Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt Lớp 2

Cơ sở lí luận

1.1 Học sinh cá biệt là gì?

Chắc hẳn khi ngồi trên ghế nhà trường thì ai cũng đã từng nghe qua cụm từ “học sinh cá biệt” và cũng không ít lần tự hỏi tại sao lại gọi các bạn ấy là “học sinh cá biệt”?Theo tiếng Hán thì “cá” có nghĩa là cá nhân, cá thể, chỉbản thân một ai đó.Còn “biệt” mang nghĩa là riêng, khác với những cái còn lại Vậy có thể nói một cách khoa học, cá biệt là một cá thể có điểm khác so với những cá thể còn lại.Trong trường học thường được nghe cụm từ “học sinh cá biệt”, cụm từ này được sử dụng theo nghĩa không tốt, ám chỉ những cô cậu học trò hay quậy phá, có thành tích học tập không tốt, chưa lễ phép với thầy cô, thích gây sự với bạn bè

Tuy nhiên “cá biệt” còn bao hàm để chỉ những học sinh có thành tích cao nổi bật, những học sinh có sáng kiến trong lớp.

Vì thế thống nhất cách hiểu, tôi tập trung nghiên cứu vào đối tượng học sinh cá biệt là những em học chưa giỏi, chưa ngoan, có nhiều vi phạm và những học sinh tự ti, trầm cảm trong lớp. Những em có thành tích học tập chưa tốt.

1.2 Vì sao giáo dục học sinh cá biệt là một nhiệm vụ cần thiết trong công tác giáo dục hiện nay?

Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi tiểu học, tâm hồn các em còn hồn nhiên, trong sáng, rất đa cảm và dễ bị xúc động. Vì vậy cần tránh cho các em những bất hạnh, nghịch cảnh, những thực tế phủ phàng, hình ảnh bạo lực, những biến cố lớn ngoài xã hội, trong trường học và gia đình vì rất dễ gây tổn thương cho các em, để lại trong tâm trí các em vết sẹo rất khó phai nhạt.

 Ở tuổi đang phát triển, các em rất hiếu động, rất thích chạy nhảy nô đùa và hò hét thỏa thích hoặc im lặng, nhưng đối với người lớn,họ rất ghét sự ồn ào, cho rằng các em đang chơi những trò chơi quá hiếu động, có hại về sức vóc lẫn tâm lý,nên thường la rầy, ngăn cấm các em, vô tình đẩy các em rơi vào tình trạng dồn nén, có thể tạo thành những tình cảm rối loạn, rất có hại về lâu dài.

 Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, bên cạnh những tiện ích to lớn mà nó mang lại cho nhân loại thì kèm theo đó là các tác động tiêu cực đến học sinh với nhiều hình thức khác nhau rất dễ lôi kéo học sinh sa ngã vào các tệ nạn và đã có không ít học sinh từ con ngoan trò giỏi trở thành học sinh chưa ngoan, cá biệt thường xuyên vi phạm nội quy nề nếp, sa sút về đạo đức, học tập, vô lễ với giáo viên và đặc biệt nghiêm trọng là trong thời gian gần đây thường xuyên xảy ra những vụ bạo lực học đường. Những điều này chính là mối quan tâm không chỉ của giáo viên mà là của toàn xã hội.

 

