SKKN Một số kinh nghiệm dạy học phần văn bản nhật dụng ở trường THCS qua văn bản "Bài toán dân số" - Ngữ văn 8 - Tập I
Môn ngữ văn chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống chương trình giáo dục phổ thông,. Trước hết, Ngữ văn là một môn học thuộc phân ban khoa học xã hội có vai trò to lớn trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ văn còn là một môn học công cụ, góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn ngày càng cao. Đồng thời góp phần xây dựng nhân cách cho học sinh - những công dân trẻ có lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc, có ý thức tự tu dưỡng; biết yêu thương, quí trọng gia đình, bè bạn; biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, sự căm ghét cái ác, cái xấu. Môn Ngữ văn cũng giúp cho học sinh biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị Chân – Thiện – Mĩ trong nghệ thuật cũng như trong cuộc sống; có năng lực thực hành và sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy, giao tiếp.
Trong thời kỳ đổi mới của các ngành khoa học cũng như đổi mới của giáo dục , để đạt được mục tiêu giáo dục nêu trên; chương trình, phương pháp giảng dạy và bộ sách giáo khoa Ngữ văn đổi mới đã kịp thời đáp ứng một cách căn bản. Bên cạnh những hướng cải tiến chung như giảm tải, tăng thực hành, gắn với đời sống; thì nét nổi bật nhất của chương trình Ngữ văn THCS là được xây dựng theo tinh thần tích hợp và theo hướng đồng tâm. Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí kiểu văn bản và tương ứng với kiểu văn bản là thể loại tác phẩm chứ không phải là sự lựa chọn theo lịch sử văn học về nội dung. Ngoài yêu cầu về tính tư tưởng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh THCS các văn bản được lựa chọn còn có nội dung là tính cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở lại những vấn đề quen thuộc, gần gũi hàng ngày lại vừa có tính lâu dài mà mọi người đều quan tâm đến.
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Môn ngữ văn chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống chương trình giáo dục phổ thông,. Trước hết, Ngữ văn là một môn học thuộc phân ban khoa học xã hội có vai trò to lớn trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ văn còn là một môn học công cụ, góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn ngày càng cao. Đồng thời góp phần xây dựng nhân cách cho học sinh - những công dân trẻ có lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc, có ý thức tự tu dưỡng; biết yêu thương, quí trọng gia đình, bè bạn; biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, sự căm ghét cái ác, cái xấu. Môn Ngữ văn cũng giúp cho học sinh biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị Chân – Thiện – Mĩ trong nghệ thuật cũng như trong cuộc sống; có năng lực thực hành và sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy, giao tiếp. Trong thời kỳ đổi mới của các ngành khoa học cũng như đổi mới của giáo dục , để đạt được mục tiêu giáo dục nêu trên; chương trình, phương pháp giảng dạy và bộ sách giáo khoa Ngữ văn đổi mới đã kịp thời đáp ứng một cách căn bản. Bên cạnh những hướng cải tiến chung như giảm tải, tăng thực hành, gắn với đời sống; thì nét nổi bật nhất của chương trình Ngữ văn THCS là được xây dựng theo tinh thần tích hợp và theo hướng đồng tâm. Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí kiểu văn bản và tương ứng với kiểu văn bản là thể loại tác phẩm chứ không phải là sự lựa chọn theo lịch sử văn học về nội dung. Ngoài yêu cầu về tính tư tưởng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh THCS các văn bản được lựa chọn còn có nội dung là tính cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở lại những vấn đề quen thuộc, gần gũi hàng ngày lại vừa có tính lâu dài mà mọi người đều quan tâm đến. Như ta đã biết văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS mang nội dung “gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại, hướng người học tới những vấn đề thời sự hằng ngày mà mỗi cá nhân, cộng đồng đều quan tâm như môi trường, dân số, sức khoẻ cộng đồng, quyền trẻ em ...