SKKN Phương pháp giải một số dạng bài tập về di truyền học quần thể nhằm nâng cao chất lượng ôn thi trung học phổ thông quốc gia ở trường THPT Quảng Xương 4

SKKN Phương pháp giải một số dạng bài tập về di truyền học quần thể nhằm nâng cao chất lượng ôn thi trung học phổ thông quốc gia ở trường THPT Quảng Xương 4

Di truyền học quần thể, một nội dung chủ yếu của di truyền học hiện đại đã được đưa vào giảng dạy tại chương trình THPT. Những nội dung này có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp học sinh tiếp cận một số khái niệm cơ bản về chọn giống và tiến hóa. Các đề thi trung học phổ thông quốc gia theo cấu trúc mới hiện nay đều có nội dung liên quan tới phần “Di truyền học quần thể” với số điểm không nhỏ, mặc dù trong sách giáo khoa chỉ cung cấp những kiến thức lý thuyết đơn giản. Đặc biệt, trong vài năm gần đây, trong đề thi có nhiều câu hỏi đưa ra nhiều nhận định và yêu cầu xác định số nhận định đúng, sai đòi hỏi học sinh phải đọc kĩ và tính toán tất cả các kết quả nêu lên ở đề bài. Điều này sẽ làm học sinh mất nhiều thời gian hơn nên càng cần cách làm nhanh chóng. Vì vậy, việc xây dựng một số công thức liên quan tới các dạng bài tập ở nội dung này có ý nghĩa thiết thực trong việc rèn luyện tư duy lôgic và kỹ năng phân tích đánh giá vấn đề được đề bài nêu ra của học sinh để từ đó lựa chọn được đáp án đúng.

Trong chương trình sinh học lớp 12, thời gian dành cho phần di truyền quần thể rất ít, chỉ có hai tiết lý thuyết (một tiết về quần thể giao phối và một tiết về quần thể tự phối), không có tiết nào cho bài tập, nhưng ngược lại trong các đề thi tỉ lệ điểm của phần này không nhỏ với rất nhiều dạng bài tập mở rộng. Khối lượng kiến thức nhiều, nhiều bài tập áp dụng, trong khi đó thời gian hạn hẹp nên giáo viên khó có thể truyền đạt hết cho học sinh, do đó học sinh rất dễ gặp khó khăn, lúng túng khi gặp những dạng bài tập này, đặc biệt đối với học sinh các trường trung học phổ thông ở vùng sâu, vùng xa. Nhiều học sinh vận dụng lý thuyết để giải bài tập một cách mơ hồ, lúng túng, không có cơ sở khoa học. Bên cạnh đó các em cũng không có tâm huyết với môn Sinh học này như các môn học tự nhiên khác, số lượng học sinh học khối B còn rất ít. Vì vậy để làm rõ những điểm cần lưu ý trong quá trình giải bài tập, giúp học sinh yên tâm, tự tin hơn trong quá trình làm bài để đạt kết quả tốt, thay đổi cách nhìn nhận của các em về môn học và nhằm giúp các em yêu thích môn học hơn tôi mạnh dạn chọn đề tài “Phương pháp giải một số dạng bài tập về di truyền học quần thể nhằm nâng cao chất lượng ôn thi trung học phổ thông quốc gia ở trường THPT Quảng Xương 4”

 

doc 21 trang thuychi01 5230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp giải một số dạng bài tập về di truyền học quần thể nhằm nâng cao chất lượng ôn thi trung học phổ thông quốc gia ở trường THPT Quảng Xương 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Di truyền học quần thể, một nội dung chủ yếu của di truyền học hiện đại đã được đưa vào giảng dạy tại chương trình THPT. Những nội dung này có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp học sinh tiếp cận một số khái niệm cơ bản về chọn giống và tiến hóa. Các đề thi trung học phổ thông quốc gia theo cấu trúc mới hiện nay đều có nội dung liên quan tới phần “Di truyền học quần thể” với số điểm không nhỏ, mặc dù trong sách giáo khoa chỉ cung cấp những kiến thức lý thuyết đơn giản. Đặc biệt, trong vài năm gần đây, trong đề thi có nhiều câu hỏi đưa ra nhiều nhận định và yêu cầu xác định số nhận định đúng, sai đòi hỏi học sinh phải đọc kĩ và tính toán tất cả các kết quả nêu lên ở đề bài. Điều này sẽ làm học sinh mất nhiều thời gian hơn nên càng cần cách làm nhanh chóng. Vì vậy, việc xây dựng một số công thức liên quan tới các dạng bài tập ở nội dung này có ý nghĩa thiết thực trong việc rèn luyện tư duy lôgic và kỹ năng phân tích đánh giá vấn đề được đề bài nêu ra của học sinh để từ đó lựa chọn được đáp án đúng.