doc 26 trang hoathepmc36 28/02/2022 13812
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Có thể nói hầu như trong bất kỳ một ngôi trường nào, kể từ cấp tiểu học trở lên cũng đều có học sinh cá biệt. Chỉ có điều nhiều hay ít, nặng hay nhẹ mà thôi. Điều đó cũng không có gì là lạ bởi vì các em đang ở lứa tuổi mà người ta gọi là “nhất quỷ, nhì ma, thứba học trò”.Những học sinh cá biệt ít nhiều gây khó khăn cho công tác giảng dạy, làm ảnh hưởng đến việc học tập của lớp, làm đau đầu các thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm.Đã từng có những vụ việc nghiêm trọng xảy ra gây dư luận xấu trong xã hội.Vì vậy, việc giáo dục học sinh cá biệt cần phải coi trọng, phải nhận thức đúng đắn, giải quyết đúng mực với một nghệ thuật sư phạm cao. Trong thực tế vẫn có nhiều giáo viên nóng vội, chưa làm chủ được bản thân, phương pháp giáo dục còn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu tính sư phạm dẫn đến công tác giáo dục học sinh ít hiệu quả, có khi còn có những vi phạm đáng tiếc, thậm chí còn có những thầy cô bị buộc phải thôi việc vì không kiềm chế được bản thân. Cho nên việc giáo dục học sinh cá biệt là một cuộc thử thách về trình độ, bản lĩnh, về năng lực sư phạm, về lòng yêu nghề và tình yêu thương học sinh của những người làm nhiệm vụ trồng người.
Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn quan tâm đến công tác giáo dục.Cùng với việc nhấn mạnh đến vấn đề học tập, Bác cũng đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức. Bác đã từng nói trong bài thơ “Nửa đêm”(Nhật ký trong tù):
 “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Câu nói trên là sự chiêm nghiệm của Bác về con người. Trước hết, Bác phủ nhận quan điểm rằng, đức tính con người là “tính sẵn”. Con người, do ảnh hưởng phần nhiều của sự giáo dục và môi trường sống, cùng với sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân. Người cho rằng để mỗi con người trở thành một người thiện, một công dân tốt, có ích cho xã hội thì sự tác động của xã hội, đặc biệt là quá trình giáo dục có một ý nghĩa thật to lớn. Quan điểm này hướng đến mục tiêu: nếu xã hội chúng ta muốn có nhiều người hiền tài,hạn chế những điều ác, thì xã hội cần quan tâm đến việc đào tạo thế hệ mai sau. 
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, bản thân tôi luôn đặt ra trong đầu câu hỏi “Làm thế nào để đưa những học sinhđược xếp vào dạng cá biệt trở thành con ngoan trò giỏi? Làm thế nào để những học sinh trong lớp nói riêng và trong Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi nói chung không bị vướng vào cụm từ “học sinh cá biệt”. Và để luận giải những suy nghĩ trên, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2 Trường Tiểu học Nguyễn văn Trỗi”. Tôi nghĩ rằng đây là vấn đề không chỉ riêng tôi mà các đồng nghiệp khác cũng đã và đang suy nghĩ.Là một đề tài đang rất nóng, được phụ huynh và xã hội hết sức quantâm.
Niềm mong mỏi của giáo viên là tất cả học sinh của mình đều ngoan ngoãn
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
2.1 Mục tiêu của đề tài
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, thái độ, kỹ năng phù hợp và trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hằng ngày.
- Giáo dục học sinh cá biệt có một ý nghĩa rất to lớn...Đối với tập thể lớp là điều kiện đảm bảo cho tập thể lớp ổn định, trật tự, nề nếp, các thành viên trong lớp sẽ cùng nhau tu dưỡng và đạt kết quả tốt.Đối với gia đình, cha mẹ học sinh, giáo dục học sinh cá biệt sẽ đem lại nguồn hạnh phúc lớn lao cho họ, giúp họ tránh được nỗi bất hạnh lớn nhất là con cái hư hỏng.Đối với xã hội, thành công trong giáo dục học sinh cá biệt sẽ góp phần quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự xã hội và cung cấp cho xã hội những công dân tốt. 
- Rèn cho các em cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, có hướng suy nghĩ tích cực và tự tin.
2.2 Nhiệm vụ của đề tài
