SKKN Một số kinh nghiệm chọn và bồi dưỡng HSG môn Lịch sử lớp 8, 9 ở trường THCS Thiệu Hòa, Thiệu Hóa

SKKN Một số kinh nghiệm chọn và bồi dưỡng HSG môn Lịch sử lớp 8, 9 ở trường THCS Thiệu Hòa, Thiệu Hóa

 Lịch sử là một trong những môn quan trọng trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho HS nói chung và HS THCS nói riêng, bởi qua môn này HS hiểu biết về quá khứ, cội nguồn của dân tộc, đất nước. Ngoài ra còn giáo dục cho HS ý thức trách nhiệm, gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống, ý thức trách nhiệm với bản thân, quê hương, đất nước. HS học Lịch sử không phải chỉ để biết quá khứ, hay để biết những câu chuyện đời xưa mà phải biết lấy “chuyện xưa răn đời nay”, “Lịch sử là tấm gương soi”. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập với cộng đồng thế giới hiện nay, mỗi con người Việt Nam chúng ta cần có ý thức hơn về dân tộc mình, bởi vậy chúng ta chỉ có thể khép lại quá khứ chứ không thể quên quá khứ.

Trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử, tôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm để có thể giúp các em HS học tốt hơn về môn học này. Thời gian gần đây, qua trao đổi với các đồng nghiệp tôi nhận thấy do nhiều lý do khách quan và chủ quan nên để làm cho HS hứng thú học Lịch sử, biết và hiểu Lịch sử là rất khó, và từ những hiểu biết đơn giản để học giỏi Lịch sử, cũng như để trở thành HSG môn Lịch sử lại càng khó hơn. Để thúc đẩy quá trình nhận thức và nâng cao trình độ nhận thức của HS, trang bị cho các em có được những năng lực cần thiết của một HSG bộ môn thì việc phát hiện và bồi dưỡng là rất quan trọng đối với người GV Lịch sử ở các trường phổ thông, đặc biệt đối với bậc THCS lại càng quan trọng hơn.

Trong những năm qua ở trường THCS Thiệu Hòa, vấn đề phát hiện và bồi dưỡng HSG ở các môn, đặc biệt là môn Sử được nhà trường hết sức quan tâm: Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo chuyên môn nói chung và tổ Xã hội nói riêng xây dựng kế hoạch phát hiện và bồi dưỡng HSG, phân công GV phụ trách, tổ chức ôn luyện cho HS vào các buổi chiều trong tuần. Chính vì vậy mà trách nhiệm của người GV được phân công trở nên hết sức nặng nề. Để đạt được kết quả cao trong việc bồi dưỡng HSG, bản thân tôi luôn trăn trở, tìm tòi, khảo nghiệm cách thức, biện pháp, phương pháp phù hợp nhất, làm thế nào để phát hiện và bồi dưỡng HS, để các em nắm vững kiến thức bước vào kỳ thi HSG lớp 9 và trước mắt là kỳ thi giao lưu HSG lớp 8.Vì vậy, tôi đã mạnh dạn áp dụng “ Một số kinh nghiệm chọn và bồi dưỡng HSG môn Lịch sử lớp 8,9 ở trường THCS Thiệu Hòa, Thiệu Hóa” nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Lịch sử 8,9 ở đơn vị .

 

doc 22 trang thuychi01 7290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm chọn và bồi dưỡng HSG môn Lịch sử lớp 8, 9 ở trường THCS Thiệu Hòa, Thiệu Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
 Lịch sử là một trong những môn quan trọng trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho HS nói chung và HS THCS nói riêng, bởi qua môn này HS hiểu biết về quá khứ, cội nguồn của dân tộc, đất nước. Ngoài ra còn giáo dục cho HS ý thức trách nhiệm, gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống, ý thức trách nhiệm với bản thân, quê hương, đất nước. HS học Lịch sử không phải chỉ để biết quá khứ, hay để biết những câu chuyện đời xưa mà phải biết lấy “chuyện xưa răn đời nay”, “Lịch sử là tấm gương soi”. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập với cộng đồng thế giới hiện nay, mỗi con người Việt Nam chúng ta cần có ý thức hơn về dân tộc mình, bởi vậy chúng ta chỉ có thể khép lại quá khứ chứ không thể quên quá khứ.
Trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử, tôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm để có thể giúp các em HS học tốt hơn về môn học này. Thời gian gần đây, qua trao đổi với các đồng nghiệp tôi nhận thấy do nhiều lý do khách quan và chủ quan nên để làm cho HS hứng thú học Lịch sử, biết và hiểu Lịch sử là rất khó, và từ những hiểu biết đơn giản để học giỏi Lịch sử, cũng như để trở thành HSG môn Lịch sử lại càng khó hơn. Để thúc đẩy quá trình nhận thức và nâng cao trình độ nhận thức của HS, trang bị cho các em có được những năng lực cần thiết của một HSG bộ môn thì việc phát hiện và bồi dưỡng là rất quan trọng đối với người GV Lịch sử ở các trường phổ thông, đặc biệt đối với bậc THCS lại càng quan trọng hơn.
Trong những năm qua ở trường THCS Thiệu Hòa, vấn đề phát hiện và bồi dưỡng HSG ở các môn, đặc biệt là môn Sử được nhà trường hết sức quan tâm: Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo chuyên môn nói chung và tổ Xã hội nói riêng xây dựng kế hoạch phát hiện và bồi dưỡng HSG, phân công GV phụ trách, tổ chức ôn luyện cho HS vào các buổi chiều trong tuần. Chính vì vậy mà trách nhiệm của người GV được phân công trở nên hết sức nặng nề. Để đạt được kết quả cao trong việc bồi dưỡng HSG, bản thân tôi luôn trăn trở, tìm tòi, khảo nghiệm cách thức, biện pháp, phương pháp phù hợp nhất, làm thế nào để phát hiện và bồi dưỡng HS, để các em nắm vững kiến thức bước vào kỳ thi HSG lớp 9 và trước mắt là kỳ thi giao lưu HSG lớp 8.Vì vậy, tôi đã mạnh dạn áp dụng “ Một số kinh nghiệm chọn và bồi dưỡng HSG môn Lịch sử lớp 8,9 ở trường THCS Thiệu Hòa, Thiệu Hóa” nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Lịch sử 8,9 ở đơn vị .
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua những trải nghiệm của quá trình bồi dưỡng HSG trong nhiều năm qua cùng với việc dựa trên nguyên tắc và phương pháp dạy học Lịch sử để đưa ra những biện pháp hữu hiệu cho công tác chọn và bồi dưỡng HSG môn Lịch sử nhằm mang lại kết quả tốt nhất. Đồng thời qua đó từng bước nâng cao chất lượng, góp phần giảm bớt tình trạng sa sút về chất lượng giáo dục môn Lịch sử trong nhà trường hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
HS lớp 8,9 THCS, có học lực khá, giỏi, hạnh kiểm tốt, đủ điều kiện ôn luyện và tham gia kỳ thi HSG các cấp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích, tổng hợp.
- Điều tra, vấn đáp.
- Thực nghiệm.
- Nghiên cứu tài liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Dân tộc Việt Nam có lịch sử từ lâu đời, với quá trình hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Nhân dân ta không chỉ có truyền thống dân tộc anh hùng mà còn có kinh nghiệm phong phú, quý báu về việc giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ, về việc rút bài học quá khứ cho cuộc đấu tranh và lao động trong hiện tại. Kiến thức lịch sử góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, trở thành vũ khí sắc bén trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Ngày nay“Cùng với quá trình quốc tế hóa ngày càng mở rộng thì trở về nguồn cũng là một trong những xu thế chung của các dân tộc trên thế giới. Với chúng ta, đó chính là sự tìm tòi, phát hiện ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm của xã hội Việt Nam, những phẩm chất cao quý, những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn và tiến hành bước đi thích hợp, hướng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.[1]
Chất lượng bộ môn Lịch sử được đánh giá không phải bằng việc ghi nhớ nhiều sự kiện mà cần hiểu đúng lịch sử. Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Lịch sử đâu phải là một chuỗi sự kiện để người viết Sử ghi lại, rồi người giảng Sử đọc lại, người học Sử học thuộc lòng”[2]. Điều quan trọng là qua học tập, “chúng ta thấy được cái gì qua các thời đại lịch sử, và từ đó chúng ta rút ra được kết luận gì, bài học gì, Mác, một nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lênin đã vũ trang cho chúng ta một phương pháp luận đúng đắn để nghiên cứu lịch sử, để rút ra những kết luận có ý nghĩa quan trọng thiết thực”[3]. Đây chính là cơ sở để những người quan tâm đến Sử học và những thầy cô giáo giảng dạy môn Lịch sử cần nhận thức đúng, sâu sắc, ý nghĩa, vị trí của bộ môn Lịch sử ở trường THCS và tìm ra những phương pháp để nâng cao chất lượng bộ môn, thu hút được nhiều học sinh tham thích học Lịch sử và học giỏi Lịch sử.
Mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường THCS:
*Về kiến thức:
- Cung cấp kiến thức Lịch sử nâng cao ở lớp 8,9 THCS, học sinh được học sâu những sự kiện cơ bản trong quá trình phát triển của Lịch sử thế giới và Lịch sử dân tộc...
- Tiếp tục bồi dưỡng HSG bộ môn lịch sử về kiến thức và kĩ năng, tạo hứng thú say mê học tập, tìm hiểu lịch sử cho học sinh.
 - Tạo nguồn cho học sinh đi chuyên sâu các môn KHXH ở bậc THPT.
 * Về kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng tư duy lịch sử và tư duy logic, nâng cao năng lực xem xét, đánh giá sự kiện, hiện tượng trong mối quan hệ không gian, thời gian và nhân vật lịch sử.
- Rèn luyện kĩ năng học tập bộ môn một cách độc lập, thông minh như làm việc sách giáo khoa, sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử, làm bài thực hành.
- Phát triển khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp, .v.v.
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 
- Biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Bộ môn Lịch sử là một trong những bộ môn ít giờ trong một tuần, sự tiếp xúc giữa thầy và trò trên lớp rất ít thời gian. Cụ thể : (Lớp 6 có 1 tiết/tuần, lớp 7 có 2 tiết/tuần, lớp 8 và 9 có 1,5 tiết/tuần).
Một số GV khi lựa chọn HSG thường chỉ theo cảm tính, đưa ra những tiêu chí chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu cần thiết, chẳng hạn như chọn những em HS thường hay phát biểu trên lớp, thường xuyên thuộc bài cũ, hoặc có điểm tổng kết cao... mà quên mất những yếu tố cần thiết khác. Mặt khác khi tiến hành bồi dưỡng thì thực hiện một cách qua loa và đưa cho HS một mớ tài liệu để rồi các em chỉ nhìn vào đó mà trở nên chán chường, mất hứng thú.
Hiện nay rất nhiều em HS có sự hiểu biết không đúng về Lịch sử, hoặc có hiểu biết nhưng rất mơ hồ. Trong học Lịch sử nếu chỉ biết thôi chưa đủ mà quan trọng hơn là phải hiểu Lịch sử. Dĩ nhiên không biết thì không thể hiểu, nhưng không phải biết đã là hiểu. Biết để hiểu, có hiểu thì mới biết sâu sắc, vững chắc, từ đó mới có thể học, học giỏi thông qua quá trình bồi dưỡng của GV và tự bồi dưỡng của bản thân mới có thể trở thành một HSG. 
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy, nếu GV chỉ sử dụng phương pháp truyền thống, áp đặt sẽ gây cho HS cảm giác thụ động, biết nhưng không hiểu và hứng thú bộ môn giảm đi, HS không thích học môn Sử, thậm chí có những suy nghĩ sai lầm lệch lạc như “học sử chỉ cần học thuộc lòng, không đòi hỏi trí thông minh”, “không cần bài tập, thực hành”. Do đó việc phát hiện và bồi dưỡng HSG môn Lịch sử sẽ gặp nhiều khó khăn. 
