SKKN Đưa Lịch sử và Văn hóa địa phương vào tiết “Ngoại khóa” môn Giáo dục công dân, nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa và bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước cho các em học sinh ở trường THPT Nông Cống 3

SKKN Đưa Lịch sử và Văn hóa địa phương vào tiết “Ngoại khóa” môn Giáo dục công dân, nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa và bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước cho các em học sinh ở trường THPT Nông Cống 3

Môn GDCD là môn học bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan khoa học, phương pháp luận biện chứng từ đó là cơ sở, điều kiện hình thành nhân cách, lối sống đúng đắn, trong sáng, lành mạnh cho học sinh góp phần bồi dưỡng nên những công dân mới đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của xã hội trong tình hình mới. Từ những hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật giúp học sinh tự điều chỉnh hành vi, có những ứng xử phù hợp trong cuộc sống.

Bên cạnh nội dung các bài học được quy định chung cho cả cấp học, phần cứng chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục ở các khối lớp. Thì mỗi khối còn có 2 tiết ngoại khóa về các vấn đề địa phương cho cả năm học. Tuy nhiên các tiết ngoại khóa được bố trí ở cuối học kỳ (Tiết 16 HKI và tiết 33 HKII) trước tiết ôn tập kiểm tra, nên phần lớn giáo viên đều dành tiết này để ôn tập cho học sinh, hoặc dung để dạy bù các bài còn thiếu cho kịp chương trình môn học. Vì thế giáo viên không mấy chú ý đến việc dạy ngoại khóa Giáo dục công dân. Một bộ phần giáo viên có dạy ngoại khóa nhưng nội dung giống với nội dung đã được giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên phụ trách công tác Đoàn thanh niên dạy Hoạt động ngoài giờ lên lớp như: An toàn giao thông; Bảo vệ môi trường; Sức khỏe sinh sản vị thành niên nên học sinh cũng không có nhiều hứng thú để học. Mặt khác để tổ chức một tiết ngoại khóa còn là vấn đề khó khăn đối với giáo viên GDCD bởi chưa tìm ra cách thức dạy hay và hợp lý.

Tôi cũng đã từng dạy “Ngoại khóa” môn giáo dục công dân với các chủ đề như: An toàn giao thông; HIV/AIDS; Môi trường, Sức khỏe sinh sản vị thành niên Tuy nhiên các chủ đề này bây giờ không còn là chủ đề mới mẻ với học sinh nữa, một phần vì các em học sinh đã được học lồng ghép ở các bộ môn như Sinh học; Địa Lý; Ngoài giờ lên lớp hay chương trình phát thanh “Khi tôi 18” của Đoàn thanh niên một phần khác các chủ đề này đã được đài, báo, ti vi nói rất nhiều. Cùng với đó tôi thấy rằng hiện nay việc học sinh được tiếp cận với thông tin mạng Internet, Facebook các em được tiếp cận thông tin qua nhiều kênh khác nhau, tâm lý các em ở lứa tuổi thanh niên nên rất nhạy cảm với cái mới, chịu ảnh hưởng to lớn của những tác động bên ngoài đã khiến các em dần xa rời lịch sử và văn hóa truyền thống của dân tộc, của quê hương.

