SKKN Một số kinh nghiệm để giáo dục học sinh bảo vệ động vật hoang dã trong rừng qua môn Địa lí ở trường THPT Mường Lát

SKKN Một số kinh nghiệm để giáo dục học sinh bảo vệ động vật hoang dã trong rừng qua môn Địa lí ở trường THPT Mường Lát

Thế giới hiện nay có rất nhiều loài động vật hoang dã đang bị đe dọa và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Cùng với đó, hiện nay có rất nhiều các cơ quan, tổ chức, các quốc gia đã có các chương trình hành động bảo vệ các loài động vật hoang dã. Ngay trong năm 2014 vừa qua hội thảo về tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác do hội liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam phối hợp với tổ chức CITET Việt Nam và Humane Socity International tổ chức tại Hà Nội. Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thế giới cũng đã đưa ra những hình ảnh gây ấn tượng mạnh về loài động vật này ở châu Phi bị giết hại dã man như thế nào. Không những loài tê giác mà loài voi, loài khỉ. cũng đang mất dần cá thể do những suy nghĩ và hành động thiển cận của con người hoặc nhằm vụ lợi. Gần đây trên mạng xã hội Face book lại rộ lên việc rao bán da hổ, cao hổ. Và gần đây nhất cũng trên mạng xã hội, dân cư mạng đã chia sẻ những hình ảnh thương tâm về một loài động vật gần với loài người nhất đó là loài khỉ. Chú khỉ ở trong lồng sắt mắt cũng long lanh nước khi nhìn thấy đồng loại bị con người giết thịt còn mình thì bị nhốt trong lồng sắt. Điều đó nói lên rằng những con vật cũng có cảm xúc. Nó gây ấn tượng mạnh cho tôi và thôi thúc là phải viết ra những công việc mà tôi đã làm để góp phần bảo vệ các loài động vật hoang dã này.

Mường Lát là một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Thanh Hóa, có hơn 100 km đường biên giới với nước bạn Lào. Diện tích rừng ở đây còn tập trung chủ yếu ở biên giới Việt - Lào và khu vực giáp ranh với khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, trong rừng còn nhiều loài động vật hoang dã có tên trong sách đỏ Việt Nam. Nơi đây là địa bàn cư trú của phần lớn đồng bào dân tộc ít người, cuộc sống còn nhiều khó khăn, sống chủ yếu dựa vào nương rẫy và rừng. Do trình độ dân cư nói chung và học sinh nói riêng còn thấp, do đó những hiểu biết về động vật hoang dã và vai trò của động vật hoang dã đối với môi trường sinh thái còn rất hạn chế.

Trước thực trạng trên, để nâng cao hiểu biết cho một bộ phận dân cư - đối tượng chủ chốt trong các bản, xã – là học sinh, tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm để giáo dục học sinh bảo vệ động vật hoang dã trong rừng qua môn địa lí ở trường THPT Mường Lát” làm đề tài nghiên cứu.

