SKKN Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác và sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 10 thông qua công tác lớp chủ nhiệm

SKKN Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác và sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 10 thông qua công tác lớp chủ nhiệm

Trong xu thế đổi mới hiện nay, nhu cầu về nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế đã đặt ra yêu cầu chung cho chiến lược phát triển đất nước về phát triển con người toàn diện, có sức khỏe, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc.

Trước yêu cầu đó, Bộ GD & ĐT đã đưa ra Nghị quyết Trung ương số 29- NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế với mục tiêu giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện theo các trụ cột giáo dục của UNESO: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để tự khẳng định. Để đạt được các trụ cột đó, giáo dục Việt Nam cần phát triển cho HS những năng lực như: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể và tất cả được cụ thể hóa thành các năng lực chung và năng lực chuyên biệt.

Những năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo sẽ được hình thành, phát triển tất cả các môn học và hoạt động giáo dục. Do đó, công tác giáo dục ở mỗi trường học, nhất là giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường cho học sinh được phát triển các phẩm chất và năng lực, trong đó có năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục và quản lí trong lớp chủ nhiệm.

Tại trường THPT Quỳnh Lưu 3, GVCN cũng dựa trên nhiệm vụ chung và xây dựng kế hoạch hoạt động, thực hiện và theo dõi, đánh giá HS mà chưa chú trọng đến việc phát triển các năng lực, trong đó có năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS. Trong khi đó, các em học sinh lớp 10 là những em học sinh vừa mới chuyển từ cấp 2 lên cấp 3 với nhiều bỡ ngỡ, lạ lẫm về môi trường học tập với thầy cô mới, bạn bè mới từ các địa phương khác nhau nên rất cần năng lực giao tiếp và hợp tác. Chương trình, phương pháp học tập mới, cách quản lí mới đòi hỏi các em phải có năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, linh hoạt để thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện của bản thân.