[1] Những văn bản này giúp cho người dạy dễ dàng đạt được mục tiêu : tăng tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn bài học với thực tiễn. Thông thường dạy văn bản, giáo viên thường dạy theo đặc trưng thể loại. Nhưng khi tiếp cận với kiểu bài văn bản nhật dụng – một lĩnh vực kiến thức mới trong chương trình Ngữ văn hiện hành - đa phần giáo viên vẫn còn lúng túng không biết sẽ dạy theo phương pháp nào là tối ưu: bám sát đặc trưng thể loại hay nội dung văn bản ? Nếu dạy theo đặc trưng thể loại thì không thấy được nét độc đáo riêng của văn bản nhật dụng. Nếu triển khai theo nội dung văn bản mà người giáo viên không chú ý thì sẽ dễ biến giờ Ngữ văn thành bài thuyết minh về một vấn đề lịch sử, sinh học hay pháp luật dẫn đến hiệu quả các tiết dạy học loại hình văn bản này chưa cao. Là giáo viên đã trực tiếp giảng dạy chương trình Ngữ văn thay sách liên tục trong nhiều năm suốt từ lớp 6 đến lớp 9, tôi nhận thấy mình và các đồng nghiệp còn bộc một số hạn chế phương pháp dạy các văn bản nhật dụng. Sự mơ hồ về hình thức hiểu loại văn bản nhật dụng; sự lạ lẫm khi xác định mục đích của các bài học văn bản nhật dụng khác xa với bài học tác phẩm văn chương; những yêu cầu mới hơn trong việc chuẩn bị các thông tin ngoài văn bản ở cả hai phía giáo viên và học sinh; cách đa dạng hoá các hệ thống dạy học như thế nào là tương hợp với bài học văn bản nhật dụng; sử dụng các phương pháp dạy học nào là tối ưu; tạo không khí lớp học ra sao để tăng tính hứng thú và hiệu quả dạy học tích cực cho các văn bản nhật dụng là những vấn đề không thể bỏ qua hoặc giải quyết hời hợt. Qua thực tế giảng dạy của bản thân và quá trình dự giờ đồng nghiệp, tôi luôn trăn trở để tìm ra cách tiếp cận kiểu bài văn bản nhật dụng nhằm giúp giáo viên và học sinh cảm thấy hứng thú và “nhẹ nhàng” khi dạy – học loại hình văn bản gần gũi và bức thiết với cuộc sống này. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài : “Một số kinh nghiệm dạy học phần văn bản nhật dụng ở trường THCS qua văn bản "Bài toán dân số" - Ngữ văn 8-Tập I”. Rất mong đồng nghiệp trao đổi, góp ý để tôi có thể tự trang bị cho mình một phương pháp dạy học mới có hiệu quả mảng văn bản nhật dụng, chuyển tải đến các em học sinh mỗi giờ học thêm phần say mê hứng thú, giúp các em yêu và say mê môn học Ngữ văn nói chung và văn bản nhật dụng nói riêng. 1.2. Mục đích nghiên cứu Dựa trên cơ sở vai trò và tầm quan trọng của văn bản nhật dụng là tính thời sự, cập nhật với đời sống hiện tại cũng như chất lượng học tập của học sinh trường THCS Nguyễn Du - nơi tôi đang công tác, tôi chọn nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra Một số kinh nghiệm dạy học phần văn bản nhật dụng ở trường THCS qua văn bản "Bài toán dân số" - Ngữ văn 8-Tập1 , Từ đó có thêm kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giờ dạy phần kiến thức mới này và để học sinh hứng thú hơn giờ học văn - đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình Ngữ văn THCS hiện nay. