Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi toán học khối 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi toán học khối 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

 Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước có truyền thống hiếu học, truyền thống văn hiến lâu đời. Trong thời kì hiện nay, đất n¬ước ta đang hoà nhập cùng các nư¬ớc trong khu vực và thế giới. Vì thế nguồn nhân lực được coi là tài sản vô giá. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao thì Đảng ta đã chỉ rõ:“Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong đó giáo dục Tiểu học là cơ sở, là nền tảng cho việc hình thành và phát triền nhân cách con người Việt Nam toàn diện và hiện đại.

 Trong các môn học ở trường Tiểu học hiện nay, mỗi môn học đều có một vị trí vô cùng quan trọng. Môn Toán là một trong những môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình. Nó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về Toán học: Số học, các số tự nhiên, yếu tố đại số, yếu tố hình học đại lượng và đo đại lượng, giải toán. Bước đầu góp phần hình thành và phát triển các năng lực tư duy, kích thích trí tưởng tượng không gian gây hứng thú học tập Toán.

 Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, nó là chìa khoá mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác.

 

doc 23 trang thuychi01 8926
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi toán học khối 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Së GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Thanh HãA*
PHßNG GD&§T THä XU¢N**
S¸NG KIÕN KINH NGHIÖM
Tæ CHøC MéT Sè TRß CH¥I TO¸N HäC LíP 2 
NH»M G¢Y HøNG THó HäC TËP CHO HäC SINH
 Người thực hiện: Trịnh Thị Huế
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Bái-Thọ Xuân
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán
THANH HãA N¡M 2019
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
 1
1. Phần mở đầu.
1.1. Cơ sở lí luận.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.5. Điểm mới của sáng kiến.
1
1
2
2
2
2
2
2. Nội dung.
2.1. Cơ sở lí luận.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 a. Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình để lựa chọn trò chơi phù hợp theo dạng bài.
 b. Nắm vững cách thức xây dựng và thiết kế trò chơi học tập.
 c. Thiết kế, xây dựng một số trò chơi toán học lớp 2 theo từng dạng bài.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
2
2
3
4
4
6
7
19
3
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.
20
20
20
1.më ®Çu
1.1. Lí do chọn đề tài
 Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước có truyền thống hiếu học, truyền thống văn hiến lâu đời. Trong thời kì hiện nay, đất nước ta đang hoà nhập cùng các nước trong khu vực và thế giới. Vì thế nguồn nhân lực được coi là tài sản vô giá. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao thì Đảng ta đã chỉ rõ:“Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong đó giáo dục Tiểu học là cơ sở, là nền tảng cho việc hình thành và phát triền nhân cách con người Việt Nam toàn diện và hiện đại. 
 Trong các môn học ở trường Tiểu học hiện nay, mỗi môn học đều có một vị trí vô cùng quan trọng. Môn Toán là một trong những môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình. Nó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về Toán học: Số học, các số tự nhiên, yếu tố đại số, yếu tố hình học đại lượng và đo đại lượng, giải toán. Bước đầu góp phần hình thành và phát triển các năng lực tư duy, kích thích trí tưởng tượng không gian gây hứng thú học tập Toán.
 	Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, nó là chìa khoá mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác.
	Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người Giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.
	Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh tức là kiểu dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em. Kiểu dạy này người giáo viên là người định hướng, tổ chức ra những tình huống học tập nó kích thích óc tò mò và tư duy độc lập. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi. 
 Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày một nâng cao.
	Chính vì những lý do nêu trên, tôi đăng kí viết đề tài “Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 -Đưa ra một số trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn toán cho học sinh lớp 2. 
1.3. Đối tượng Nghiên cứu:
 - Học sinh lớp 2A năm học 2016 - 2017. Học sinh lớp 2A năm học 2017 - 2018. Học sinh lớp 2B năm học 2018 - 2019.
1.4. phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu về lý luận.
- Phương pháp quan sát, thực nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu bằng điều tra, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh. 