Trong chương trình sinh học lớp 12, thời gian dành cho phần di truyền quần thể rất ít, chỉ có hai tiết lý thuyết (một tiết về quần thể giao phối và một tiết về quần thể tự phối), không có tiết nào cho bài tập, nhưng ngược lại trong các đề thi tỉ lệ điểm của phần này không nhỏ với rất nhiều dạng bài tập mở rộng. Khối lượng kiến thức nhiều, nhiều bài tập áp dụng, trong khi đó thời gian hạn hẹp nên giáo viên khó có thể truyền đạt hết cho học sinh, do đó học sinh rất dễ gặp khó khăn, lúng túng khi gặp những dạng bài tập này, đặc biệt đối với học sinh các trường trung học phổ thông ở vùng sâu, vùng xa. Nhiều học sinh vận dụng lý thuyết để giải bài tập một cách mơ hồ, lúng túng, không có cơ sở khoa học. Bên cạnh đó các em cũng không có tâm huyết với môn Sinh học này như các môn học tự nhiên khác, số lượng học sinh học khối B còn rất ít. Vì vậy để làm rõ những điểm cần lưu ý trong quá trình giải bài tập, giúp học sinh yên tâm, tự tin hơn trong quá trình làm bài để đạt kết quả tốt, thay đổi cách nhìn nhận của các em về môn học và nhằm giúp các em yêu thích môn học hơn tôi mạnh dạn chọn đề tài “Phương pháp giải một số dạng bài tập về di truyền học quần thể nhằm nâng cao chất lượng ôn thi trung học phổ thông quốc gia ở trường THPT Quảng Xương 4”
II. Mục đích nghiên cứu
Để học tốt và thi tốt các kỳ thi với hình thức trắc nghiệm như hiện nay học sinh cần đổi mới phương pháp học tập và làm quen với hình thức thi cử. Nếu trước đây học và thi môn Sinh học, học sinh cần học thuộc và nhớ từng câu, từng chữ hoặc đối với bài toán học sinh phải giải trọn vẹn các bài toán. Nay học sinh lưu ý trước hết đến sự hiểu bài, hiểu thấu đáo các kiến thức cơ bản đã học để vận dụng những hiểu biết đó vào việc phân tích, xác định, nhận biết các đáp án đúng, sai trong các câu trắc nghiệm. Đặc biệt đối với các câu bài tập, làm thế nào để có được kết quả nhanh nhất? 
Nếu chỉ dựa vào phần kiến thức và công thức được hình thành trên lớp, khi gặp những dạng bài tập mở rộng này, học sinh phải tính từng bước một rất lâu và dễ bị nhầm lẫn vì phải tính toán nhiều. Vì vậy, đề tài này sẽ giúp học sinh có cách giải nhanh nhất để có đáp án cuối cùng trong nhiều phương án phải lựa chọn của câu hỏi trắc nghiệm. 
III. Đối tượng nghiên cứu.
 Dựa trên cơ sở kiến thức lý thuyết và các công thức về tính tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể trong trường hợp tự phối và giao phối đã được học, đề tài này giúp học sinh biết cách hình thành công thức tính tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể tự phối trong những trường hợp đặc biệt (các kiểu gen có sức sống và khả năng sinh sản khác nhau) sau nhiều thế hệ; tính số kiểu gen, kiểu hình bà số kiểu giao phối tối đa có thể xảy ra quần thể giao phối. Nếu không hình thành được những công thức này mà chỉ dựa và các công thức cơ bản đã được học thì đối với bài tập về quần thể tự phối, học sinh phải tính lần lượt qua từng thế hệ để chia lại tỉ lệ nên mất nhiều thời gian và dễ nhầm lẫn. Còn đối với bài tập về quần thể giao phối, học sinh sẽ gặp lúng túng khi kết hợp trong các trường hợp tổng quát. Vì vậy, nội dung đề tài sẽ giúp học sinh hình thành và vận dụng công thức để giải nhanh bài tập trắc nghiệm về di truyền học quần thể thường gặp trong đề thi trung học phổ thông quốc gia.