Nhưng ngược lại trong quá trình giảng dạy Lịch sử với phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm, GV vận dụng các phương pháp linh hoạt nhuần nhuyễn, không chỉ thử nghiệm ở các đối tượng HS khá, giỏi, mà còn thử nghiệm ở một số HS đại trà thì tôi nhận thấy GV đã thổi vào bài giảng vốn khô khan với những con số và sự kiện một linh hồn, một sức hút rồi từ đó không những gây hứng thú học tập bộ môn mà còn phát huy năng lực và trí tuệ của HS. Qua đó phân loại năng lực nhận thức của HS để có thể áp dụng những biện pháp thích hợp cho từng đối tượng. Đối với các em có nhận thức khá, giỏi không chỉ dừng lại ở những hiểu biết đơn thuần các sự kiện Lịch sử, mà có ý thức mở rộng hiểu biết với trình độ tư duy, phân tích, tổng hợp khái quát hoá cao để đạt đến ngưỡng của HSG môn Lịch sử. Do đó quá trình phát hiện và bồi dưỡng HS diễn ra có hiệu quả hơn.
 2.2.1. Đặc điểm chung
 a) Về phía nhà trường
* Thuận lợi
Trong quá trình thực hiện, tôi được sự giúp đỡ và động viên của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn và các đồng nghiệp. 
Qua nhiều năm giảng dạy và làm công tác bồi dưỡng HSG, tôi cũng đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm, do đó cũng đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Kết quả thi HSG của trường qua một vài năm học gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực nên đã tạo tâm lý tự tin cho HS khi chọn bộ môn Lịch sử để ôn thi.
* Khó khăn:
Tài liệu dạy học Lịch sử thì nhiều nhưng các tài liệu nghiên cứu về phương pháp chọn và bồi dưỡng HSG môn Sử rất ít.
Thời lượng tiết học Lịch sử ở trên lớp ít, điều đó đã hạn chế sự tiếp xúc giữa người GV và HS, làm cho việc lựa chọn và bồi dưỡng cho HS trở nên khó khăn.
b) Về phía HS
* Thuận lợi
- Nhiều em HS có lòng ham mê học môn Lịch sử.
* Khó khăn:
Do xu thế phát triển của xã hội hiện nay đã tạo tâm lý cho đa phần HS và kể cả phụ huynh thường xem môn Lịch sử là môn phụ nên ít quan tâm đến. Thậm chí có nhiều HS rất giỏi về môn Sử nhưng không chọn môn Sử là mục tiêu học tập, hoặc khi các em lựa chọn thì gặp phải sự ngăn cản của cha mẹ. Điều này đã tạo rào cản rất lớn đối với quá trình thực hiện đề tài.
2.2.2. Mục đích yêu cầu
 + Các em cần phải nắm vững kiến thức Lịch sử (Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới). 
 + Biết đọc và khai thác những kiến thức ẩn tàng trên bản đồ, lược đồ, bảng thống kê, tranh ảnh, mô hình...
 + Xác định được hoàn cảnh, điều kiện, mối liên hệ giữa các sự kiện. Nêu được nguyên nhân phát sinh, thất bại, tính chất, ý nghĩa bài học kinh nghiệm của sự kiện nhất là những sự kiện quan trọng. Làm sáng tỏ quy luật Lịch sử của bất cứ sự kiện nào (ví dụ: Nguyên nhân thành công, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga 1917). Xác định vai trò, vị trí của các tầng lớp, giai cấp, tập đoàn hay các cá nhân trong Lịch sử. 
 + Biết liên hệ thực tế địa phương, đất nước. So sánh đối chiếu tài liệu Lịch sử với đời sống hiện nay từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.
 + Để HS bước vào cuộc thi có hiệu quả ngoài việc nắm kiến thức cơ bản, HS cần phải đọc những kiến thức liên quan đến môn Sử (nhất là các tác phẩm văn học) để bài làm thêm sinh động. HS cần hệ thống hoá kiến thức cơ bản để ứng phó với các dạng đề đưa ra...
