SKKN Một số hình thức tổ chức hoạt động mở đầu bài học có hiệu quả nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh phần giáo dục kinh tế - Môn giáo dục kinh tế và pháp luật 10

SKKN Một số hình thức tổ chức hoạt động mở đầu bài học có hiệu quả nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh phần giáo dục kinh tế - Môn giáo dục kinh tế và pháp luật 10

Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệpvà học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.

Trong đó, chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực của ngườilao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng vớinhững đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.

Trong các môn học ở trường THPT, Giáo dục kinh tế và pháp luật là một môn khoa học có kiến thức rộng, bao gồm phần Giáo dục kinh tế và Giáo dục pháp luật. Trong chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10, nội dung kiến thức mới, đặc biệt nhiều phần có nội dung khó, khô khan, khiến cho học sinh cảm thấy khó hiểu, khó học và ít có hứng thú đối với môn học. Trong khi đó, việc giảng dạy Giáo dục kinh tế và pháp luật ở nhiều trườngTHPT hiện nay còn mang tính lí thuyết, giáo viên chủ yếu hướng dẫn học sinh ghi nhớ kiến thức máy móc, thụ động, chỉ một bộ phận nhỏ giáo viên chú ý đến việc tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nên chất lượng bộ môn còn hạn chế, sức hấp dẫn của bộ môn đối với học sinh chưa cao. Do vậy, yêu cầu đặt ra là để có giờ dạy Giáo dục kinh tế và pháp luật đạt hiệu quả cao, người giáo viên phải không ngừng tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy và học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Trong 4 hoạt động của một tiết học, hoạt động mở đầu bài học được xem là rất quan trọng vì hoạt động này có thể cùng lúc đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau:

Thứ nhất là tạo hứng thú học tập cho học sinh, khơi gợi hứng thú đối với bài học, khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền với môn học.

Thứhai là huy động vốn tri thức,kĩ năng, nền tảng của học sinh, tạo cơ hội cho các em tự làm sống lại những kiến thức nền đã có, cần thiết cho việc học bài mới.

Thứ 3 là tạo ra mâu thuẫn về nhận thức, lôi kéo sự chú ý của người học. Để học tập thực sự là một quá trình khám phá thì đòi hỏi giáo viên phải là người có ý tưởng, biết gieo vấn đề để kích thích trí tò mò của người học.

