SKKN Một số giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục trường học tại Trường THPT Võ Thành Trinh

SKKN Một số giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục trường học tại Trường THPT Võ Thành Trinh

Trường THPT Võ Thành Trinh tọa lạc tại: ấp An Thuận – xã Hòa Bình – huyện Chợ Mới – tỉnh An Giang.

Về cơ sở vật chất: Hiện nay nhà trường có 21 phòng học, 12 phòng bộ môn với 10 phòng được trang bị trang thiết bị đầy đủ, hiện đại. Trường tổ chức vận động được 23 tivi (được cấp 2 tivi và 4 projector) màn hình lớn gắn trên các phòng học để dạy UD.CNTT. So với các trường trong huyện thì đơn vị được trang bị khá đầy đủ các trang thiết bị phục vụ dạy học và quản lý.

Về nhân sự: Trường có 76 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó, giáo viên là 67 người, tất cả điều đạt và vượt chuẩn theo qui định của giáo viên trung học phổ thông. Đa phần cán bộ giáo viên trẻ, năng động, dám nghĩ, dám làm.

Về học sinh: đầu năm trường có 921 em theo học chia làm 28 lớp, trong đó khối 10 là 10 lớp, khối 11 là 9 lớp và khối 12 là 9 lớp. Đa số học sinh ngoan hiền, chịu khó mặc dù điểm tuyển đầu vào thấp.

 

docx 17 trang Trần Đại 28/04/2023 3972
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục trường học tại Trường THPT Võ Thành Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
KÝ HIỆU
Ý NGHĨA
1
THPT
Trung học phổ thông
2
KĐCLGD
Kiểm định chất lượng giáo dục
3
TĐG
Tự đánh giá
4
TĐG&KĐCLGD
Tự đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục
5
GD-ĐT
Giáo dục và đào tạo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật giáo dục 2005.
2. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
3. Trần Thanh Bình (2009), “Một số vấn đề của kiểm định chất lượng giáo dục”, Tạp chí Khoa học Văn hóa và Du lịch;
4. Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 5-8-2008 về tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục;
5. Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;
6. Công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông; 
7. Công văn số 46/KTKĐCLGD-KĐPT ngày ngày 15 tháng 01 năm 2013 xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học và trường trung học;
8. Thông tư liên tịch số 125/2014/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27/8/2014 của Liên Bộ Tài chính - Bộ GDĐT hướng dẫn nội dung, mức chi đối với hoạt động KĐCLGD mầm non, phổ thông và thường xuyên;
9. Kế hoạch số 173/KH.THPTVTT ngày 3 tháng 9 năm 2017 Về việc tổ chức tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT Võ Thành Trinh;
10. Báo cáo số tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT Võ Thành Trinh.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG
TRƯỜNG THPT VÕ THÀNH TRINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Chợ Mới, ngày 7 tháng 02 năm 2018
BÁO CÁO 
Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, 
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
I. Sơ lược lý lịch tác giả
- Họ và tên: Phùng Danh Sâm. 	Giới tính: Nam.
- Ngày tháng năm sinh: 20/06/1982.
- Nơi thường trú: Khóm Tây An – P. Mỹ Thới – TP. Long Xuyên – T.An Giang.
- Đơn vị công tác: Trường THPT Võ Thành Trinh.
- Chức vụ hiện nay: Phó hiệu trưởng.
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm Vật lý.
- Lĩnh vực công tác: Quản lý CSVC – TBDH.
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị
1. Tóm tắt tình hình đơn vị
Trường THPT Võ Thành Trinh tọa lạc tại: ấp An Thuận – xã Hòa Bình – huyện Chợ Mới – tỉnh An Giang.
Về cơ sở vật chất: Hiện nay nhà trường có 21 phòng học, 12 phòng bộ môn với 10 phòng được trang bị trang thiết bị đầy đủ, hiện đại. Trường tổ chức vận động được 23 tivi (được cấp 2 tivi và 4 projector) màn hình lớn gắn trên các phòng học để dạy UD.CNTT. So với các trường trong huyện thì đơn vị được trang bị khá đầy đủ các trang thiết bị phục vụ dạy học và quản lý.
Về nhân sự: Trường có 76 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó, giáo viên là 67 người, tất cả điều đạt và vượt chuẩn theo qui định của giáo viên trung học phổ thông. Đa phần cán bộ giáo viên trẻ, năng động, dám nghĩ, dám làm. 
Về học sinh: đầu năm trường có 921 em theo học chia làm 28 lớp, trong đó khối 10 là 10 lớp, khối 11 là 9 lớp và khối 12 là 9 lớp. Đa số học sinh ngoan hiền, chịu khó mặc dù điểm tuyển đầu vào thấp.