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
 Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung của đề tài làm cơ sở lý thuyết cho quá trình làm đề tài. 
2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
 Điều tra từ học sinh và các đồng nghiệp nhằm thu thập thông tin, bổ sung cho kết quả nghiên cứu để tăng độ tin cậy.
3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
 Các kết quả, số liệu thu được sẽ được thống kê, xử lý, so sánh nhằm thấy được hiệu quả của đề tài nghiên cứu. 
V. Những điểm mới của SKKN
	SKKN này được phát triển từ SKKN của năm học 2015- 2016 và có một số điểm mới như sau:
- SKKN năm 2015- 2016 đề cập đến phương pháp giải bài tập di truyền quần thể ngẫu phối khi xảy ra chọn lọc tự nhiên, đột biến, di- nhập gen còn SKKN này đề cập đến cách tính tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể tự phối khi xảy ra chọn lọc tự nhiên; cách xác định số kiểu gen, kiểu hình và kiểu giao phối tối đa có thể có trong quần thể ngẫu phối.
- SKKN năm 2015- 2016 được áp dụng trong ôn thi THPT quốc gia và ôn thi học sinh giỏi (văn hóa, caisô) còn SKKN này chỉ áp dụng cho ôn thi THPT quốc gia vì từ năm học 2016- 2017, Sở giáo dục không tổ chức thi học sinh giỏi Casiô, còn nội dung thi học sinh giỏi văn hóa nằm trong chương trình Sinh học 10, 11 nên không có dạng bài tập di truyền quần thể.
B. Nội dung
I. Cơ sở lý luận
Ở phần “ Di truyền học quần thể”, sách giáo khoa chỉ đề cập suông về mặt lí thuyết, sách bài tập có rất ít bài tập về phần này. Nếu giáo viên dạy theo sách giáo khoa và hướng dẫn của sách giáo viên (giáo viên không mở rộng) thì không một học sinh nào có thể làm được một bài tập về phần quần thể. Ngược lại với thời gian dành cho phần này, thực tế trong hầu hết các đề thi nội dung phần này lại chiếm tỉ lệ nhiều, chủ yếu dưới dạng bài tập, nhiều bài tập thậm chí rất khó. Nếu ở lớp giáo viên không có cách dạy riêng cho học sinh của mình thì học sinh khó có được điểm của phần thi này. Chính vì vậy, giúp học sinh có thể nhận dạng, hình thành và vận dụng thành thạo các công thức liên quan là việc rất quan trọng.
II. Thực trạng vấn đề
Trước đây, bài tập phần “Di truyền học quần thể” ít được đề cập đến, chủ yếu chỉ là một nội dung nhỏ trong cả phần bài tập di truyền rộng lớn. Các tài liệu chỉ tập trung nhiều vào việc phân loại và đưa ra phương pháp giải các dạng bài tập về qui luật di truyền. Còn ở phần di truyền quần thể, bài tập chủ yếu mới chỉ là những dạng đơn giản như cách xác định tần số alen, thành phần kiểu gen, kiểu hình từ những dữ liệu cho trước; xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ Fn trong trường hợp tự phối hoặc giao phối; từ cấu trúc di truyền quần thể chứng minh quần thể đã đạt trạng thái cân bằng hay chưa, qua bao nhiêu thế hệ quần thể đạt trạng thái cân bằng.
Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới cách ra đề, cách kiểm tra, đánh giá, phần bài tập di truyền quần thể cũng được mở rộng hơn. Cụ thể là: xác định cấu trúc di truyền của quần thể trong trường hợp gen gồm nhiều alen, gen thuộc vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X, sự biểu hiện của tính trạng phụ thuộc giới tính; tính số loại kiểu gen, kiểu hình và kiểu giao phối tối đa có thể có của quần thể; xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1 khi xảy ra chọn lọc,  Tuy nhiên, trong các đề thi trung học phổ thông quốc gia hiện nay, bên cạnh những dạng bài tập trên còn có dạng xác định cấu trúc di truyền quần thể tự phối ở thế hệ Fn khi kiểu gen đồng hợp lặn không sinh sản hoặc không có khả năng sống sót. Nếu không giúp học sinh hình thành công thức tổng quát thì học sinh phải tính lần lượt qua từng thế hệ. Mà việc này sẽ mất nhiều thời gian cũng như dễ bị nhầm lẫn vì phải tính toán nhiều. 
Qua quá trình giảng dạy, tôi đã hệ thống lại một số dạng bài tập mở rộng về di truyền quần thể để giúp học sinh nhận dạng, phân loại, hình thành được công thức tổng quát cũng như vận dụng trong các ví dụ cụ thể.
III. Nội dung
1. Quần thể tự phối
Bài toán tổng quát: Trong một quần tự phối xét một gen có hai alen A, a nằm trên NST thường tương đồng, có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát P là: 
P: x AA + y Aa + z aa = 1 	 	
Tính tần số tương đối của alen và cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ n (Fn) trong các trường hợp sau:
1.1. Trường hợp 1: Kiểu gen aa không có khả năng sinh sản (hoặc vì lý do nào đó người ta không cho những cá thể có kiểu gen aa tham gia sinh sản) 
a. Công thức
- Giả sử các kiểu gen đều có khả năng sinh sản, ta xác định cấu trúc di truyền ở thế hệ Fn-1, ta được
 Fn-1: [x + (1 - )] AA + y Aa + [z + (1 -)] aa = 1
Đặt xn-1 = x + (1 - ); yn-1 = y; zn-1 = z + (1 -)
=> Fn-1: xn-1 AA + yn-1 Aa + zn-1 aa = 1
- Tần số tương đối của alen A, a ở thế hệ thứ n là:
 A =; a = 
- Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ n là:
 Fn: AA + Aa + aa =1 
b. Chứng minh
Do kiểu gen aa không có khả năng sinh sản hoặc không tham gia sinh sản nên trong quần thể chỉ có 2 loại kiểu gen AA và Aa giảm phân tạo giao tử và tham gia sinh sản => Tỉ lệ kiểu gen ở P tham gia sinh sản được viết lại là: 
 P’: AA +Aa = 1
Vì tần số tương đối (TSTĐ) của các alen không đổi qua tự phối nên TSTĐ của các alen ở F1 là: A = ; a = 
 Tỉ lệ các kiểu gen ở F1 là:
 AA = = ; Aa = = ; aa = = 
 => Cấu trúc di truyền (CTDT) ở F1 là: F1: AA + Aa + aa = 1
 Làm tương tự ta có tỉ lệ các kiểu gen ở F2 là:
 AA = [+ .] : [+] = 
 Aa = :[+] = 
aa = :[+] =
 Đặt x1 = x + , y1 = ; nhận thấy x1 và y1 chính là tỉ lệ kiểu gen AA và Aa ở F1 khi tất cả các kiểu gen sinh sản bình thường.
 => CTDT của quần thể ở F2 là:
 F2: AA + Aa + aa = 1
 => TSTĐ của các alen ở F2 là: A = ; a = 
Bằng cách làm tương tự ta tính đựợc TSTĐ ở thế hệ Fn là:
 A =; a = 
=> Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ Fn là:
 Fn: AA + Aa + aa =1 
c. Ví dụ 
Câu 1: Ở một loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt, gen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với b quy định thân thấp; cây thân thấp tạo các giao tử không có khả năng thụ tinh. Giả sử quần thể ban đầu có cây thân thấp chiếm 10%; tần số alen B là 0,6. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ các kiểu gen và kiểu hình trong quần thể như thế nào?