docx 41 trang Thu Kiều 12/10/2024 550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số hình thức tổ chức hoạt động mở đầu bài học có hiệu quả nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh phần giáo dục kinh tế - Môn giáo dục kinh tế và pháp luật 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm cụ thể hóa mục tiêu 
giáo dục phổ thông, giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; trở 
thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; 
có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có 
trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển 
của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn 
cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
 Trong đó, chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục 
phát triển những phẩm chất, năng lực của người lao động, ý thức và nhân cách công 
dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù 
hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học 
lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những 
đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
 Trong các môn học ở trường THPT, Giáo dục kinh tế và pháp luật là một môn 
khoa học có kiến thức rộng, bao gồm phần Giáo dục kinh tế và Giáo dục pháp luật. 
Trong chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10, nội dung kiến thức mới, 
đặc biệt nhiều phần có nội dung khó, khô khan, khiến cho học sinh cảm thấy khó 
hiểu, khó học và ít có hứng thú đối với môn học. Trong khi đó, việc giảng dạy Giáo 
dục kinh tế và pháp luật ở nhiều trường THPT hiện nay còn mang tính lí thuyết, giáo 
viên chủ yếu hướng dẫn học sinh ghi nhớ kiến thức máy móc, thụ động, chỉ một bộ 
phận nhỏ giáo viên chú ý đến việc tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp dạy 
học nên chất lượng bộ môn còn hạn chế, sức hấp dẫn của bộ môn đối với học sinh 
chưa cao. Do vậy, yêu cầu đặt ra là để có giờ dạy Giáo dục kinh tế và pháp luật đạt 
hiệu quả cao, người giáo viên phải không ngừng tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy 
và học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
 Trong 4 hoạt động của một tiết học, hoạt động mở đầu bài học được xem là rất 
quan trọng vì hoạt động này có thể cùng lúc đáp ứng được nhiều mục đích khác 
nhau:
 Thứ nhất là tạo hứng thú học tập cho học sinh, khơi gợi hứng thú đối với bài 
học, khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền với môn học.
 Thứ hai là huy động vốn tri thức, kĩ năng, nền tảng của học sinh, tạo cơ hội cho 
các em tự làm sống lại những kiến thức nền đã có, cần thiết cho việc học bài mới.
 Thứ 3 là tạo ra mâu thuẫn về nhận thức, lôi kéo sự chú ý của người học. Để 
học tập thực sự là một quá trình khám phá thì đòi hỏi giáo viên phải là người có ý 
tưởng, biết gieo vấn đề để kích thích trí tò mò của người học.
 Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, nắm bắt được những tồn tại và hạn chế của 
việc dạy và học Giáo dục kinh tế và pháp luật , đồng thời nhận thấy tầm quan trọng
 1 Các hình thức mở đầu phù hợp với từng nội dung bài học trong chương trình 
môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 - phần Giáo dục kinh tế.
 Hoạt động mở đầu bài học của từng tiết học cho môn Giáo dục kinh tế và pháp 
luật 10- Phần Giáo dục kinh tế.
4.3. Thời gian nghiên cứu
 STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm
 1 Từ 15/07 -Đọc tài liệu về đổi mới -Tuyển tập các dạng tài liệu.
 đến 10/08/2022 phương pháp dạy học trong -Giải pháp mở đầu bài học 
 môn Giáo dục công dân. cho các bài phần kinh tế trong 
 -Đọc sách giáo khoa Giáo môn Giáo dục kinh tế và pháp 
 dục kinh tế và pháp luật 10. luật 10.
 - Khảo sát thực tiễn tại các 
 trường THPT trên địa bàn 
 huyện.
 2 Từ -Trao đổi với đồng nghiệp -Nắm bắt được ý kiến đồng 
 01/8/2022 đến về đề tài nghiên cứu. nghiệp.
 30/8/2022 -Tìm hiểu tài liệu. -Hình thành được kết cấu 
 chung của SKKN.
 -Viết đề cương tóm tắt
 3 -Đợt 1: -Thực nghiệm tại các lớp -Thực hiện các hình thức mở 
 Từ ngày 10c3, 10c5, 10c6, 10c8 đầu bài học ở từng bài cụ thể.
 05/09/2022 đến và một số trường THPT trên -Hoàn thành phần mở đầu và 