1.5. Điểm mới của sáng kiến: Tìm ra được những biện pháp phù hợp để giúp các em tham ra vào các hoạt động học tập. Các em sẽ lĩnh hội tri thức toán một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê hứng thú học tập.
[2. NéI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận. 
	Hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học - đổi mới cách thức, hình thức dạy học nhằm phát huy được tính tích cực, tự giác của học sinh trong học tập đang được người dạy quan tâm. Song lối thoát thực sự có hiệu quả đối với từng môn học quả là vấn đề đang còn nhiều nan giải và nhất là việc tạo ra được hứng thú học tập cho học sinh.
 Đối với trẻ, việc thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập là phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học và đặc biệt là phù hợp với phương pháp dạy học mới ở chương trình thay sách giáo khoa.
 Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá trình hoạt động trong bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi. 
 Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với kiến thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi học sinh được vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của trò chơi và do đó học sinh được thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức kỹ năng đã học. Như vậy trong trò chơi học tập các kỹ năng môn toán được đưa vào trò chơi.
	Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình.
	Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi.
	Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn. 
 Ngoài ra, thông qua hoạt động trò chơi toán học còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như: tính đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .
 *Thực trạng trong dạy học toán lớp 2.
a. Thực trạng của giáo viên.
Đối với trường chúng tôi là một trường luôn luôn dẫn tốp đầu về phong trào dạy tốt trong khối tiểu học của Huyện. Trong các đợt thi giáo viên giỏi cấp huyện một số giáo viên của trường đã đạt điểm cao, có rất nhiều đồng chí có năng lực vững vàng, phương pháp dạy học linh hoạt đã lôi cuốn được học sinh vào học tập. 
Bên cạnh đó vẫn còn một số tiết dạy giáo viên còn ảnh hưởng của phương pháp dạy học cũ: nặng nề về thuyết trình giảng giải, chưa lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp để làm phong phú tiết dạy mà cơ bản chỉ sử dụng phương pháp: Thuyết trình, hỏi đáp, giảng giải.  chưa chú trọng đến việc tổ chức trò chơi cho học sinh.
- Sử dụng hình thức dạy học đơn điệu chủ yếu là dạy cả lớp. Trong tiết dạy hằng ngày giáo viên ngại tổ chức trò chơi vì như vậy phải đầu tư thời gian, đồ dùng, thiết bị hỗ trợ.
- Một số giáo viên trong quá trình dạy học cũng đã tổ chức được các trò chơi nhưng những trò chơi này còn đơn điệu, tẻ nhạt, hình thức đơn điệu nên chưa phát huy được sự thi đua, tính nhanh nhẹn, cởi mở, vui vẻ ở học sinh Tiểu học.
b. Thực trạng của học sinh.
- Nói đến học sinh của trường chúng tôi là nói đến phong trào học tập tốt. Trường đã có bề dày thành tích về học tập. Nhất là việc học môn Toán, không những nhiều học sinh có tố chất tốt mà các em rất say mê với môn học này. Đồng hành với các em là thầy cô có năng lực, nhiệt tình trong dạy học, các bậc phụ huynh quan tâm, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho các em học tốt môn Toán.
- Bên cạnh những học sinh say mê với môn Toán, vẫn còn một số em đang còn thờ ơ với việc học toán, các em cho rằng: Học toán là chỉ cần biết thực hiện đúng các phép tính, giải được các bài toán chứ không cần rèn đến tính nhanh nhẹn, tư duy lô gic,. 
- Một số phụ huynh chưa có phương pháp để hỗ trợ cho các em tiếp thu, củng cố kiến thức. Mặc dù môn Toán được các phụ huynh rất coi trọng nên đã bắt các em lúc nào cũng phải làm bài tập hết tài liệu này đến tài liệu khác, thậm chí học trước chương trình. Vì vậy nói đến học toán là các em thấy sợ, lo lắng, không muốn học, từ đó chất lượng học Toán của một số học sinh chưa cao.