Bài giải:
Theo bài ra, quần thể ban đầu có bb = 0,1; tần số alen B = 0,6 => b = 0,4
 => Tỉ lệ kiểu gen Bb = 2.(0,4 – 0,1) = 0,6; BB = 1 – 0,1 -0,6 = 0,3
 Giả sử các kiểu gen đều sinh sản bình thường thì tỉ lệ kiểu gen ở F3 là:
 Bb = 0,6/ 23 = 0,075; BB = 0,3 + (0,6 – 0,075): 2 = 0,5625 => bb = 0,3625
 Áp dụng công thức trên, ta có tỉ lệ kiểu gen ở F4 là:
 BB = = ; Bb = = ; bb = = 
 => Tỉ lệ kiểu hình ở F4 là: 33 cao: 1 thấp.
Câu 2: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là 0,45AA: 0,3Aa: 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở F3 là
A. 31/34. B. 1/34. C. 1/17. D. 16/17.
Bài giải:
- Giả sử các kiểu gen đều sinh sản bình thường thì tỉ lệ kiểu gen ở F2 là:
 Aa= 0,3/ 22 = 0,075; AA= 0,45 + (0,3 – 0,075): 2 = 0,5625 => bb = 0,3625
- Áp dụng công thức trên, ta có tỉ lệ kiểu gen dị hợp ở F3 là:
Aa = = => Tỉ lệ KG đồng hợp = => Đáp án D. 
1.2. Trường hợp 2: Kiểu gen aa không có khả năng sống (bị chết ở giai đoạn phôi, không nảy mầm hoặc không nở) 
a. Công thức
- Giả sử các kiểu gen đều có khả năng sinh sản, ta xác định cấu trúc di truyền ở thế hệ Fn, ta được
 Fn: [x + (1 - )] AA + y Aa + [z + (1 -)] aa = 1
 Đặt xn = x + (1 - ); yn = y; zn = z + (1 -)
 => Fn: xn AA + yn Aa + zn aa = 1
- Tần số tương đối của alen A, a ở thế hệ thứ n nếu kiểu gen aa chết là:
 A =; a = 
- Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ n nếu kiểu gen aa chết là:
 Fn: AA + Aa =1 
b. Chứng minh
Do kiểu gen aa không có khả năng sống nên trong quần thể chỉ có 2 loại kiểu gen AA và Aa giảm phân tạo giao tử và tham gia sinh sản => Tỉ lệ kiểu gen ở P tham gia sinh sản được viết lại là: 
 P’: AA +Aa = 1
 Tỉ lệ các kiểu gen ở F1 nếu kiểu gen aa sống sót là:
AA = x1= = ; Aa = y1= = ; 
aa = = 
 => Cấu trúc di truyền (CTDT) ở F1 nếu kiểu gen aa chết là: 
 F1: [: (+ )] AA + [: ( + )] Aa = 1.
 ó F1: AA + Aa =1 
 Làm tương tự qua các thế hệ, ta có CTDT ở Fn là:
 Fn: AA + Aa = 1
c. Ví dụ 
Câu 1: Ở một loài thực vật, xét 1 gen có 2 alen A, a. Trong đó, alen A qui định khả năng nảy mầm tốt; alen a làm hạt không nảy mầm được trên đất kiềm. Người ta đem gieo một số hạt có thành phần kiểu gen là: 0,4AA: 0,4Aa: 0,2aa trên đất nhiễm kiềm. Sau đó cho các cây tự thụ phấn liên tiếp qua 2 thế hệ. Tính tần số alen A ở thế hệ F2 mọc trên đất kiềm. 
A. 12/13. B. 11/13. C. 6/7. D. 3/4.
Bài giải:
- Giả sử 3 kiểu gen đều có khả năng sống và sinh sản, ta có tỉ lệ các KG ở F2 là:
 Aa = 0,4 : 22 =0,1 ; AA = 0,4 + (0,4 – 0,1) : 2 = 0,55; aa = 0,35.
-Vì aa không nảy mầm nên ta có tần số alen A ở F2 là: => A.
Câu 2: Một quần thể tự thụ phấn có 16 cá thể AA; 48 cá thể Aa; kiểu gen aa gây chết ở giai đoạn phôi. Tính tỉ lệ các kiểu gen của quần thể ở F3.
Bài giải:
- Tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là: AA = 16/64 = 0,25; Aa = 0,75.
