Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy và học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2

Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy và học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2

Một trong những nội dung “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” đó là đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt môn Toán - một môn học hết sức quan trọng đối với các em học sinh nhất là dạng Toán có lời văn của HS lớp Hai. Với các em, những lời giải, những phép tính đang còn quá lạ lẫm, quá mới mẻ. Vừa ở lớp Một lên, các em đang còn học mà chơi, chơi mà học Những bài toán đang ở dạng đơn giản, giờ đây phải làm quen với những bài toán phức tạp hơn, những bài toán mang tính trừu tượng về nội dung, vừa đọc phải vừa suy ngẫm, tính toán để chọn lựa hướng đi, cách làm Nếu giáo viên không có phương pháp dạy tối ưu thì các em có học tốt được không ? Cấp Tiểu học, lớp Hai là lớp đầu tiên học về phân môn Tập làm văn, phân môn Luyện từ và câu. Lớp mà bước đầu phải giải toán có lời văn. Vì thế nếu các em giải tốt các bài toán có lời văn sẽ rất thuận lợi cho các em sau này. Không những giúp các em học tốt môn Toán ở lớp trên mà còn giúp các em phát triển trí khả năng tư duy để học tốt các môn học khác. Hơn nữa nó là động lực tạo ra ý thức học tập, bên cạnh đó còn là niềm vui, niềm phấn khởi để tạo ra hứng thú học tập cho các em. Còn ngược lại, nếu các em học kém phần giải toán sẽ sinh ra nhiều bất lợi như: mất kiến thức, không học tốt môn toán ở lớp Hai cũng như các lớp trên, không phát triển được khả năng tư duy, sáng tạo, không hỗ trợ được cho các môn học khác như Tiếng Việt, TNXH, Mĩ thuật v.v. không tạo niềm vui, hứng khởi học tập, Để nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp Hai, ngoài sự phấn đấu nỗ lực của các em, đòi hỏi người GV phải có phương pháp giảng dạy, phải có ý thức nghề nghiệp, phải luôn nhiệt tình với công việc, phải thường xuyên tích luỹ chuyên môn, nghiệp vụ, phải có lòng yêu nghề, mến trẻ

doc 23 trang thuychi01 6655
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy và học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1.MỞĐẦU.....................................................................................................02 
1.1.Lí do chọn đề tài......................................................................................02
1.2.Mục đích nghiên cứu...............................................................................03
1.3.Đối tượng nghiên cứu:.............................................................................03
1.4.Phương pháp nghiên cứu:........................................................................04
2. NỘI DUNG................................................................................................04
2.1. Cơ sở lí luận:...........................................................................................04
2.2. Thực trạng..............,................................................................................05
2.2.1. Những việc đã làm được......................................................................05
2.2.2. Những mặt còn hạn chế......................................................................06
2.3. Các giải pháp thực hiện..........................................................................08
2.3.1. Một số giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng dạy và học giải toán 
có lời văn cho học sinh lớp hai.....................................................................08
2.3.2. Một số giải pháp hỗ trợ khác..................................................................15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến: .................................................................... ....18
2.4.1. Về phía học sinh lớp 2D18
2.4.2. Kết quả đạt được trong trường19
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................19
 Kết luận:.......................................................................................................19
 Kiến nghị......................................................................................................20
MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Một trong những nội dung “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” đó là đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt môn Toán - một môn học hết sức quan trọng đối với các em học sinh nhất là dạng Toán có lời văn của HS lớp Hai. Với các em, những lời giải, những phép tính đang còn quá lạ lẫm, quá mới mẻ. Vừa ở lớp Một lên, các em đang còn học mà chơi, chơi mà học Những bài toán đang ở dạng đơn giản, giờ đây phải làm quen với những bài toán phức tạp hơn, những bài toán mang tính trừu tượng về nội dung, vừa đọc phải vừa suy ngẫm, tính toán để chọn lựa hướng đi, cách làm Nếu giáo viên không có phương pháp dạy tối ưu thì các em có học tốt được không ? Cấp Tiểu học, lớp Hai là lớp đầu tiên học về phân môn Tập làm văn, phân môn Luyện từ và câu. Lớp mà bước đầu phải giải toán có lời văn. Vì thế nếu các em giải tốt các bài toán có lời văn sẽ rất thuận lợi cho các em sau này. Không những giúp các em học tốt môn Toán ở lớp trên mà còn giúp các em phát triển trí khả năng tư duy để học tốt các môn học khác. Hơn nữa nó là động lực tạo ra ý thức học tập, bên cạnh đó còn là niềm vui, niềm phấn khởi để tạo ra hứng thú học tập cho các em. Còn ngược lại, nếu các em học kém phần giải toán sẽ sinh ra nhiều bất lợi như: mất kiến thức, không học tốt môn toán ở lớp Hai cũng như các lớp trên, không phát triển được khả năng tư duy, sáng tạo, không hỗ trợ được cho các môn học khác như Tiếng Việt, TNXH, Mĩ thuật v.v. không tạo niềm vui, hứng khởi học tập, Để nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp Hai, ngoài sự phấn đấu nỗ lực của các em, đòi hỏi người GV phải có phương pháp giảng dạy, phải có ý thức nghề nghiệp, phải luôn nhiệt tình với công việc, phải thường xuyên tích luỹ chuyên môn, nghiệp vụ, phải có lòng yêu nghề, mến trẻ
 	Để nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán lớp Hai- đặc biệt là phần giải toán có lời văn cho HS là một vấn đề vô cùng quan trọng. Là một giáo viên trẻ, trực tiếp dạy ở trường tiểu học, với lòng say mê, nhiệt huyết nghề nghiệp, tôi thấy thực trạng dạy và học giải toán có lời văn cho HS lớp Hai của trường chúng tôi cần phải cố gắng. Tôi suy nghĩ, trăn trở và tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học giải toán có lời văn cho học sinh lớp Hai. Vì những lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu trong năm học 2017-2018: "Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy và học giải toán có lời văn cho HS lớp Hai”. 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
 	Chúng ta đều biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhà trường là nâng cao chất lượng dạy và học. Điều quan trọng là làm thế nào để đưa chất lượng đi lên? Đấy mới là điều khó. Quan trọng hơn nữa là việc làm đó có thành công hay không? Có đạt hiệu quả cao hay không? Đấy mới là then chốt. Để mở ra được cái nốt thắt quy luật đó đòi hỏi người viết đề tài phải tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo và linh hoạt trong mọi tình huống. Cùng với không khí thi đua dạy và học trong toàn trường, toàn thành phố, toàn tỉnh, tất cả GV- HS đều phải nỗ lực hết mình tìm ra những biện pháp để khắc phục khó khăn, bất lợi của trường mình. Phát huy những mặt mạnh đã có sẵn trong đội ngũ GV, các em HS, tận dụng sự quan tâm của nhà trường, gia đình và xã hội để đưa chất lượng ngày một đi lên. Với các em HS lớp Hai, việc dạy cho các em viết thành câu lời giải đúng, đủ, đẹp đã khó chứ đừng nói gì đến các em phải đọc bài toán, suy nghĩ rồi tìm cách giải cho hợp lí hoặc nhiều cách giải khác hay hơn. Ngay từ đầu năm, một số em đọc bài toán còn chưa thông, chưa hiểu cách giải, lời giải viết sai, phép tính thực hiện chưa đúng, GV có ít thời gian học hỏi bạn bè, đồng nghiệp ....nên chất lượng dạy và học phần giải toán có lời văn chưa cao. Vì vậy tôi quyết định nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích đưa ra một số giải pháp liên quan đến phương pháp dạy học của GV, đến ý thức trách nhiệm của gia đình, của xã hội để giúp các em học tốt. Với những giải pháp đưa ra của đề tài, chắc chắn chất lượng môn Toán của khối Hai trong nhà trường chúng tôi sẽ được nâng lên, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán của toàn trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số giải pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2D.