 - Sau ba năm tìm hiểu, nghiên cứu tôi cùng đồng nghiệp, giáo viên trong khối giảng dạy lớp 2 sử dụng có hiệu quả phương pháp Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 2 nhằm gây hứng thú cho học sinh
c .Kết quả của thực trạng ban đầu:
 Hằng năm, sau khi nhận lớp, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng môn 
Toán của học sinh lớp 2 do tôi phụ trách và đã thu được kết quả như sau:
Năm học 2016 – 2017
Tổng số
học sinh
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5 
28 em
2 em
7,1%
2 em
7,1%
20 em
71,6%
4 em
14,2%
Năm học 2017 - 2018
Tổng số
học sinh
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5 
32em
3 em
9,4 %
2 em
6,2%
21 em
65,6%
6 em
18,8 %
Năm học 2018 - 2019
Tổng số
học sinh
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5 
35 em
3 em
8,6%
4 em
11,4%
23 em
65,7%
5 em
14,3,%
 Nhìn lại kết quả khảo sát, tôi thật sự lo lắng vì chất lượng của học sinh còn quá
 thấp, tôi hết sức băn khoăn và đã nhanh chóng bắt tay ngay vào việc nghiên cứu, 
tìm hiểu, rút kinh nghiệm và đã tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên 
như sau:
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Đối với học sinh Tiểu học trò chơi có rất nhiều ý nghĩa và ứng dụng. Nó kích thích sự hứng thú trong quá trình tìm tòi, khám phá, củng cố kiến thức. Trò chơi trong học tập nếu được chuẩn bị một cách chu đáo, sẽ có tác dụng mở rộng, đào sâu kiến thức, củng cố kiến thức một cách vững chắc. Hơn thế nữa nếu được sử dụng một cách hệ thống phong phú và dựa trên một nội dung khoa học, trò chơi trong bộ môn sẽ gây hứng thú cho học sinh, đưa tới việc ham muốn mở rộng hiểu biết, sưu tầm và đọc thêm nhiều nguồn tài liệu khác nhau.
Vì vậy, thông qua các tiết dạy thực tế trên lớp, bản thân tôi đã phân loại các đối tượng học sinh, tìm hiểu xem học sinh thường yếu ở mạch kiến thức nào, để lựa chọn trò chơi cho phù hợp, giúp các em củng cố kiến thức để hiểu bài một cách chắc chắn.
Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, người giáo viên khi tổ chức và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những yêu cầu sau:
a. Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình để lựa chọn trò chơi phù hợp theo dạng bài:
* Nghiên cứu, tìm hiểu chương trình môn toán lớp 2.
Chương trình toán lớp 2 được xây dựng với thời lượng mỗi tuần 5 tiết với 35 tuần học với các mạch kiến thức cụ thể như sau:
1. Số tự nhiên.
- các số trong phạm vi 1000.
- So sánh các số có 3 chữ số.
- Viết số thành tổng các trăm, chục,
- Bốn phép tính trên số tự nhiên.
+ Phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
+ Phép cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 1000.
- Bảng cộng.
+ số bị trừ, số trừ, hiệu.
+ Tìm số bị trừ, tìm số trừ.
- Phép nhân ( tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân).
+ Thừa số, thừa số, tích.
+ Tìm một thừa số của phép nhân.
- Phép nhân(nhân, chia đến 5).
+ Số bị chia, số chia, thương.
+ Tìm số bị chia.
+ Một phần 2, 3, 4, 5.
+ Số một và số o trong phép nhân, phép cộng.
2. Hình học.
- Đề- xi- mét, mét, ki- lô- mét, mi- li- mét.
- Hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Đường thẳng, đường gấp khúc,độ dài đường gấp khúc.
- Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. 
3. Giải bài toán.
- Bài toán nhiều hơn, ít hơn.
4. Đo lường.
- Ki- lô- gam.
- Giờ, ngày, tháng, xem đồng hồ, xem lịch.
Nhận xét: Đặc điểm cấu trúc chương trình toán lớp 2 vẫn dựa trên quan điểm quán triệt tinh thần của nội dung chương trình toán tiểu học với những mạch kiến thức xuyên suốt bậc học từ lớp 1 lên lớp 5.