 

doc 22 trang thuychi01 8780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm để giáo dục học sinh bảo vệ động vật hoang dã trong rừng qua môn Địa lí ở trường THPT Mường Lát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1.Mở đầu.................................................................................................. . 2
1.1.Lí do chọn đề tài...............................................................................2
1.2.Mục đích nghiên cứu........................................................................2
1.3.Đối tượng nghiên cứu.......................................................................3
1.4.Phương pháo nghiên cứu..................................................................3
2.Nội dung sáng kiến...................................................................................3
2.1.Cơ sở lí luận của đề tài..................................................................... 3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu..........................................5
2.3.Các giải pháp đã được thực hiện để góp phần bảo vệ động vật hoang dã ở rừng...........................................................................................................5
3. Kết luận, kiến nghị..................................................................................9
 Tài liệu tham khảo..................................................................................10
PHỤ LỤC ẢNH.....................................................................................11
DANH LỤC ĐỘNG VẬT SÁCH ĐỎ VIỆT NAM..............................14
1.MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
Thế giới hiện nay có rất nhiều loài động vật hoang dã đang bị đe dọa và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Cùng với đó, hiện nay có rất nhiều các cơ quan, tổ chức, các quốc gia đã có các chương trình hành động bảo vệ các loài động vật hoang dã. Ngay trong năm 2014 vừa qua hội thảo về tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác do hội liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam phối hợp với tổ chức CITET Việt Nam và Humane Socity International tổ chức tại Hà Nội. Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thế giới cũng đã đưa ra những hình ảnh gây ấn tượng mạnh về loài động vật này ở châu Phi bị giết hại dã man như thế nào. Không những loài tê giác mà loài voi, loài khỉ... cũng đang mất dần cá thể do những suy nghĩ và hành động thiển cận của con người hoặc nhằm vụ lợi. Gần đây trên mạng xã hội Face book lại rộ lên việc rao bán da hổ, cao hổ. Và gần đây nhất cũng trên mạng xã hội, dân cư mạng đã chia sẻ những hình ảnh thương tâm về một loài động vật gần với loài người nhất đó là loài khỉ. Chú khỉ ở trong lồng sắt mắt cũng long lanh nước khi nhìn thấy đồng loại bị con người giết thịt còn mình thì bị nhốt trong lồng sắt. Điều đó nói lên rằng những con vật cũng có cảm xúc. Nó gây ấn tượng mạnh cho tôi và thôi thúc là phải viết ra những công việc mà tôi đã làm để góp phần bảo vệ các loài động vật hoang dã này.
Mường Lát là một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Thanh Hóa, có hơn 100 km đường biên giới với nước bạn Lào. Diện tích rừng ở đây còn tập trung chủ yếu ở biên giới Việt - Lào và khu vực giáp ranh với khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, trong rừng còn nhiều loài động vật hoang dã có tên trong sách đỏ Việt Nam. Nơi đây là địa bàn cư trú của phần lớn đồng bào dân tộc ít người, cuộc sống còn nhiều khó khăn, sống chủ yếu dựa vào nương rẫy và rừng. Do trình độ dân cư nói chung và học sinh nói riêng còn thấp, do đó những hiểu biết về động vật hoang dã và vai trò của động vật hoang dã đối với môi trường sinh thái còn rất hạn chế.
Trước thực trạng trên, để nâng cao hiểu biết cho một bộ phận dân cư - đối tượng chủ chốt trong các bản, xã – là học sinh, tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm để giáo dục học sinh bảo vệ động vật hoang dã trong rừng qua môn địa lí ở trường THPT Mường Lát” làm đề tài nghiên cứu.
1.2.Mục đích nghiên cứu
Động vật hoang dã là một cụm từ được sử dụng thường xuyên và rộng rãi, ai cũng biết, nhưng để hiểu hết về nó thì đây là một cơ hội hữu ích. Nghiên cứu đề tài giúp tôi hiểu rõ hơn thế nào là động vật hoang dã ? Động vật hoang dã có vai trò gì trong môi trường sinh thái? Từ đó biết cách bảo vệ những loài này và tăng thêm kiến thức để giáo dục học sinh. Qua học sinh, cũng có thể tác động đến một bộ phận dân cư (gia đình học sinh) để nâng cao hơn ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ các loài động vật hoang dã tại các địa bàn xã trong huyện Mường Lát.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
- Các loài động vật hoang dã trên địa bàn huyện Mường Lát.
- Các loài động vật có trong sách đỏ Việt Nam đang tồn tại và phát triển trên các vùng rừng Mường Lát.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu, thông tin.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, xử lí thông tin.
- Phương pháp đi thực tế.
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1.Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1.Loài hoang dã
Trong thế giới tự nhiên, loài hoang dã là nói đến các động – thực vật hoặc các sinh vật khác sống trong tự nhiên và chưa được thuần hóa.