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm dạy học phần văn bản nhật dụng ở trường THCS qua văn bản "Bài toán dân số" - Ngữ văn 8-Tập I” tôi lựa chọn học sinh lớp 8A1, 8A3 trường THCS Nguyễn Du - nơi tôi đang công tác để làm đối tượng nghiên cứu. Có thể nói đối tượng học sinh trường Nguyễn du phần lớn là các em thông minh,chăm chỉ, các em có thể thẩm thấu được văn bản một cách dễ dàng dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Nhưng trong giờ dạy văn bản nhật dụng nói chung và bài toán dân số nói riêng , giáo viên biết vận dụng linh hoạt các phương pháp và cá kỹ thuật dạy học thì bài giảng đến với học sinh sẽ rất nhẹ nhàng , ngược lai trò cũng rất say mê học bài Hy vọng với sáng kiến mới tôi sẽ chuyển tải đến các em học sinh sự say mê hứng thú, giúp các em yêu và say mê , hứng thú học môn ngữ văn nói chung và văn bản nhật dụng nói riêng - Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 6 “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” là văn bản mở đầu cho cụm bài văn bản Nhật dụng được dạy học ở lớp 6. Đây là bài viết giới thiệu cây cầu Long Biên, một di tích lịch sử nổi tiếng và quen thuộc ở thủ đô Hà Nội với vai trò là nhân chứng đau thương của việc thực dân Pháp xây dựng cây cầu sắt với quy mô lớn, nhằm phục vụ cho cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của chúng là nhân chứng lịch sử gian lao và hào hùng của dân tộc ta trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Bằng các sự kiện, các tư liệu chính xác về cây cầu tác giả đã bồi đắp thêm không chỉ tình yêu đối với cầu Long Biên của thủ đô đất nước mà còn khơi dậy lòng tự hào cùng ý thức giữ gìn và quảng bá đối với các di tích lịch sử trên đất nước yêu quý của chúng ta. “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là bức thư của thủ lĩnh Xi–at-tơn trả lời tổng thống thứ 14 của nước Mĩ, đựơc xem là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường. Văn bản đã toát lên một ý nghĩa sâu sắc : con người phải sống hoà hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ chính mạng sống của mình. “Động Phong Nha” là bài giới thiệu về “Đệ nhất kì quan” của tỉnh Quảng Bình với bảy cái nhất. Qua đó không những giúp bạn đọc có những hiểu biết tỉ mỉ về danh thắng Phong Nha mà còn gợi tưởng tượng và ham muốn khám phá một không gian thiên tạo kì thú đang thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà thám hiểm, khách du lịch trong và ngoài nước. - Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 7 “Cổng trường mở ra” là bài văn ghi lại tâm trạng hồi hộp của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con khai trường để vào lớp Một. Vậy ý nghĩa nhật dụng của bài văn là gì? Người mẹ đã hồi hộp trong cái đêm trước ngày con vào lớp Một đâu chỉ vì lo lắng cho con mà còn có niềm vui về ngôi trường thân yêu đã lưu giữ bao kỉ niệm thân thương của đời mẹ, niềm hi vọng vào con, mái trường thân yêu sẽ mở ra ánh sáng và tương lai cho mỗi con người. Đó là ý nghĩa cập nhật của văn bản nhật dụng này. “Mẹ tôi”được trình bày dưới dạng một bức thư. Từ việc phạm lỗi của đứa con đối với mẹ mà người cha bộc lộ cảm xúc và suy tư về tình sâu nghĩa nặng của người mẹ. Vì thế “ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ, và tình cảm thiêng liêng cao quý hơn cả là tình cảm yêu thương kính trọng đối với cha mẹ”. Đó cũng là nội dung cập nhật của văn bản này. “Cuộc chia tay của những con búp bê” là truyện ngắn. Truyện viết về nỗi đau tinh thần tuổi thơ sống thiếu tình cảm của cha mẹ. Nhưng chính từ bi kịch ấy, những đứa trẻ vẫn giữ được tâm hồn trong sáng vị tha, tình cảm anh em càng thêm gắn bó. Đằng sau câu chuyện về tình anh em gắn bó trong sự tan vỡ của gia đình, truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” toát lên vấn đề quyền sống của trẻ em đang bị đe doạ trong một xã hội hiện đại đang cần đến sự quan tâm của mọi người. “Ca Huế trên sông Hương” là văn bản thuyết minh giới thiệu một nét đẹp trong văn hoá cổ truyền xứ Huế, đó là dân ca Huế. Đọc bài văn này, học sinh hiểu thêm rằng cố đô Huế không chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau : - Phương pháp quan sát: hình thức chủ yếu của phương pháp này là dự giờ đồng nghiệp, từ đó tôi có thể phát hiện ra những ưu, nhược điểm trong bài dạy của các đồng nghiệp. - Phương pháp so sánh: với phương pháp này tôi có thể phân loại, đối chiếu kết quả nghiên cứu. - Ngoài ra tôi còn sử dụng những phương pháp hỗ trợ khác như : đọc tài liệu, thống kê, thăm dò ý kiến của học sinh, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp. - Đặc biệt trong giờ lên lớp , với văn bản "Bài toán dân số" tôi áp dụng linh hoạt một số kỹ thuật dạt học phù hợp với đặc trưng tiết học: Đọc sáng tạo, trình bày một phút, vẽ tranh, vẽ sơ đồ tư duy...và tránh xa kiểu "Dạy nhồi nhét"[3] để học sinh có một tiết học lý thú, không nhàm chán. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Cùng với sự đổi mới của xã hội thì sự đổi mới của mục tiêu giáo dục và nội dung giáo dục đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học. Nghị quyết TW 2, khoá VIII đã xác định mục tiêu của việc đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo là nhằm : “khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học". Từng bước áp dụng các kỹ thuật dạy học phù hợp và sử dụng phương tiện hiện đại (ứng dụng CNTT) vào quá trình dạy và học để đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh đồng thời giúp cho Học sinh hứng thú hơn trong giờ học văn bản nhật dụng. PHẦN 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề "Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hay kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của văn bản nhật dụng"[1]. Nói đến văn bản nhật dụng trước hết là nói đến tính chất, nội dung của văn bản. Đó là những bài viết được lựa chọn theo đề tài có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, dân số, di tích văn hoá, danh lam thắng cảnh; các tệ nạn xã hội như ma tuý, thuốc lá, lao động trẻ em; các vấn đề tương lai nhân loại như bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền lợi bà mẹ, trẻ em; vấn đề hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc [1]. Chính vì thế các văn bản nhật dụng này có tính lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội. Chẳng hạn vấn đề môi trường, dân số, bảo vệ di sản văn hoá, chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ quyền trẻ em, chống hút thuốc lá. đều là những vấn đề nóng bỏng của hôm nay nhưng đâu phải có thể dễ dàng giải quyết triệt để trong ngày một ngày hai. Theo khái niệm về văn bản nhật dụng "Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm chỉ thể loại hay kiểu văn bản [1] nhưng lại có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản. Thực tế hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK ngữ văn THCS tồn tại dưới nhiều kiểu văn bản khác nhau. Đó có thể là văn bản thuyết minh (Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, Ca Huế trên sông Hương, Động Phong Nha)[1], văn bản biểu cảm (Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Mẹ tôi, Cổng trường mở ra), văn bản nghị luận (Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, Tuyên bố thế giới về sự sống còn, Quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em)[1]. Đó có thể là một bài báo thuyết minh khoa học (Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch, thuốc lá)[1], nhưng cũng có thể là một văn bản văn học thuộc loại tự sự (Cuộc chia tay của những con búp bê)...[1] Từ các hình thức đó, những vấn đề thời sự cập nhật của cá nhân và cộng đồng hiện đại được khơi dậy sẽ đánh thức và làm giàu tình cảm và ý thức công dân, ý thức cộng đồng trong mỗi người học. Như vậy, học sinh học văn bản nhật dụng không chỉ để mở rộng hiểu biết toàn diện mà còn tạo điều kiện tích cực để thực hiên nguyên tắc giúp các em dễ dàng hoà nhập hơn với cuộc sống, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội .[8] Những nội dung cơ bản và cách thức trình bày của cụm bài văn bản nhật dụng nói chung và văn bản Bài toán dân số nói riêng Những nội dung cơ bản và cách thức trình bày của cụm bài văn bản nhật dụng :Trong chương trình Ngữ văn THCS, phần văn bản nhật dụng gồm có 13 văn bản và được phân bố dạy học đều khắp ở các khối lớp, bình quân mỗi khối lớp được học đọc – hiểu 3 văn bản. Ý nghĩa nội dung các văn bản này đều là những vấn đề gần gũi, quen thuộc, bức thiết đối với con người và cộng đồng xã hội hiện đại. Cùng với sự phát triển về tâm lý và nhận thức của học sinh, các vấn đề đựơc đề cập trong các văn bản nhật dụng ngày một phức tạp hơn, phù hợp với nhận thức của các em từ thấp đến cao (từ lớp 6 đến lớp 9). Mỗi mootjvawn bản được đưa vào giảng dạy trong nhà trường đều có dụng ý của người biên soạn sách giáo khoa Ví dụ: - Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 6: “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử[1] tác giả đã bồi đắp thêm không chỉ tình yêu đối với cầu Long Biên của thủ đô đất nước mà còn khơi dậy lòng tự hào cùng ý thức giữ gìn và quảng bá đối với các di tích lịch sử trên đất nước yêu quý của chúng ta. “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” đã toát lên một ý nghĩa sâu sắc : con người phải sống hoà hợp . với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ chính mạng sống của mình.“Động Phong Nha”[1] là bài giới thiệu về “Đệ nhất kì quan” của tỉnh Quảng Bình với bảy cái nhất. - Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 7- “Cổng trường mở ra”, “Mẹ tôi”,“Cuộc chia tay của những con búp bê” [1] : Ýnghĩa cập nhật của các văn bản nhật dụng này là vấn đề quyền của trẻ em. - Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 8“Thông tin về ngày trái đất năm 2000” ,“Ôn dịch, thuốc lá”, “Bài toán dân số "[1]. Thông điệp mà các văn bản này muốn gửi tới người đọc là vấn đề sức khỏe, môi trường và dân số - Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 9“Phong cách Hồ Chí Minh[1] gửi tới lớp trẻ nước ta bức thông điệp là hãy học tập rèn luyện theo phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” là những vấn đề cấp thiết và nóng hổi trong đời sống chính trị của nhân loại và của mỗi dân tộc, mỗi con người.“Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” [1] về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Những nội dung cơ bản và cách thức trình bày của văn bản Bài toán dân số Những nội dung cơ bản học sinh nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản đó là - Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường "tồn tại hay không tồn tại'' của loài người. - Sự gia tăng dân số và tác hại của việc gia tăng dân số ảnh hưởng tới nhiều mặt trong đời sống xã hội con người Cách thức trình bày văn bản bài toán dân số. Với văn bản này để học sinh hiểu rõ bản chất của vấn đề có ý nghĩa thời sự đó là sự bùng nổ dân số ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, giáo viên không nhất nhất là truyền thụ kiến thức theo những phương pháp thông thường mà phải kết hợp linh hoạt các kỹ thuật dạy học phù hợp thì học sinh không những dễ dàng tiếp nhận tác phẩm mà các em còn thấy đam mê học bộ môn văn. 2.2. Thực trạng của vấn đề Trong chương trình SGK Ngữ văn THCS, văn bản nhật dụng chiếm số lượng không nhiều (chỉ chiếm 10% chương trình). Đồng thời, hệ thống văn bản này lại tồn tại dưới nhiều kiểu văn bản khác nhau. Đó có thể là văn bản thuyết minh (Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, Ca Huế trên sông Hương, Động Phong Nha), văn bản biểu cảm (Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Mẹ tôi, Cổng trường mở ra), văn bản nghị luận (Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em). Đó có thể là một bài báo thuyết minh khoa học (Thông tin về ngày trái đất năm 2000; Ôn dịch, thuốc lá) nhưng cũng có thể là một văn bản văn học thuộc loại tự sự (Cuộc chia tay của những con búp bê).