 	1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. (Phân tích và tổng hợp lí thuyết; Phân loại và hệ thống hóa lí thuyết)
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. (Phương pháp quan sát; Phương pháp điều tra; Phương pháp đàm thoại; Phương pháp thực nghiệm)
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
 	Môn Toán là một trong hai môn nhiều giờ và cũng là một trong những môn công cụ ở khối lớp Hai. Là môn học liên quan đến rất nhiều các môn học khác như: Tiếng Việt; Mĩ thuật... Học sinh học tốt môn Toán sẽ bổ sung rất nhiều cho các môn học khác, và ngược lại, nếu các em học tốt các môn học khác như : Tiếng Việt; Đạo đức; TNXH... thì tất nhiên các em sẽ học tốt môn Toán. Vì các em có đọc được, viết được thì các em mới hiểu được yêu cầu của bài tập nói gì? Mới hiểu được bài toán ấy cho ta biết gì? Hỏi ta điều gì? Rồi mới suy luận lo gíc và làm ra phép tính, kết quả được ! Nhưng ta xét về khía cạnh khối lớp, thì lớp Hai là lớp đầu tiên học về các phân môn Tập làm văn, Luyện từ và câu... và liên quan đến giải toán có lời văn. Ở lớp một, các em mới học vần là chính, còn môn Toán thì mới làm quen với một số bài toán nhưng thể hiện bằng tóm tắt và yêu cầu học sinh điền số. Còn ở lớp hai, các em phải đọc đề toán, biết tóm tắt rồi nêu cách giải. Mỗi dạng toán đều có những đặc điểm khác nhau, nếu các em không suy nghĩ kĩ thì sẽ rất dễ nhầm giữa dạng toán này với dạng toán khác. Môn Toán là một môn học khó đối với các em, ngoài những kiến thức về số học, về đại lượng và đo đại lượng, về yếu tố hình học thì học sinh còn phải học một nội dung rất quan trọng đó là giải bài toán có lời văn. Nếu các em học tốt phần giải toán có lời văn thì chất lượng môn toán sẽ được đi lên và một khi các em đã học tốt môn Toán ở khối Hai thì chắc chắn các em sẽ học tốt môn Toán ở các khối lớp trên. Ngoài ra nó còn làm cho các em thấy tự tin, phấn khởi trong quá trình học tập. Nó còn là động lực thúc đẩy cho các em vươn xa tới mai sau.
 	Song song với việc học tập của học sinh thì vấn đề dạy học của GV cũng vô cùng quan trọng. Cô sẽ là người quyết định đến chất lượng của các tiết học. Tiết học ấy có thành công hay không? Có đạt kết quả cao hay không? Được bao nhiêu % hoàn thành môn học? Bao nhiêu % chưa hoàn thành môn học?... Hay trong tiết học còn quá nhiều HS tiếp thu bài chậm? Vì sao HS tiếp thu bài chậm? Vì sao HS chưa làm bài tập xong? Cô có gây được hứng thú học tập cho các em không? Có phát huy được tính tích cực của HS hay không? Tất cả HS có được hoạt động không? Tất cả các vấn đề đó đều liên quan đến phương pháp dạy học của GV và phụ thuộc vào tiến trình dạy học của cô giáo rất nhiều. Vì vậy cô giáo là người rất quan trọng trong việc quyết định đến chất lượng học tập của lớp. Trước tình hình đó, tôi không thể không bầy tỏ ý kiến của mình bằng cách viết thành SKKN. Tôi mạnh dạn chọn đề tài này là một vấn đề hoàn toàn hợp lí. Trong đề tài có đưa ra "Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy và học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2". Mặc dù những giải pháp đó chưa thực sự được sắc bén, chưa được táo bạo; song dù sao cũng góp được một phần nào vào việc nâng cao chất lượng môn Toán lớp 2 của lớp tôi. Mong rằng đề tài này cũng sẽ được nhân rộng góp phần vào việc nâng cao chất lượng học toán của toàn trường trong những năm tới và cũng là bài học kinh nghiệm cho các đồng nghiệp của tôi.
2.2. Thực trạng.
2.2.1. Những việc đã làm được.
 	+ Những năm gần đây, đặc biệt là năm học 2017- 2018, tôi rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy và học nói chung và nâng cao chất lượng môn Toán nói riêng, đặc biệt là môn toán khối Hai. Ngay từ đầu năm tôi đã tổ chức khảo sát chất lượng HS để nắm bắt tình hình và phân loại đối tượng HS. Từ đó có kế hoạch kèm cặp những học sinh chưa đạt, động viên các em mua đầy đủ SGK- ĐDHT. Tổ chức họp phụ huynh HS, mục đích cùng phụ huynh giúp các em học tốt. Kết hợp với các đoàn thể khác trong và ngoài nhà trường để cùng nâng cao chất lượng cho các em.Tôi thường xuyên dự giờ, thăm lớp đồng nghiệp để học hỏi, rút kinh nghiệm cho mình.
 	.- Tôi đã lập Kế hoạch bài học bài đầy đủ trước khi đến lớp. Đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ vào tiết dạy. Dạy học theo phương pháp mới, phát huy tính tích cực của HS. Hằng ngày đều kiểm tra bài vở của HS, đặc biệt chú trọng đến dạng giải bài toán có lời văn. Trong tiết học luôn lưu ý HS cách đọc đề, cách tóm tắt và cách giải. Học sinh giải như thế nào là đúng, là hợp lí? Có bao nhiêu cách giải? Cách giải nào hay nhất?... Luôn đưa ra những tình huống sư phạm cho HS xử lí. Luôn chú trọng đến kết quả học tập của HS.