Loài hoang dã sống khắp nơi trong các hệ sinh thái như sa mạc, đồng bằng, vùng băng cực và cả các khu dân cư vẫn có các loài hoang dã sinh sống. Nhưng các hệ sinh thái khác nhau sẽ có mức độ đa dạng khác nhau.
Theo nghĩa thông thường, loài hoang dã nói chung và động vật hoang dã nói riêng là những loài không chịu tác động của con người nhưng hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng các loài hoang dã ngày nay đang sống khắp nơi trên Trái Đất đều chịu một sự tác động với một mức độ nhất định nào đó bởi các hoạt động của con người.
2.1.2.Sách đỏ Việt Nam là gì?
Sách đỏ Việt Nam là sách ghi danh sách các loài động vật, thực vật ở Việt Nam thuộc loại quý hiếm đang bị giảm sút số lượng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
Đây là những căn cứ khoa học quan trọng để Nhà nước ban hành những Nghị định và chỉ thị về việc quản lí, bảo vệ và những biện pháp cấp bách để bảo vệ phát triển những loài động, thực vật hoang dã ở Việt Nam.
Sách đỏ Việt Nam được công bố lần đầu tiên vào năm 1992. Đây là chương trình của viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với liên minh bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) thực hiện với sự tài trợ của Qũy SIDA (Thụy Điển). Các tiêu chuẩn được sử dụng trong sách đỏ Việt Nam được xây dựng trên nền các tiêu chuẩn của sách đỏ IUCN.
Kết quả thực hiện sách đỏ Việt Nam năm 2004 cho thấy tổng số loài động, thực vật hoang dã đang bị đe dọa là 857 loài, trong đó 407 loài động vật và 450 loài thực vật. Năm 1992, động vật trong hạng nguy cấp là hạng cao nhất thì đến năm 2004 đã có 6 loài bị coi là tuyệt chủng. Cũng trong năm 2004, số loài nguy cấp là 149 loài, tăng 71 loài so với năm 1992 và có 46 loài xếp hạng rất nguy cấp.
Sách đỏ Việt Nam năm 2007, công bố ngày 26/6/2008 có 882 loài (418 loài động vật và 464 loài thực vật) đang bị đe dọa ngoài thiên nhiên, tăng 167 loài so với năm 1992, trong đó 116 loài động vật coi là “rất nguy cấp” và 45 loài thực vật rất nguy cấp, trong đó có 9 loài động vật trước kia chỉ nằm trong tình trạng đe dọa nhưng nay xem như đã tuyệt chủng như tê giác hai sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá chép gốc, cá chình Nhật, cá lợ thân thấp, cá sấu hoa cà, hươu sao và hoa lan hài.
Như vậy để thấy rằng sự tác động của con người vào thế giới hoang dã hiện nay là rất lớn, đặc biệt đối với các loài động vật bởi nhiều lí do trong đó có cả những quan niệm sai lầm về tác dụng của các bộ phận trên cơ thể động vật đối với sức khỏe con người như sừng tê giác, cao khỉ, cao trăn, cao hổ,... Do đó, bằng nhiều hình thức, phải tuyên truyền, tác động để làm thay đổi nhận thức của con người về bảo vệ môi trường tự nhiên nói chung và động vật hoang dã nói riêng.
2.1.3.Những tác động của động vật hoang dã tới môi trường
Động vật hoang dã là một bộ phận của môi trường sinh thái. Chúng ta thường nghĩ rằng thế giới động vật tách biệt với chúng ta nhưng cuộc sống của chúng ta và cuộc sống của chúng lại liên kết chặt chẽ, gắn với nhau bằng sợi dây vô hình. Cây cối, động vật, con người và môi trường cùng cấu thành một cộng đồng sinh thái – một hệ sinh thái mà trong đó mỗi bộ phận này đều phụ thuộc vào bộ phận kia để tồn tại. Đó cũng chính là quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. Khi một bộ phận của cộng đồng rơi vào tình trạng mất cân bằng hoặc bị loại bỏ thì toàn bộ hệ sinh thái sẽ gánh chịu. Chúng ta không thể phục hồi các loài đã mất nhưng còn có những loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cần chúng ta bảo vệ. Không có hành động bảo vệ động vật hoang dã nào là nhỏ nhoi. Mỗi hành động đều có ý nghĩa vì động vật góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học.
