SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong môn Sinh học lớp 8 tại trường THCS Thọ Thanh, Thường Xuân
Hiện nay dạy học tích hợp (DHTH) và đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng nghiên cứu bài học định hướng phát triển năng lực (PTNL) học sinh (sau đây xin gọi tắt là dạy học định hướng phát triển năng lực) đã trở thành một yêu cầu mang tính cấp thiết. DHTH và dạy học định hướng PTNL của học sinh đã mạng lại những hiệu quả tích cực, những thành công nhất định. Học sinh không chỉ hứng thú hơn, tích cực hơn trong các giờ học, các em nhanh hiểu bài hơn mà các em đã bước đầu hình thành được những năng lực thiết yếu. Đó là cơ sở để những "chủ nhân tương lai" trở thành người lao động có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Tuy nhiên trên thực tế việc dạy học định hướng PTNL của học sinh gặp nhiều khó khăn do đang còn trong giai đoạn thử nghiệm và dựa trên cấu trúc SGK cũ. Còn nhiều giáo viên chưa thường xuyên áp dụng DHTH trong thực tiễn vì cho rằng tích hợp sẽ làm “nặng” thời lượng và chương trình, sẽ không đảm bảo thời gian của tiết học. Giáo viên thực hiện DHTH nhưng chưa chú ý đến phát triển năng lực, phẩm chất của người học và ngược lại dạy học PTNL lại bỏ quên DHTH. Trong khi đó theo tôi đây là 2 quá trình không được phép tách rời và chỉ có như vậy mới thực hiện được mục tiêu mà đổi mới giáo dục đã đặt ra.
Hiện nay các tài liệu hướng dẫn cho DHTH và đổi mới PPDH theo hướng nghiên cứu bài học định hướng PTNL còn khá ít và chung chung. Giáo viên chủ yếu tham khảo và nghiên cứu qua Internet, vừa làm vừa học hỏi và rút kinh nghiệm dần. Các bài DHTH, dạy học định hướng PTNL có chất lượng để nghiên cứu nghiên cứu áp dụng còn ít, đặc biệt là không phù hợp lắm với điều kiện của địa phương và nhà trường.
Từ những vấn đề đã nêu trên bản thân tôi đã cố gắng nghiên cứu tìm hiểu các nguồn tài liệu, học hỏi đồng nghiệp và tích cực áp dụng vào trong thực tế giảng dạy để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Tích cực dự giờ, trao đổi thảo luận với đồng nghiệp về DHTH và dạy học định hướng PTNL sao cho phù hợp và có hiệu quả.
Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ, xin được trình bày trong đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong môn Sinh học lớp 8 tại trường THCS Thọ Thanh, Thường Xuân” .
MỤC LỤC Trang MỤC LỤC ...........................................................................................................1 DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI ...........................2 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 3 1.1. Lí do chọn đề tài.................................................................................. 3 1.2. Mục đích nghiên cứu........................................................................... 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 4 1.5. Những điểm mới của SKKN ...4 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM................................................. 5 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................... 5 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm............. 6 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.................................. 7 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm................................................ 17 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .......................................................................... 18 3.1. Kết luận ............................................................................................ 18 3.2. Kiến nghị .......................................................................................... 