SKKN Một số kinh nghiệm dạy Tập làm văn lớp 2

SKKN Một số kinh nghiệm dạy Tập làm văn lớp 2

Việc học đầu tiên trong đời của một con người đó là học nói. Bắt đầu từ những tiếng bi bô, trẻ lớn lên cùng với thế giới quanh mình. Vốn ngôn ngữ của trẻ ngày một giàu lên. Từ những tiếng bập bẹ, trẻ nói được câu dài hơn để bày tỏ suy nghĩ của mình. Đến tuổi mẫu giáo, trẻ được làm quen với mô hình chữ cái.

Đến lớp 1 bắt đầu thực sự được tiếp xúc, làm quen và vận dụng ngôn ngữ viết, thực hành ngôn ngữ nói một cách chuẩn xác.

Ngôn ngữ là cầu nối đến mọi khoa học. Tất cả đều được thể hiện trên bình diện ngôn ngữ. Và có lẽ vì thế mà trong chương trình, môn Tiếng Việt có nhiều phân môn và chiếm nhiều thời lượng nhất. Trực tiếp giảng dạy, tôi càng nhận thấy tầm quan trọng của môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt giúp các em hình thành 4 kỹ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng việt hội tụ đủ 4 kỹ năng trên [1].

Một người khiếm khuyết về ngôn ngữ thường đồng nghĩa với tư duy kém phát triển, bởi tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau. Như vậy phát triển ngôn ngữ cho học sinh chính là phát triển tư duy cho trẻ mà thực chất phân môn Tập làm văn trong Tiếng Việt là trọng tâm. Song cứ hãy nhìn chung cách viết văn của học sinh lớp 2 ta mới thấy được những trăn trở của giáo viên là điều đương nhiên. Vì vậy tôi luôn suy nghĩ dạy như thế nào để học sinh học tốt môn Tập làm văn. Đó chính là lý do tôi viết đề tài nghiên cứu: Một số kinh nghiệm dạy Tập làm văn lớp 2.

 

doc 15 trang thuychi01 7567
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy Tập làm văn lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	MỤC LỤC
STT
Tên mục
Trang
1
1.Mở đầu
1
2
1.1. Lí do chọn đề tài
1
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
6
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1
7
2.1. Cơ sở lí luận 
1
8
2.2. Thực trạng về vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2
9
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3
10
2.3.1. Tìm hiểu nội dung chương trình, sắp xếp thành các dạng bài chung để dạy
3
11
2.3.2. Dạy các dạng bài
4
12
2.3.3. Rèn kỹ năng viết qua các phân môn
8
13
2.3.4. Nâng cao kỹ năng viết qua cảm thụ văn học
8
14
2.3.5. Hướng học sinh nói, viết dựa trên thực tế trải nghiệm của bản thân.
9
15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
11
16
3. Kết luận, kiến nghị
11
17
3.1.Kết luận
11
18
3.2. Kiến nghị
12
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Việc học đầu tiên trong đời của một con người đó là học nói. Bắt đầu từ những tiếng bi bô, trẻ lớn lên cùng với thế giới quanh mình. Vốn ngôn ngữ của trẻ ngày một giàu lên. Từ những tiếng bập bẹ, trẻ nói được câu dài hơn để bày tỏ suy nghĩ của mình. Đến tuổi mẫu giáo, trẻ được làm quen với mô hình chữ cái.
Đến lớp 1 bắt đầu thực sự được tiếp xúc, làm quen và vận dụng ngôn ngữ viết, thực hành ngôn ngữ nói một cách chuẩn xác.
Ngôn ngữ là cầu nối đến mọi khoa học. Tất cả đều được thể hiện trên bình diện ngôn ngữ. Và có lẽ vì thế mà trong chương trình, môn Tiếng Việt có nhiều phân môn và chiếm nhiều thời lượng nhất. Trực tiếp giảng dạy, tôi càng nhận thấy tầm quan trọng của môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt giúp các em hình thành 4 kỹ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng việt hội tụ đủ 4 kỹ năng trên [1].
