SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS

SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS

Kĩ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời đại ngày nay.Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống. Theo tôi, kĩ năng sống đơn giản là tất cả những điềucần thiết chúng ta phải biết để có thể thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngàytrong cuộc sống. Kĩ năng sống được hình thành theo một quá trình, hình thành một cáchtự nhiên qua những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có.Có nhiều nhóm kĩ năng sống như: nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng xã hội và nhómkĩ năng quản lí bản thân.Dù là kĩ năng nào cũng đều rất quan trọng và cần thiết với mỗi con người. Cho nên, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có một tầm rất quan trọng.

Luật giáo dục năm 2005. Điều 2 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng và độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.” [1]

- Căn cứ Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục ngày 25/11/2009[2]

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng 8 (khóa XI) "Về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"[3]

Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực thực tiễn và năng lực thực tiễn.

 

doc 15 trang thuychi01 7271
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC
NỘI DUNG
TRANG
1
MỞ ĐẦU
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
1.5
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2
2
NỘI DUNG
3
2.1
Cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu
3
2.1.1
Quan niệm về kĩ năng sống
3
2.1.2
Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống
3
2.2
Thực tạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
3
2.2.1
Cơ sở thực tiễn
4
2.2.2
Kết quả khảo sát thực trạng
5
2.3
Các giải pháp thực hiện
6
2.3.1
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp
6
2.3.2
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học
10
2.4
Hiệu quả của SKKN với các hoạt động giáo dục
12
2.4.1
Đối với phụ huynh
12
2.4.2
Đối với học sinh
12
3
Kết luận, kiến nghị
3.1
Kết luận
13
3.2
Kiến nghị
14
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Kĩ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời đại ngày nay.Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống. Theo tôi, kĩ năng sống đơn giản là tất cả những điềucần thiết chúng ta phải biết để có thể thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngàytrong cuộc sống. Kĩ năng sống được hình thành theo một quá trình, hình thành một cáchtự nhiên qua những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có.Có nhiều nhóm kĩ năng sống như: nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng xã hội và nhómkĩ năng quản lí bản thân...Dù là kĩ năng nào cũng đều rất quan trọng và cần thiết với mỗi con người. Cho nên, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có một tầm rất quan trọng.
Luật giáo dục năm 2005. Điều 2 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng và độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.” [1]
- Căn cứ Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục ngày 25/11/2009[2]
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng 8 (khóa XI) "Về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"[3]
Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực thực tiễn và năng lực thực tiễn.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường nước ta đang phát triển mạnh mẽ kèm theo mặt trái tiêu cực ngoài xã hội đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ và hành động của học sinh cộng với sự thiếu sự quan tâm, chăm sóc động viên, giáo dục từ gia đình nên nhiều trẻ em còn thiếu hiểu biết về pháp luật, đạo đức, lối sống. Đặc biệt kỹ năng sống còn kém chưa biết ứng xử với lối sống có văn hóa, chưa nhận thức được việc phạm tội, vi phạm đạo đức của mình, chưa phân biệt điều hay, lẽ phải và các sai phạm của mình. Ít chịu tu dưỡng rèn luyện, sống buông thả theo những thị hiếu tầm thường. Nhiều em có điều kiện kinh tế, dù nhận thức được nhưng do thiếu
ý chí phấn đấu vươn lên tự buông thả mình và trượt dài trên con đường dẫn tới vi phạm pháp luật.
Độ tuổi học sinh THCS các em bắt đầu muốn tự mình xem xét các sự việc, không muốn sự can thiệp của người khác, kể cả bố mẹ. Sự phát triể của tự ý thức đòi hỏi các em học sinh luôn thoát khỏi mối quan hệ phụ thuộc trước kia để trở thành cá thể độc lập. Nhưng giữa những mong muốn mang tính chủ quan, cá nhân và những thách thức cuộc sông đôi lúc không có sự tương ứng nên các em rơi vào trạng thái có thái độ phản kháng bằng các hình thức như lì lợm, lạnh nhạt, bất hợp tác, thậm chí còn tỏ ra bất cần đời.