- Cấu trúc chương trình toán lớp 2 đảm bảo sự liên tục và phù hợp đặc điểm tâm lý lứa tuổi và chuẩn kiến thức kĩ năng của HS tiểu học.
- Các nội dung chương trình được trình bày theo một hệ thống và có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, đảm bảo tính thực hành luyện tập và ứng dụng vào thực tế.
*Lựa chọn các trò chơi phù hợp theo dạng bài.
- Trên cơ sở chương trình và các mạch kiến thức trong chương trình toán 2, tôi đã lựa chọn các trò chơi phù hợp cho từng dạng bài.
- Các trò chơi củng cố nội dung đọc, viết, cấu tạo cộng trừ, so sánh số đến 1000.
+ Trò chơi 1: Giành cờ chiến thắng.
- Củng cố bảng cộng, trừ, nhân, chia.
+ Trò chơi 2: Kết bạn.
- Củng cố tính nhẩm nhanh các phép tính.
+ Trò chơi 3: Truyền điện.
- Củng cố kỹ năng làm phép tính cộng,trừ không nhớ trong phạm vi 100.
+ Trò chơi 4: Que tính thông minh.
- Rèn trí thông minh, nhanh nhẹn, kỹ năng tính bài toán về nhiều hơn.
+ Trò chơi 5: Xây nhà.
- Sử dụng trong nhiều tiết học như số hạng - tổng.
+ Trò chơi 6: Bác thợ săn. 
- Rèn kỹ năng đọc, hiểu tóm tắt đề toán và giải bài toán có đơn vị “ kg”.
+ Trò chơi 7: Ai nhiều hoa nhất.
- Rèn kỹ năng cộng 2 số có nhớ trong phạm vi 100.
+ Trò chơi 8: Vui cùng đường gấp khúc. 
- Biết tính độ dài đường gấp khúc.
+ Trò chơi 9: Ong đi tìm nhụy.
- Củng cố kỹ năng tính nhẩm cộng, trừ, nhân, chia. 
+Trò chơi 10: Tìm lá cho hoa. 
- Củng cố về cộng, trừ nhẩm trong phạm vi các bảng tính.
+ Trò chơi 11: Xếp hàng thứ tự (hay ai ở đâu).
- Kỹ năng so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
+ Trò chơi 12: Tìm đường về nhà cho 3 chú ếch.
- Kỹ năng học thuộc bảng nhân, chia.
+ Trò chơi 13: Cùng leo dốc.
- Kỹ năng tìm thừa số và số bị chia.
+ Trò chơi 14: Bác đưa thư.
- Luyện kỹ năng tính trong bảng nhân, chia đã học.
 * Đây là các trò chơi theo các dạng bài. Trong quá trình dạy học, tùy vào từng bài dạy cụ thể mà giáo viên có thể thay đổi dữ liệu để phát triển các trò chơi này thành các trò chơi mới hay hơn, phù hợp hơn với mạch kiến thức cần cung cấp.
b. Nắm vững cách thức xây dựng và thiết kế trò chơi học tập.
 - Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau: 
* Thiết kế trò chơi toán học trong môn toán: 
 - Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Toán nói chung và môn Toán lớp 2 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau :
	+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.
	+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.
	+ Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lý học sinh lớp 2, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
	+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.
	+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo.
 + Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được học sinh, tạo được không khí vui vẻ, thoải mái cho các em.
 + Trò chơi dễ thực hiện, không cầu kỳ với các em.
 + Trò chơi phù hợp với điều kiện thực tiễn: đồ dùng dạy học của giáo viên, học sinh hoặc các phế liệu dễ kiếm.
 - Cấu trúc của Trò chơi học tập: 
	+ Tên trò chơi. 
	+ Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi.
	+ Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi học tập.
	+ Nêu lên luật chơi: chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với
 người chơi, quy định thắng thua của trò chơi.
	+ Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi.
	+ Nêu lên cách chơi. 