2. Thuận lợi
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của Huyện ủy Chợ Mới, Sở giáo dục và đào tạo An Giang.
- Ban lãnh đạo trẻ, nhiệt tình, sôi động, yêu nghề.
- Đơn vị được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
- Nhiều CMHS, mạnh thường quân quan tâm hỗ trợ trường trong các hoạt động dạy học.
3. Khó khăn
- Cán bộ, giáo viên đa số trẻ, kinh nghiệm quản lý cũng như giáo dục chưa nhiều.
- Học sinh ở vùng nông thôn, ý thức học chưa cao, một số CMHS đi làm xa nên không quản lý nhắc nhở con em thường xuyên gây ảnh hưởng đến học tập.
4. Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG THPT VÕ THÀNH TRINH.
5. Lĩnh vực: Quản lý.
III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
Thực hiện kế hoạch năm học 2017 - 2018. Đơn vị THPT Võ Thành Trinh đã bám sát các hướng dẫn chỉ đạo của Bộ để xây dựng kế hoạch thực hiện. Vừa qua trường đã lập kế hoạch, thành lập Hội đồng tự đánh giá để đánh giá mức độ đạt được về kiểm định chất lượng giáo dục của trường để đăng ký được kiểm định công nhận. 
Qua quá trình tự đánh giá đơn vị chúng tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 
 	* Những thuận lợi 
- Kiểm định chất lượng giáo dục được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Điều 17, Luật giáo dục (2005) đã chỉ rõ: “Kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát”. 
- Các văn bản chỉ đạo hướng dẫn về thực hiện công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục từ trung ương đến địa phương nhà trường đều cập nhật đầy đủ. 
- Công tác tuyên truyền về kiểm định chất lượng giáo dục nhà trường triển khai rộng rãi đến tận giáo viên, nhân viên và phụ huynh. 
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đông nên việc huy động để tìm kiếm minh chứng có phần thuận lợi. 
- Đa số đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có sự đoàn kết nhất trí, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Các thành viên Hội đồng tự đánh giá có tinh thần trách nhiệm cao, biết phân tích, tổng hợp, đánh giá khách quan chất lượng giáo dục của nhà trường đồng thời được Ban giám hiệu nhà trường tổ chức tập huấn cụ thể. 
- Hội đồng tự đánh giá của trường đã có Kế hoạch tự đánh giá một cách cụ thể như: Phân công phân nhiệm từng thành viên, chuẩn bị chi phí cho các hoạt động tự đánh giá, cơ sở vật chất phục vụ tự đánh giá, dự kiến thông tin minh chứng cần thu thập, thời gian biểu hoạt động tự đánh giá,
- Điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường khá đầy đủ khang trang, hiện đại. 
* Những khó khăn 
Công tác tự đánh giá KĐCLGD là công tác mới, được triển khai và thực hiện với thời gian tương đối gấp rút nên ít nhiều cũng dẫn đến những thiếu sót trong quá trình tự đánh giá KĐCLGD ở cơ sở. 
Có những thông tin minh chứng phục vụ cho công tác tự đánh giá chất lượng của đơn vị bị thất lạc nên mất nhiều thời gian cho việc khôi phục và tìm kiếm minh chứng. 
Việc lưu trữ, sắp xếp hồ sơ chưa hợp lý, chưa thực sự khoa học, có những minh chứng mà lâu nay nhà trường cho rằng không quan trọng và thuộc về giáo viên cho nên cuối năm thường để giáo viên mang về nhà hoặc bỏ không thu và lưu trữ. 
Trong 5 năm gần đây trường đã nhiều lần thay đổi Hiệu trưởng và năm học 2015 - 2016 trường được đổi tên theo chỉ đạo cấp trên nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác hồ sơ cũng như lưu trữ văn bản.
Đặc biệt, năm học 2012 - 2013 trường chuyển ra cơ sở mới, trong quá trình vận chuyển cũng bị thất lạc một số hồ sơ... Từ những khó khăn trên, bản thân tôi đã không ngừng tìm kiếm, học hỏi, tham khảo từ các trường bạn để tı̀m ra những biện pháp, áp dụng cho trong cả quá trı̀nh xây dựng kế hoạch tự đánh giá cho đến việc tìm kiếm phân tı́ch đánh giá các minh chứng, đi đến việc hoàn thành Báo cáo tự đánh giá để làm tờ trı̀nh đăng ký được đánh giá ngoài.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Việc triển khai công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục trường học là một bước thực hiện để khẳng định vị trí của đơn vị đang ở cấp độ nào trong thang bậc đánh giá của cấp quản lý. Đây là một công việc vất vả và cần có sự chung tay của cả tập thể đơn vị vì liên quan đến mọi mặt hoạt động của trường không chỉ năm hiện tại mà trong 05 năm gần đây. Chính vì vậy, việc lựa chọn và đưa ra giải pháp thực hiện có hiệu quả là hết sức cần thiết.