 	+ Đối với HS: nhìn chung các em đều chăm chỉ học tập. Đa số các em có ý thức học tập tốt. Làm bài tập đầy đủ, vâng lời bố mẹ, thầy cô. 
 	Khảo sát đầu năm, chất lượng môn Toán lớp 2D đạt như sau:
TT
Lớp
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
1
2D
45
12
26.6
24
53.4
9
20
2.2.2. Những mặt còn hạn chế.
* Về học sinh:
 	- Năm học 2017- 2018, lớp 2D trường Tiểu học Đông Vệ 1 có tổng số HS là 45 em, trong đó nam: 22 em, nữ 23 em. Đa số các em đều là con em gia đình nông dân, buôn bán nhỏ, do bận làm ăn nên ít quan tâm tới việc học tập của con em. Sự tiếp thu bài của một số em còn chậm, một số em lại chưa cố gắng vươn lên, ý thức học tập chưa cao.
 	- Sự chuẩn bị của gia đình về sách vở, đồ dùng học tập cho các em còn chậm, còn thiếu. Sự kèm cặp giúp đỡ các em học ở nhà chưa thường xuyên, đôi khi còn ỷ lại cho nhà trường.
 	Khi học phần giải toán có lời văn, HS thường gặp phải một số khó khăn sau:
+ Về hiểu đề: HS thường đọc trượt đi, không hiểu đề nên không làm được bài hoặc hiểu lơ mơ làm chừng chừng, hoặc hấp tấp rồi làm sai Không hiểu ý diễn đạt của các câu văn hoặc chưa từng trải qua thực tế nên không hiểu. Ví dụ:
Ví dụ 1: ( Bài tập 3 trang 111) : Có 18 lá cờ, chia đều cho 2 tổ. Hỏi mỗi tổ được mấy lá cờ ?
 	Ở bài này HS phải tìm xem: Số lá cờ của một tổ và lấy 18: 2 = 9 (lá cờ). Nhưng ở bài toán: Có 18 lá cờ chia đều cho các tổ. Mỗi tổ có 2 lá cờ. Hỏi có tất cả bao nhiêu tổ? Bản chất bài toán ở đây lại khác. HS phải tìm số tổ được nhận cờ chứ không phải tìm số cờ trong một tổ nữa. Và phép tính sẽ là: 18 : 2 = 9 (tổ). Cũng là 18: 2 = 9 nhưng do bản chất bài toán khác nhau nên đơn vị tính ở đây cũng khác nhau và đương nhiên là lời giải cũng khác nhau. Ở hai bài toán này HS cần phải hiểu một bên là tìm số cờ trong một tổ, một bên là tìm số tổ được nhận cờ. Đây chính là bước đầu cho việc hình thành bài toán rút về đơn vị ở lớp 3.
Qua kiểm tra vở bài tập toán của HS tôi thấy: HS thường nhầm lẫn bản chất của các bài toán, khó tưởng tượng vì không trải nghiệm thực tế.
 	+ Về tóm tắt: HS không biết cách tóm tắt như thế nào cho hợp lí với bài toán, để từ tóm tắt mà tìm cách giải cho đúng. Từ tóm tắt có thể nhìn vào đó đọc lại toàn bộ bài toán.
 	Ví dụ 2: ( Bài tập 4 trang 26 ) : Em 7 tuổi, anh hơn em 5 tuổi. Hỏi anh bao nhiêu tuổi?
 	Nhẽ ra ở bài toán này HS nên tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng thì dễ thấy bản chất của bài toán và dễ dàng tìm ra cách giải nhưng đa số HS lại quen tóm tắt là: 
 Em : 7 tuổi
 Anh hơn em : 5 tuổi
 Anh : tuổi
 	+ Về cách giải bài toán:
Khi đặt lời giải: HS không lựa chọn câu văn, thường là lời giải chưa chính xác với nội dung bài toán hoặc thừa hoặc thiếu từ ngữ. Có khi không viết hoa đầu câu, sai lỗi chính tả hoặc sai đơn vị cần tìm.
 	Ví dụ 3: ( Bài 3 trang 35) . Tháng trước tổ em được 16 điểm mười, tháng này tổ em được nhiều hơn tháng trước 5 điểm mười. Hỏi tháng này tổ em được bao nhiêu điểm mười?