 Đứng trước thực trạng đó là một giáo viên dạy bộ môn Giáo dục công dân (GDCD) bản thân tôi cũng trăn trở để làm sao có thể dạy một tiết “Ngoại khóa” môn GDCD vừa mới mẻ, lôi cuốn, vừa giúp học sinh nhận ra giá trị đích thực và sức sống lâu bền của các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc

 

doc 20 trang thuychi01 4850
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đưa Lịch sử và Văn hóa địa phương vào tiết “Ngoại khóa” môn Giáo dục công dân, nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa và bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước cho các em học sinh ở trường THPT Nông Cống 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
A. MỞ ĐẦU	2
I. Lý do chọn đề tài	3
II. Mục đích nghiên cứu	3
III. Đối tượng nghiên cứu	3
IV. Phương pháp nghiên cứu	3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ	4
I. Cơ sở lý luận của đề tài	4
II. Thực trạng giảng dạy tiết ngoại khóa môn GDCD ở trường THPT hiện nay	4
1. Thực trạng giảng dạy tiết ngoại khóa môn GDCD ở trường THPT nói chung và ở trường THPT Nông Cống 3 nói riêng	4
2. Kết quả của thực trạng trên	5
III. Một số giải pháp đưa Lịch sử và văn hóa địa phương vào giảng dạy tiết ngoại khóa môn GDCD ở trường THPT Nông Cống 3	6
1. Một số nét về Lịch sử và Văn hóa địa phương xã Công Liêm – Nông Cống	6
a. Về lịch sử	6
b. Về văn hóa	7
2. Người giáo viên phải chủ động tìm hiểu, sưu tầm về nguồn gốc, giá trị lịch sử và văn hóa địa phương	9
3. Chọn lọc thông tin, cách thức tiến hành, kinh phí tổ chức tiết ngoại khóa GDCD	11
4. Có sự hỗ trợ từ BGH nhà trương, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh	13
5. Thiết kế một tiết ngoại khóa môn GDCD	13
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ	17
I. Kết quả đạt được	17
II. Đề xuất, kiến nghị	18
A. MỞ ĐẦU
 I. Lý do chọn đề tài
Môn GDCD là môn học bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan khoa học, phương pháp luận biện chứng từ đó là cơ sở, điều kiện hình thành nhân cách, lối sống đúng đắn, trong sáng, lành mạnh cho học sinh góp phần bồi dưỡng nên những công dân mới đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của xã hội trong tình hình mới. Từ những hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật giúp học sinh tự điều chỉnh hành vi, có những ứng xử phù hợp trong cuộc sống. 
Bên cạnh nội dung các bài học được quy định chung cho cả cấp học, phần cứng chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục ở các khối lớp. Thì mỗi khối còn có 2 tiết ngoại khóa về các vấn đề địa phương cho cả năm học. Tuy nhiên các tiết ngoại khóa được bố trí ở cuối học kỳ (Tiết 16 HKI và tiết 33 HKII) trước tiết ôn tập kiểm tra, nên phần lớn giáo viên đều dành tiết này để ôn tập cho học sinh, hoặc dung để dạy bù các bài còn thiếu cho kịp chương trình môn học. Vì thế giáo viên không mấy chú ý đến việc dạy ngoại khóa Giáo dục công dân. Một bộ phần giáo viên có dạy ngoại khóa nhưng nội dung giống với nội dung đã được giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên phụ trách công tác Đoàn thanh niên dạy Hoạt động ngoài giờ lên lớp như: An toàn giao thông; Bảo vệ môi trường; Sức khỏe sinh sản vị thành niênnên học sinh cũng không có nhiều hứng thú để học. Mặt khác để tổ chức một tiết ngoại khóa còn là vấn đề khó khăn đối với giáo viên GDCD bởi chưa tìm ra cách thức dạy hay và hợp lý. 
Tôi cũng đã từng dạy “Ngoại khóa” môn giáo dục công dân với các chủ đề như: An toàn giao thông; HIV/AIDS; Môi trường, Sức khỏe sinh sản vị thành niênTuy nhiên các chủ đề này bây giờ không còn là chủ đề mới mẻ với học sinh nữa, một phần vì các em học sinh đã được học lồng ghép ở các bộ môn như Sinh học; Địa Lý; Ngoài giờ lên lớp hay chương trình phát thanh “Khi tôi 18” của Đoàn thanh niênmột phần khác các chủ đề này đã được đài, báo, ti vi nói rất nhiều. Cùng với đó tôi thấy rằng hiện nay việc học sinh được tiếp cận với thông tin mạng Internet, Facebook các em được tiếp cận thông tin qua nhiều kênh khác nhau, tâm lý các em ở lứa tuổi thanh niên nên rất nhạy cảm với cái mới, chịu ảnh hưởng to lớn của những tác động bên ngoài đã khiến các em dần xa rời lịch sử và văn hóa truyền thống của dân tộc, của quê hương..
