SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường Mầm non Dân Quyền
Chúng ta đang sống và làm việc trong những năm đầu của thế kỷ XXI.Với sự phát triển không ngừng của xã hội để áp dụng một nền văn hóa phát triển cao. Đó là nền văn hóa trí tuệ, trong đó con người đứng ở vị trí trung tâm. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Trong nền văn minh ấy, trình độ phát triển cao cùng với sự bùng nổ thông tin đòi hỏi con người phải tích cực nhận thức về thế giới xung quanh và cải tạo thế giới. Một xã hội phát triển như vậy nó đòi hỏi con người phải có những nhận thức, phẩm chất, nhân cách phù hợp, đặc biệt phải tích cực nhận thức để cải tạo thế giới và cải tạo chính mình. Đảng đã chỉ rõ vai trò của ngành giáo dục " Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai ". Giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân, giáo dục Mầm non có một vị trí rất quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân cách của con người. Có thể nói sự phát triển nhân cách nói chung và kết quả học tập ở trường phổ thông, đặc biệt là ở lớp 1 phụ thuộc khá lớn vào tính tích cực nhận thức của trẻ ở lứa tuổi Mầm non.
Để đạt được mục tiêu trên trước hết chúng ta phải khẳng định giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Luật giáo dục (điều 15 chương I) nêu rõ "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để Nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình ". Với nhiệm vụ hoạt động trung tâm của nhà trường là nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Để phát triển toàn diện cho trẻ, cô giáo là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục của cấp học. Chất lượng giáo dục của nhà trường phần lớn do đội ngũ giáo viên quyết định. Do đó việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ Nhà giáo vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của nhà trường. Chính vì vậy cần tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện theo hướng chuẩn hóa là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước. Chất lượng đội ngũ trong mỗi nhà trường thể hiện ở nhiều mặt: Đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo về trình độ đào tạo và có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Với sự phát triển mạnh của khoa học- công nghệ đòi hỏi Nhà giáo nói chung và Giáo viên Mầm non nói riêng phải luôn tự bồi dưỡng, cập nhật thông tin, tri thức mới có thể hoàn thành tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
1. MỞ ĐẦU 1.1: Lý do chọn đề tài. Chúng ta đang sống và làm việc trong những năm đầu của thế kỷ XXI.Với sự phát triển không ngừng của xã hội để áp dụng một nền văn hóa phát triển cao. Đó là nền văn hóa trí tuệ, trong đó con người đứng ở vị trí trung tâm. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Trong nền văn minh ấy, trình độ phát triển cao cùng với sự bùng nổ thông tin đòi hỏi con người phải tích cực nhận thức về thế giới xung quanh và cải tạo thế giới. Một xã hội phát triển như vậy nó đòi hỏi con người phải có những nhận thức, phẩm chất, nhân cách phù hợp, đặc biệt phải tích cực nhận thức để cải tạo thế giới và cải tạo chính mình. Đảng đã chỉ rõ vai trò của ngành giáo dục " Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai ". Giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân, giáo dục Mầm non có một vị trí rất quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân cách của con người. Có thể nói sự phát triển nhân cách nói chung và kết quả học tập ở trường phổ thông, đặc biệt là ở lớp 1 phụ thuộc khá lớn vào tính tích cực nhận thức của trẻ ở lứa tuổi Mầm non. Để đạt được mục tiêu trên trước hết chúng ta phải khẳng định giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Luật giáo dục (điều 15 chương