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 21 DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI DHTH Dạy học tích hợp PPDH Phương pháp dạy học THCS Trung học cơ sở PTNL Phát triển năng lực SKKN Sáng kiến kinh nghiệm SGK Sách giáo khoa 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Hiện nay dạy học tích hợp (DHTH) và đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng nghiên cứu bài học định hướng phát triển năng lực (PTNL) học sinh (sau đây xin gọi tắt là dạy học định hướng phát triển năng lực) đã trở thành một yêu cầu mang tính cấp thiết. DHTH và dạy học định hướng PTNL của học sinh đã mạng lại những hiệu quả tích cực, những thành công nhất định. Học sinh không chỉ hứng thú hơn, tích cực hơn trong các giờ học, các em nhanh hiểu bài hơn mà các em đã bước đầu hình thành được những năng lực thiết yếu. Đó là cơ sở để những "chủ nhân tương lai" trở thành người lao động có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Tuy nhiên trên thực tế việc dạy học định hướng PTNL của học sinh gặp nhiều khó khăn do đang còn trong giai đoạn thử nghiệm và dựa trên cấu trúc SGK cũ. Còn nhiều giáo viên chưa thường xuyên áp dụng DHTH trong thực tiễn vì cho rằng tích hợp sẽ làm “nặng” thời lượng và chương trình, sẽ không đảm bảo thời gian của tiết học. Giáo viên thực hiện DHTH nhưng chưa chú ý đến phát triển năng lực, phẩm chất của người học và ngược lại dạy học PTNL lại bỏ quên DHTH. Trong khi đó theo tôi đây là 2 quá trình không được phép tách rời và chỉ có như vậy mới thực hiện được mục tiêu mà đổi mới giáo dục đã đặt ra. Hiện nay các tài liệu hướng dẫn cho DHTH và đổi mới PPDH theo hướng nghiên cứu bài học định hướng PTNL còn khá ít và chung chung. Giáo viên chủ yếu tham khảo và nghiên cứu qua Internet, vừa làm vừa học hỏi và rút kinh nghiệm dần. Các bài DHTH, dạy học định hướng PTNL có chất lượng để nghiên cứu nghiên cứu áp dụng còn ít, đặc biệt là không phù hợp lắm với điều kiện của địa phương và nhà trường. Từ những vấn đề đã nêu trên bản thân tôi đã cố gắng nghiên cứu tìm hiểu các nguồn tài liệu, học hỏi đồng nghiệp và tích cực áp dụng vào trong thực tế giảng dạy để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Tích cực dự giờ, trao đổi thảo luận với đồng nghiệp về DHTH và dạy học định hướng PTNL sao cho phù hợp và có hiệu quả. Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ, xin được trình bày trong đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong môn Sinh học lớp 8 tại trường THCS Thọ Thanh, Thường Xuân” . 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra các biện pháp và giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong DHTH kết hợp với dạy học định hướng PTNL mà nhiều giáo viên thường né tránh. Tiếp tục sáng tạo trong DHTH và dạy học định hướng PTNL để đóng góp thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực còn khá mới ở nước ta. Động viên, khích lệ đồng nghiệp hăng hái và tăng cường thực hiện DHTH kết hợp với dạy học định hướng PTNL; đồng thời cùng nhau trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp cùng cơ quan và trên “trường học kết nối”. Trau dồi kiến thức và kĩ năng cho bản thân và đồng nghiệp để chuẩn bị tốt cho việc thực hiện theo chương trình và sách giáo khoa mới và mô hình trường học Việt Nam mới. Giúp cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn, tạo hứng thú đối với học sinh. Phát huy tối đa khả năng tư duy, óc sáng tạo, tinh thần và ý thức trong hợp tác nhóm của các em. Tạo điều kiện nhiều hơn cho các em được thể hiện bản thân trước tổ nhóm, trước lớp các em có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình, phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Trong phạm vi đề tài này tôi sẽ tìm hiểu, nghiên cứu một cách tổng thể về DHTH và dạy học định hướng PTNL. Tìm các biện pháp và giải pháp để sao cho DHTH kết hợp với DH định hướng PTNL có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn. Giúp cho việc DHTH và DH định hướng PTNL trở nên phù hợp, đơn giản, dễ thực hiện hơn, cụ thể là với bộ môn sinh học lớp 8. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp: phương pháp nghiên cứu cơ sở của vấn đề; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê xử lý số liệu. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Việc nghiên cứu về việc thực hiện, tổ chức dạy học tích hợp ở môn sinh học 8 ở trường THCS Thọ Thanh, Thường Xuân cũng là một điểm mới. Dạy học tích hợp là định hướng dạy học mới, giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng kiến thức, kỹ năng... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đề giải quyết có hiệu quả các vấn đề phù hợp trong học tập và cuộc sống, phát triển các kỹ năng cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề. Vì vậy, trong việc nghiên cứu phát hiện ra nhiều yếu tố quan trọng mới của đề tài chủ yếu trong việc rút ra bài học, kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu... Đặc biệt là bài học, kinh nghiệm rút ra thông qua việc thực hiện và nghiên cứu hai chủ thể chính: * Đối với giáo viên: Ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu các kiến thức môn học khác. Tuy nhiên đây chỉ là bước đầu, có thể khắc phục: Trong quá trình dạy học môn của mình giáo viên vẫn thường xuyên dạy các kiến thức có liên quan đến môn học khác và vì vậy cơ sự am hiểu về kiến thức liên môn. Người giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng học sinh trong và ngoài lớp học. Giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. * Đối với học sinh: Trước hết, các chủ đề tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp học sinh tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp và giải quyết vấn đề thực tiễn, ít phải nghi nhớ kiến thức máy móc. Các chủ đề tích hợp giúp học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán vừa không vận dụng kiến thức tổng quát vào thực tiễn. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1. Cơ sở lý luận về đổi mới Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá XII về giáo dục đã tiếp tục củng cố và phát triển Nghị quyết số 29-NQ/TW của hội nghị Trung ương 8 Khóa XI của Ban chấp hành Trung ương Đảng, cụ thể là: Chú trọng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng. Thực hiện tốt cơ chế, chính sách, pháp luật về phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học - công nghệ. Tạo chuyển biến nhanh và rõ nét trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/07/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch hành động của ngành giáo dục triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI đã chỉ rõ mục tiêu, nội dung đổi mới hình thức, phương pháp dạy và học là: Chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo đẩy mạnh đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực cá nhân của người học, áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường các hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức vào thực tế. Công văn số: 5555/BGDĐT-GDTrH-V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng đã chỉ rõ việc dạy học định hướng PTNL là việc làm cần thiết và thường xuyên đối với giáo viên. Những nội dung trên là căn cứ để đổi mới PPDH theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, đồng thời cũng là cơ sở lí luận vững chắc cho DHTH. 2.1.2. Cơ sở lý luận về dạy học theo chủ đề tích hợp Theo A.V. Baez (nguyên chủ tịch tổ chức IUNC): các khoa học trở thành “tích hợp” khi chúng không còn bị “phân chia” nữa. Mọi sự vật, hiện tượng vốn đã tồn tại là một thực thể toàn vẹn. Con người nghĩ ra cách “phân chia” chúng để mở rộng dần phạm vi hiểu biết cho mình. Vì vậy, sự “phân chia” đó chỉ là hình thức, không phải là bản chất của sự tồn tại. Theo từ điển Tiếng Việt: Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp. Theo từ điển giáo dục học: tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học. Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. Ví dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống HIV/AIDS trong môn sinh học; giáo dục an toàn thực phẩm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng trong môn sinh học, hóa học, công nghệ 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Về phía giáo viên Có thể nói DHTH là con đường, là xu thế tất yếu. Trên thế giới việc DHTH đã được áp dụng từ lâu, tuy nhiên ở Việt Nam khái niệm này mới chỉ xuất hiện và đưa vào thử nghiệm trong vài năm trở lại đây. Đến thời điểm này có những giáo viên hiểu sâu, hiểu đúng và thường xuyên áp dụng và từng bước đạt được những kết quả khả quan, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý. Theo ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT): Kết quả Cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp mà Bộ tổ chức trong 3 năm học vừa qua, với gần 3000 chủ đề/năm, đã thể hiện tính khả thi và khả năng xây dựng, thực hiện dạy học các chủ đề tích hợp liên môn của giáo viên trong toàn quốc (theo tienphong.vn ngày 30 tháng 12 năm 2015). Song, trên thực tế trong giảng dạy số giáo viên thường xuyên DHTH là không nhiều, thậm chí có giáo viên còn chưa bao giờ thực hiện. Số giáo viên hiểu đúng về DHTH chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn, trong đó còn