Trong y học, động vật cũng có vai trò rất lớn trong việc giúp con người tìm ra những phương pháp chữa bệnh mới. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn không có hồi kết với các loài sinh vật khác, nhiều loài động vật hoang dã đã tự tìm ra vô vàn cách để kháng vi khuẩn và tế bào ung thư. Việc tìm hiểu, nghiên cứu đặc tính này giúp các nhà khoa học tìm ra những phương pháp chữa bệnh mới.
Bên cạnh đó, trong cơ thể động, thực vật cũng chứa nhiều chất hóa học hữu ích phục vụ cho việc sản xuất dược phẩm.
Trong nông nghiệp con người cũng đã dùng một số loại côn trùng và các loài ăn sâu bọ để diệt sâu bọ.
Nhiều loài sinh vật, nhất là động vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá chất lượng môi trường. Ví dụ, sự sụt giảm nhanh của Đại bàng đầu bạc và chim ưng vào giữa thế kỉ XX là sự cảnh báo mạnh mẽ về mức độ nguy hiểm của DDT- một loại thuốc trừ sâu mạnh từng được sử dụng rộng rãi tích tụ lại trong môi trường.
Ngoài những ý nghĩa như trên, thì động vật hoang dã còn mang lại giá trị cao về kinh tế như hình thành các điểm du lịch..., làm cảm hứng cho các tác phẩm nghệ thuật hay làm thức ăn cho con người.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu
Theo số liệu thống kê của hạt kiểm lâm huyện Mường Lát, toàn huyện có 47764,43 ha rừng, trong đó 42993 ha là rừng tự nhiên, độ che phủ rừng đạt 57,6% (2013). Trong rừng, đặc biệt là vùng giáp ranh với khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (thuộc địa bàn hai huyện Quan Hóa và Mường Lát) vẫn còn nhiều loài động vật hoang dã có giá trị như gà lôi, gà tiền, hươu, nai, hoẵng, ... và cả những loài có tên trong sách đỏ Việt Nam.
Hiện tại trên địa bàn huyện, việc chặt phá rừng mặc dù đã giảm nhiều song đôi chỗ vẫn còn xảy ra. Điều đó cũng một phần làm cho các loài động vật hoang dã mất nơi cư trú. Bên cạnh đó việc săn bắt động vật rừng vẫn còn xảy ra mà đối tượng tham gia có cả học sinh. Lí do là một phần bà con sống ở vùng đệm của rừng, có nhiều loài thú ra nương rẫy để kiếm ăn, phá hoại hoa màu của dân. Thêm phần khác, giá trị kinh tế mang lại của các loài động vật này là không nhỏ trong khi đồng bào còn nhiều khó khăn về kinh tế. Một số loài thường bị săn bắt như hoẵng, lợn rừng, cầy, cáo, tê tê, khỉ, trăn, rắn, chim... làm cho số lượng loài không mấy mà giảm sút.
Đối tượng học sinh chưa có nhiều hiểu biết về các loài động vật hoang dã trong rừng và vai trò của nó với môi trường sinh thái, môi trường sống của chính các em, càng chưa biết sách đỏ là gì, săn bắt động vật rừng thì mức độ vi phạm pháp luật đến đâu nên việc tuyên truyền để các em có những hiểu biết thật cụ thể về vấn đề này là hết sức quan trọng và cần thiết.