I) nêu rõ "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để Nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình". Với nhiệm vụ hoạt động trung tâm của nhà trường là nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Để phát triển toàn diện cho trẻ, cô giáo là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục của cấp học. Chất lượng giáo dục của nhà trường phần lớn do đội ngũ giáo viên quyết định. Do đó việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ Nhà giáo vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của nhà trường. Chính vì vậy cần tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện theo hướng chuẩn hóa là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước. Chất lượng đội ngũ trong mỗi nhà trường thể hiện ở nhiều mặt: Đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo về trình độ đào tạo và có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Với sự phát triển mạnh của khoa học- công nghệ đòi hỏi Nhà giáo nói chung và Giáo viên Mầm non nói riêng phải luôn tự bồi dưỡng, cập nhật thông tin, tri thức mới có thể hoàn thành tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Như chúng ta đã biết Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân, là nền mãng, lµ c¬ së cho viÖc h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn nh©n c¸ch con ngêi míi x· héi chñ nghÜa. Chính vì vậy nên chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo. Việc chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non là công việc vô cùng quan trọng. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở Việt nam và trên thế giới đã chứng minh lợi ích lâu dài của việc can thiệp sớm vào các năm đầu ở lứa tuổi Mầm non là rất cần thiết như: Thúc đẩy trÎ đi học và giảm tỉ lệ bỏ học và lưu ban sau này, bên cạnh đó trí tuệ, tính cách và hành vi xã hội của đứa trẻ đã được hình thành. Ngày nay giáo dục Mầm non đang phát triển theo hướng đa dạng hoá các loại hình, thu hút thêm các nguồn lực trong nhân dân, c¸c tổ chức kinh tế xã hội đầu tư cho giáo dục Mầm non. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, đoàn thể nhân dân, tổ chức kinh tế xã hội, gia đình và cá nhân đều có trách nhiệm đóng góp vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tạo điều kiện cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi Mầm non được hưởng sự chăm sóc giáo dục theo khoa học. Từ những nhận thức trên với cương vị là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường Mầm non Dân Quyền tôi luôn suy nghĩ mình cần phải làm gì và làm như thế nào, để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường Mầm non Dân Quyền”. 1.2. Mục đích của đề tài: Nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra những biện pháp để nâng cao chất lượng chuyên môn ở trường Mầm non Dân Quyền. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: 27 giáo viên trực tiếp đứng lớp (cả cô chính và cô phụ) và 407 học sinh trường Mầm non Dân Quyền 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện, tôi chủ yếu thực hiện 3 nhóm phương pháp sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập tài liệu, tìm đọc sách báo, tập san. - Nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học thực tiễn: Khảo sát thực tế, tổng kết rút kinh nghiệm. - Nhóm phương pháp xử lý: Phân tích, tổng hợp. 2. NỘI DUNG 2.1: Cơ sở lý luận. Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2015-2016 với chủ đề: “Tiếp tục đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”; phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”; “ Mỗi thầy cô là tấm gương tự học, tự sáng tạo”... Đây là nhiệm vụ quan trọng cần phải nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao, cần phải chú trọng đến công tác chuyên môn, làm tốt công tác xã hôi hoá giáo dục. Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm duy trì và phát triển chất lượng giáo dục ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục Mầm non trong thời đại hiện nay. Mục tiêu chung phát triển giáo dục Mầm non thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi. Chính vì thế chúng ta phải xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tâm huyết với nghề. Hệ thống trường lớp được trang bị tương đối đồng bộ và ngày một nâng cao. Muốn đạt được mục tiêu giáo dục Mầm non thì trước hết phải quan tâm đến chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên, vì hoạt động chuyên môn có tầm quan trọng rất lớn trong nhà trường. Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học để từng bước hướng tới mục tiêu phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn I đây cũng là nhiệm vụ mũi nhọn mà trường chúng tôi đặt ra hiện nay. Việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm thực hiện tốt nội dung phát triển giáo dục, phương pháp giáo dục trẻ một cách toàn diện góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung của Bộ Giáo dục và Đào tạo là việc làm cấp thiết. 2.2: Thực trạng của vấn đề. * Đặc điểm tình hình: Trường Mầm non Dân Quyền nằm cách trung tâm huyện Triệu Sơn 6km, nhà trường có bề dày trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ. Nhiều năm đạt trường tiên tiến, trường khá cấp huyện, năm học 2014-2015 đã được tặng giấy khen đạt trường tiên tiến cấp tỉnh. Tỷ lệ học sinh nhà trường năm sau cao hơn năm trước năm học 2015-2016 có 407 cháu, nhà trường được công nhận hoàn thành phổ cập trẻ em 5 tuổi năm 2012 và đang trong lộ trình xây chuẩn vào năm 2016. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng của nhà trường là một vấn đề hết sức quan trọng. Trong quá trình thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trường Mầm non Dân Quyền có những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo từ phía phòng GD&ĐT đặc biệt là bộ phận chuyên môn, sự ủng hộ của các cấp Ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội và đặc biệt là nhân dân địa phương, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đã ủng hộ cả vật chất lẫn tinh thần, đưa ra những giải pháp, chiến lược giúp nhà trường từng bước tháo gỡ những khó khăn. Đặc biệt là sự đồng tình hỗ trợ của phụ huynh học sinh đến nay nhà trường đã có đủ phòng học cho trẻ học tập và vui chơi. Mua sắm được tương đối các trang thiết bị như: giá đồ chơi, kệ tủ, bàn ghế, biểu bảng, đồ dùng, đồ chơi phần nào đã đáp ứng được việc thực hiện chương trình giáo dục Mầm non mới hiện nay. Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đảm bảo theo quy định. Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường 32 cô trẻ, khoẻ, nhiệt tình, yêu nghề, mếm trẻ có trình độ chuyên môn trên chuẩn cao 25/32=78% và có 4 cô đang theo học đại học, giáo viên có tinh thần học hỏi, chịu khó kiên trì trong công tác, tích cực học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm. Hàng năm trường luôn đạt trường tiên tiến, trường khá của huyện, của tỉnh. Tỷ lệ học sinh đến trường mỗi năm ngày một cao. Năm học 2015-2016 nhà trường có 15 nhóm lớp với 407 cháu và bán trú 100%, trẻ đến trường được học theo đúng độ tuổi và được chăm sóc giáo dục theo chương trình giáo dục Mầm non mới của Vụ Giáo dục Mầm non. Trường lớp khang trang, sạch đẹp và an toàn, nên có ảnh hưởng tốt đến các hoạt động vui chơi cũng như học tập của trẻ. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoạt động tích cực, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng có ý thức xây dựng nhà trường vững mạnh và phát triển. * Khó khăn: Bªn c¹nh nh÷ng thuËn lîi nªu trªn, nhµ trường vµ ®éi ngò gi¸o viªn cßn gÆp kh«ng Ýt khã kh¨n như: Nhµ trưêng cã 3 khu häc với 15 nhóm lớp nªn khã kh¨n trong c«ng t¸c qu¶n lý còng như chØ ®¹o. Năm học 2015-2016, cơ sở vật chất của trường đã có nhiều chuyển tích cực, xong còng còn thiếu các phòng chức năng, các phòng hiệu bộ và một số trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy đặc biệt là các trang thiết bị hiện đại ( máy tính, máy chiếu, các thiết bị nghe nhìn....) Đội ngũ gi¸o viªn 100% lµ n÷ đang trong độ tuổi sinh đẻ vµ nu«i con nhá nªn rÊt khã kh¨n trong viÖc ph©n c«ng hîp lý gi÷a c¸c líp vµ c¸c khèi. Một Số giáo viên mới vào trường chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp “ lấy trẻ làm trung tâm”, còn lúng túng trong việc vận dụng chương trình giáo dục Mầm non mới vào thực tế giảng dạy. Trong mỗi hoạt động tuy đã chú ý đến phát triển toàn diện nhưng trong nội dung chưa gắn kết tính đồng bộ, tích hợp các môn học còn độc lập, tách rời, mang nặng cung cấp kiến thức cho trẻ, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ, một số giáo viên chưa biết tạo môi trường mở cho trẻ học tập. Phương pháp tổ chức các hoạt động chương trình chưa được sáng tạo. Việc áp dụng công nghệ thông tin của giáo viên vào giảng dạy còn hạn chế. Trong công tác chỉ đạo chuyên môn đặc biệt là công tác bồi dưỡng chuyên môn chưa đa dạng, chưa chuyên sâu, các tiết dạy mẫu chưa được nhiều, vì vậy kết quả trên cô và trẻ chưa cao nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng của nhà trường. * kết quả đánh giá năng lực giáo viên đầu năm: Tổng số giáo viên đứng lớp GV đổi mới hình thức, phương pháp, linh hoạt, sáng tạo Giáo viên dạy đúng phương pháp 27 9 18 Tỷ lệ % 33,3% 66,7% * kết quả đánh giá chất lựơng trên trẻ đầu năm: Tổng số trẻ được khảo sát Đạt Chưa đạt T K TB 407 60 87 190 70 Tỷ lệ % 14,7% 21.4% 46,7% 17,2% Từ kết quả thực trạng trên tôi suy nghĩ và đưa ra một số giải pháp sau. 2.3: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn ở trường Mầm non Dân Quyền. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn khoa học phù hợp với thực trạng của nhà trường. Kế hoạch là chức năng là nhiệm vụ không thể thiếu được của người cán bộ quản lý, giúp người cán bộ quan lý điều hành công việc nhằm đưa các hoạt động của nhà trường vào nề nếp nâng cao chất lượng trong công việc. Xác định được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch, đầu năm học tôi đã rà soát lại toàn bộ nhiệm vụ và kế hoạch chỉ đạo của năm học 2015 -2016 xem những việc gì thực hiên tốt, những việc gì chưa làm được, sau đó căn cứ vào chủ đề của năm học, căn cứ vào thực trạng nhà trường, từ đó tìm ra những biện pháp chỉ đạo rõ ràng cụ thể để xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn phù hợp có tính khả thi. Để chỉ đạo tốt tôi đã xây dựng kế hoạch tổng thể của cá nhân xuyên suốt cho cả năm học, và sau đó có kế hoạch chỉ đạo cụ thể theo từng tháng. Ví dụ: Đầu năm học xây dựng kế hoạch chỉ đạo lớp điểm về trang trí lớp, tôi xây dựng vào tháng 8 và không xây dựng tất cả các chủ đề vào 1 lớp mà xây dựng ở các khối khác nhau để từng khối dễ áp dụng. Tháng 9 chỉ đạo xây dựng môi trường học tập: Tôi chỉ đạo lớp mẫu giáo lớn A1 (Cô Phạm Thị Ngọc). cứ như vậy mỗi một chủ đề tôi phát động phong trào cho các nhóm lớp tham gia, cuối chủ đề có đánh giá xếp loại giáo viên thực hiện các chủ đề vào lớp học. Qua mỗi một chủ đề tôi thấy các giáo viên và học sinh hào hứng tham gia, đó cũng là một phần kích thích trẻ và cô tích cực hăng say suy nghĩ làm gì? Làm như thế nào để chủ sau lớp có giải thưởng cao hơn. Còn về kế hoạch thực hiện chương trình đây là động lực nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu xây dựng toàn bộ phân phối chương trình cho cả năm học. Sau đó đưa kế họạch tới