Một người khiếm khuyết về ngôn ngữ thường đồng nghĩa với tư duy kém phát triển, bởi tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau. Như vậy phát triển ngôn ngữ cho học sinh chính là phát triển tư duy cho trẻ mà thực chất phân môn Tập làm văn trong Tiếng Việt là trọng tâm. Song cứ hãy nhìn chung cách viết văn của học sinh lớp 2 ta mới thấy được những trăn trở của giáo viên là điều đương nhiên. Vì vậy tôi luôn suy nghĩ dạy như thế nào để học sinh học tốt môn Tập làm văn. Đó chính là lý do tôi viết đề tài nghiên cứu: Một số kinh nghiệm dạy Tập làm văn lớp 2.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân. 
Góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn tâp làm văn nói riêng và môn tiếng việt nói chung.
Rèn kỹ năng viết đề tài nghiên cứu khoa học.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Các bài Tập làm văn của mạch kiến thức môn Tiếng Việt lớp 2.
Một số kinh nghiệm dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 2B trường Tiểu học Thọ Ngọc - huyện Triệu Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	Để thực hiện nội dung của đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
Phương pháp trực quan.
Phương pháp hỏi đáp, gợi mở.
Phương pháp luyện tập, thống kê, khảo sát chất lượng học sinh.
Nghiên cứu tài liệu thông qua sách giáo khoa, các loại sách tham khảo. 
Tổng kết rút kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận: 
Đã nhiều năm gắn bó với lớp 2, hơn lúc nào hết tôi hiểu những khó khăn và vướng mắc khi dạy Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Chương trình đặc biệt chú trọng đến kĩ năng giao tiếp và gắn liền với thực tế đời sống nên đòi hỏi rất cao đến vốn sống của trẻ. Chất lượng học sinh không đồng đều do không phải tất cả học sinh đều có một tiền đề tốt. Học sinh bị ngợp bởi lượng kiến thức và những yêu cầu mới mà ở lớp Một các em chưa được va chạm. Các kĩ năng cơ bản phục vụ cho một bài viết văn của các em là hoàn toàn chưa đáp ứng được yêu cầu. Vậy nên phần lớn học sinh rất ngại hay nói đúng hơn là không thích học phân môn Tập làm văn.
Thật vậy, ngôn ngữ dạng viết giữ vai trò vô cùng quan trọng trong sự tồn tại, phát triển của con người. Vậy hướng cho học sinh học tốt môn Tập làm văn là rất cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phần lớn phụ thuộc vào người giáo viên.
Nếu học sinh viết bài tập làm văn tốt: đủ số lượng câu, đủ ý, diễn đạt rõ ràng, hấp dẫn người đọc thì học sinh đó sẽ phát triển tốt hơn không những chỉ ở môn Tiếng Việt mà góp phần vào khả năng tiếp thu các môn học khác, đặc biệt có khả năng giao tiếp tốt. Chính vì vậy việc dạy học sinh viết tốt đoạn văn ngay từ ở lớp nhỏ là xây dựng cho các em một nền móng vững chắc. Ngoài ra dạy học sinh viết văn tốt còn góp phần rèn luyện đạo dức, tính kiên trì, tính cẩn thận, tính sáng tạo và lòng tự tin cho bản thân.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 Bản thân tôi là giáo viên dạy lớp 2 nhiều năm, tôi luôn quan tâm đến chất lượng học sinh. Với tình hình học tập của học sinh hiện nay, đặc biệt là ở vùng nông thôn, kỹ năng đọc của các em còn chậm, dẫn đến kỹ năng viết còn hạn chế. Qua dự giờ đồng nghiệp đã không ít giáo viên giải quyết việc khó khăn ấy bằng cách đọc hoặc chép cả nội dung bài làm cho học sinh ghi vào vở, dẫn đến một thực tế: Bài tập của cả lớp khi trả lời, bài viết của học sinh trong những kì thi cứ na ná giống nhau nếu đề bài nằm trong chương trình dạy. Việc làm thiếu trách nhiệm đó vô hình dung đã làm mai một khả năng sáng tạo của học sinh.