* Cách tổ chức trò chơi: 	
	Thời gian tiến hành: thường từ 5 - 7 phút.
	- Đầu tiên là giới thiệu trò chơi: 
	+ Nêu tên trò chơi. 
	+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ luật chơi.
 - Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi.
 - Chơi thật.
	- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, tôi có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
	- Thưởng - phạt: Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò, ....)
 c. Thiết kế, tổ chức một số trò chơi toán học lớp 2 theo từng dạng bài.
 Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy toán cho học sinh lớp 2.
Trò chơi 1: Giành cờ chiến thắng.
- Mục đích:
+ Củng cố bảng cộng, bảng trừ, bảng nhân, bảng chia.
+ Luyện cho học sinh tính đoàn kết, khả năng tái hiện kiến thức, khả năng ghi nhớ.
- Thời điểm: Cuối tiết học.
* Dạy ở các bài:
a) Phép cộng: b) Phép trừ:
· 9 cộng với một số:	9 + 5 · 11 trừ đi một số:	11 - 5
· 8 cộng với một số:	8 + 5. · 12 trừ đi một số:	12 - 5.
· 7 cộng với một số:	7 + 5. · 13 trừ đi một số:	13 - 5.
· 6 cộng với một số:	6 + 5. · 14 trừ đi một số:	14 - 5. 
c) Phép nhân: d) Phép chia: 
· Bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5. · Bảng chia 2, chia 3, chia 4, chia 5.
e) Dạy các bài về: ; ; ; 
- Chuẩn bị: 3 cái bảng gỗ có kích thước 30 x 40 (ứng với 3 dãy bàn ghế loại 2 chỗ ngồi).
- Cách chơi:
- Cuối tiết học khi các nội dung cần ghi nhớ trên bảng không còn thì tôi tổ chức trò chơi.
- Tôi phát cho các em học sinh ngồi đầu dãy. Mỗi dãy một cái bảng, học sinh truyền tay
nhau ghi nhanh các phép tính, nếu nhóm nào nhanh hơn, đúng hơn thì nhóm đó thắng.
Ví dụ 1: Bài 9 cộng với một số:
- Tôi phát ra 3 cái bảng cho 3 em đầu dãy, các em phải chuyển bảng để thực hiện lần lượt các phép tính từ 9 + 2 đến 9 + 9.
9 + 2 = 9 + 2 = 9 + 2 = 
9 + 5 = 9 + 5 = 9 + 5 =
9 + 4 = 9 + 4 = 9 + 4 =
9 + 8 = 9 + 8 = 9 + 8 = 
9 + 6 = 9 + 6 = 9 + 6 =
9 + 3 = 9 + 3 = 9 + 3 =
9 + 7 = 9 + 7 = 9 + 7 =
9 + 9 = 9 + 9 = 9 + 9 =
- Tôi phát bảng cho các nhóm và gõ thước ra hiệu lệnh cho học sinh thực hiện.
- Yêu cầu học sinh viết đẹp, làm nhanh.
- Khi kết thúc đến em thứ 8 của mỗi dãy thì em này chạy nhanh lên bảng, cầm bảng con giơ trước ngực cho cả lớp quan sát nhận xét:
 + Nhóm nào về đích trước.
 + Nhóm nào đúng, nhóm nào sai, nhóm nào viết đẹp.
 + Cả lớp tuyên dương nhóm giành phần thắng.
- Tôi cho 3 học sinh về chỗ, cả lớp khen nhóm giành phần thắng, cho cả lớp đọc đồng thanh lại bảng cộng, kết thúc tiết học.
* Đối với các bảng cộng, bảng trừ, nhân, chia. Cách tiến hành tương tự. Với các bảng cộng, trừ khác nhau thì số phép tính khác nhau có thể kết thúc ở các số thứ tự khác nhau.
- Mặt khác số thứ tự để bắt đầu có thể ấn định bất kỳ, có thể bắt đầu từ số thứ tự 1 hoặc 2 hoặc 3, ...
Ví dụ2: Dạy về 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_tro_choi_toan_hoc_khoi.doc