từng giáo viên, yêu cầu giáo viên lên kế hoạch phải phù hợp với chủ đề, chủ điểm, phù hợp với lứa tuổi và phù hợp với điều kiện thực tế của lớp mình, kế hoạch nộp cho Ban giám hiệu trước 1 tuần để phê duyệt. Nếu giáo viên xây dựng chưa đạt yêu cầu tôi góp ý và yêu cầu giáo viên điều chính. Ngoài việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo, muốn giáo viên tiếp cận với kế hoạch được tốt cũng như việc áp dụng kiến thức vào thực tế thì ngay từ đầu năm tôi đã có kế hoạch tham mưu với Hiệu trưởng để phân công giáo viên phù hợp với trình độ chuyên môn, sở trường và năng lực của họ. Ví Dụ: Đối với khối mẫu giáo lớn đây là độ tuổi cuối cấp cần phải chuẩn bị cho trẻ đầy đủ tâm thế để trẻ vào lớp 1, nên cần phải phân công những giáo viên có dầy dặn kinh nghiệm, giáo viên giỏi các cấp như cô: ( Cô Hằng, Cô Ngọc, cô Nga) Đối với khối nhà trẻ, khối 3-4 tuổi đây là những lớp đầu vào của trường nên học sinh hay khóc, nhút nhát phân công những cô có tính nhẹ nhàng, khéo léo để giỗ dành trẻ như: (Cô Hiền, Cô Dung, cô Như.) Đối với những giáo viên mới vào trường, giáo viên con nhỏ, hay giáo viên có tay nghê yếu thì phân phụ với những giáo viên có tay nghề vững, có kinh nghiệm. Như vậy có thể nói rằng để nâng cao chất lượng việc xây dựng và duyệt kế hoạch khoa học phù hợp với chủ đề, chủ điểm là rất cần thiết của người quản lý. Biện pháp 2: Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên: Chất lượng giáo dục trẻ có đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục Mầm non hay không, phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của giáo viên. Vì vậy, tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ, có kế hoạch bồi dưỡng một cách phù hợp và đem lại hiệu quả cao, cụ thể: *Bồi dưỡng chuyên môn qua các buổi hội thảo Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm nghề nghiệp cho giáo viên, tôi đã trao đổi với đồng chí Hiệu trưởng tổ chức cho giáo viên tham gia các các lớp tập huấn, các buổi hội thảo, các buổi bồi dưỡng chuyên môn do Phòng giáo dục tổ chức. Thông qua hình thức này đã giúp cho cán bộ quản lý thấy được nhu cầu của giáo viên cần gì về chuyên môn, họ còn thiếu cái gì để từ đó kịp thời bồi dưỡng. Mặt khác thông qua các buổi hội thảo ở trường, đội ngũ giáo viên có dịp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp về hình thức tổ chức giờ học, nghệ thuật thu hút trẻ cụ thể như: Hội thảo về kinh nghiệm trình bày sổ sách khoa học đẹp tôi chọn giáo viên có kỹ năng trình bầy đúng thể thức văn bản như cô (Phạm Thị Ngọc); Hội thảo về nghệ thuật thu hút trẻ và xử lý các tình huống sư phạm hàng năm có tỷ lệ trẻ ra lớp đông như (cô Dung dạy nhóm trẻ 25-36 tháng, cô Trần Hiền dạy lớp 3 tuổi...); Hội thảo về sáng kiến kinh nghiệm nhà trường chọn giáo viên đạt sáng kiến kinh nghiệm đạt giải A cấp huyện hoặc cấp tỉnh như ( Cô Hạnh Hiêu trưởng, cô Dung...) Qua hình thức trên kết quả chuyên môn của đội ngũ giáo viên ở trường tôi đã có những chuyển biến đáng kể, sổ sách trình bày sạch, đẹp, cập nhật thông tin đấy đủ, xử lý các tình huống sư phạm khéo léo, nhẹ nhàng, bình tĩnh, tự tin khi lên lớp. Tiêu biểu như cô giáo Nguyễn Thị Giang, Phạm Thị Ngọc, Lê Thị Dung, Hoàng Thị Hằng ... và hàng năm được các đoàn kiểm tra đánh giá cao. * Tổ chức thăm quan, dự giờ các trường điểm trong và ngoài huyện. Việc tham quan, học tập kinh nghiệm là vấn đề cấp thiết, trước khi tham quan cần tìm hiểu kỹ, có sự chuẩn bị chu đáo để đợt tham quan đạt kết quả cao. Tôi nhắc nhở, quán triệt tư tưởng, có sự định hướng cho giáo viên học tập ở trường bạn về cách tạo môi trường mở, cách trang trí nhóm lớp phù hợp với chủ điểm, cách tuyên truyền các kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh... Sau đợt tham quan, cho