 ngày địa bàn huyện Diễn Châu. cơ sở lí luận
 10/12/2022 - Viết phần trọng tâm của -Viết phần trọng tâm của đề 
 -Đợt 2: Từ ngày đề tài. tài.
 10/09/2022 đến
 20/02/2023.
 4 Từ 25/8/2022 -Khảo sát thực tiễn -Xử lí số liệu thu thập được từ 
 đến 01/03/2023 kết quả thực nghiệm
 -Viết phần kết luận và hoàn 
 thiện đề tài
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp đọc tài liệu: Đọc và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến các hình 
thức mở đầu bài học. Tài liệu về lý luận như: phương pháp dạy học Giáo dục công 
dân, những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông, chương trình
 3 PHẦN II. NỘI DUNG
 I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC TỔ CHỨC CÁC HÌNH 
 THỨC MỞ ĐẦU TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP 
 LUẬT 10 NHẰM NÂNG CAO PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CHO HỌC
 SINH PHẦN GIÁO DỤC KINH TẾ - MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP 
 LUẬT 10
 1.1 Cơ sở lí luận
 Định hướng, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là chuyển từ chương trình 
định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực.
 Theo định hướng đổi mới giáo dục phát triển năng lực học sinh, thì giáo dục 
không chỉ đạt được mục tiêu về kiến thức, mà còn phát huy được các năng lực cho 
học sinh. Một trong những năng lực cần phải hình thành và phát triển cho học sinh 
đó là năng lực giải quyết vấn đề.
 Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp lên lớp nói riêng là việc 
làm quan trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu của đổi mới chương trình và sách giáo khoa 
hiện hành, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Để làm được điều 
đó mỗi người giáo viên cần phải tìm tòi, sáng tạo trong từng hoạt động dạy học. 
Trong đó, hoạt động mở đầu bài học mặc dù chỉ chiếm từ 5 đến 7 phút, nhưng là 
hoạt động rất quan trọng trong sự thành công của một tiết dạy. Các hoạt động mở 
đầu bài học cần phù hợp với từng đối tượng, trình độ nhận thức của học sinh, giúp 
các em có hứng thú học tập, có đam mê với môn học.
 Lý luận dạy học hiện đại xem hứng thú là yếu tố có ý nghĩa to lớn, không chỉ 
trong quá trình dạy học mà cả đối với sự phát triển toàn diện, sự hình thành nhân 
cách của trẻ. Hứng thú là yếu tố dẫn tới tự giác, hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm 
lý đảm bảo tính tích cực độc lập, sáng tạo trong học tập. Ngược lại phong cách học 
tập tích cực độc lập, sáng tạo có ảnh hưởng đến sự phát triển hứng thú và tự giác. 
F.bruno cho rằng “hứng thú được hình thành qua việc tổ chức học tập như những 
hành động khám phá”. Theo E.P.Brounovt, “Một niềm hứng thú thực sự biểu hiện ở 
sự bền bỉ, kiên trì và sáng tạo trong việc hoàn thành các công tác độc lập dài hơn”. 
Nếu học sinh được độc lập quan sát, so sánh, phân tích, khái quát hóa các sự kiện, 
hiện tượng thì các em sẽ hiểu sâu sắc và hứng thú bộc lộ rõ mối quan hệ giữa tích 
cực học tập, hứng thú nhận thức (Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở 
trường trung học cơ sở - Bộ Giáo dục và Đào tạo).
 Mở đầu bài học là một hoạt động học tập, nhằm tạo ra tình huống vấn đề học 
tập để huy động kiến thức kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu 
kiến thức mới, liên quan đến tình huống vấn đề học tập. Hoạt động này nhằm phát 
triển năng lực cho học sinh, phát triển năng lực tư duy nêu và giải quyết vấn đề. Khi 
thiết kế, người dạy cần tạo ra những tình huống, những vấn đề mà ở đó người học 
cần được huy động tất cả các kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của
 5 Số giáo viên thường xuyên chủ động sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức 
liên môn: Giáo dục kinh tế và pháp luật với Văn học, Lịch sử, âm nhạc... nhằm phát 
huy được năng lực tự học, năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh 
khả năng vận dụng tri thức nhiều môn học chưa thực sự được quan tâm, chưa phổ 
biến. Vì vậy trong các tiết dạy – học Giáo dục kinh tế và pháp luật thường không thu 
hút và gây hứng thú đối với học sinh, nặng về cung cấp kiến thức, liệt kê đặc điểm 
và các nội dung kinh tế và pháp luật.