3. Nội dung sáng kiến
Đề tài nêu ra các nhóm giải pháp cũng như các bước để thực hiện công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục tại đơn vị bao gồm: 
3.1. Giải pháp 1: Tăng cường nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên
Tập thể lãnh đạo nhà trường và các cán bộ chủ chốt nhất thiết phải nắm vững và quán triệt đầy đủ các nội dung sau đây: 
* Mục đích kiểm định chất lượng giáo dục trường phổ thông: 
Mục đích tự đánh giá là xác định cấp độ chất lượng giáo dục trên cơ sở điều kiện thực tế của nhà trường về cơ sở vật chất, kinh tế xã hội của địa phương, công tác quản lý và giáo dục học sinh, kết quả đạt được cũng như những hạn chế thiếu sót của nhà trường. 
Giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm cải tiến nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh, qua đó trình cơ quan chức năng xem xét quan tâm đầu tư và định hướng cho nhà trường phấn đấu. 
Trên cơ sở đó để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo quy định. 
* Ý nghĩa của kiểm định chất lượng giáo dục
Kiểm định chất lượng mang lại cho cộng đồng, đặc biệt là học sinh sự đảm bảo chắc chắn một trường học đã được chứng minh thỏa mãn các yêu cầu và tiêu chí đáng tin cậy và có đủ cơ sở để tin rằng trường này sẽ tiếp tục đạt các yêu cầu và tiêu chí đã đề ra.
          Kiểm định chất lượng không những mang lại cho cộng đồng bằng chứng về chất lượng đào tạo nhà trường mà còn mang lại cơ hội và động cơ để nâng cao chất lượng cho các trường đã qua kiểm định. Một trường học chỉ được công nhận về chất lượng khi đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chí của hội đồng kiểm tra và chịu sự kiểm tra của các cán bộ đánh giá giàu kinh nghiệm và hiểu các yêu cầu kiểm định của giáo dục phổ thông.
          Kiểm định chất lượng mang lại cho các trường cơ hội tự phân tích đánh giá để có những cải tiến về chất lượng.
* Quy trình tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục 
1. Thành lập hội đồng tự đánh giá. 
2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá. 
3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng. 
4. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí. 
5. Viết báo cáo tự đánh giá. 
6. Công bố báo cáo tự đánh giá. 
* Thành phần Hội đồng tự đánh giá 
Hội đồng TĐG chất lượng gồm cán bộ chủ chốt của trường, trưởng các đoàn thể, các bộ phận chức năng, đại diện Đoàn thanh niên, Công đoàn, Thanh tra nhân dân... Ban thư ký là các cán bộ, giáo viên có kinh nghiệm. Hội đồng TĐG của trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết, phân công công việc cụ thể cho từng thành viên. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng viết báo cáo cho từng nhóm. 
* Nhiệm vụ của hội đồng tự đánh giá 
- Hội đồng tự đánh giá có trách nhiệm triển khai tự đánh giá và tư vấn cho hiệu trưởng biện pháp nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường. 
- Hội đồng tự đánh giá có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tự đánh giá; thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng; đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí; viết báo cáo tự đánh giá; bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; công bố báo cáo tự đánh giá; lưu trữ cơ sở dữ liệu về tự đánh giá. 
- Chủ tịch hội đồng điều hành các hoạt động của hội đồng, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; phê duyệt kế hoạch tự đánh giá; thành lập nhóm thư ký và các nhóm công tác để triển khai hoạt động tự đánh giá; chỉ đạo quá trình thu thập, xử lý, phân tích minh chứng; hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai tự đánh giá. 
- Phó chủ tịch hội đồng thực hiện các nhiệm vụ do chủ tịch hội đồng phân công, điều hành hội đồng khi được chủ tịch hội đồng uỷ quyền. 
- Thư ký hội đồng, các uỷ viên hội đồng thực hiện công việc do chủ tịch hội đồng phân công và chịu trách nhiệm về công việc được giao. 
- Hội đồng tự đánh giá được đề nghị hiệu trưởng thuê chuyên gia tư vấn để giúp hội đồng triển khai tự đánh giá nếu cần thiết. Chuyên gia tư vấn phải có hiểu biết sâu về kiểm định chất lượng giáo dục và các kỹ thuật tự đánh giá. 