 Đứng trước thực trạng đó là một giáo viên dạy bộ môn Giáo dục công dân (GDCD) bản thân tôi cũng trăn trở để làm sao có thể dạy một tiết “Ngoại khóa” môn GDCD vừa mới mẻ, lôi cuốn, vừa giúp học sinh nhận ra giá trị đích thực và sức sống lâu bền của các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc
Sau thời gian tìm hiểu Tôi đã tìm ra cho mình một hướng đi mới trong dạy “ngoại khóa”, không trùng lặp với đồng nghiệp mà còn góp phần giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước cho các em học sinh đó là lý do tôi chọn đề tài: “Đưa Lịch sử và Văn hóa địa phương vào tiết “Ngoại khóa” môn Giáo dục công dân, nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa và bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước cho các em học sinh ở trường THPT Nông Cống 3” Nhờ những kinh nghiệm nhỏ đó mà bản thân tôi trong năm học vừa qua đã thực hiện và thu được nhiều kết quả. Kính mong quý thầy cô tham khảo và cho ý kiến đóng góp vì mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học môn GDCD trong nhà trường THPT nói chung
II. Mục đích nghiên cứu
Được chia sẻ với đồng nghiệp ở trường THPT Nông Cống 3 nói riêng và trên toàn tỉnh nói chung trong việc giảng dạy tiết “ngoại khóa” môn Giáo dục công dân.
Giúp học sinh hiểu được truyền thống lịch sử, những nét văn hóa tiêu biểu của địa phương. Từ đó có kỹ năng nhận biết đánh giá, tham gia tu bổ, bảo vệ và giữ gìn truyền thống văn hóa và các giá trị lịch sử của địa phương. Giúp bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước cho các em học sinh ở trường THPT Nông Cống 3
Học sinh sẽ tham gia tôn tạo, giữ gìn, khôi phục và phát huy đồng thời tuyên truyền vận động người thân, gia đình và cộng đồng cùng bảo vệ
III. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được áp dụng với học sinh khối 11Trường THPT Nông Cống 3 trong giờ “Ngoại khóa” môn Giáo dục công dân.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 
- Nghiên cứu tài liệu Lịch sử tại địa phương
- Phương pháp điều tra, khảo sát và xử lý thu thập thông tin
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết môn Giáo dục công dân
Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lý luận của đề tài
	Như chúng ta đã biết dạy học GDCD là quá trình giáo viên cung cấp cho học sinh những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống để các em có cách ứng xử phù hợp tự điều chính hành vi, hình thành nhân cách.Nhằm phục vụ cho việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh qua môn học. Trong quá trình dạy học bên cạch việc cung cấp kiến thức bộ môn theo quy định chung giáo viên phải gắn liền bài học với thực tế cuộc sống để các em biết vận dụng xử lý tình huống, vận dụng vào thực tế cuộc sống ở địa phương qua đó giúp các em nhìn nhận đánh giá đúng về lịch sử và văn hóa quê hương, biết lên án những hành vi xâm phạm và đồng thời bảo về những giá trị ấý.
	Căn cứ vào thực tế hiện nay học sinh đang xa rời các giá trị văn hóa truyền thống, hiểu biết hời hợt lịch sử của cha ông. Mặt khác những tiết “Ngoại khóa” về Ma tuy; HIV/AIDS; về Sức khỏe sinh sảnđã được giảng dạy nhiều khiến học sinh không còn thích thú với “Ngoại khóa” nữa. Vì vậy trong thực tế hiện nay đối với mỗi giáo viên môn giáo dục công dân tìm ra cho mình một hướng đi mới trong dạy “Ngoại khóa” có vai trò hết sức quan trọng. Là một cách để giáo viên GDCD khẳng định bản thân với đồng nghiệp với học sinh. Đồng thời lôi cuốn học sinh thêm yêu môn học này, có thêm động lực để tiếp tục sự nghiệp trồng người mà bản thân đang theo đuổi.