 	Đa số HS chỉ ghi lời giải là: Tổ em được là: (hoặc: Tháng này tổ em được là:) và sau đó phép tính lại ghi tên đơn vị là “em” chứ không phải là “điểm mười”.
 	Khi thực hiện phép tính: Có HS không hiểu đề bài cho biết gì và cần tìm gì? hoặc không hiểu như thế nào là làm phép tính cộng, như thế nào là làm phép tính trừ? Cứ làm chừng chừng may ra thì đúng. Hoặc khi thực hiện phép tính đúng thì kết quả lại sai hoặc sai tên đơn vị tính.
 	Ví dụ 4( Bài tập 3 trang 45): Một lớp học có 35 HS, trong đó có 20 HS trai. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu HS gái?
 	HS không hiểu từ “trong đó” ở bài này là phải lấy tổng số HS trừ đi HS trai. Một số em không hiểu nội dung bài toán nói gì? Không mường tượng được sự việc diễn ra trong bài toán. Vì thế có em làm phép tính cộng, có em làm phép tính trừ. Hoặc đơn vị tính lại là HS trai hoặc là HS. v.v.
 	Đến đáp số: Một số em chỉ có điền kết quả, không có tên đơn vị, hoặc tên đơn vị lại sai, thậm chí kết quả ở phép tính đúng mà đáp số lại viết sai v.v
* Về phía giáo viên:
 	- Dạy hai buổi/ ngày nên tôi chưa có nhiều thời gian đầu tư cho việc tự học, tự bồi dưỡng, chưa đóng góp nhiều công sức trong việc lựa chọn phương pháp đổi mới trong dạy học toán, đặc biệt là dạng toán có lời văn để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán. Chưa có nhiều giờ dạy giỏi trong tiết học. 
2.3. Các giải pháp:
 	Sau khi nghiên cứu thực trạng về dạy học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2, tôi đưa ra một số giải pháp thực hiện như sau:
2.3.1.Một số giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng dạy và học giải toán có lời văn cho học sinh lớp hai.
* Giải pháp 1: Rèn cho học sinh kĩ năng tìm hiểu, phân tích và tóm tắt đề bài toán.
- Rèn cho HS kĩ năng tìm hiểu, phân tích đề bài toán.
* Ví dụ 1: (Bài 4/SGK trang 46): Vừa cam vừa quýt có 45 quả, trong đó có 25 quả cam. Hỏi có bao nhiêu quả quýt?
 	HS thường không hiểu nội dung bài toán nói gì? Không hiểu bản chất của bài toán hay nói cách khác là không hiểu nội dung câu văn. “Vừa cam vừa quýt” có nghĩa là tổng số cả cam và quýt. Lại không hiểu từ “trong đó” có nghĩa là trong số 45 quả đó đã có 25 quả quýt. Nên HS có thể làm sai. Em thì thực hiện phép trừ, em thì thực hiện phép cộng. Vì thế ở bài này yêu cầu giáo viên phải vẽ hình ảnh trực quan ra, sau đó tóm tắt. Cho các em nhìn lại hình ảnh và tóm tắt để đọc lại bài toán. Vừa đọc vừa ngẫm nghĩ, hiểu bản chất và sau đó giải.
 	* Ví dụ 2: ( Bài 3 trang 47) : Có 2 chục que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?
 	Đa số HS không đổi 2 chục que tính = 20 que tính rồi sau đó mới trừ mà HS làm sai bởi 2 lí do :
 	- HS hấp tấp, không nhớ bước đổi.
 	- HS không nhớ phần kiến thức đổi : 2 chục que tính = 20 que tính mà thường đổi sai. Từ đó HS làm sai, lấy 2 + 5 = 7 ( que tính). 
 	Ở bài này, hướng dẫn các em đọc kĩ đề, cho các em xác định một số từ cần nhớ, gạch chân các từ đó. VD : chục ; que tính ; bớt đi ; để các em hình dung ra cách giải sau khi đã hiểu bài toán.
 	* Ở một số dạng bài mà phép tính là phép cộng, HS dễ lẫn lộn làm phép trừ và ngược lại : Nhẽ ra làm phép trừ thì HS lại làm phép cộng. HS không xác định đúng các từ ngữ trong câu để suy đoán ra phép tính. 
Ví dụ 3: ( Bài 3 trang 28). Một đội trồng rừng có 27 nữ và 18 nam. Hỏi đội đó có bao nhiêu người ? 