2.3. Các giải pháp đã được thực hiện để góp phần bảo vệ động vật hoang dã ở rừng
2.3.1. Tích hợp qua các bài học trên lớp
Với các bài học trên lớp, giáo viên có thể xen kẽ tích hợp trong các nội dung có liên quan để giúp học sinh nhận thức rõ hơn về vai trò của động vật hoang dã trong thế giới tự nhiên và là một bộ phận không thể thiếu của thế giới tự nhiên. Chẳng hạn, Địa lí lớp 10, bài “Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí”, trong phần biểu hiện của quy luật, giáo viên có thể lấy ví dụ bằng thế giới động vật hoang dã. Nếu bộ phận này mất cân bằng hoặc bị loại bỏ (tuyệt chủng) thì toàn bộ hệ sinh thái cũng mất đi tính cân bằng. Ví như loài rắn bắt chuột hoặc các loài chim ăn chuột bị suy giảm hay tuyệt chủng thì loài chuột sẽ rất phát triển, số lượng cá thể sẽ tăng thì mùa màng của con người rất dễ bị phá hoại.
Hoặc trong các bài học trong chương trình Địa lí 12, chúng ta cũng có thể dễ dàng dẫn dắt học sinh vào vấn đề này. Ví dụ, bài “Thiên nhiên phân hóa đa dạng” biểu hiện qua thành phần sinh vật, giáo viên cho học sinh kết hợp kể ra các loài động vật có ở rừng Việt Nam và yêu cầu học sinh kể thêm các loài động vật mà em biết ở địa phương. Đồng thời trong các loài động vật mà các em kể, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh thấy có những loài nào nằm trong sách đỏ Việt Nam. Hoặc qua phần thiên nhên phân hóa theo Bắc – Nam, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích tại sao ở trong rừng Mường Lát lại có các loài như gấu ngựa, gấu chó (do có mùa đông lạnh nên có thú lông dày). Hay như trong bài “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”, với phần suy giảm đa dạng sinh học, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích nguyên nhân nào làm suy giảm số lượng loài động vật. Từ đó liên hệ với địa phương xem trong các nguyên nhân đó, ở địa phương nguyên nhân nào là cơ bản, từ đó đưa ra các biện pháp để bảo vệ sinh vật nói chung và rừng, động vật hoang dã nói riêng.
2.3.2. Xem phim ngoại khóa
Đây là một hình thức giúp học sinh có cái nhìn trực quan và thực tế nhất về thế giới động vật, từ loài chim, loài thú đến các loài côn trùng, bò sát...Từ đây, giáo viên kết hợp giới thiệu thêm vùng rừng núi quê hương Mường Lát có những loài nào giống như hình ảnh vừa xem để học sinh có tính liên hệ thực tế hơn. Với những thước phim thực tế này giúp giáo viên và học sinh có cái nhìn cụ thể hơn về những loài hoang dã và nó có thể giúp con người nhận ra rằng không chỉ có con người mới có tình cảm mà những loài động vật hoang dã trong thế giới tự nhiên, đặc biệt là loài thú, cũng có những tình cảm riêng của nó. Điều này góp phần khơi dậy tình yêu thiên nhiên trong mỗi học sinh. Bên cạnh đó cũng thấy được rằng nếu con người thân thiện với chúng, với môi trường xung quanh, thì con người cũng được đáp lại như thế nào.
Mỗi hành động của chúng ta có thể làm cho các loài sinh vật nói chung và động vật rừng nói riêng mất đi mãi mãi nhưng cũng có thể giúp chúng sinh sôi, nảy nở, phát triển nhiều hơn. Không có hành động bảo vệ môi trường nào là nhỏ và là muộn cả.
2.3.3.Hướng dẫn học sinh tự học và tìm hiểu ở nhà
Với những chủ đề cụ thể, giáo viên có thể giao cho học sinh về nhà tự tìm hiểu. Những chủ đề như: tìm hiểu những loài động vật có tên trong sách đỏ Việt Nam; Tìm hiểu các loài động vật hoang dã ở rừng Mường Lát; Tìm hiểu, sưu tầm các hình ảnh về các loài động vật hoang dã trong rừng Pù Hu,...
Với những chủ đề cụ thể sẽ định hướng tư duy, giúp học sinh tăng thêm sự hiểu biết của mình, tăng thêm tinh thần tự học, tự nghiên cứu, khám phá, kích thích tính năng động trong những con người học sinh vốn đã hay rụt rè, nhút nhát.