Tại huyện Quảng Xương sau hai năm thực hiện đề án: “ Xây dựng trường học gắn với thực tiền và giáo dục kĩ năng sống” [3]bước đầu đã đem lại được những hiệu quả bước đầu hết sức quan trọng. Tại trường THCS Quảng Hòa chúng tôi là một trong hai trường THCS được huyện nhà chỉ đạo thực hiện thí điểm tất cả các nội dung của đề án. Xuất phát từ tình hình thực tế tại trường và những việc đã làm bản thân tôi đã đúc rút được một một số kinh nghiệm. Đó là lí do tôi chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nhận thức rõđược vai trò của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong Nhà trường bản thân tôi là một giáo viên dạy học Sinh học được Nhà trường giao nhiệm vụ hướng dẫn học sinh thực hiện các kĩ năng trồng trọt và chăn nuôi, tôi luôn trăn trở, tích cực tìm tòiđể làm thế nào lồng ghép,tích hợp việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các bài giảng sinh học một cách có hiệu quả nhất mà không làm nặng thêm nội dung bài học, không gượng ép. Trong khuôn khổ củađề tài này tôi chỉ xin giới thiệu một số kinh nghiệm của bản thân đã làm và đúc kết lại được thành kinh nghiệm để góp phần hình thành kỹ năng lao động, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý các tình huống thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của học sinh THCS nói chung và học sinh trường THCS Quảng Hòa nói riêng.
Trong khuôn khổ của đề tài này tôi chỉ hướng vào việc giáo dục kỹ năng sống cần thiết thường gặp trong cuộc sông hàng ngày của học sinh THCS sau đây:Giới thiệu kĩ năng sống cần thiết đối với học sinh THCS.
Giáo dục kĩ năng trồng trọt
Giáo dục kĩ năng chăn nuôi
Kĩ năng phòng chống xâm hại và bạo lực
Kĩ năng thuyết trình
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống thông qua một số môn học
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Giáo dục các kĩ năng trồng trọt và chăn nuôi, các kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS tại trường THCS Quảng Hòa
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp giải quyết vấn đề
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Dùng phiếu điều tra để phân tích tổng hợp số liệu thu được.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 
Sáng kiến kinh nghiệm này được phát triển lên từ sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã thực cách đây 4 năm tại trường THCS Quảng Long. Sáng kiến kinh nghiệm trước đây của tôi chỉ bó hẹp trong phạm vi tích hợp việc giáo dục kĩ năng sống vào một môn học cụ thể còn ở sáng kiến kinh nghiệm này cũng với nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhưng phạm vi áp dụng của nó rộng hơn nó được thực hiện không phải thông qua các môn học mà cả trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu.
2.1.1. Quan niệm về kĩ năng sống
Có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống (KNS). Theo tổ chức y tế thế giới WHO: “ KNS là khả năng có hành vi thích ứng và tích cực giúp cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức hàng ngày”.
Theo quỹ nhi đồng liên hợp quốc(UNICEF): “ KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi và hình thành hành vi mới cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức hình thành thái độ và kĩ năng”.
Theo tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa liên hợp quốc (UNESCO), KNS gắn với bốn trụ cột của giáo dục:
+ Học để biết: Gồm các kĩ năng tư duy, tư duy phê phán, tu duy sáng tạo, ra quyết định giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả......
+ Học làm người: Gồm các kĩ năng: Ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin....
+ Học để sống với người khác: Gồm các kĩ năng như: Giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm thể hiện sự cảm thông chia se.
+ Học để làm: Gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: Kĩ năng thực hành – vận dụng, kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiêm...
Từ những quan niệm trên cho thấy KNS gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của KNS là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp những người khác và với xã hội khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
2.1.2. Tầm quan trong của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
Kỹ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ hành vi và thói quen tích cực lành mạnh.Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước khó khăn thử thách biết ứng xử giải quyết vấn đề một cách tích cực yêu đời hơn và làm chủ cuộc sống của chính mình và thành công hơn trong cuộc sống. Mặt khác kĩ năng sống còn góp phần thức đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người.
Thế hệ trẻ chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là những con người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước. Mặt khác lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành nhân cách, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội còn thiếu kinh nghiệm sống dễ bị lôi kéo, kích động. Vì vậy việc giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội.
2. 2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1.Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Giáo dục kĩ năng sống đây là một trong nội dung của phong trào xây dựng: “ trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Giáo dục kĩ năng được ngành Giáo dục Huyện Quảng Xương xác định đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngành. Chính vì vậy bắt đầu từ năm học 2017 – 2018 Phòng giáo dục và Đào tạo Quảng Xương và Ủy ban nhân dân huyện Quảng Xương triển khai thực hiện đề án: “Xây dựng trường học gắn với thực tiễn và giáo dục kĩ năng sống”.