Hiện nay nền giáo dục của nước ta đang áp dụng chung cho cả nước về việc giảng dạy theo hướng đổi mới, phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, học sinh lớp 2B nói riêng và học sinh vùng nông thôn nói chung gặp phải 1 vấn đề khó khăn là: thiếu tư liệu, thiếu sự quan tâm của các bậc phụ huynh do nền kinh tế còn hạn hẹp, hầu hết bố mẹ phải lo làm ăn hoặc thậm chí đi làm ăn xa, để con cái ở nhà với ông bà già, việc đôn đốc dạy bảo bị hạn chế. Bên cạnh đó các em lại thiếu tính bền bỉ, kiên trì trong học tập, đó là những yếu tố tích cực giúp học sinh chủ động trong học tập, cũng là yếu tố giúp các em hình thành nhân cách. Mặt khác các em sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn, thiếu dụng cụ học tập, thiếu sự tiếp xúc với cuộc sống đô thị nên những điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. 
Từ thực tế trên lớp cho thấy, khi học sinh làm bài theo một hệ thống câu hỏi gợi mở thì bài viết của các em hầu như chỉ trả lời câu hỏi, thiếu những câu văn gợi tả, gợi cảm, câu trả lời thường ngắn, cộc lốc và không cảm xúc.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến trẻ cả về hình thành nhân cách và trí tuệ. Có thể tổng hợp thành 3 yếu tố chính: Gia đình, Nhà trường và Xã hội. Nhưng môi trường quyết định đến kết quả học tập của trẻ là Gia đình và Nhà trường, bởi đó là những nơi trực tiếp tham gia quản lí, giám sát việc học tập của trẻ nhiều hơn cả, là nơi trẻ tiếp thu tri thức, rèn luyện, thực hành, trải nghiệm những tri thức đó. Sự quan tâm chưa đúng cách của phụ huynh đối với học sinh. Ở lớp dưới, trẻ chưa được rèn luyện nhiều kĩ năng nói năng mạch lạc, trôi chảy. Giáo viên giảng dạy không tạo cho trẻ cơ hội được tự bộc lộ suy nghĩ, khả năng vốn có của mình mà thực ra, trẻ có thể đưa ra những ý tưởng vô cùng phong phú. Giáo viên chưa khơi dậy được sự quan tâm đúng đắn của gia đình đối với việc học của con em họ.
 Với tôi, việc rèn luyện năng lực viết cho học sinh không phải diễn ra trong một, hai ngày như cách luyện kĩ năng thực hiện phép tính mà nó xuyên suốt cả quá trình học tập của học sinh không theo một khuôn mẫu, một công thức nào cả mà phụ thuộc vào sự cảm nhận của mỗi em. Đó chính là cái khó và cũng chính là sự đa dạng của phân môn này, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại và thực sự tâm huyết trong từng giờ dạy. Một từ hay, một câu văn lưu loát, sinh động được học sinh sử dụng trong bài viết của mình chính là một phần thưởng đối với giáo viên, là một sự thành công trong công tác giảng dạy.
Kết quả khảo sát bài viết của học sinh đạt được như sau:
Cách thức viết
Tổng số 29 học sinh
SL đạt
TL
 Trình bày đoạn văn đúng yêu cầu: Đủ câu theo yêu cầu, biết dùng câu, từ hay, sắp xếp hợp lí; sử dụng dấu câu phù hợp, biết so sánh để tả cho câu văn sinh động. Biết nêu tác dụng của con vật, cây cối mình tả đối với con người.
0
0%
 Biết trình bày đoạn văn: đủ số câu, biết dùng câu, từ hay, sắp xếp hợp lí; sử dụng dấu câu phù hợp, chưa biết so sánh để tả cho câu văn sinh động.
3
10.35%
 Biết dùng câu, chưa biết dùng từ hay, sắp xếp câu chưa phù hợp, tả mang tính liệt kê, chưa biết so sánh để tả cho câu văn sinh động.
