho các em – Sách giáo khoa mới còn nhiều kí hiệu, các lệnh, yêu cầu của sách, phụ huynh chưa rõ yêu cầu bài tập; nhiều gia đình người mẹ bận việc mà người bố ngại hướng dẫn con nên việc học của con cái chưa được tập trung chú ý. Riêng trong phần bài tập của sách Toán, tôi hướng dẫn phụ huynh cách dạy các em luyện nêu miệng các đề toán, luyện nói và trả lời câu lời giải của bài toán.
 	Tóm lại: Cuộc họp gặp gỡ phụ huynh đầu năm tôi đã trao đổi thống nhất biện pháp giáo dục học sinh như quan tâm nhắc nhở các em ý thức học tập như chuẩn bị chu đáo sách, vở, đồ dùng học tập. Trao đổi để phụ huynh nhắc nhở các em mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài. Dành cho các em một góc học tập thật yên tĩnh để ngồi học tiếp thu bài tốt hơn. Trao đổi để phụ huynh hướng dẫn con em biết cách đọc hiểu văn bản nhất là hiểu rõ nội dung của dạng toán: giải toán có lời văn. Đồng thời tôi cũng nêu những hạn chế của các em khi giải toán có lời văn như do đọc chưa lưu loát nên chưa hiểu kĩ yêu cầu của bài dẫn đến nhiều lỗi trong bài làm: câu lời giải chưa hoàn chỉnh, có em câu lời giải chưa đúng yêu cầu bài ra.
Tất cả các nội trên được phụ huynh đồng tình ủng hộ. Trong quá trình học tập các em luôn chăm chỉ, phát huy tốt tinh thần học tập như phát biểu và xây dựng bài thường xuyên. Kết quả học tập của em ngày càng cao.
* Gặp gỡ trực tiếp với phụ huynh có học sinh cá biệt.
Cuộc họp phụ huynh lần này vẫn còn một số gia đình vắng mặt, những trường hợp này do chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc học, và do điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn nên phó mặc việc học của con cái cho giáo viên, cho nhà trường. Đối với những phụ huynh vắng mặt này hầu hết đều có con là học sinh cá biệt. Đối tượng này tôi tìm cách gặp gỡ, trao đổi tại nhà. Các gia đình này phần lớn trình độ văn hoá của bố mẹ còn thấp, thậm chí họ không biết cách dạy con như thế nào nữa mà chỉ biết nhắc nhở con: “ Học bài đi” rồi con học gì, làm gì ở bàn học bố mẹ cũng không hayĐối với những em này, tôi phải hướng dẫn nhiều hơn ở lớp để về nhà các em tự học. Một số học sinh thiếu Sách giáo khoa và Vở bài tập, tôi gặp gỡ trao đổi với phụ huynh, động viên họ mua sách ( sách cũ cũng được) tạo điều kiện cho con em học tập; tôi trực tiếp kêu gọi những em học sinh cũ ( lớp 2 năm ngoái) ủng hộ số sách cũ của các em cho nhà trường để nhà trường giúp đỡ những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Còn vở bài tập tôi cho phô tô lại cho những em thiếu, vì không có vở bài tập các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi làm bài tập nhất là trong khi kĩ năng đọc, viết chưa thành thạo song lại còn hay trêu chọc bạn trong giờ học như: em Thái, em Thanh, em Xuân, em Kiều Anh, em Mạnh 
	Tóm lại: Cuộc gặp gỡ những phụ huynh có học sinh cá biệt cũng như gặp gỡ trực tiếp những học sinh này tôi đã thuyết phục được họ trong việc quan tâm chăm sóc con cái học hành. Điều đó thể hiện thông qua việc kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của các em. Hằng ngày, các em chuẩn bị chu đáo sách, vở, đồ dùng học tập. Các em thường xuyên phát biểu ý kiến xây dựng bài. Học bài và làm bài đầy đủ.
3.2. Giải pháp 2. Rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong giờ Tiếng việt làm nền tảng cho việc đặt câu lời giải trong giải toán có lời văn lớp 2.
Để giúp cho học sinh có kĩ năng thành thạo trong việc giải toán thì chúng ta không chỉ hướng dẫn học sinh trong giờ toán mà một yếu tố không kém phần quan trọng đó là luyện kĩ năng nghe, nói, đọc viết trong giờ Tiếng việt.