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là một trong những nhiệm vụ thiết yếu ở trong nhà trường nhằm hạn chế được những đối tượng học sinh có phẩm chất đạo đức chưa tốt, góp phần vào chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Giúp cho giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy khả năng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, phát hiện những năng khiếu, phẩm chất, năng lực của học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. 
Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức	.	
3. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục học sinh cá biệt Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
	4. Giới hạn đề tài
	Học sinh lớp 2D năm học 2016 – 2017 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi – xã Quảng Điền - huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm học sinh.
II. Phần nội dung
1.Cơ sở lí luận
1.1 Học sinh cá biệt là gì?
Chắc hẳn khi ngồi trên ghế nhà trường thì ai cũng đã từng nghe qua cụm từ “học sinh cá biệt” và cũng không ít lần tự hỏi tại sao lại gọi các bạn ấy là “học sinh cá biệt”?Theo tiếng Hán thì “cá” có nghĩa là cá nhân, cá thể, chỉbản thân một ai đó.Còn “biệt” mang nghĩa là riêng, khác với những cái còn lạiVậy có thể nói một cách khoa học, cá biệt là một cá thể có điểm khác so với những cá thể còn lại.Trong trường học thường được nghe cụm từ “học sinh cá biệt”, cụm từ này được sử dụng theo nghĩa không tốt, ám chỉ những cô cậu học trò hay quậy phá, có thành tích học tập không tốt, chưa lễ phép với thầy cô, thích gây sự với bạn bè 
Tuy nhiên “cá biệt” còn bao hàm để chỉ những học sinh có thành tích cao nổi bật, những học sinh có sáng kiến trong lớp. 
Vì thế thống nhất cách hiểu, tôi tập trung nghiên cứu vào đối tượng học sinh cá biệt là những em học chưa giỏi, chưa ngoan, có nhiều vi phạm và những học sinh tự ti, trầm cảm trong lớp. Những em có thành tích học tập chưa tốt...
1.2 Vì sao giáo dục học sinh cá biệt là một nhiệm vụ cần thiết trong công tác giáo dục hiện nay?
Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi tiểu học, tâm hồn các em còn hồn nhiên, trong sáng, rất đa cảm và dễ bị xúc động. Vì vậy cần tránh cho các em những bất hạnh, nghịch cảnh, những thực tế phủ phàng, hình ảnh bạo lực, những biến cố lớn ngoài xã hội, trong trường học và gia đình vì rất dễ gây tổn thương cho các em, để lại trong tâm trí các em vết sẹo rất khó phai nhạt.
	Ở tuổi đang phát triển, các em rất hiếu động, rất thích chạy nhảy nô đùa và hò hét thỏa thích hoặc im lặng, nhưng đối với người lớn,họ rất ghét sự ồn ào, cho rằng các em đang chơi những trò chơi quá hiếu động, có hại về sức vóc lẫn tâm lý,nên thường la rầy, ngăn cấm các em, vô tình đẩy các em rơi vào tình trạng dồn nén, có thể tạo thành những tình cảm rối loạn, rất có hại về lâu dài.
	Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, bên cạnh những tiện ích to lớn mà nó mang lại cho nhân loại thì kèm theo đó là các tác động tiêu cực đến học sinh với nhiều hình thức khác nhau rất dễ lôi kéo học sinh sa ngã vào các tệ nạn và đã có không ít học sinh từ con ngoan trò giỏi trở thành học sinh chưa ngoan, cá biệt thường xuyên vi phạm nội quy nề nếp, sa sút về đạo đức, học tập, vô lễ với giáo viên và đặc biệt nghiêm trọng là trong thời gian gần đây thường xuyên xảy ra những vụ bạo lực học đường. Những điều này chính là mối quan tâm không chỉ của giáo viên mà là của toàn xã hội.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
“Học sinh cá biệt” là một thuật ngữ thường được dùng trong nhà trường, để chỉ những học sinh có biểu hiện chưa tốt về mặt đạo đức, lười nhác trong học tập, hay nói dối cha mẹ, thầy cô, bắt nạt bạn bè, ý thức kỷ luật kém, tách mình ra khỏi tập thể, không chấp hành nội quy nhà trường. Tuy nhiên ẩn chứa đằng sau sự “cá biệt” này là những hoàn cảnh rất riêng, một cá tính đặc biệt chưa được phát huy đúng hướng.	
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, qua quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy rằng học sinh ở lớp đa số là con em lao động nên ít có thời gian quan tâm đến con em mình. Mọi vấn đề học tập của conem mình đều giao phó cho giáo viên chủ nhiệm. Chính vì vậy vai trò của người giáo viên đứng lớp là rất lớn.