26
89,65%
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Để giờ dạy Tập làm văn thực sự có kết quả và gây hứng thú cho học sinh, giáo viên cần phải có những giải pháp sau:
- Nắm vững chương trình phân môn Tập làm văn lớp Hai.
- Tìm hiểu cách tổ chức dạy từng dạng bài.
- Rèn các kĩ năng đọc, kĩ năng nói, kĩ năng trả lời... để bổ trợ cho kĩ năng viết văn của học sinh qua các phân môn khác của Tiếng Việt. 
- Rèn kĩ năng viết văn bằng chính cảm xúc và trải nghiệm thực tế của bản 
thân.
2.3.1.Giải pháp 1: Tìm hiểu nội dung chương trình, sắp xếp thành các 
dạng bài chung để dạy.
- Ở Lớp 2, các kiểu bài học Tập làm văn đều là các bài học độc lập và tất cả các bài đều là các bài học thực hành.
- Các bài Tập làm văn là tổ hợp các bài tập nhằm khai thác kiến thức, vốn sống đã có và vận dụng những kiến thức này để sản sinh ngôn bản.
Ngay từ khi có ý tưởng nguyên cứu đề tài, rút kinh nghiệm từ kết quả dạy Tập làm văn năm học 2015 – 2016, tôi mạnh dạn xếp chương trình Tập làm văn lớp 2 thành những dạng bài sau : 
- Thực hành về một số kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày như viết tự thuật, lập danh sách tổ, lập thời gian biểu, gọi điện, viết tin nhắn, bưu thiếp,...
- Thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu như: chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, khẳng định, phủ định, mời nhờ đề nghị, chia buồn, chia vui,...qua các hình thức độc thoại và hội thoại trong các hình thức giao tiếp trong gia đình và trường học.
- Thực hành rèn luyện về kỹ năng diễn đạt( nói, viết) như: Kể về người thân trong gia đình, tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh hoặc câu hỏi.
- Thực hành luyện về kỹ năng nghe: dựa vào câu hỏi gợi ý để kể lại hoặc nêu được ý chính của mẫu chuyện ngắn đã nghe.
2.3.2. Giải pháp 2:Dạy các dạng bài:
Dạng 1: Học sinh thực hành các nghi thức lời nói tối thiểu bao gồm các kĩ năng:
 	Chào hỏi. Tự giới thiệu.
 	Đáp lời chào, tự giới thiệu.
 	Nói lời cảm ơn, xin lỗi.
Đáp lời cảm ơn, xin lỗi.
Khẳng định, phủ định.
Đáp lời khẳng định, phủ định.
Nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đè nghị.
Đáp lời đồng ý, từ chối.
Chia vui. Đáp lời chia vui.
Chia buồn, an ủi. Đáp lời chia buồn, an ủi.
Khen ngợi. Đáp lời khen ngợi.
	( Sách GV Tiếng Việt, lớp 2 tập 1,2) [3]
 Với dạng bài này, chương trình có rất nhiều tình huống giao tiếp phong phú để rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh, phát triển ngôn ngữ nói cho học sinh, giúp các em tự tin trong giao tiếp. Để cho giờ học mang lại hứng thú cho học sinh, đem lại kết quả tốt thì giáo viên phải biết cách tổ chức. Các cách tổ chức tôi thường sử dụng khi dạy dạng bài này là học dưới dạng trò chơi như: Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: Tập làm phóng viên nhí. Khi thực hành các em phỏng vấn: Chào hỏi. Tự giới thiệu. Đóng hoạt cảnh trong các tình huống 
cần luyện tập về nói và đáp lời cảm ơn, xin lỗi hay lời chia vui, chia buồn.
 Mỗi khi tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi, tôi không chỉ yêu cầu học 
sinh nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ nói và đáp mà còn nhận xét, đánh giá về thái độ, hành vi trong giao tiếp để giúp học sinh hiểu rằng mọi lời nói, cử chỉ trong giao tiếp luôn luôn phải đi kèm thái độ.