 + Biết tổng hợp, phân tích đánh giá, nhận xét kiến thức Lịch sử, có khả năng khái quát hoá cao thì HS mới đạt được ngưỡng của HSG môn Sử.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Phát hiện và tuyển chọn HSG môn Lịch sử.
Phát hiện và lựa chọn HS là yếu tố quan trọng đầu tiên của người thầy, bởi nếu lựa chọn những HS không đúng yêu cầu thì kết quả mang lại sẽ bị hạn chế rất nhiều, có khi lại uổng công vô ích. Đối với HS ở trường THCS Thiệu Hòa, việc phát hiện HS có năng khiếu đối với môn Lịch sử, bản thân tôi dựa vào các yếu tố sau: 
2.3.1.1. Phương pháp thông qua việc tổng hợp kết quả học tập của HS ở các lớp dưới.
Khi thực hiện công việc này ở trường THCS Thiệu Hòa có một yếu tố thuận lợi bởi trường THCS Thiệu Hòa là trường bản thân tôi đã công tác trên 15 năm, lại là GV duy nhất và trực tiếp giảng dạy bộ môn nên 4 năm giảng dạy các em liên tục(từ lớp 6 đến lớp 9) là cơ hội để tôi có thể đánh giá khá sát từng đối tượng HS, thêm nữa, mọi hồ sơ, học bạ, sổ điểm và kể cả các bài kiểm tra hàng năm đều được lưu giữ, khi cần, GV có thể tham khảo. 
Đối với bản thân tôi, cứ vào đầu mỗi năm học tôi sẽ theo dõi kết quả học tập của những em HS có thành tích học tập cao nhất, đặc biệt là môn Sử. Làm như vậy sẽ tạo cơ sở cho người GV vừa có thể khoanh vùng được đối tượng và tiếp tục theo dõi phát hiện ra những khả năng cần thiết khác của từng HS, vừa đỡ tốn nhiều thời gian mà lại có kết quả cao.
2.3.1.2. Phương pháp thăm dò, tìm hiểu qua GV bộ môn và GV chủ nhiệm.
GV chủ nhiệm là người gần gũi, người có sự quan tâm sâu sát HS nhất, họ có thể hiểu rõ và tường tận về năng lực học tâp, khả năng tiếp thu tri thức, tính tình, hoàn cảnh... của các em học sinh, vì vậy cho nên khi tham khảo ý kiến của GV chủ nhiệm, chúng ta sẽ có thêm nhiều thông tin hiểu biết để lựa chọn HS có hiệu quả hơn. 
Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải tham khảo ý kiến của các GV bộ môn để tìm hiểu năng lực học tập của HS ở các môn học khác, kể cả các môn tự nhiên. Một HSG môn Lịch sử thì đòi hỏi ngoài việc học tốt môn Lịch sử còn phải học tốt các môn khác, bởi vì học Lịch sử không chỉ cần biết và nhớ sự kiện là đủ mà còn phải có khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, tư duy, suy luận để tìm hiểu bản chất của vấn đề.
Ví dụ : Một HS học yếu các môn Toán, Lý, Hóa thì không thể có khả năng tư duy, lập luận tốt, hoặc một HS học yếu môn Văn thì không thể trình bày Lịch sử một cách trôi chảy, mạch lạc được...
Tóm lại người học Lịch sử giỏi cần phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố, chẳng hạn như khả năng tiếp thu và cách tiếp cận vấn đề, khả năng khái quát và nhớ các sự kiện, khả năng tư duy, suy luận, lập luận lôgic, chặt chẽ, khả năng trình bày trôi chảy, mạch lạc...Hay nói cách khác là cần phải có sự kết hợp các tố chất cần thiết của nhiều môn học, vì vậy việc tìm hiểu thông qua GV bộ môn cũng rất cần thiết khi lựa chọn HSG môn Sử.