Vào đầu năm, qua theo dõi, tôi đã phát hiện ra hai học sinh cần chú ý đặc biệt hơn những học sinh bình thường. Đó là em Huỳnh Huy Hiếu và em Nguyễn Minh Quý.Thành tích của môn Toán và Tiếng Việt của các em chỉ đạt ở mức chưa hoàn thành, các em chưa nắm được kiến thức cơ bản của chương trình học.
Những biểu hiện về năng lực và phẩm chất của hai em, tôi đã thống kê qua bảng sau:
Năng lực và Phẩm chất
Biểu hiện của học sinh
Nguyễn Minh Quý
Huỳnh Huy Hiếu
Năng lực
Tự phục vụ, tự quản
 Thường xuyên không mang sách vở, đồ dùng học tập.
 Hay xé sách vở để làm đồ chơi.
Hợp tác
 Chưa biết hợp tác với các bạn trong nhóm.
 Luôn làm việc riêng trong giờ học.
Tự học, giải quyết vấn đề
 Chưa tự thực hiện được các yêu cầu của giáo viên đưa ra.
Chưa biết tự học, em luôn bắt các bạn phải làm bài tập cho mình.
Phẩm chất
Chăm học, chăm làm
 Thường xuyên nghỉ học và đi học muộn, lười viết bài và làm bài tập. 
 Hay đi học muộn, luôn tìm mọi lí do xin giáo viên ra ngoài để đi chơi.
Tự tin, trách nhiệm
 Rất ít trả lời các câu hỏi của giáo viên. Nhút nhát, không giơ tay phát biểu, rất sợ khi phải đứng trước đám đông.
 Hay ngủ trong giờ học, chưa biết nhận lỗi khi làm sai.
Trung thực, kỷ luật
 Chưa chấp hành tốt các nội quy của lớp, hay làm việc riêng trong giờ học.
 Thường xuyên nói dối thầy cô, lấy đồ của bạn trong lớp, hay nói chuyện riêng, đùa nghịch, chọc phá các bạn trong giờ học.
Đoàn kết, yêu thương
 Không thích chơi với các bạn, hay tách mình ra khỏi đám đông.
 Hay gây sự, bắt nạt các bạn trong lớp, tích đánh nhau.
	Em Quý luôn tách mình ra khỏi tập thể lớp
	Đối với hai học sinh tôi nêu trên, nếu không kịp thời uốn nắn, giáo dục kịp thời thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự hình thành nhân cách và năng lực của các em.Tuy nhiên tất cả những học sinh bình thường, thậm chí những học sinh ngoan trở thành học sinh cá biệt đều có nguyên nhân của nó, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Sau đây tôi xin đưa ra những nguyên nhân khiến các em trở thành học sinh cá biệt:
* Nguyên nhân
 - Từ gia đình
Đối với học sinh lớp 2, các em đã phần nào hiểu được những chuyện trong gia đình nên những gia đình có bố mẹ hay bất hòa, cãi vã hoặc bố mẹ li hôn, phải sống với ông bà hoặc người thân thì các em sẽ dần dần bị ảnh hưởng về tâm lý như nhút nhát, sống khép mình, từ đó các em rất dễ bị trầm cảm. Hoặc các em sẽ trở nên ương bướng, ngỗ nghịch do đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc học và học lực bị giảm sút là điều không thể tránh khỏi.
Một số gia đình bố mẹ chỉ lo làm ăn, điều kiện kinh tế vững chắc, thường xuyên cho tiền con cái chi tiêu một cách bất hợp lý mà thiếu đi sự quan tâm, giám sát và từng ngày các em sẽ sa đọa vào cạm bẫy của xã hội mà chính mình cũng không hề hay biết. Mặc khác, có những gia đình do hoàn cảnh quá khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa. Các em phải phụ giúp gia đình bương chải, không có thời gian học bài, làm bài ở nhà, khi đến lớp việc tiếp thu bài mới rất khó khăn, sợ sệt khi thầy cô hỏi bài... kết quả học tập dần sa sút dẫn đến nguy cơ bỏ học.
Bố mẹ đều đi làm ăn xa vì lo kinh tế cho gia đình đã phó mặc con cái cho ông bà hoặc anh chị em chăm sóc. Vì vậy nếu các em chưa ý thức tốt về việc học tập, đồng thời bố mẹ không quan tâm, thiếu sự quản lí chặt chẽ của người lớn nên chất lượng học tập bị ảnh hưởng, các em sẽ học tập yếu thua kém bạn bè.
- Từ xã hội
Trong một xã hội mà phương tiện công nghệ thông tin quá phát triển như hiện nay là những cám dỗ, hấp dẫn các em vào những trò chơi vô bổ, dễ bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo, trốn học để lao vào các trò chơi đó, các hình ảnh bạo lực từ những trò chơi internet sẽ khiến các em bắt chước, từ đó làm cho các em trở thành học sinh hư.
 - Từ nhà trường
Đa số giáo viên chưa thật sự gần gũi nên chưa hiểu được tâm tư nguyện vọng của các em để đưa ra những biện pháp giáo dục cho phù hợp.
Một số giáo viên còn thờ ơ với học sinh cá biệt, thường hay sử dụng các biện pháp mạnh như trách mắng các em trước lớp làm cho các em mặc cảm, tự ti dẫn đến chán nản, lười đi học.