Dạng 2: Viết đoạn văn ngắn ( tả ngắn, kể ngắn) 
Dạng bài này dạy học sinh bước đầu biết cách tổ chức đoạn văn, bài văn, 
rèn kĩ năng diễn đạt thông qua nhiệm vụ kể một sự việc đơn giản hoặc sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý tranh, câu hỏi, rèn luyện kĩ năng nghe thông qua các bài tập kể lại hoặc nêu ý kiến của bạn.
Nội dung của dạng bài này bao gồm:
Kể ngắn theo tranh, theo câu hỏi.
Kể về gia đình, người thân, về con vật.
Kể chuyện được chứng kiến.
Tả ngắn về bốn mùa, về một loài chim, về biển, về cây cối.
Tả về Bác Hồ.
Với mỗi nội dung tôi luôn cố gắng khai thác mục tiêu và tìm cách tổ chức cho học sinh thu nhận kiến thức một cách tích cực, chủ động và vận dụng tối đa vốn sống của các em.
Cụ thể: 
Tuần 1: Tự giới thiệu. Câu và bài.
Bài tập 3: Kể lại nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1,2 câu để tạo thành một câu chuyện.
 Đây quả là một yêu cầu khó đối với học sinh ngay mới chỉ buổi đầu làm quen với phân môn mới đặc biệt là đối tượng học sinh chưa hoàn thành.
Bước 1: Học sinh tìm hiểu và nêu được yêu cầu của bài tập.
Như vậy không phải là những câu rời rạc mà học sinh phải biết gắn kết các câu theo một lô gic để tạo thành một câu chuyện có ý nghĩa.
Bước 2: Tìm hiểu nội dung từng bức tranh.
Tranh 1: Cảnh các bạn dạo chơi trong vườn hoa.
Tranh 2: Một bạn gái say sưa ngắm những bông hoa hồng và một bạn trai đi ngang qua.
Tranh 3: Bạn gái giơ tay định ngắt bông hoa, bạn trai ngăn lại.
Tranh 4: Bạn trai đang giải thích cho bạn gái.
Bước 3: Tổ chức cho học sinh thi nói về nội dung từng bức tranh. 
Với yêu cầu diễn đạt rõ ràng, đủ ý, tránh lặp từ, khuyến khích học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt nói được nhiều câu với mỗi tranh. Với tranh 1: học sinh tự lựa chọn thời gian diễn ra sự việc, tranh 2: lồng hành động và suy nghĩ của bạn gái. Riêng tranh 4, tôi yêu cầu học sinh đưa ra nhiều cách giải thích cho bạn trai về thái độ, việc làm của bạn gái sau khi nghe bạn trai giải thích.Có nhận xét, đánh giá về cách sử dụng câu, từ đối với từng học sinh.
Bước 4: Kể toàn bộ câu chuyện: Yêu cầu 2 học sinh hoàn thành và 2 học sinh hoàn thành tốt kể toàn bộ câu chuyện. Bây giờ tôi mới bắt đầu hướng dẫn các em sử dụng các từ nối liên kết các nội dung hoặc những từ ngữ chỉ thời gian, 
diễn biến tình huống trong câu chuyện như: Vào sáng, chiều thứ bảy, chủ nhật..., 
bỗng, chợt, Cuối cùng
Bước 5: Rút ra bài học qua nội dung bài tập và nêu được ý nghĩa của câu chuyện.
Bước 6: Yêu cầu học sinh viết lại nội dung câu chuyện trên vào vở ô li.
Lúc này tôi bắt đầu hướng dẫn học sinh cách trình bày một đoạn, bài, cách trình bày lời nhân vật hoặc dẫn lời thể hiện suy nghĩ của nhân vật.
Kết quả: Học sinh nắm được yêu cầu và thực hành tốt dưới sự hướng dẫn 
của giáo viên.
Tuần 4: Cảm ơn, xin lỗi.
Bài tập 3: Hãy nói 3,4 câu về nội dung mỗi bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp [2].
Bước 1: Tìm hiểu yêu cầu bài tập
Bước 2: Tìm hiểu nội dung từng bức tranh.