II. Thực trạng giảng dạy tiết ngoại khóa môn Giáo dục công dân ở trường THPT hiện nay
1. Thực trạng giảng dạy tiết ngoại khóa môn GDCD ở trường THPT nói chung và trường THPT Nông Cống 3 nói riêng
Hoạt động ngoại khóa đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ trợ kiến thức, bổ sung các kỹ năng và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh trở thành những con người toàn diện. Thế nhưng trong những năm qua, hoạt động ngoại khoá môn Giáo dục công dân ở các trường phổ thông chưa mang lại kết quả cao. Nguyên nhân là hoạt động ngoại khoá ở trường phổ thông hiện nay vẫn chưa hấp dẫn và sinh động, quan niệm còn nặng về hoạt động nội khoá, nhẹ về ngoại khoá. Hoạt động này thường được xem là một hoạt động giải trí. Phần lớn còn tổ chức theo hình thức một chương trình văn nghệ, hay hái hoa dân chủ, thiếu nhất quán về chủ đề, ít chú ý về mặt nội dung học tập bộ môn. Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khoá còn hạn chế, nội dung và hình thức, phương pháp các buổi sinh hoạt ngoại khoá cứ lặp đi lặp lại, học sinh nhàm chán, ít tham gia, hiệu quả các buổi hoạt động ngoại khóa chưa cao.
Tiết ngoại khóa môn GDCD lại được xếp ở cuối học kỳ (Tiết 16 HKI và tiết 33 HKII), đây là lúc giáo viên chuẩn bị ôn tập cho học sinh thi hết học kỳ, nên đôi khi bị biến thành tiết kiểm tra, tiết ôn tập hoặc dạy bù cho kịp chương trìnhTính giáo dục chưa cao, chưa phát huy được tính độc lập trong việc tiếp nhận kiến thức của học sinh. Hơn nữa thời điểm này học sinh cũng đang tập trung ôn tập cho các môn học để thi hết học kỳ nên các em không thực sự quan tâm nhiều đến môn GDCD vốn dĩ đã bị coi là “môn phụ” tiết “ngoại khóa” càng không mấy em chú ý.
Cơ sở vật chất, cũng như tài liệu giảng dạy còn thiếu thốn, nội dung còn sơ sài, diện tích phòng học nhỏ hẹp..., chưa đáp ứng nhu cầu ngoại khoá, khiến không ít giáo viên môn GDCD đành nói không với hoạt động ngoại khóa cho học sinh. Dẫu biết rằng nhu cầu hoạt động ngoại khóa là vô cùng cấp thiết, học sinh rất thích thú.
Ở trường THPT Nông Cống 3 trong những năm qua hoạt động ngoại khóa nói chung và ngoại khóa môn GDCD được Ban giám hiệu nhà trường, cũng như các tổ chuyên môn đặc biệt chú ý. Tuy vậy nội dung giảng dạy không có gì mời mẻ nên không gây được hứng thú, kích thích sự sáng tạo đối với các em.
Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy rằng cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy, phải thoát khỏi lối mòn xưa cũ vì thế tôi đã góp cho mình rất nhiều tư liệu dạy ngoại khóa mà trong đó học sinh đã cùng thu thập với giáo viên. Điều đó khẳng định để có một giờ dạy ngoại khóa thành công, phải có kế hoạch cụ thể và sự tham gia nhiệt tình của học sinh. Các em say mê tìm hiểu các thông tin, tư liệu qua sách vở, báo đài hay mạng Internet, các em được làm việc theo nhóm, được khẳng định mình, có kỹ năng sống tự tin hơn và tự giáo dục chính mình tốt hơn. Khi các em làm được điều đó, chắc chắn mục tiêu xây dựng một trường học thân thiện với trung tâm là các em học sinh sẽ sớm hoàn thành.
Xuất phát từ nhu cầu cần có một tiết “Ngoại khóa” ý nghĩa, mới mẽ mang tính giáo dục tôi đã quyết định đưa lịch sử và văn hóa địa phương vào trường học. Tôi thấy lịch sử và nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương được các em học sinh hăng say học hỏi. Đó như là món ăn tinh thần không thế thiếu trong cuộc sống hiện nay, làm phát huy tính sáng tạo, phát triển tư duy, giảm những trò chơi không mang tính giáo dục cao như các trò chơi game trên internet, để các em – những tương lai của đất nước phát triển một cách toàn diện về cả học vấn lẫn tinh thần. Các em sẽ tăng thêm tình yêu quê hương, đất nước, rộng hơn là toàn nhân loại... Đồng thời hướng các em biết sống thiện, sống có ích hơn, trở thành những công dân có ích cho xã hội và trở về làm giàu trên chính quê hương của mình. 