- Giả sử 3 kiểu gen đều có khả năng sống và sinh sản, ta có tỉ lệ các KG ở F3 là:
 Aa = 0,75 : 23 = 6/64; AA = 0,25 + (0,75 – 6/64) : 2 = 37/64; aa = 21/64
- Vì aa bị chết ở giai đoạn phôi nên ta có các kiểu gen trong các cá thể ở F3 là:
 AA = ; Aa = 1- 
2. Quần thể ngẫu phối
2.1. Tính số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể ngẫu phối
a. Công thức: 
* Trường hợp 1: Xét một gen có n alen nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường
- Giả sử n alen của gen được kí hiệu là A1, A2, ..., An.
- Mỗi alen có thể tạo được 1 kiểu gen đồng hợp (A1A1, A2A2, ..., AnAn) nên số kiểu gen đồng hợp về gen đó = = .
- Cứ 2 alen khác nhau tạo được 1 kiểu gen dị hợp (A1A2, A2A3, ...) nên số kiểu gen dị hợp về gen đó = = 
- Vậy tổng số kiểu gen có thể có về gen đó là: = 
* Trường hợp 2: Xét một gen có n alen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X
- Giả sử n alen của gen được kí hiệu là A1, A2, ..., An.
- Ở giới XX, số kiểu gen được tính tương tự như ở cặp NST thường = 
- Ở giới XY, cứ mỗi alen tạo được 1 kiểu gen (,, ..., ) nên số kiểu gen bằng số alen = n.
- Vậy tổng số kiểu gen có thể có về gen đó là: 
* Trường hợp 3: Xét một gen có n alen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính Y
- Giả sử n alen của gen được kí hiệu là A1, A2, ..., An.
- Ở giới XX chỉ có duy nhất 1 kiểu gen là XX.
- Ở giới XY, cứ mỗi alen tạo được 1 kiểu gen (,, ..., ) nên số kiểu gen bằng số alen = n.
- Vậy tổng số kiểu gen có thể có về gen đó là: n + 1
* Trường hợp 4: Xét một gen có n alen nằm trên vùng tương đồng của cặp nhiễm sắc thể giới tính 
- Giả sử n alen của gen được kí hiệu là A1, A2, ..., An.
- Ở giới XX, số kiểu gen được tính tương tự như ở cặp NST thường = 
- Ở giới XY có số kiểu gen đồng hợp = số alen = n (,, ..., ) và số kiểu gen dị hợp là vì vai trò của X và Y khác nhau(,, ...).
 Số kiểu gen ở giới XY là: = .
- Vậy tổng số kiểu gen có thể có về gen đó là: 
* Trường hợp 5: Xét gen một có n alen, gen hai có m alen; hai gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau
- Theo công thức ở trường hợp 1, số kiểu gen tạo ra từ gen 1 là: 
- Số kiểu gen có thể tạo ra từ gen 2 là: 
- Vì các gen nằm trên các cặp NST khác nhau nên số kiểu gen có thể dược tạo ra từ hai gen đó là: x 
(Mở rộng: nếu xét nhiều gen thuộc các cặp NST thường khác nhau thì số kiểu gen tối đa có thể tạo ra bằng tích số kiểu gen ở tất cả các lôcut được xét)
* Trường hợp 6: Xét gen một có n alen nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường, gen hai có m alen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X
- Theo công thức ở trường hợp 1, số kiểu gen tạo ra từ gen 1 là: 
- Theo công thức ở trường hợp 2, số kiểu gen tạo ra từ gen 2 là: 
- Vì các gen nằm trên các cặp NST khác nhau nên số kiểu gen có thể dược tạo ra từ hai gen đó là: x ( )
* Trường hợp 7: Xét gen một có n alen nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường, gen hai có m alen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính Y
- Theo công thức ở trường hợp 1, số kiểu gen tạo ra từ gen 1 là: 
- Theo công thức ở trường hợp 3, số kiểu gen tạo ra từ gen 2 là: 
- Vì các gen nằm trên các cặp NST khác nhau nên số kiểu gen có thể dược tạo ra từ hai gen đó là: x ()
* Trường hợp 8: Xét gen một có n alen nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường, gen hai có m alen nằm trên vùng tương đồng của cặp nhiễm sắc thể giới tính 
- Theo công thức ở trường hợp 1, số kiểu gen tạo ra từ gen 1 là: 
- Theo công thức ở trường hợp 4, số kiểu gen tạo ra từ gen 2 là: 
- Vì các gen nằm trên các cặp NST khác nhau nên số kiểu gen có thể dược tạo ra từ hai gen đó là: x ( )
* Trường hợp 9: Xét gen một có n alen, gen hai có m alen; hai gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường 
- Vì 2 gen cùng nằm trên một cặp NST thường nên xem như xét 1gen mới có n.m alen.