Tranh 1: Bạn gái đang nhận chú gấu bông từ tay một người phụ nữ.
Tranh 2: Bạn trai đang khoanh tay trước một người phụ nữ, dưới đất là lọ hoa bị vỡ.
Học sinh xác định được tranh nào cần dùng lời cảm ơn, tranh nào cần nói lời xin lỗi.
Bước 3: Tổ chức cho học sinh nói về nội dung từng tranh.
Hướng dẫn học sinh chọn đối tượng: người phụ nữ trong 2 tranh trên có thể là ai: mẹ, cô, dì, bác, bạn của bố mẹ
Bạn nữ có thể được nhận quà trong những dịp nào? Như phần thưởng cho kết quả học tập tốt, nhân dịp sinh nhật, Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi, quà của người thân khi đi xa về, quà của khách
Khi nhận quà, thái độ của bạn nữ như thế nào? Bạn ấy cần nói gì?
Khi bạn nữ nói lời cảm ơn thì người cho quà sẽ có cảm giác thế nào? Hãy tưởng tượng họ sẽ nói gì?
Ở tranh 2: Bạn nam có thể làm vỡ bình hoa trong những tình huống nào? Chơi trốn tìm không may va vào, đá bóng, leo trèo,hoặc có thể giúp mẹ lau dọn bàn hay thay nước cho hoa
Bạn nam ấy đã nói gì với người phụ nữ?
Khi bạn nam nói lời xin lỗi thì người phụ nữ có giận bạn nam nữa không? Hãy đoán xem họ sẽ nói gì với bạn nam?
Yêu cầu nhiều học sinh trình bày nội dung từng tranh.
Nhận xét, đánh giá về câu, từ, bố cục của từng tình huống.
Bước 4: Rút ra bài học về sự cần thiết của lời cảm ơn, xin lỗi trong giao tiếp thường nhật và khi nào thì cần phải sử dụng lời cảm ơn hoặc xin lỗi.
Bước 5: Hướng dẫn học sinh cách trình bày.
Có thể nói, ngay từ những tiết học đầu tiên, học sinh đã phải thực hiện những yêu cầu trên quả là một thách thức vô cùng nan giải đối với giáo viên. Nhưng với tinh thần trách nhiệm và lòng ham muốn vượt qua những khó khăn, tôi đã dày công không chỉ trong một hay hai tiết mà có thể từ tuần này qua tuần khác, cả trong và ngoài giờ học, không ngừng nhắc nhở, khuyến khích các em rèn luyện để cuối cùng dù là kĩ năng nói hay viết phần lớn học sinh cũng đều thực hành tương đối tốt.
Và những sản phẩm sáng tạo của các em chính là những đoạn văn vô cùng đa dạng và phong phú.
Dạng 3: Tạo lập văn bản thông thường để phục vụ cuộc sống giao tiếp hàng ngày.
Dạng bài này giúp học sinh nắm được một số kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày như:
Khai bản tự thuật.
Viết tin nhắn để nhắn tin chia vui, chia buồn.
Nhận và gọi điện thoại.
Đọc và lập danh sách học sinh.
Tra mục lục sách.
Luyện tập về thời khoá biểu.
Lập thời gian biểu.
Nội dung này rất thiết thực trong cuộc sống hằng ngày, hướng các em thành người năng động, độc lập trong cuộc sống.
Với dạng bài này, khó hơn cả là hướng dẫn các em viết bưu thiếp hay tin nhắn, trình bày một tình huống giao tiếp qua điện thoại. 
Nhưng cho dù là kiểu dạng bài gì đi nữa thì bước tìm hiểu yêu cầu đề bài là bước quan trọng nhất giúp các em xác định rõ trọng tâm, từ đó mới mở ra các bước tiếp theo.
Ví dụ 1: Tuần 11: Chia buồn, an ủi
Bài tập 3: Được tin quê em bị bão, bố mẹ về thăm ông bà. Em hãy viết một bức thư ngắn giống như viết bưu thiếp thăm hỏi ông bà [2].