2.3.1.3. Phương pháp tìm hiểu qua các giờ học ở trên lớp.
Mặc dù giờ dạy Lịch sử ở trên lớp không nhiều nhưng người GV cần phải dành thời gian quan tâm, tìm hiểu HS. Đây là vấn đề quan trọng bởi vì khả năng và trình độ học tập của HS được thể hiện rất nhiều trong các tiết học ở trên lớp. Nếu trong quá trình nghe giảng HS biết điều chỉnh, chọn lọc kiến thức cần thiết để ghi chép, những phần nào GV mở rộng kiến thức mà không có trong sách giáo khoa thì HS ghi nhanh để lưu lại và tìm hiểu. Thậm chí có nhiều HS còn ghi cẩn thận vào quyển sổ tay để nhớ. 
Trước tiên, khi lên lớp GV cần chú ý quan sát và lựa chọn những HS luôn đảm bảo sự chuyên cần, chăm chú nghe giảng, hăng say phát biểu... nói chung là có thái độ học tập cực, tự giác, siêng năng, chăm chỉ.
 Trong quá trình giảng dạy, khi GV đặt tình huống có vấn đề từ dễ đến khó thì HS sẽ vận dụng các kiến thức Lịch sử đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra. Khi thực hiện thao tác này tôi nhận thấy với những HS trung bình thì các em tự bằng lòng với những câu đã trả lời đúng, ngược lại với những em HS có năng khiếu và hứng thú học tập bộ môn thì các em không dừng lại ở đó mà tiếp tục đặt ra các tình huống có vấn đề khác để giả quyết, đồng thời tìm hiểu sự kiện Lịch sử ở các góc độ khác nhau. Chẳng hạn như trong quá trình học ở lớp cũng như ở nhà các em luôn tự đặt ra các câu hỏi “Tại sao?”, “Như thế nào?”, “Để làm gì?”
 Ví dụ: Sau khi tìm hiểu về quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên Xô và các nước Đông Âu. HS có thể tự đặt ra câu hỏi tình huống có vấn đề như: Trong khi Liên Xô và Đông Âu khủng hoảng thì Việt Nam có khủng hoảng không? Tại sao cùng xây dựng nhà nước theo thể chế XHCN nhưng trong khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ mà các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba... vẫn đứng vững?
 Ví dụ khác: Khi học bài 28 – TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX[4]. HS có thể tự đặt ra câu hỏi tình huống có vấn đề như: Tại sao triều đình nhà Nguyễn lại cự tuyệt, từ chối mọi đề nghị cải cách duy tân đất nước của các quan lại, sĩ phu yêu nước? Nếu triều đình chấp thuận và bắt tay thực hiện thì điều gì sẽ xảy ra? Vận mệnh của đất nước ta sẽ thay đổi như thế nào?
 	Quá trình HS tự đặt ra câu hỏi và bằng kiến thức đã học tự giải quyết câu hỏi (có thể chưa hoàn thiện và chính xác tuyệt đối), nhưng với việc tự đặt ra câu hỏi như vậy, kết hợp kiến thức đã học và kiến thức tham khảo... HS sẽ khắc sâu kiến thức và hiểu vấn đề một cách kỹ càng hơn. Mặt khác những vấn đề đặt ra mà quá khó, không giải quyết được thì HS sẽ tìm đến sự giúp đỡ của GV. Đối với tôi thì những em HS có khả năng như vậy là tiêu chí quan trọng khi chọn HSG cho bộ môn.
Ngoài ra việc lựa chọn và phát hiện HSG bộ môn Lịch sử cần phải lựa chọn các em HS nắm vững được kiến thức cơ bản trong chương trình phổ thông đã học và những kiến thức mở rộng liên hệ phù hợp với điều kiện thực tế ở quê hương, đất nước.
Ví dụ: Khi học bài 26[5] : PHONG TRÀO KHÁNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX, các em HS ở Thanh Hóa có thể liên hệ ngay tới địa phương của mình có sự kiện: Khởi nghĩa Ba Đình(1886-1887), Khởi nghĩa Hùng Lĩnh(1887-1892) với các thủ lĩnh như : Trần Xuân Soạn, Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt, Tống Duy Tân, Cầm Bá Thước, Hà Văn Mao... để qua đó hiểu rõ hơn về tinh thần yêu nước chống Pháp của nhân dân ta trong giai đoạn này. Đây cũng là một khả năng cần thiết cho việc học tốt môn Lịch sử.