Tuy nhiên trên thực tế việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kĩ năng sống ở nước ta còn hạn chế. Các trường THCS nói chung còn quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, kĩ năng ứng xử trong các mối quan hệ ( với con người, với môi trường thiên nhiên,.). Hơn nữa, giáo viên bộ môn với 45 phút còn phải lo chuyển tải đầy đủ các nội dung bài dạy. Trong thời gian qua nhiệm vụ này được xem là của giáo viên chủ nhiệm. Trong khi đó giáo viên chủ nhiệm cả tuần cũng chỉ có một tiết sinh hoạt lớp. Thầy cô giáo chủ nhiệm được giao phụ trách học sinh nhưng không có thời gian nắm tình hình của từng em.
	Nhiều ý kiến cho rằng đó là một khiếm khuyết rất lớn trong giáo dục và đào tạo học sinh. Chúng ta mới chỉ nghiêng về đào tạo mà coi nhẹ phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
+ Một bộ phận học sinh còn thụ động trong giao tiếp; khả năng nói, thuyết trình trước tập thể, trước đám đông chưa tự tin, thiếu tính thuyết phục
+ Nhiều học sinh chưa có kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn đời sống và lao động; còn lúng túng trong các thao tác kỹ thuật; ít hiểu biết trồng và chăm sóc một số loại cây, chăm sóc vật nuôi thông thường ở địa phương; khả năng sắp xếp, sửa chữa, bảo dưỡng các vật dụng thông thường trong gia đình còn hạn chế
+ Việc vận dụng kiến thức để phòng, tránh hậu quả xấu có thể xảy ra trong đời sống còn hạn chế, như: Đuối nước, cháy, nổ, ngộ độc, tham gia giao thông; cách phòng tránh một số tai nạn thương tích khi ở nhà, ở trường, ngoài xã hội; phòng chống bạo lực, phòng chống bị xâm hại 
+ Chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường xung quanh, ngay cả tại gia đình, nhà trường, thôn, phố
+ Ngoài ra, nhiều học sinh còn thiếu một số kỹ năng hoặc chưa sâu, như: kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự ra quyết định, kỹ năng định hướng nghề nghiệp, lập nghiệp...
+ Một bộ phận học sinh còn thụ động trong giao tiếp; khả năng nói, thuyết trình trước tập thể, trước đám đông chưa tự tin, thiếu tính thuyết phục
+ Nhiều học sinh chưa có kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn đời sống và lao động; còn lúng túng trong các thao tác kỹ thuật; ít hiểu biết trồng và chăm sóc một số loại cây, chăm sóc vật nuôi thông thường ở địa phương; khả năng sắp xếp, sửa chữa, bảo dưỡng các vật dụng thông thường trong gia đình còn hạn chế
+ Việc vận dụng kiến thức để phòng, tránh hậu quả xấu có thể xảy ra trong đời sống còn hạn chế, như: Đuối nước, cháy, nổ, ngộ độc, tham gia giao thông; cách phòng tránh một số tai nạn thương tích khi ở nhà, ở trường, ngoài xã hội; phòng chống bạo lực, phòng chống bị xâm hại 
+ Chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường xung quanh, ngay cả tại gia đình, nhà trường, thôn, phố
+ Ngoài ra, nhiều học sinh còn thiếu một số kỹ năng hoặc chưa sâu, như: kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự ra quyết định, kỹ năng định hướng nghề nghiệp, lập nghiệp...
+ Một bộ phận học sinh còn thụ động trong giao tiếp; khả năng nói, thuyết trình trước tập thể, trước đám đông chưa tự tin, thiếu tính thuyết phục
+ Nhiều học sinh chưa có kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn đời sống và lao động; còn lúng túng trong các thao tác kỹ thuật; ít hiểu biết trồng và chăm sóc một số loại cây, chăm sóc vật nuôi thông thường ở địa phương; khả năng sắp xếp, sửa chữa, bảo dưỡng các vật dụng thông thường trong gia đình còn hạn chế
+ Việc vận dụng kiến thức để phòng, tránh hậu quả xấu có thể xảy ra trong đời sống còn hạn chế, như: Đuối nước, cháy, nổ, ngộ độc, tham gia giao thông; cách phòng tránh một số tai nạn thương tích khi ở nhà, ở trường, ngoài xã hội; phòng chống bạo lực, phòng chống bị xâm hại 
+ Chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường xung quanh, ngay cả tại gia đình, nhà trường, thôn, phố
+ Ngoài ra, nhiều học sinh còn thiếu một số kỹ năng hoặc chưa sâu, như: kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự ra quyết định, kỹ năng định hướng nghề nghiệp, lập nghiệp...