Bước 1: Tìm hiểu yêu cầu bài tập.
Yêu cầu của bài tập là gì?
Lí do em gửi thư cho ông bà?
Nội dung của thư thăm hỏi những gì?
Bước 2: Tổ chức cho học sinh trình bày miệng nội dung của thư .
Bước 3: Hướng dẫn học sinh cách trình bày một bức thư .
Địa điểm, thời gian: Ghi lùi vào phần giấy bên phải: Ghi nơi viết thư và thời gian viết thư.
 	Lời xưng hô: Lùi vào so với lề chừng 2ô: Tuỳ vào đối tượng là ai để có lời xưng hô phù hợp thể hiện tình cảm của mình dành cho người nhận.
Lí do viết thư và nội dung thăm hỏi, cuối cùng có thể là lời chúc, mong muốn hay hứa hẹn của mình đối với người nhận.
Ghi tên người viết kèm mối quan hệ với người nhận ở phần giấy bên phải.
Ví dụ 2: Tuần 13: Gọi điện.
Bài tập 2: Viết 4,5 câu trao đổi qua điện thoại theo nội dung sau:
Bạn gọi điện cho em, rủ em đến thăm một bạn trong lớp bị ốm. Em đồng
ý và hẹn ngày giờ cùng đi [2].
Em đang học bài, bỗng bạn gọi điện rủ em đi chơi. Em từ chối vì còn bận học.
 Để hướng dẫn học sinh học bài này, tôi đã căn cứ vào vốn sống của các em. Thực tế tất cả các em đều đã biết sử dụng điện thoại và cũng thường xuyên giao tiếp trên điện thoại nên kĩ năng được tôi chú trọng là kĩ năng trình bày bài viết. 
Bước 1: Tìm hiểu nội dung từng tình huống. 
Xác định người rủ, rủ đi đâu?
Thái độ của em trong từng tình huống?
Bước 2: Hướng dẫn học sinh cách trình bày.
Lựa chọn tên của người bạn gọi cho em.
Xác định người sẽ nói đầu tiên.
Em: Ghi lời của em khi nhấc máy.
Bạn: Ghi lời chào hỏi, giới thiệu, lời rủ của bạn.
Em: Ghi lời đồng ý, lời hẹn hoặc lời từ chối của em. 
Trong tình huống 1: Lựa chọn tên bạn ốm, xác định người hẹn ngày giờ. Lưu ý học sinh nên thêm cả địa điểm hẹn.
Trong tình huống 2: Lựa chọn các nội dung chơi. Lưu ý học sinh từ chối khéo léo và có thể hứa hẹn chơi cùng bạn vào dịp khác.
Bước 3: Học sinh làm bài.
Yêu cầu học sinh hoàn thành tốt làm cả 2 tình huống. 
Với học sinh hoàn thành thì làm 1 tình huống theo yêu cầu của giáo viên: Tổ 1 và tổ 3: Tình huống 1; Tổ 2: Tình huống 2.
Yêu cầu 2 học sinh hoàn thành tốt trình bày 2 tình huống trên bảng lớp.
Giáo viên quán xuyến và luôn nhắc học sinh cách trình bày, sử dụng dấu câu hợp lí.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá.
Nhận xét 2 bài làm trên bảng.
Nhận xét kết quả làm dưới lớp.
2 học sinh trên bảng thực hành gọi điện cùng bạn mình đã chọn theo tình huống trên bảng.
Nhắc học sinh phải xin phép bố mẹ khi đi thăm bạn ốm.
2.3.3 Giải pháp 3: Rèn kỹ năng viết qua các phân môn:
	Trong thực tế, ở trường tiểu học hiện nay học sinh nói tốt nhưng viết thường cụt lủn, chưa đủ câu hoặc chưa biết chấm câu, câu văn ngắn chưa sử dụng được câu dài, có hình ảnh do khả năng sử dụng rộng vốn từ chưa được mở rộng. Không những trong phân môn Tập làm văn mà ở tất cả c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_tap_lam_van_lop_2.doc