2.3.1.4. Phương pháp phát hiện khả năng của HS qua việc kiểm tra kiến thức.
Thông thường ngoài kiểm tra miệng còn có các bài kiểm tra viết khác như kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kì. Khi nghe HS trả lời hoặc chấm bài kiểm tra, GV cần chú ý phần trả lời hay bài làm của HS để phát hiện ra những tố chất cần thiết của một HSG. Cần phát hiện những em có khả năng viết (Chữ viết đẹp và rõ ràng, lời văn hay, cách dùng từ chính xác, lập luận chặt chẽ, lôgíc.); phân tích, đánh giá, tổng hợp những kiến thức đã học, trình bày sạch sẽ, mạch lạc, đúng trọng tâm vấn đề được đặt ra, tạo ra một bức tranh Lịch sử sinh động chính xác như bản thân nó đã tồn tại, đồng thời hiểu rõ và nắm vững khái niệm, những sự kiện có liên quan. Biết vận dụng những kiến thức đã học vào học tập và đời sống (Rút ra những bài học kinh nghiệm, nguyên nhân thành công hay thất bại)
 	Một thao tác cần thiết là trong quá trình làm đề, ra đề, GV nên đổi mới cách ra đề, ví dụ như : Các dạng đề, các kiểu đề dành cho từng đối tượng HS học lực trung bình, HS có học lực khá - giỏi. Nên có những câu hỏi mang tính chất nâng cao, đòi hỏi HS phải có trình độ tư duy, khái quát phân tích, tổng hợp mới trả lời được.
 	2.3.1.5. Một số ví dụ về các câu hỏi mang tính chất nâng cao:
Bản chất , kết quả của cuộc cải cách Minh Trị. Từ cuộc cải cách Minh Trị, em hãy liên hệ công cuộc đổi mới hiện nay của nước ta. Tại sao Đảng ta lại coi giáo dục là quốc sách hàng đầu?  
Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? [6] 
Vì sao nói hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là duy nhất đúng, bảo đảm thắng lợi cho Cách mạng Việt Nam sau này?
Để giải quyết các câu hỏi như trên thì HS phải vận dụng các kiến thức đã học, kết hợp tài liệu tham khảo, tài liệu đọc thêm và với những tư liệu được GV cung cấp. Với dạng câu hỏi như vậy sẽ giúp GV đó phân loại được HS và có kế hoạch bồi dưỡng hợp lý. 
2.3.1.6. Phương pháp phát hiện HSG thông qua hoạt động ngoại khoá, hướng nghiệp.
Hoạt động ngoại khóa là một trong những nội dung giáo dục trong nhà trường. Thông thường hoạt động ngoại khóa được tiến hành theo chủ điểm hàng tháng, nhưng khi tổ chức thực hiện, GV có thể dựa vào các chủ điểm đó để đưa Lịch sử vào nội dung hoạt động, qua đó có thể phát hiện và lựa chọn được những HS có năng khiếu và có hiểu biết về Lịch sử.
Ví dụ: 
Tháng 9: GV tổ chức sinh hoạt tìm hiểu Lịch sử có nội dung liên quan đến ngày Quốc khánh 02/9
Tháng 10 và 11: GV tổ chức sinh hoạt tìm hiểu về Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Tháng 12: Tổ chức sinh hoạt tìm hiểu truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 1 và 2: Tổ chức sinh hoạt nội dung hướng về sự kiện thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Cứ như vậy, dựa vào các sự kiện Lịch sử tương ứng với thời gian nhất định, GV linh động tổ chức các hình thức hoạt động ngoại khóa như thi kể chuyện Lịch sử, trò chơi Lịch sử, hoặc sưu tầm tư liệu... Trong quá trình hoạt động, tôi nhận thấy đối với các em có năng khiếu, có kiến thức về Lịch sử thường có hứng thú tham gia hơn những HS khác, chất lượng thực hiện các hoạt động của những HS này cũng hơn hẳn những HS khác.
Hoạt động hướng nghiệp, giúp 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_chon_va_boi_duong_hsg_mon_lich_su_lo.doc