[1].. Qua quá trình giảng dạy, dự giờ, góp ý và trao đổi với các đồng nghiệp, tôi nhận thấy một số thực trạng sau : + Giáo viên coi các văn bản này là một thể loại cụ thể giống như truyện, kí ...nên chỉ chú ý dựa vào các đặc điểm của thể loại như cốt truyện, nhân vật, tình huống, sự việc ghi chép để phân tích nội dung. + Giáo viên thuờng chú ý khai thác và bình giảng trên nhiều phương diện của sáng tạo nghệ thuật như : cốt truyện, nhân vật, cách kể mà chưa chú trọng đến vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản gần gũi với học sinh. Ví dụ trong văn bản “Thông tin về trái đất năm 2000”,[1] giáo viên chỉ giúp học sinh nắm được đặc tính không phân huỷ và tác hại của bao bì gây ra mà chưa hoặc ít cho học sinh liên hệ cụ thể với bản thân, với gia đình và những người xung quanh mình, vấn đề môi trường trong xã hội. + Quá nhấn mạnh yêu cầu gắn kết tri thức trong văn bản với đời sống mà giáo viên chú ý nhiều tới liên hệ thực tế, dẫn đến việc khai thác kiến thức cơ bản chưa đầy đủ. + Vốn kiến thức của giáo viên còn thiếu sự mở rộng . + Giáo viên chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cũng như các biện pháp tổ chức dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh. Trong tiết học thường khô khan, thiếu sinh động, chưa kích thích hứng thú và sự yêu thích của học sinh khi học văn. + Về phương tiện dạy học mới chỉ dừng lại ở việc dùng bảng phụ trong khi đó có một số văn bản nếu học sinh được xem những tranh ảnh minh hoạ, đoạn băng ghi hình thì bài dạy sẽ sinh động hơn rất nhiều. Ví dụ như văn bản “Động Phong Nha”, “Ca Huế trên sông Hương”...[1] Nhưng hầu hết giáo viên không chú ý đến vấn đề này, và nếu có ý muốn sử dụng cũng khó có cơ hội thực hiện vì cơ sở vật chất của nhà trường không đảm bảo, nếu lắp máy chiếu cố định trên phòng học thì không đảm bảo an toàn nên phải cất dưới tủ văn phòng nhà trường, mỗi lần lắp ráp mất rất nhiều thời gian và công sức, giáo viên văn đa phần không am hiểu nhiều về tin học, ngại phiền hà nhiều nên đành thôi. + Giáo viên còn có tâm lý phân vân không biết có nên sử dụng phương pháp giảng bình khi dạy những văn bản này không và nếu có thì nên sử dụng ở mức độ như thế nào? + Giờ dạy tẻ nhạt, không thực sự thu hút sự chú ý của học sinh. + Học sinh chưa biết liên hệ thực tế, chưa biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề nêu ra trong văn bản nhật dụng. + Học sinh "Học thiếu hứng thú, đam mê. Kết quả của việc học thụ động là học tập thiếu cảm hứng, thiếu lửa, thiếu niềm ham mê, mà thiếu những động cơ nội tại ấy việc học tập thường là ít có kết quả "[3]. Từ thực trạng trên nên kết quả của việc học văn bản nhật dụng đặc biệt là kết quả học văn bản Bài toán dân số năm học 2016-2017 qua bài kiểm tra đạt được như sau : Điểm Lớp Điểm 8-10 Điểm trên 5 Điểm dưới 5 SL % SL % SL % Lớp8B2 (40 HS) 8 20 28 70 4 10 Lớp8B3 (36 HS) 8 22,2 25 69,8 3 8,3 Nguyên nhân của thực trạng trên là - Văn bản nhật dụng mới được đưa vào giảng dạy, số lượng văn bản không nhiều nên giáo viên còn thấy rất mới mẻ, ít có kinh nghiệm, lúng túng về phương pháp. - Giáo viên chưa có điều kiện sử dụng máy chiếu thường xuyên nên việc mở rộng kiến thức cho các em bằng hình ảnh rất hạn chế. - Giáo viên chưa xác định đúng mục tiêu đặc thù của bài học văn bản nhật dụng. - Giáo viên chưa có ý thức sưu tầm tư liệu có liên quan đến văn bản như tranh ảnh, văn thơ để bổ sung cho bài học thêm phong phú. - Họ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_phan_van_ban_nhat_dung_o_tru.doc