chị em viết bài thu hoạch về những vấn đề đã học tập được và những điều cần tránh. Đặc biệt tôi nhấn mạnh những điều cần học tập, cần áp dụng và theo dõi kết quả việc thực hiện, tránh tình trạng hời hợt, hình thức. Ví dụ: Trong tháng 8 trước khi vào năm học để thu hút trẻ cần trang trí lớp phù hợp, hấp dẫn nên nhà trường tổ chức cho giáo viên đi thăm quan, học tập kinh nghiệm trường điểm như: (Trường Mầm non Thị Trấn, trường Mầm non Thái Hòa... ) để chuẩn bị trường lớp cho năm học mới, chúng tôi bố trí cho giáo viên có năng khiếu trong việc trang trí lớp, tạo môi trường học tập tốt đi cùng với BGH, khi về tôi cho giáo viên làm mẫu điểm một lớp, tổ chức góp ý, rút kinh nghiệm cho phù hợp với điều kiện của đơn vị mình rồi nhân ra toàn trường thực hiện. Tháng 9,10 ngoài việc thực hiện kế hoạch của phòng chúng tôi liên hệ cho giáo viên đi thêm một số trường điểm ngoài huyện về cách làm đồ dùng dạy học, đồ chơi như: (Huyện Thiệu Hóa, Đông Sơn...) hoặc tìm hiểu qua các Hội thi đồ dùng đồ chơi của bậc học Mầm non trên mạng. Đặc biệt trong năm học vừa qua bản thân là thành viên của đoàn đánh giá ngoài nên được đi một số trường trong tỉnh và đã học tập được một số trường điểm như: (Trường Mầm non thị trấn Thống Nhất huyện Yên Định, một số trường huyện Thọ Xuân...). Sau mỗi lần học tập về chúng tôi cùng giáo viên trao đổi thống nhất và chỉ đạo thực hiện đồng bộ. Hàng năm vào đầu tháng 8 nhà trường tổ chức cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi rất phong phú. Kết quả 100% các lớp xây dựng được góc mở cho trẻ hoạt động và tổ chức các hoạt động học, hoạt động chơi có nhiều tiến bộ hơn, giáo viên tạo được nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo từ phế liệu. * Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên. Kiểm tra là một chức năng quan trọng, vừa là một biện pháp quản lý có hiệu quả. Kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng chuyên môn là trách nhiệm của cán bộ quản lý. Qua kiểm tra, cán bộ quản lý nắm được đầy đủ những thông tin cần thiết về tình hình thực hiện chuyên môn, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của giáo viên, phát hiện kịp thời những lệch lạc, thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn của giáo viên. Trong công tác quản lý nhà trường nếu thiếu kiểm tra chuyên môn thì việc chỉ đạo chuyên môn của người Hiệu phó sẽ mất đi một nội dung quan trọng. Mặt khác qua kiểm tra chuyên môn cán bộ quản lý tác động đến hành vi của giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc, nâng cao ý thức tự bồi dưỡng phấn đấu đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của nhà trường. Vì vậy để công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả cao nhất, cán bộ quản lý không được phép buông lỏng công tác kiểm tra, trong công tác kiểm tra có thể kiểm tra đột xuất, kiểm tra báo trước. Về nội dung kiểm tra có rất nhiều nội dung như: Kiểm tra sỉ số học sinh, kiểm tra trang trí lớp, kiểm tra hồ sơ giáo viên... Nhưng để công tác kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả cao nhất tôi đã thực hiện như sau: Ví dụ: Kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên : Đây là nội dung nâng cao chất lượng của giờ dạy nên khi kiểm tra tôi tiến hành các bước như sau: Thứ nhất: Kiểm tra chuẩn bị lên lớp: Việc thành công của mỗi tiết dạy trên lớp phụ thuộc rất nhiều vào khâu chuẩn bị, do đó khi kiểm tra tôi dùng phương pháp trao đổi, phòng vấn và đạt hiệu quả tốt. Qua trao đổi, giáo viên nắm vững bài dạy và tránh được những khuyết điểm mắc phải. Đồng thời kiểm tra giáo án của giáo viên, đây cũng là một hình thức kiểm tra thiết thực nhất có tác động thường
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_nang_cao_chat_luong_chuyen_m.doc