3.2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục
- Phân công nhiệm vụ cho thành viên hội đồng tự đánh giá: 
Thành phần hội đồng tự đánh giá: Cán bộ chủ chốt của trường, tổ trưởng các tổ chuyên môn, đại diện Đoàn thanh niên, Công đoàn, Thanh tra nhân dân... Hội đồng TĐG của trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết, phân công công việc cụ thể cho từng thành viên. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng viết báo cáo cho từng nhóm. 
Nhóm thư ký: đây là nhóm cực kỳ quan trọng, nhóm này gồm các cán bộ, giáo viên, nhân viên có kinh nghiệm, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. 
Các nhóm công tác: Gồm có các nhóm Vı́ dụ: Nhóm 2: Gồm có 5 thành viên, trong đó có 01 trưởng nhóm, nhóm này chịu trách nhiệm thu thập minh chứng của tiêu chuẩn 2 và tự đánh giá tiêu chí 1, 2, 3, 4, 5 của tiêu chuẩn 2.
- Tập huấn nghiệp vụ tự đánh giá cho các thành viên trong hội đồng tự đánh giá:
Lựa chọn nội dung và thời điểm trước khi tiến hành thu thập, xử lý, phân tı́ch các minh chứng, tổ chức tập huấn cho Hội đồng tự đánh giá. 
Tập huấn theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; Công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông; Công văn số 46/KTKĐCLGD-KĐPT ngày ngày 15 tháng 01 năm 2013 xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học và trường trung học.
- Dự kiến nguồn lực và thời điểm cần huy động 
Phải có dự kiến các nguồn lực, nhân lực, vật lực có liên quan đến các nội hàm của các tiêu chuẩn, tiêu chı́ và thời điểm cần huy động cụ thể. 
- Dự kiến các minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí 
 	Dự kiến các thông tin, minh chứng cần thu thập.
 	Nơi thu thập minh chứng.
Nhóm công tác chuyên trách, cá nhân thu thập. 
Dự kiến chi phí.
- Thời gian biểu cho từng nội dung cụ thể: Dựa vào nhân lực của trường mà chúng tôi đã xây dựng thời gian biểu để thực hiện trong vòng 15 tuần. Cụ thể: 
Thời gian
Hoạt động
24/7/2017
Đến
31/7/2017
- Họp hội đồng tự đánh giá (TĐG), thông qua kế hoạch TĐG, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên
01/8/2017
Đến
12/8/2017
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ TĐG cho hội đồng tự đánh giá và cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường.
- Phổ biến kế hoạch TĐG đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường
14/8/2017
Đến
31/8/2017
- Chuẩn bị đề cương báo cáo TĐG.
- Nhóm hoặc cá nhân thu thập minh chứng của từng tiêu chí theo sự phân công của chủ tịch hội đồng.
- Mã hoá các minh chứng thu được.
- Viết các phiếu đánh giá tiêu chí.
01/9/2017
Đến
9/9/2017
Họp hội đồng TĐG để:
- Thảo luận về những vấn đề nảy sinh từ các minh chứng thu được và xác định những minh chứng cần thu thập bổ sung.
- Cá nhân hoặc nhóm công tác báo cáo nội dung của từng phiếu đánh giá tiêu chí với hội đồng TĐG.
11/9/2017
Đến
16/9/2017
- Chỉnh sửa, bổ sung các nội dung của phiếu đánh giá tiêu chí.
- Thu thập, xử lý minh chứng bổ sung (nếu cần thiết).
- Thông qua đề cương chi tiết báo cáo TĐG.
18/9/2017
Đến
30/9/2017
- Dự thảo báo cáo TĐG.
- Kiểm tra lại minh chứng được sử dụng trong báo cáo TĐG.
2/10/2017
Đến
10/10/2017
- Họp hội đồng TĐG để thông qua báo cáo TĐG đã sửa chữa.
- Công bố dự thảo báo cáo TĐG trong nội bộ trường và thu thập các ý kiến đóng góp.
11/10/2017
Đến
20/10/2017
Xử lý các ý kiến đóng góp và hoàn thiện báo cáo TĐG.
23/10/2017
Đến
28/10/2017
Công bố báo cáo TĐG đã hoàn thiện trong nội bộ trường.
30/10/2017
Đến
4/11/2017
- Nộp báo cáo TĐG.
- Công bố rộng rãi báo cáo TĐG.