Một số em không biết làm phép tính cộng hay trừ vì không tìm ra dấu hiệu nào của bài toán liên quan đến phép tính. Hoặc một số học sinh chỉ hiểu máy móc là có từ “nhiều hơn” thì làm phép cộng, có từ “ít hơn” thì làm phép trừ. Vậy ở bài này không có từ nào như thế thì làm phép gì? HS dễ lúng túng và làm sai. Đối với bài này, phải hướng dẫn HS đọc kĩ đề sau đó tóm tắt bài toán. Nhìn vào tóm tắt bài toán HS sẽ hiểu là làm phép tính gì? hướng dẫn HS tóm tắt bài toán như sau: 
 Nữ : 27 người.
 Nam : 18 người.
 Có tất cả :...người?
 	Từ đó HS sẽ giải như sau :
 Bài giải
 Đội đó có số người là: 
 27 + 18 = 45 ( người)
 Đáp số: 45 người.
 	* Ví dụ 4: ( Bài 4 trang 51). Một cửa hàng có 51 kg táo, đã bán 26 kg táo. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu ki-lô-gam táo ? 
 	 HS thường làm sai bởi 2 lí do: Không đọc kĩ bài toán và không hiểu bài toán nói gì? Nên một số HS thường làm chừng phép tính cộng hoặc trừ. Với ở bài này GV cần hướng dẫn như sau: Cho HS đọc kĩ đề toán, phân tích đề toán cho biết gì và yêu cầu chúng ta tìm gì? Xác định từ cần lưu ý, gạch chân từ đó và hiểu từ đó. Đó là từ “đã bán”; “còn lại”. “Đã bán” có nghĩa là số kg táo đó còn lại ít đi và phải làm phép tính trừ. Sau đấy cho HS giải vào vở.
- Rèn kĩ năng tóm tắt đề bài toán.
 	 Một số HS khi tóm tắt bài toán không biết cách tóm tắt như thế nào để thể hiện rõ nội dung bài toán và dễ nhận biết để làm bài.
 	Ví dụ 1: ( Bài 3 trang 63). Mảnh vải màu xanh dài 34 dm, mảnh vải màu tím ngắn hơn mảnh vải màu xanh 15dm. Hỏi mảnh vải màu tím dài bao nhiêu đề-xi- mét ?
 HS thường tóm tắt là: 
Mảnh vải màu xanh: 34dm.
 Mảnh vải màu tím : ngắn hơn 15dm.
 Mảnh vải màu tím : ....dm?
 	Ở bài này giáo viên cần giải thích cho HS hiểu với cách tóm tắt này cũng được, xong nhìn nó chưa được khoa học và chưa có tính sáng tạo cao, nó không thể hiện rõ nội dung, bản chất của bài toán, nhìn vào khó hiểu. Nên ta tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng thì thích hợp hơn. Ta có thể tóm tắt như sau :	 
 34 dm
 Tấm vải xanh
 Tấm vải tím 15 dm
	... dm ?
Nhìn vào tóm tắt bằng sơ đồ. HS có thể đọc lại đề toán và giải một cách dễ dàng. HS sẽ hiểu phải thực hiện phép tính trừ để tìm tấm vải màu tím.
* Giải pháp 2: Rèn cho học sinh kĩ năng trình bày bài giải 
 	* Một số HS sai lời giải mặc dù đã đọc kĩ đề toán và tóm tắt đề hợp lí. Nhưng vì chưa hiểu rõ bản chất của bài toán hoặc đôi khi do tính cẩu thả nên lời giải thường viết thiếu hoặc sai. 
Ví dụ 1: ( Bài 3 trang 62 ). Nhà bạn Hà nuôi 34 con gà, nhà bạn Ly nuôi ít hơn nhà bạn Hà 9 con gà. Hỏi nhà bạn Ly nuôi bao nhiêu con gà ? 
HS thường viết lời giải là: Nhà bạn Ly nuôi là: hoặc Nhà bạn Ly nuôi số con là: .hoặc Có số con gà là: hoặc Còn lại số con gà là:. v .v. Ở nhược điểm này GV cần cho HS đọc kĩ đề toán. HS cho biết bài toán cho ta biết gì và hỏi ta điều gì? Nhấn mạnh ở phần câu hỏi xem người ta hỏi ta cái gì thì trả lời cái đó ( lưu ý là kèm theo đơn vị tính). Hỏi nhà bạn Ly nuôi bao nhiêu con gà thì ta trả lời là: Nhà bạn Ly nuôi số con gà là: Nhữn

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_va_hoc_giai_toan.doc