có giáo viên “chưa biết” về khái niệm tích hợp, liên môn. Trên trang web: thanhnien.vn số ra ngày 14 tháng 09 năm 2015 có bài: Dạy học theo chủ đề tích hợp - Không biết “tích” thế nào cho “hợp” đã viết: “tiến sĩ Chu Cẩm Thơ, Khoa Toán - Tin, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, nhận xét: Đến thời điểm này, ngay cả những giáo viên ở trung tâm thủ đô cũng còn rất mơ hồ về khái niệm DHTH, nếu không muốn nói là hầu hết vẫn hiểu sai về tích hợp” Thực tế ở tại nhà trường, việc DHTH được ban giám hiệu chỉ đạo rất sát xao và coi đây là nhiệm vụ bắt buộc mà mỗi giáo viên phải thực hiện. Tuy nhiên do biên chế giáo viên của nhà trường thuộc môn sinh học chỉ có một giáo viên, số tiết dạy trong buổi nhiều không chuẩn bị kịp thời đồ dùng, đồng thời trang thiết bị phục vụ cho dạy học không đáp ứng đủ. Đối tượng học sinh của nhà trường ít được tiếp cận với trang thiết bị hiện đại, nên việc DHTH gặp rất nhiều khó khăn, số tiết thực hiện còn ít. Khi trao đổi với đồng nghiệp ở một số trường trong huyện tôi nhận thấy vấn đề DHTH ở một vài trường cũng chưa hiệu quả. Những thực trạng trên cũng một phần do việc DHTH mới chỉ bắt đầu với thời gian chưa lâu. Một nguyên nhân khác là các tài liệu nghiên cứu và tài liệu hướng dẫn quá ít, chưa cụ thể, thiếu trang thiết bị phục vụ môn học 2.2.2. Về phía học sinh Khi khảo sát đối với học sinh khối lớp 8 đầu năm học 2016 – 2017 tại trường THCS Thọ Thanh tôi nhận thấy phần lớn các em còn thiếu các kĩ năng cần thiết cho việc tổ chức DHTH. Nhiều em còn rất rụt rè, e ngại và thiếu tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, trước lớp. Một số em chưa thuần thục trong hoạt động nhóm hoặc sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực. Phần đa các em có hoạt động thực tế, trải nghiệm ở địa phương và gia đình khi tham gia vào các công việc hàng ngày ở nhà. Tuy nhiên điều này cũng có hạn chế ở chỗ các em thiếu thời gian đầu tư cho việc tự học; việc chuẩn bị bài cho giờ học chưa đảm bảo, tinh thần phối hợp tham gia còn thấp và thiếu các tài liệu cũng như thiếu hiểu biết thực tế Qua điều tra tôi thu được một số thông tin cơ bản về học sinh như sau: Kết quả khảo sát đầu năm học 2016- 2017 môn sinh khối 8 (68 học sinh): Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Tỉ lệ SL % SL % SL % SL % 4 5,9 28 41.1 31 45,6 5 7,4 Các kĩ năng cơ bản của học sinh: KN Mức độ Tìm kiếm, xử lí thông tin KN giải quyết vấn đề KN trình bày tự tin KN thảo luận nhóm Tốt 15 22,05 12 17,6 5 7,4 25 36,8 Khá 18 26,47 12 17,6 12 17,6 35 51,47 TB 26 38,23 25 36,8 25 36,8 6 8,8 Yếu 9 13,2 19 27,9 26 38,23 2 2,4 Các kĩ thuật cơ bản của học sinh: KT Mức độ Kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ Kĩ thuật trình bày một phút Kĩ thuật khăn phủ bàn Kĩ thuật các mảnh ghép Tốt 8 11,7 10 14,7 8 11,7 8 11,7 Khá 10 14,7 15 22,05 10 14,7 10 14,7 TB 25 36,8 20 29,4 25 36,8 17 25 Yếu 25 36,8 23 33,8 25 36,8 33 48,5 Những thông tin trên đã phản ánh thực trạng khó khăn cả về phía giáo viên và học sinh của nhà trường trong việc tổ chức DHTH. Chính vì vậy cần phải có giải pháp thật phù hợp và khoa học mới mong việc dạy học có hiệu quả. 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Lựa chọn bài học dạy học tích hợp có hiệu quả Ngay từ đầu năm học khi nhận được phân công chuyên môn, bản thân tôi đã tìm hiểu, rà soát những nội dung, chủ đề nằm trong chương trình mình đảm nhiệm. Kết hợp với kinh nghiệm đúc rút từ năm học trước xác định những bài, những chủ đề sẽ DHTH trong năm học. Lên kế hoạch để chuẩn bị cho DHTH cho từng học kì và cả năm để có phương án chuẩn bị về thời gian, khối lượng công việc. Qua đó tôi đã thống kê được rất nhiều bài hoặc chủ đề để DHTH. Ví dụ về một số bài điển hình: Bài 12- Thực hành" tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương"; bài 18 - Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn; bài 19- Thực hành" sơ cứu cầm máu; bài 21- Hoạt động hô hấp; bài 28 - Tiêu hóa ở ruột non; bài 42 - Vệ sinh da; bài 50 - Vệ sinh mắt; bài 65 - Đại dịch AIDS Báo cáo với tổ chuyên môn và nhà trường để được phê duyệt, góp ý cho chương trình và bài giảng của mình trước khi tiến hành. Đưa ra để bàn bạc, trao đổi thảo luận trong các buổi họp tổ khi thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Trao đổi với học sinh về mục tiêu, nhiệm vụ và ý nghĩa của DHTH để các em có sự chuẩn bị cho cả năm học. Cách làm này đã giúp tôi luôn chủ động trong DHTH về mặt thời gian chuẩn bị giáo án, đồ dùng dạy học tìm kiếm thông tin, trao đổi thảo luận với đồng nghiệp; giao nhiệm vụ cho học sinh ... 