2. Kết quả của thực trạng trên
Kết quả khảo sát hứng thú học sinh trước khi giáo viên áp dụng đưa Lịch sử và Văn hóa địa phương vào bài giảng
TT
Lớp
Sỹ số
Rất 
thích
Thích
Bình thường
Không thích
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
11C4
42
8
19.5
12
29.2
14
31.8
8
19.5
2
11C5
41
10
24.3
9
21.9
19
46.3
3
7.5
3
11C6
41
12
29.2
10
24.5
13
31.7
6
14.6
4
Tổng
124
30
24.1
31
25.0
46
37.0
17
13.7
Trong năm học 2015-2016 sau khi tôi áp dụng những kinh nghiệm của bản thân vào giảng dạy tiết “Ngoại khóa” môn GDCD thì kết quả thay đổi rõ rệt. Học sinh chủ động, hào hứng hơn với tiết dạy, các em tự tin, chủ động khi tham gia các nhiệm vụ được giao, tự tin thể hiện kiến thức mà mình tìm hiểu được. Và điều quan trọng là các em thầy yêu hơn nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Thấy mình phải cố gắng hơn nữa để góp phần giữ gìn, bảo tồn các giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống của địa phương nói riêng của dân tộc nói chung. Tất cả những điều đó chính là niềm động viên khích lệ lớn đối với tôi. Giúp tôi có thêm tình yêu đối với môn GDCD và đối với quê hương thứ hai của mình: Công Liêm – Nông Cống.
III. Một số giải pháp đưa Lịch sử và Văn hóa địa phương vào giảng dạy tiết ngoại khóa môn giáo dục công dân ở trường THPT Nông Cống 3
1. Một số nét về Lịch sử và Văn hóa địa phương (Xã Công Liêm – huyện Nông Cống – tỉnh Thanh Hóa)
Mười năm làm công tác giảng dạy tại trường THPT Nông Cống 3, cũng là mười năm Tôi gắn bó với mảnh đất xã Công Liêm – Nông Cống – Thanh Hóa. Tôi thấy nơi đây con người mộc mạc, chân chất với bề dày lịch sử và văn hóa truyền thống độc đáo lâu đời
a. Về lịch sử
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vùng đất Công Liêm nói riêng và các xã phía nam Nông Cống nói chung là một vùng đất có một vị trí vô cùng quan trọng, có đường chiến lược B12 nằm trong đường dây 559 ra Bắc vào Nam. Có Cầu Lườn nhân chứng lịch sử là trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay địch. Là trạm tiền phương tập kết lương thực, thực phẩm, thuốc men, vũ khí, xe pháochi viện cho chiến trường. Đồng thời là nơi nuôi dưỡng cán bộ, bồ đội thương binh từ chiến trường trở về, là nơi tập kết sau chiến dịch của các binh đoàn chủ lực 304, 312 và là cài nôi để binh đoàn F320B ra đời. Như vậy có thể nói từ xa xưa Công Liêm – Nông Cống là một vị trí chiến lược quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Công Liêm cùng đồng bào cả nước chuẩn bị hành trang tổng khới nghĩa cướp chính quyền làm chủ đất nước; Thực hiện xuất sắc vai trò hậu phương trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giai đoạn 1940-1975.
Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh tàn khốc, đẩy lùi về khủng hoảng kinh tế, phát triển mạnh mẽ các mặt dân sinh, kinh tế xã hội. Tạo tiền đề để góp phần cùng cả nước xây dựng một xã hôi dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc. Với những thành tích to lớn đã đạt được, Đảng bộ và nhân dân Công Liêm vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương kháng chiến hạng Ba; Huân chương kháng chiến hạng Nhì; Huân chương lao động hạng Ba. Ba lần được tặng cờ luân lưu của Bộ thủy lợi và Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và nhiều năm liền được công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
b. Về văn hóa
 Có thể nói từ rất xa xưa, xã Công Liêm đã là một vùng đất có nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Nét đặc trưng của văn hóa địa phương nơi đây là “Hội làng” và “Hát chèo”. 