Theo chương trình SGK mới đến tuần 23 học sinh lớp 1 mới tập giải toán có lời văn. Ở lớp 1 yêu cầu học sinh nhìn tranh nêu phép tính, tập nêu tiếp câu hỏi để hoàn chỉnh đề toán, tập viết câu lời giải ở dạng đơn giản và chưa yêu cầu lời giải hay, chính xác. Trong khi thời gian dành cho cả tiết học là không quá 40 phút, với nhiều yêu cầu kiến thức khác nhau nên các em chưa được rèn luyện nhiều. Vì vậy, khi lên lớp 2 những tuần đầu khi học đến phần giải toán có lời văn, nhiều em lúng túng kể cả một số em có lực học khá. Mặc dù giáo viên đã hướng dẫn các em nêu đề toán, tìm hiểu đề và gợi ý nêu miệng lời giải nhưng cách trình bày, sự trau chuốt lời giải của các em chưa được thành thạo. Hiểu được những thiếu sót đó của các em ở những tiết toán có bài toán giải tôi thường dành nhiều thời gian hơn để hướng dẫn kĩ và kết hợp trình bày mẫu nhiều bài giúp các em ghi nhớ và hình thành kĩ năng.
Ví dụ: Yêu cầu học sinh đọc đề toán ở trang 11 SGK Toán 2.	
 “ Lớp 2A có 18 học sinh đang tập hát, lớp 2B có 21 học sinh đang tập hát. Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh đang tập hát?”.
Sau đó yêu cầu các em thực hiện các bước tiếp theo như sau:
- Học sinh tập nêu bằng lời để tóm tắt bài toán:
	Lớp 2A có : 18 học sinh.
 Lớp 2B có : 21 học sinh. 
 Hỏi có tất cả : . học sinh?
 Qua đó giúp cho các em hiểu rõ ràng hơn về bài toán, biết được mối quan hệ giữa các yếu tố có trong bài toán.
- Học sinh nêu miệng câu lời giải:
	 Cả hai lớp có tất cả số học sinh đang tập hát là:
- Học sinh nêu miệng phép tính: 18 + 21 = 39 (học sinh)
 Tiếp đó, học sinh được làm quen với việc tóm tắt rồi nêu đề toán bằng lời sau đó nêu cách giải rồi tự giải. Ở dạng bài này, giáo viên cũng cần cho học sinh luyện nêu miệng đề toán nhiều lần để các em ghi nhớ nội dung bài toán.
 Ví dụ: Bài tập 2 (trang 25 - SGK toán 2)
	An có: 11 bưu ảnh.
	Bình nhiều hơn An: 3 bưu ảnh.
	Bình có: bưu ảnh?
 Tôi cho học sinh đọc thầm, đọc miệng tóm tắt rồi nêu đề toán bằng lời theo yêu cầu.
 Học sinh: An có 11 bưu ảnh. Bình có số bưu ảnh nhiều hơn số bưu ảnh của An là 3 cái. Hỏi Bình có tất cả bao nhiêu bưu ảnh?
 Sau đó cho các em luyện cách trả lời miệng:
	Bình có tất cả số bưu ảnh là: 11 + 3 = 14 (bưu ảnh)
 Trình bày bài giải: 
Bài giải
Bình có tất cả số bưu ảnh là:
 11 + 3 = 14 (bưu ảnh)
 Đáp số: 14 bưu ảnh.
 Chính vì vậy, để các em mạnh dạn tự tin khi phát biểu, trả lời. Vì thế người giáo viên cần phải: luôn luôn gần gũi, khuyến khích các em giao tiếp, tổ chức các trò chơi học tập, được trao đổi, luyện nói, luyện viết nhiều trong các giờ học Tiếng Việt giúp các em có vốn từ nhất định để giao tiếp, để vận dụng trong việc giải toán có lời văn; trong các tiết học các em có thể nhận xét và trả lời tự nhiên, nhanh nhẹn mà không rụt rè, tự ti. Bên cạnh đó, người giáo viên cần phải chú ý nhiều đến kĩ năng đọc cho học sinh: Đọc nhanh, đúng, tốc độ, ngắt nghỉ đúng chỗ giúp học sinh có kĩ năng nghe, hiểu được những yêu cầu mà các bài tập nêu ra.
 Tóm lại: Để giúp học si

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_2_truong_tieu_hoc.doc