2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng
Qua khảo sát học sinh, cụ thể là học sinh tại trường THCS Quảng Hòa tôi thấy: 
Kĩ năng trồng trọt và chăn nuôi, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng phòng chống xâm hại và bạo lực , kĩ năng bảo vệ môi trường, kĩ năng phụ giúp các công việc gia đình, kĩ năng tự nhận thức, kỹ năng kiểm soát bản thân, kĩ năng hợp tác, kỹ năng thuyết trình. còn rất mơ hồ, các em chưa hề mạnh dạn trong quá trình tìm hiểu hay tiếp thu những kiến thức đó.Hầu hết các em học sinh khi được hỏi đều cho rằng cần được trang bị đầy đủ các kiến thức về kĩ năng sống ngay trong giai đoạn THCS.
Khối 
Sĩ số
Điểm dưới 5
Điểm 5-6
Điểm 7-8
Điểm 9-10
SL
TL
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
6
60
30
50.0%
17
%
13
%
0
0
7
60
32
53.3%
12
20.0%
16
%
0
0
8
52
26
50.00%
19
36.5%
7
13.4%
0
0
9
68
32
47.05%
20
29.4%
16
23.5%
0
0
Trước thực trạng trên, và xuất phát từ tình hình thực tế tại trường THCS Quảng Hòa trong quá trình giảng dạy và thực hiện đề án đã rút ra một số kinh nghiệm và đưa ra một số biện pháp để khắc phục tình trạng trên, tôi xin được mạnh dạn chia sẽ những kinh nghiệm ít ỏi của mình với các bạn đồng nghiệp mà bản thân đã áp dụng và thấy có hiệu quả trong công tác dạy học và giáo dục.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
2.3.1. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một bộ phận giáo dục quan trọng ở nhà trường THCS. Đó là các hoạt động được tổ chức ngoài giờ các môn văn hóa ở trên lớp. Hoạt động ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp gắn lý thuyết với thực tiễn và đời sống xã hội, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động góp phần hình thành tình cảm niềm tin đúng đắn ở học sinh.
Năm học vừa qua thực hiện chỉ đạo của Ngành giáo dục Quảng Xương về thực hiện đề án: “Xây dựng trường học gắn với thực tiễn và giáo dục kĩ năng sống” nhà trường chúng tôi rất coi trọng việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp bằng nhiều nội dung và hình thức tổ chức thực hiện khác nhau: Giáo dục thông qua các hoạt động gắn với thực tiễn: Giáo dục kĩ năng trồng trọt và chăn nuôi cho học sinh, giáo dục kĩ năng sông cho học sinh thông qua các diễn đàn, giáo dục thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, các cuộc thi đua.
Trên cơ sở thực hiện các nội dung hướng dẫn của đề án Ban giám hiệu nhà trường đã thành lập ban chỉ đạoBGH nhà trường đã khẩn trương thành lập ban chỉ đạo đề án, xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung chương trình để đi vào thực hiện. 
Nhà trường cũng đã tổ chức cho cán bộ, giáo viên đi học tập các mô hình; đồng thời mời những người có kinh nghiệm về trường để hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm thực tế. 
 Theo đó, BGH nhà trường tiến hành triển khai tổ chức thực hiện các nội dung của đề án. Bản thân tôi là giáo viên dạy bộ môn sinh học được nhà trường giao nhiệm vụ trực tiếp hướng dẫn học sinh thực hiện mô hình: Nuôi chim bồ câu Pháp và trồng rau trong nhà lưới. Qua việc thực hiện các mô hình này để giáo dục kĩ năng trồng trọt và kỹ năng chăn nuôi cho học sinh. Cụ thể là:
2.3.1.1 Giáo dục kỹ năng chăn nuôi: 
Thông qua việc thực hiện mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Chim được nuôi nhốt hoàn toàn trong diện tích chuồng trại là 20 m². Trên cơ sở vận dụng lí thuyết vào thực tiễn nhà trường đã phân công các học sinh lớp 7 – là học sinh khối lớp đã được học và tìm hiểu về chim bồ câu thông qua bộ môn sinh học. Qua đó giúp các em học sinh biết vận dụng kiến thức đã học ở bộ môn áp dụng vào thực tế giúp các em yêu thêm thích bộ môn hơn. 