Hội làng ở đây được tổ chức vào mùa xuân vào khoảng 10 đến 15 tháng giêng (trước đây vì điều kiện kinh tế nên 3 năm mới tổ chức một lần, từ năm 2000 đến nay một năm tổ chức một lần) khi đất trời giao hòa, thiên nhiên tươi tốt, lòng người hân hoan. Có thể nói “Hội làng” được coi là thời điểm cuốn hút nhất, tưng bừng nhất với những nghi thức tôn nghiêm và thuần Việt nhất với những hoạt động như: tế lễ, rước, trò vui và hát chèo...
Nơi đây có tất cả là sáu làng cổ đó là làng Hậu Áng; Hậu Sơn; Làng Tràu; Đoài Đạo; Sơn Thành; Tân Kỳ. Tất cả các làng đều tổ chức Hội làng (Hậu Áng; Làng Tràu tổ chức vào ngày 10/01 Âm lịch; Đoài Đạo; Sơn Thành; Lộc Tuy; Tân Kỳ tổ chức vào ngày 15/01 Âm lịch). Có thể nói hội làng như một mạch nước ngầm xuyên thời gian, bừng chảy tràn trề trong đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh của con người nới đây.
(Hình ảnh rước người chủ tế của Hội làng Hậu Áng)
	Trước khi Hội làng chính thức diễn ra phần chuẩn bị đã được bà con nơi đây chuẩn bị từ trong tết như tập văn nghệ, thành lập ban tổ chức, liên hệ với con cháu xa gần
	Ban tổ chức gồm có: Ban tế (khoảng 20 người có một chủ tế; 4 bồi tế; 1 chấp sự; 10 người dâng rượu, dâng hương. Ngoài ra còn có Ban nhạc; 1 người xướng tế; 1 người đọc chúc). Những người được lựa chọn vào ban tổ chức phải được lựa chọn kỹ càng phải là người: 
	Có sức khỏe
	Tuổi 50 trở lên
	Gia đình song toàn (còn cả ông và bà)
	Nhà không có tang
	Chuẩn mực đạo đức tốt, gia đình con cháu làm ăn phát đạt
	Tuổi người được chọn hợp với năm đó nữa càng tốt.
	Trước ngày tế chính thức sẽ có một đêm để ba con nơi đây diễn văn nghệ (ngày 08/01) đến ngày hôm sau bà con sắm sửa đồ lễ mỗi xóm một mâm, 13 dòng họ mỗi dòng họ một mâm cỗ xôi gà, hoa quả, lợn quaysau khi tế xong để lại cho làng một phần để tiếp khách, còn lại xóm đêm về tổ chức liên hoan ăn cơm đoàn kết. 
Một số mâm lễ được bà con chuẩn bị trong ngày Hội làng
	Cũng như Lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam, Hội làng ở nơi đây gồm hai phần lễ và phần hội, tất cá điều được diễn ra ở đình làng. Nhưng nổi bật hơn cả là phần hội. Hội là dịp thể hiện những sinh hoạt văn hóa cộng đồng từ múa, hát giao duyên, hát, thờ. Đặc biệt một nội dung không thể thiếu được trong phần này là “Hát chèo” của bà con, nhất là các cụ trong làng. 
	Loại hình diễn xướng dân gian này được tổ chức ngay trên sân đình và thường diến ra vào buổi tối. Nơi đây còn có câu lạc bộ chèo của các cụ trong làng. Câu lạc bộ chèo của các cụ hoàn toàn tự nguyện gần như không có kinh phí hỗ trợ, vì yêu chèo – một di sản văn hóa quý bàu của cha ông mà các cụ tham gia. Hằng ngày thành viên của câu lạc bộ vẫn chăm lo công việc gia đình, chủ nhật lại gặp nhau tại đình làng để tập luyện, để được hát chèo.