Bên cạnh đó, giáo viên có thể giới thiệu thêm một số chương trình có liên quan được phát trên các kênh truyền hình như kênh VTV2 – Đài truyền hình Việt Nam, hoặc chương trình thế giới động vật lúc 12h30 trên kênh TTV – Đài phát thanh và truyền hình Thanh hóa,....
Tuyên truyền luật bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã.
- Một số quy định về luật bảo vệ động vật hoang dã mà các em cần biết:
 Điều 190, Luật Hình sự năm 1999 quy định về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm:
1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba  năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc thời gian bị cấm;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (2009). Luật này bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2010 và Điều 190 được sửa đổi thành Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Theo đó, Luật bổ sung thêm hành vi nuôi, nhốt và vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể của loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Mức phạt cao nhất cũng tăng lên 500 triệu đồng hoặc 7 năm tù giam.
Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng 2004. Luật bắt đầu có hiệu lực từ 01/04/2005. Theo đó, những hành vi săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép bị nghiêm cấm. Đồng thời Luật cũng quy định việc khai thác, động vật rừng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tuân theo các quy định của pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã. Việc Kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Luật Đa dạng Sinh học (2008). Luật bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2009. Luật đa dạng sinh học của Quốc hội khóa XII, kỳ thứ tư số 20/2008/QH12 qua ngày 13 tháng 11 năm 2008. Luật dành riêng một Chương IV với 18 điều quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật. Theo đó, các loài động vật hoang dã sẽ được xem xét đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nhằm bảo vệ những vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng, quy định loài hoang dã bị cấm khai thác và loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên. Luật cũng quy định về khu bảo tồn, phân cấp khu bảo tồn và những hành vi bị cấm trong khu bảo tồn.
Ngoài ra còn có các thông tư hướng dẫn việc thực thi pháp luật như:
•Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, qúy, hiếm.
•Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/08/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
•Nghị định 99/2009/ND-CP ngày 2/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
•Nghị định 99/2009/NĐ-CP là văn bản quy định mức độ xử lý đối với các vi phạm có liên quan đến công tác bảo vệ ĐVHD. Theo đó, những hành vi vi phạm căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 500 triệu đồng.
•Thông tư Liên tịch 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08/03/2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự 1999 về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Tuy nhiên đến nay việc săn bắt và khai thác động vật quý, hiếm vẫn chưa được ngăn chặn; nhiều giống, loài, động vật, thực vật quý hiếm đã bị tiêu diệt hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai không xa.
2.3.4. Cho học sinh đi tham quan thực tế
Đây là phương pháp được các em rất nhiệt tình ủng hộ. Có nhiều nơi cho các em đến thăm nhưng chủ yếu là khu rừng trên núi Lát – vùng rừng gần điểm trường nhất, và đi thực tế về các bản, nơi sinh sống của các học sinh trong lớp. Những chuyến đi không nhằm mục đích để các em có thể quan sát được những loài động vật hoang dã mà chủ yếu để các em được gần gũi với thiên nhiên, với rừng hơn. Từ đó giúp các em hiểu hơn vai trò của rừng đối với các loài hoang dã như thế nào và thực trạng rừng hiện nay ở Mường Lát ra sao. Tại địa bàn các bản hiện nay, diện tích rừng già đã giảm nghiêm trọng, chủ yếu là các rừng thứ sinh và rừng trồng. Từ đó giúp các em so sánh về sự đa dạng thành phần loài của các bản nơi các em đi qua và sự đa dạng thành phần loài ở gần khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu mà các em đã từng tìm hiểu.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Dù mới được thực hiện trong thời gian ngắn, và để thay đổi một thói quen cũ là rất khó. Song, những kinh nghiệm nêu trên đã giúp học sinh phần nào nhận thức được vai trò của động vật rừng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bả

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_de_giao_duc_hoc_sinh_bao_ve_dong_vat.doc