- Theo công thức ở trường hợp 1, số kiểu gen có thể tạo ra là: 
(Mở rộng: nếu xét nhiều gen thuộc cùng một cặp NST thường thì số kiểu có thể tạo ra cũng được tính tương tự với 1 gen mới có số alen bằng tích các alen của tất cả các gen được xét)
* Trường hợp 10: Xét gen một có n alen, gen hai có m alen; hai gen cùng nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X 
- Vì 2 gen cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính nên xem như xét 1gen mới có n.m alen.
- Ở giới XX, số kiểu gen được tính tương tự như ở cặp NST thường = 
- Ở giới XY, cứ mỗi alen tạo được 1 kiểu gen nên số kiểu gen về gen đó là .
- Vậy tổng số kiểu gen có thể có về gen đó là: 
(Mở rộng: nếu xét nhiều gen cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X thì số kiểu có thể tạo ra cũng được tính tương tự với 1 gen mới có số alen bằng tích các alen của tất cả các gen được xét)
* Trường hợp 11: Xét gen một có n alen, gen hai có m alen; hai gen cùng nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính Y
- Vì 2 gen cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y nên xem như xét 1gen mới có n.m alen.
- Ở giới XX chỉ có duy nhất 1 kiểu gen là XX
- Ở giới XY, cứ mỗi alen tạo được 1 kiểu gen nên số kiểu gen về gen đó là .
- Vậy tổng số kiểu gen có thể có về gen đó là: 
(Mở rộng: nếu xét nhiều gen cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y thì số kiểu có thể tạo ra cũng được tính tương tự với 1 gen mới có số alen bằng tích các alen của tất cả các gen được xét)
* Trường hợp 12: Xét gen một có n alen, gen hai có m alen; hai gen cùng nằm trên vùng tương đồng của cặp nhiễm sắc thể giới tính 
- Vì 2 gen cùng nằm trên vùng tương đồng của cặp NST giới tính nên xem như xét 1gen mới có n.m alen.
- Ở giới XX, số kiểu gen được tính tương tự như ở cặp NST thường = 
- Ở giới XY có số kiểu gen đồng hợp = số alen = n.m và số kiểu gen dị hợp là vì vai trò của X và Y khác nhau.
 Số kiểu gen ở giới XY là: = .
- Vậy tổng số kiểu gen có thể có về gen đó là: 
(Mở rộng: nếu xét nhiều gen cùng nằm trên vùng tương đồng của cặp NST giới tính thì số kiểu có thể tạo ra cũng được tính tương tự với 1 gen mới có số alen bằng tích các alen của tất cả các gen được xét)
* Trường hợp 13: Xét gen một có n alen thuộc vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, gen hai có m alen thuộc vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính Y
- Ở giới XX, số kiểu gen được tính tương tự như ở cặp NST thường = 
- Ở giới XY, trên X có n alen, trên Y có m alen nên số kiểu gen được tạo ra là n.m.
- Vậy tổng số kiểu gen có thể có về 2 gen đó là: 
* Trường hợp 14: Xét gen một có n alen thuộc vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, gen hai có m alen thuộc vùng tương đồng của cặp nhiễm sắc thể giới tính
- Ở giới XX, số kiểu gen được tính tương tự như ở trường hợp 12 (vì 2 gen này đều có alen trên NST giới tính X) = 
- Ở giới XY, trên X có n alen, trên Y có m a

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giai_mot_so_dang_bai_tap_ve_di_truyen_hoc_q.doc
  • docBia SKKN 2019.doc
  • docMục lục và tài liệu tham khảo.doc