Giáo viên còn lúng túng trong việc đưa ra các biện pháp thích hợp trong việc quản lí và giáo dục học sinh.Chưa quan tâm đúng mức tới những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, không tạo được môi trường thân thiện gây hứng thú cho học sinh đến trường, làm cho học sinh thấy nhàm chán mỗi khi đến lớp.
 - Từ bản thân học sinh
Lứa tuổi học sinh Tiểu học là lứa tuổi tâm sinh lí của các em đang phát triển mạnh, các em ngày càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu, đua đòi, thích tự khẳng định mình... trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nên chiều hướng học sinh hư, lười học, hiện tượng bỏ giờ, trốn tiết, vi phạm đạo đức ngày càng nhiều, thậm chí các em còn có suy nghĩ là làm như vậy là không sai.Khi đạo đức chưa tốt thì học lực cũng tỉ lệ thuận với nó. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả, các em kiến thức bị hổng dẫn đến mất căn bản, điểm kiểm tra thấp so với các bạn cùng lớp làm cho các em mặc cảm dẫn đến hiện tượng sợ bị kiểm tra, tiếp theo là chán học và nảy sinh ý định bỏ học. Những em này phát sinh tính xấu là nói dối thường xuyên tìm cách che đậy hoặc chối tội. Chính từ hiện tượng đó đã cho tôi những suy nghĩ là phải tìm biện pháp giúp các em lấy lại kiến thức căn bản, tinh thần học tập và ngoan ngoãn hơn.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
3.1. Mục tiêu của giải pháp
Bắt nguồn từ những khó khăn trong việc giáo dục học sinh cá biệt, tôi đưa ra các giải pháp hướng đến những mục tiêu sau:
- Giúp học sinh lấy lại kiến thức cơ bản của chương trình học.
	- Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống cũng như trong
học tập.
- Trang bị cho các em những kiến thức về giáo dục cũng như những kiến thức về xã hội để làm hành trang bước vào đời.
- Giúp các em có hứng thú và niềm say mê khi bước chân vào ngôi nhà thứ hai của mình.
3.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp
a. Nội dung
Qua tìm hiểu về thông tin và khảo sát chất lượng khi nhận bàn giao lớp, tôi đã suy nghĩ và đưa ra các biện pháp sau:
- Biện pháp 1: Tìm hiểu thông tin, hoàn cảnh của từng học sinh.
- Biện pháp 2: Lập kế hoạch chủ nhiệm và đưa ra các giải pháp để khắc phục.
- Biên pháp 3: Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm và sự đoàn kết của tập thể lớp.
- Biện pháp 4: Phối hợp với ban giám hiệu nhà trường, chính quyền địa phương, gia đình của học sinh để đưa ra những giải pháp tối ưu nhất.
b. Cách thức thực hiện biện pháp
b.1Tìm hiểu thông tin cá nhân học sinh
	Ngay từbuổi đầu nhận lớp, nhiệm vụ đầu tiên của người giáo viên chủ nhiệm là phải hiểu được trình độ, hoàn cảnh sống, nhu cầu tâm sinh lý, ước mơ...của từng học sinh như thế nào?Nên khi bước vào năm học, tôi đã tiến hành tìm hiểu thông tin học sinh qua mẫu phiếu tự tạo để nắm rõ hơn hoàn cảnh của từng học sinh mà có biện pháp giáo dục phù hợp.
PHIẾU THÔNG TIN HỌC SINH
Họ và tên:..Ngày sinh:
Nơi sinh:.Dân tộc:
Thuộc diện ưu tiên, chính sách: ( Thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, dân tộc, nghèo, mồ côi ):.
Họ tên cha:Nghề nghiệp:..Số điện thoại:.
Họ tên mẹ:Nghề nghiệp:..Số điện thoại:.
Sống với ai:..
Ước mơ sau này của em:.
Sở thích:
Thích chơi với bạn nào trong lớp:..
Thích học môn:.
Thích chơi trò chơi:..............................................................................................
Nhà em gần nhà những bạn nào trong lớp:..........................................................
Ngoài giờ học em thường làm gì để giúp đỡ gia đình:
Ngoài giờ đến trường em thường đi chơi với những bạn nào:....................................
.............................................................................................................................
Học sinh sẽ nhờ người thân hoặc tự mình điền đầy đủ thông tin vào. Sau đó, tôi lưu trữ thông tin này để dễ dàng phân loại học sinh theo từng địa bàn, từng nhóm đối tượng để xây dựng kế hoạch và biện pháp giáo dục cho phù hợp.
b.2Lập kế hoạch chủ nhiệm và đưa ra các giải pháp để khắc phục
Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp dạy chữ và dạy người, hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở, là người quyết định chất lượng cho các hoạt động giáo dục của lớp khi và chỉ khi giáo viên chủ nhiệm có sự định hướng, tư vấn, chia sẻ kịp thời trong quá trình tự rèn luyện của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm đối với lớp học cần phải hiểu rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc lập kế hoạch chủ nhiệm lớp. Kế hoạch chủ nhiệm nhằm xác định một cách chính xác cái đích mà lớp muốn đi đến và cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt được điều đó, tôi đã đưa ra những giải pháp sau:
* Phát huy năng lực tự học, tự quản của học sinh
 “Để nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục”, song song việc cải tiến phương pháp dạy của giáo viênthì việc “phát huy năng lực tự học của trò” là một yếu tố rất quan trọng, hai vấn đề này cần phải diễn ra một cách tích cực và thường xuyên trong suốt quá trình dạy học. Đây cũng là điều kiện cần và đủ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện.
Những năm vừa qua trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đã rất thành công trong việc dạy học theo mô hình VNEN. Với phương pháp này, học sinh hiểu được quyền và trách nhiệm của mình trong môi trường giáo dục, được rèn các kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng làm việc theo nhóm, hợp tác trong các hoạt động. Học tập theo mô hình trường học mới giúp học sinh phát huy được tính tự học, sáng tạo, tự giác, tự tin và tự chủ  trong quá  trình học tập. Vì vậy chúng ta cần tin tưởng khả năng của học sinh, các em hoàn toàn có thể tự quản được nếu có sự tác động đúng cách của thầy cô. Vì vậy khi xây dựng ban tự quản của lớp, tôi có tác động đến cả lớp để các em bầu những học sinh ngỗ nghịch, quậy phá và những học sinh nhút nhát, rụt rè, thích tách mình ra khỏi tập thể đảm nhiệm các chức vụ như: ban vệ sinh – sức khỏe, ban thư viện. Từ đó các em thấy được vai trò của mìnhtrong lớp và từng ngày sẽ cái thiện được những thói quen không tốt của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Ví dụ: 
Qua theo dõi, tôi thấy em Hiếu rất thích hát, và hát cũng rất hay nên tôi đã mạnh dạn giao cho em giữ chức vụ ban văn nghệ của lớp, nhiệm vụ của ban văn nghệ là phải tổ chức cho lớp khởi động đầu buổi học. Lúc đầu em cũng chưa ý thức được công việc của mình, vẫn còn đi học trễ, chọc phá bạn bè, chưa nghiêm túc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Nhưng tôi vẫn cố gắng duy trì cho em một thời gian, kèm theo sự động viên, khích lệ. Bây giờ em đã rất hứng thú trong vai trò mới này và luôn cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của mình.Trình trạng đi học muộn của em đã được cải thiện rõ rệt.
Về em Quý, tôi giao cho em giữ chức vụ ban thư viện của lớp, kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của các bạn đầu buổi học. Qua một tuần áp dụng biện pháp này, em đã đi học đều đặn và mang sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ khi đến lớp, siêng viết bài và làm bài tập hơn trước rất nhiều.
Giao nhiệm vụ cho học sinh là vừa quản lí các em vừa đưa các em vào khuôn phép biết tự rèn luyện mình. Đồng thời đây là cơ hội để các em chứng tỏ khả năng mình với bạn bè, thấy mình được thầy cô tin tưởng. Những lời động viên tán thưởng các em sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ là hết sức cần thiết, bổ ích giúp các em phấn chấn tinh thần trong học tập.
Bồi dưỡng khả năng tự quản cho học sinh khó có thể thành công ngay lúc đầu mà đòi hỏi phải có quá trình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ các em từ thấp đến cao, để các em tự lực giải quyết từ công việc đơn giản đến phức tạp. Biện pháp trong giai đoạn đầu là cầm tay chỉ việc, sau đó để học sinh từng bước tự lực giải quyết những công việc cụ thể trong toàn bộ tiến trình tổ chức hoạt động.Người giáo viên luôn luôn giữ vai trò là người cố vấn, hướng dẫn chứ không phải là người làm thay cho các em. Sự giúp đỡ của thầy cô cần đúng lúc, hợp lý, động viên, khích lệ tinh thần sáng tạo, nỗ lực vươn lên và phát huy năng lực sở trường của các em.
*Không nên có cái nhìn kì thị vớ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_ca.doc