	Một hoạt động nữa không thể thiếu trong văn hóa nới đây đó là các trò diễn dân gian như; thổi cơm gánh; nhảy bao bố; bắt chạch trong chum 
	Có thể nói, Hội làng mang tính cộng đồng sâu sắc, đó là đỉnh cao của sự hòa hợp, đoàn kết vì một ước nguyện chung cho sự phồn vinh của làng. Hội làng được tổ chức thấm đẫm tình làng nghĩa xóm, cũng là dịp để con cháu khắp nơi về hội tụ. Có xem hội làng mới cảm nhận hết ý nghĩa và lòng tự hào dân tộc với một truyền thống vàng son. Qua đấy khơi dậy trong thế hệ trẻ lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức hướng về cội nguồn. Bởi Hội làng Công Liêm nói riêng và Hội làng ở Việt Nam nói chung là tinh hoa văn hóa Việt, là chìa khóa vĩnh cửu - một sự đảm bảo chắc chắn góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, chúng ta có thể tự hào mà nói rằng, văn hóa bản địa, văn hóa làng xã là tài sản vô giá của dân tộc, cần phải được giữ gìn, phát huy trên cơ sở sàng lọc, loại bỏ những gì phi văn hóa. Tất cả đã kết thành những tinh hoa có khả năng tỏa sáng, hình thành bản sắc văn hóa vốn có của người Việt suốt từ thế hệ này đến thế hệ khác. Bên cạnh lũy tre, cây đa, bến nước, thì những làn điệu dân ca, câu hò, bài vè, ca dao, tục ngữ, ... luôn sánh bước cùng những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn (trong một bức thư gửi Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được công bố trước đây) có đề cập: “... Tôi nghĩ rằng, tôn trọng và ứng dụng văn hóa địa phương và coi đó là văn hóa Việt Nam... có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc, góp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc...” lời nhắn nhủ đó rất có ý nghĩa khi chúng ta đang tập trung sự quan tâm đến bảo tồn văn hóa dân tộc cho thế hệ hôm nay và mai sau.
2. Người giáo viên phải chủ động tìm hiểu, sưu tầm về nguồn gốc, giá trị của văn hóa địa phương
Để có thể đưa Lịch sử và văn hóa địa phương vào bài giảng, người giáo viên phải thực sự am hiểu về nguồn gốc, giá trị của văn hóa của nơi đó. Để làm được việc này không phải là một việc khó nêu người giáo viên muốn tiết dạy của mình thực sự thu hút và lôi cuốn. Vậy nơi nào có thể cung cấp thông tin chính xác cho giáo viên? Câu trả lời là chính người dân địa phương, nhất là các cụ cao tuổi của làng, ngoài ra chúng ta còn có thể tìm hiểu ở trung tâm văn hóa của xã. Nêu thực sự cố gắng giáo viên có thể có những thông tin mà ngay cả học sinh sống ở địa phương đó cũng chưa chắc năm được. Đó mới chính là điều thú vị làm nên sức hấp dẫn cho tiết học.
Để có được tư liệu Lịch sử và văn hóa địa phương trước hết tôi tìm đến Đảng bộ và phòng văn hóa của UBND xã Công Liêm. Mọi tư liệu về lịch sử hình thành và phát triển cũng như những nét văn hóa tiêu biểu của nơi đây đều được chép thành tài liệu cụ thể. Đồng chí Mạch Văn Lương – P. Bi thư thường trực Đảng ủy và đồng chí Mạch Văn Sung trưởng phòng văn hóa của xã Công Liêm rất nhiệt tình cung cấp tài liệu cho Tôi. Họ còn cho tôi mượn cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Công Liêm giai đoạn 1947-2005” đây là cuốn tài liệu ghi lại quá trình lãnh đạo, tổ chức, xây dựng, trưởng thành của Đảng bộ cũng là lịch sử trưởng thành, phát triển của xã Công Liêm, của phong trào cách mạng địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản của Bác Hồ kính yêu. 
Tác giả tìm hiểu thông tin qua Đ/c Mạch Văn Lương P.Bí thư 
thường trực Đảng ủy và Đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_dua_lich_su_va_van_hoa_dia_phuong_vao_tiet_ngoai_khoa_m.doc