Để thực hiện thành công nhà trường phân công cho giáo viên dạy bộ môn sinh học trực tiếp hướng dẫn các em về nhà tìm hiểu về:Cách nuôi và chăm sóc chim bồ câu trên các phương tiện thông tin đại chúng hay chính tại các gia đình các em có nuôi chim bồ câu hay ở địa phương có nuôi chim bồ câu.
( Bài tìm hiểu về kĩ thuật nuôi chim bồ câu của 1 em học sinh lớp 7)
Trên cơ sở kiến thức mà các em đã tìm hiểu được về kỹ thuật chăm sóc chim bồ câu các em được các thầy cô giáo hướng dẫn kĩ thuật nuôi và chăm sóc chim bồ câu: Cho chim ăn, vệ sinh chuống trại, theo dõi sức khỏe của chim, phòng chống bệnh cho chim
HS Trường THCS Quảng Hòa chăm sóc chim bồ câu
2.3.1.2. Giáo dục kĩ năng trồng trọt
Bên cạnh đó, nhà trường còn Giáo dục kỹ năng trồng trọt cho HS: Thông qua việc thực hiện mô hình trồng rau trong nhà lưới, với diện tích đất làm vườn rau là 120 m². Các em học sinh khối 6,8,9 được nhà trường phân công trồng và chăm sóc rau. Mỗi lớp HS được giao trồng 3 luống rau trên diện tích đất khoảng 20 m.
Trước khi tiến hành trồng rau giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu lựa chọn các loại rau phù hợp với thời vụ theo hướng dẫn của giáo viên: 
- Một là: Tìm hiểu tên loại rau
- Hai là: Thời vụ gieo trồng:
- Ba là: Đất trồng.
( yêu cầu về đất trồng với các loại rau đa số là đất phù sa, tơi xốp, đát cát pha, đất hữu hoai mục không thích họp với các loại đất phèn. Độ pH thích hợp là 5.5 – 6.5)
- Bốn là: Kĩ thuật làm đất và cải tạo đất:
+ Xới xáo làm cho đất tơi xốp, bón vôi lót 7 – 10 ngày trước khi gieo trồng.
+ Lên luống (Mùa mưa lên luống cao hơn mùa khô)
+ Bón lót phân hữu cơ đã ủ hoai.
- Năm là: Gieo hạt
- Sáu là: Chăm sóc:
+ Tưới nước đảm bảo độ ẩm thích hợp cho hạt đã gieo nảy mầm
+ Nhỏ cỏ
+ Bón phân thúc: 
+ Phòng trừ sâu bệnh hại rau.
( Các thao tác này cần thực hiện thường xuyên và đan xen với nhau và phù hợp với từng loại rau khác nhau).
- Bảy là: Thu hoạch.
Sau đó tập thể lớp cùng với GVCN thông nhất lựa chọn các loại rau trồng phù hợp với thời vụ. Tất cả các em học sinh trong lớp đều phải về nhà tìm hiểu kỹ thuật trồng các loại ra đó để biết cách vận dụng vào thực tế.
Sau khi tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc các em tiến hành mua giống rau, làm đất, lên luống và trồng rau và chăm sóc rau theo đúng quy trình kỹ thuật đã được học.
Sau khi rau đã được trồng các lớp phân công các em học sinh chăm sóc vườn rau của lớp mình. Sau mỗi giờ học căng thẳng các em học sinh lại được hòa mình với thiên nhiên. Hình ảnh những luống rau non xanh mơn mởn đang được các em thu hoạch thật chan chứa niềm vui chính là thành quả sau một thời gian vun trồng, chăm bón miệt mài, sáng tạo của các em. 
 Sau mỗi giờ học, các em lại tranh thủ lên luống, xới đất. Các em trồng rau, chăm bón, bắt sâu và tưới nước cho cây. Bên trên các luống rau là những chậu hoa được sắp xếp ngay ngắn trên giá góp phần làm cho khu vực trồng rau càng đẹp hơn, sinh độ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_t.doc