3.3. Giải pháp 3: Chỉ đạo công tác Tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục. 
TĐG là khâu đầu tiên trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục. Đó là quá trình trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. TĐG là một quá trình liên tục được thực hiện theo kế hoạch, được giành nhiều công sức, thời gian, có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và cá nhân trong nhà trường. TĐG đòi hỏi tính khách quan, trung thực và công khai. Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình TĐG phải dựa trên các thông tin, minh chứng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy. Chı́nh vı̀ vậy chỉ đạo công tác Tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục là rất cần thiết và phải tuân theo quy trı̀nh: 
1. Thành lập hội đồng tự đánh giá. 
2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá. 
3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng. 
4. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí. 
5. Viết báo cáo tự đánh giá. 
6. Công bố báo cáo tự đánh giá. 
3.4. Giải pháp 4: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của công tác TĐG&KĐCLGD để cả cộng đồng hiểu và cùng hỗ trợ, cùng tham gia công tác này. Lãnh đạo nhà trường, cán bộ, giáo viên chủ chốt phải chủ động, sáng tạo trong công tác tuyên truyền thông qua các cuộc hội họp, các buổi gặp mặt và các phương tiện truyền thông khác, phổ biến kiến thức và các kết quả đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục đã đạt được, để tạo điều kiện cho xã hội biết và tham gia giám sát chất lượng giáo dục. 
3.5. Giải pháp 5: Định hướng về huy động các nguồn lực hỗ trợ công tác TĐG
Nguồn lực chính là các yếu tố có tính quyết định đến sự thành công của công việc, đồng thời là điều kiện, phương tiện để có khả năng thực thi nhiệm vụ một cách có hiệu quả. Đối với một địa phương, nhà trường thuộc địa bàn dài đông dân càng phải định hướng rõ, cụ thể các nguồn lực cần huy động cho nhiệm vụ TĐG. 
3.6. Giải pháp 6: Công tác chı̉ đạo hướng dẫn để hoàn thành báo cáo TĐG.
 	Công tác dự thảo và hoàn thành được một báo cáo TĐG là rất quan trọng, vı̀ vậy công tác chı̉ đạo hướng dẫn để tất cả các thành viên trong hội đồng TĐG đầu tư trı́ tuệ vào báo cáo là rất cần thiết. 
Sau khi có những thông tin minh chứng cơ bản, Chủ tịch Hội đồng và các nhóm công tác chuẩn bị đề cương báo cáo tự đánh giá, cần phải nắm từng nội dung và bước đi cụ thể như sau: 
Phần I: Cơ sở dữ liệu của nhà trường: Thông tin chung của nhà trường (trường, lớp, học sinh, nhân sự qua 05 năm học, danh sách cán bộ quản lý...). Cơ sở vật chất, tài chính, thư viện và tổng kinh phí từ các nguồn thu của trường trong 05 năm gần đây. Giới thiệu tổng quan về trường (vài nét về sự hình thành và phát triển của nhà trường; những thuận lợi và khó khăn của nhà trường; thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường). 
Phần II: Tự đánh giá
+ Đặt vấn đề. 
+ Tổng quan chung (Mục đích của tự đánh giá chất lượng giáo dục; bối cảnh chung của nhà trường; một số phát hiện chính trong quá trình tự đánh giá; các vấn đề trọng tâm của báo cáo tự đánh giá)
+ Tự đánh giá: Tự đánh giá theo từng tiêu chuẩn (xác định mục đích yêu cầu của mỗi tiêu chuẩn), sau đó tiến hành đánh giá từng tiêu chí của tiêu chuẩn. Trong đánh giá từng tiêu chí có 03 chỉ số bao gồm: 
Mô tả hiện trạng của 03 chỉ số. 
Điểm mạnh của 03 chỉ số.
Điểm yếu của 03 chỉ số. 
Kế hoạch cải tiến chất lượng của 03 chỉ số: Nêu rõ phương hướng cải tiến chất lượng, kế hoạch thực hiện, thời gian hoàn thành và người thực hiện. 
Tự đánh giá của từng chỉ số và tiêu chí. 
Trong mỗi tiêu chuẩn có phần mở đầu, kết luận, nêu đầy đủ những điểm mạnh, những tồn tại cơ bản và kế hoạch cải tiến; có thống kê, so sánh kết quả các tiêu chí và chỉ số đạt và không đạt trong từng tiêu chuẩn. Cần mô tả và đánh giá sát với nội hàm của các chỉ số và các tiêu chí, thể hiện tính nhất quán trong từng tiêu chí và giữa các tiêu chí với nhau. 
Sau cùng có kết luận chung của bản báo cáo tự đánh giá để xác định

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_thuc_hien_co_hieu_qua_cong_tac_tu_danh.docx