 Thực tế nhiều năm dự giờ đồng nghiệp tôi thấy được thực trạng như sau:
 - Giáo viên chỉ vào bài trực tiếp: Giới thiệu tên bài mới.
 - Tổ chức hoạt động trò chơi không ăn nhập với bài học.
 - Lựa chọn các tình huống không chọn lọc, nội dung qua đơn giản dẫn đến các 
em có thể trả lời được một cách dễ dàng với các câu hỏi đặt vấn đề đơn giản (vấn đề 
với câu hỏi: cái gì?).
 - Thời gian cho hoạt động này quá ít, vì chưa coi đó là một hoạt động học tập, 
chưa cho các em suy nghĩ, bày tỏ ý kiến của mình.
 - Cố gắng giảng giải chốt kiến thức ngay ở hoạt động này.
 1.2.3. Cơ sở vật chất
 Trường lớp khang trang sạch đẹp, các phòng học đã được trang bị tivi, kết nối 
mạng lan thuận tiện cho quá trình dạy học.
 1.3. Nguyên nhân của thực trạng
 1.3.1. Nguyên nhân về phía giáo viên
 * Nguyên nhân khách quan
 - Đây là năm đầu tiên thực hiện chương trình môn Giáo dục kinh tế và pháp 
luật 10 trung học phổ thông mới, nội dung dài, nặng về lí thuyết cho nên giáo viên 
còn gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch dạy học, phân phối thời gian cho 
các hoạt động trong tiết dạy.
 - Do yêu cầu của kiểm tra thi cử còn nặng về lí thuyết nên giáo viên phải chạy 
đua trong tiết học để hoàn thành nội dung cho kịp thời gian.
 * Nguyên nhân chủ quan
 - Một số giáo viên bộ môn chưa chủ động trong việc học hỏi, tiếp thu phương 
pháp và kĩ năng dạy học tích cực để vận dụng vào quá trình giảng dạy.
 - Tâm lí giáo viên còn nặng về truyền thụ kiến thức ở hoạt động hình thành kiến 
thức mới, hoạt động mở đầu còn qua loa, chưa được chú trọng do sợ thiếu thời gián, 
“cháy” giáo án.
 7 Học sinh chú ý đi sâu tìm hiểu những điểm quan trọng, cơ bản theo sự hướng 
dẫn của giáo viên kết hợp với trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học đó mà giáo 
viên và sách giáo khoa đã đặt ra.
 2.2. Những điểm cần lưu ý khi tổ chức hoạt động mở đầu bài học.
 * Nhiệm vụ học tập trong hoạt động mở đầu cần đảm bảo rằng, học sinh không 
thể giải quyết trọn vẹn với kiến thức, kĩ năng cũ.
 * Tình huống, câu hỏi mở đầu chỉ có thể giải quyết một phần, hoặc phỏng đoán 
kết quả nhưng chưa lý giải được đầy đủ bằng kiến thức, kỹ năng cũ mà cần học thêm 
kiến thức, kỹ năng mới trong các hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập để 
hoàn thiện, đặt ra được tình huống có vấn đề trong câu hỏi đưa ra.
 Vì vậy nên:
 - Không cần học sinh trả lời hết và đúng các câu hỏi trong hoạt động mở đầu.
 - Giáo viên không chốt kiến thức.
 - Học sinh không phải ghi kết quả trả lời các câu hỏi của hoạt động mở đầu.
 * Giáo viên cần
 - Coi hoạt động này là một hoạt động học tập, có mục đích, thời gian hoạt động 
và sản phẩm hoạt động.
 - Chuyển giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể phù hợp với đối tượng học sinh, lựa 
chọn các tình huống những câu hỏi đắt giá, để giúp học sinh động não (vấn đề với 
câu hỏi lệnh: Tại sao?)
 - Bố trí thời gian thích hợp cho các em học tập, bày tỏ quan điểm, cũng như sản 
phẩm của hoạt động.
 2.3. Một số giải pháp tổ chức các hình thức mở đầu trong dạy học Giáo 
dục kinh tế và pháp luật 10 phần Giáo dục kinh tế
 Mở đầu bài dạy là một trong những hoạt động quan trọng góp phần quyết 
định sự thất bại hay thành công của một tiết dạy học theo định hướng phát triển năng 
lực học sinh. Qua quá trình trải nghiệm trực tiếp giảng dạy trên các lớp, chúng tôi 
đưa ra một số giải pháp tổ chức các hình thức mở đầu trong dạy học Giáo dục kinh 
tế và pháp luật 10 phần Giáo dục kinh tế nhằm phát triển năng lực cho học sinh như 
sau:
 2.3.1. Giải pháp mở đầu bài học từ việc sử dụng hình ảnh
 Hình ảnh góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hoá các hiện 
tượng, là phương tiện trực quan có hiệu lực để hình thành các khái niệm, nội dung 
Giáo dục kinh tế quan trọng nhất, giúp cho học sinh dễ dàng nhận biết được nội dung 
bài học. Đặc biệt, nhiều hình ảnh còn có ý nghĩa trong việc giúp học sinh nhớ kỹ, 
hiểu sâu những kiến thức Giáo dục kinh tế mang tính trừu tượng.
 9

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_hinh_thuc_to_chuc_hoat_dong_mo_dau_bai_hoc_co_hi.docx
  • pdfChu Thị Thùy Lam-Trần Thị Thu Hoài-Trường THPT Diễn Châu 2-Giáo dục công dân.pdf