2.3.2. Xác định mục tiêu bài học, trọng tâm bài học Khi đã có danh sách các bài sẽ tổ chức DHTH tôi tiến hành ngay việc xác định mục tiêu và trọng tâm cho mỗi bài học và xem đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để đảm bảo việc DHTH có hiệu quả. Việc xác định muc tiêu và trọng tâm bài học phải bám sát vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của bộ môn do Bộ giáo dục-đào tạo ban hành. Việc xác định mục tiêu và trọng tâm trước để đảm bảo đi đúng hướng, không làm sai nội dung, không làm nặng thêm chương trình và thực hiện mục tiêu cuối cùng của dạy học hiện nay. Xác định mục tiêu dạy học và trọng tâm của bài là cơ sở cho việc tìm kiếm và lựa chọn những nội dung, những kiến thức sẽ tích hợp trong bài học. Làm tốt việc này các giờ DHTH của bản thân tôi được đánh giá là: Nội dung tích hợp phù hợp; đi đúng và làm rõ trọng tâm, không làm biến dạng, méo mó tiết học... 2.3.3. Xác định các kiến thức tích hợp, các địa chỉ tích hợp Đây chính là khâu then chốt, là bước quan trọng nhất vì nó là các kiến thức sẽ sử dụng cho DHTH. Đây cũng là một bước rất khó, quyết định đến sự thành công của DHTH. Các kiến thức liên quan đến bài học thì rất nhiều và nằm ở những bộ môn khác nhau, ở các khối lớp khác nhau nên đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu toàn bộ nội dung chương trình kể cả ở bậc THCS và cấp Tiểu học. Việc dò tìm nội dung các bài học ở các môn, các khối và các cấp với hàng nghìn bài là rất khó và không khả thi. Vì vậy bản thân tôi đã áp dụng bốn biện pháp, đó là: - Tìm kiếm, nghiên cứu qua phân phối chương trình và bộ tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng để vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo được tính chính xác của các đơn vị kiến thức đem tích hợp. - Tìm hiểu nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, sách tham khảo ở những bài đã lựa chọn từ biện pháp thứ nhất để biết chính xác những đơn vị kiến thức mà các em được học đối với bài học đó. Từ đấy tôi sàng lọc và lựa chọn những kiến thức ở bài nào sẽ tích hợp hiệu quả nhất, tránh sự trùng lặp không đáng có. Đây cũng là cơ sở để học sinh chuẩn bị tốt kiến thức cho giờ học tích hợp. Ví dụ: Khi lựa chọn kiến thức về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, sức khỏe liên quan đến môn giáo dục công dân; kiến thức về kính phân kì và hội tụ liên quan đến môn vật lí.... để dạy bài 50: ”Vệ sinh mắt". Tôi nhận thấy kiến thức chương trình lớp 8 là kiến thức có đầy đủ, bao hàm các kiến thức của cả các bộ môn khác. Mặt khác, có nội dung kiến thức gần gũi, thực tế và thiết thực với học sinh. Bên cạnh đó tôi còn tìm hiểu nội dung trong các tài liệu về môi trường và biến đổi khí hậu, các biện pháp bảo vệ môi trường, an toàn khi tham gia giao thông, các bài thơ, bài văn hay viết về vẻ đẹp con người... trong thư viện mà các em đã sử dụng, đã được triển khai trong các hoạt động ngoại khóa. - Trao đổi với các đồng chí giáo viên phụ trách môn học ở các trường, các khối lớp để biết được chính xác kiến thức mà giáo viên đã truyền tải cho học sinh qua sách giáo khoa và các tài liệu liên quan. Biết được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh ở đơn vị kiến thức mà mình muốn tích hợp. Đồng thời khi làm việc với giáo viên bộ môn, bản thân tôi cũng hiểu rõ, hiểu chi tiết và chắc chắn hơn về các kiến thức nằm ngoài bộ môn đào tạo của mình. - Trao đổi, thảo luận với các đồng chí giáo viên trong tổ khi có điều kiện hoặc trong sinh hoạt chuyên môn. Hỏi ý kiến của đồng chí phụ trách chuyên môn khi có điều kiện. Thảo luận và học hỏi đồng nghiệp thông qua các trang mạng xã hội, trường học kết nối... Để tích hợp có hiệu quả giáo viên phải thực sự chủ động tìm tòi, phát hiện nội dung, vấn đề; không chỉ theo sách giáo khoa mà cần phát hiện các vấn đề thực tiễn. Gắn kết bài dạy với thực tế đời sống hàng ngày, qua những vấn đề thực tế ở địa phương, qua thời sự, tài liệu đọc 2.3.4. Xác định phương pháp
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_theo_dinh_huong_pha.doc