docx 64 trang Thu Kiều 26/09/2024 931
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác và sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 10 thông qua công tác lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3
 ****** 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP, HỢP TÁC VÀ SÁNG TẠO 
TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH LỚP 10 THÔNG 
 QUA CÔNG TÁC LỚP CHỦ NHIỆM
 Tác giả 1: Tô Thị Xuân – Tổ KHXH 
 Tác giả 2: Trần Thị Hồng – Tổ Văn
 MÔN : Chủ nhiệm
 Điện thoại : 0375859176; 0989343782
 NĂM HỌC: 2022 - 2023
 1 II. Mục đích nghiên cứu
 Về phía giáo viên: Đưa ra được các giải pháp giáo dục và quản lí lớp học 
hiệu quả thông qua công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, xây dựng nội quy lớp 
học và xây dựng được cảm xúc tích cực cho học sinh, thực hiện các chủ đề sinh 
hoạt lớp bằng trò chơi, tổ chức và hỗ trợ HS tham gia các hoạt động ngoài giờ lên 
lớp. Thông qua thực hiện các giải pháp, giáo viên sẽ giúp các em phát triển được 
các năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, sẵn sàng thích ứng 
với mọi tình huống trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
 Về phía học sinh: Học sinh được đưa ra ý kiến, được tham gia, được cùng 
nhau thực hiện những giải pháp do chính mình xây dựng; các em được đồng hành, 
hướng dẫn để thoát khỏi những cảm xúc chưa đúng hướng, xây dựng cho mình 
mình cảm xúc và hành động tích cực. Từ đó, hình thành và phát triển được năng 
lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS, giúp HS nhận thấy 
được bản thân mình có giá trị, được tôn trọng và mong muốn được phát triển, được 
cống hiến cho tập thể và cộng đồng.
 III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết 
vấn đề và sáng tạo cho HS lớp 10 thông qua công tác chủ nhiệm.
 Phạm vi nghiên cứu:
 - Nội dung: Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và 
 sáng tạo.
 - Đối tượng: học sinh lớp 10 trường THPT Quỳnh Lưu 3.
 - Thời gian khảo sát, áp dụng: năm học 2022 2023.
 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài: Quản lí lớp học; năng lực 
hợp tác, giao tiếp; giải quyết vấn đề, sáng tạo.
 - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu: Khảo sát nhu cầu và 
thực trạng về quản lí lớp học của giáo viên và học sinh.
 - Đề xuất các giải pháp quản lí lớp nhằm phát triển năng lực giao tiếp, hợp 
tác; giải quyết vấn đề, sáng tạo.
 - Tiến hành áp dụng nhằm đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các đề
xuất.
 V. Phương pháp nghiên cứu; Thời gian nghiên cứu 
 Phương pháp nghiên cứu
 Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu, phân tích và tổng
hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài.
 3 Chia sẻ để áp dụng cho công tác chủ nhiệm ở các lớp khối 10, khối 11, khối 
12 trong trường THPT Quỳnh Lưu 3.
 Giải pháp không chỉ áp dụng được cấp THPT mà còn có thể áp dụng được 
cho tất cả các cấp học như tiểu học, THCS, đại học, cho hệ THPT và cả hệ giáo 
dục thường xuyên.
 Giải pháp có thể áp dụng được cho các vùng miền như đồng bằng, miền núi, 
thành thị, nông thôn.
 Đề tài ngoài mục tiêu để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết 
vấn đề và sáng tạo, còn có thể sử dụng để phát triển được các năng lực khác như 
năng lực tự chủ và tự học, năng lực thể chất, thẩm mỹ, công nghệ, tin học
 VII. Tính hiệu quả của đề tài
 1. Đối với giáo dục
 Đề tài thông qua các giải pháp học sinh tham gia xây dựng nội quy lớp học, 
tham gia bầu Ban cán sự lớp, hỗ trợ HS phát triển cảm xúc tích cực, tổ chức các 
chủ đề sinh hoạt lớp thông qua trò chơi, tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp các 
năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo sẽ được phát triển. 
Thông qua vận động, HS có khả năng giao tiếp tốt với bạn bè, thầy cô và cộng 
đồng, biết lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng sự khác biệt của nhau sẽ giảm được 
tình trạng bạo lực học đường xảy ra.
 Khi biết cách giải quyết vấn đề, HS biết cách giải quyết các vấn đề xảy ra 
trong học tập và cuộc sống, từ đó giảm thiểu được hiện tượng stress, giảm những 
mâu thuẫn xảy ra ngay trong lớp học, trường học và ngoài cộng đồng.
 2. Đối với quản lí giáo dục
 Thông qua việc thực hiện, đề tài góp phần triển khai những định hướng về 
đổi mới căn bản của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đến với HS, góp phần 
lan tỏa định hướng đổi mới của những chính sách đến giáo viên và cộng đồng xã 
hội.
 5 đề xuất các biện pháp, lựa chọn giải pháp và thực hiện giải quyết những tình 
huống, những vấn đề học tập và thực tiễn mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, 
giải pháp thông thường, đồng thời đánh giá giải pháp GQVĐ để điều chỉnh và vận 
dụng linh hoạt trong hoàn cảnh, nhiệm vụ mới”.
 Năng lực sáng tạo (creative ability) là khả năng tạo ra ý tưởng mới, khác 
biệt, độc đáo, và có giá trị trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp hoặc trong sản 
xuất các sản phẩm mới. Năng lực sáng tạo không chỉ bao gồm khả năng tạo ra các 
ý tưởng mới mà còn bao gồm khả năng khai thác và phát triển các ý tưởng này 
thành sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị thực tế.
 Giáo viên chủ nhiệm lớp là gì?
 Giáo viên chủ nhiệm là giáo viên được phân công đảm nhiệm vai trò quản lý 
và giáo dục các học sinh trong một lớp học. Nhiệm vụ chính của giáo viên chủ 
nhiệm là hướng dẫn học sinh phát triển toàn diện, giúp đỡ học sinh vượt qua các 
khó khăn học tập, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên, học sinh và phụ 
huynh. Các nhiệm vụ của chủ nhiệm lớp có thể bao gồm:
Quản lý và giám sát kỷ luật của học sinh trong lớp học.
Tham gia giảng dạy và hướng dẫn học sinh trong các hoạt động học tập. 
Theo dõi quá trình học tập và đánh giá kết quả của học sinh trong lớp.
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục và rèn 
luyện cho học sinh trong lớp.
Thông báo cho phụ huynh về tiến độ học tập của học sinh và đề xuất các giải pháp 
để giải quyết vấn đề liên quan đến học tập và kỷ luật của học sinh.
 2. Biểu hiện của năng lực giao tiếp, hợp tác và năng lực giải quyết vấn 
đề sáng tạo của học sinh THPT
 Theo chương trình Giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể, năng lực 
giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS ở cấp trung học phổ 
thông được biểu hiện qua những thành phần sau:
 2.1. Biểu hiện năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh
 * Xác định được mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp
- Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp; 
dự kiến được thuận lợi, khó khăn để đạt được mục đích trong giao tiếp.
- Biết lựa chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp 
khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp.
- Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề khoa học, nghệ thuật phù hợp với 
khả năng và định hướng nghề nghiệp của bản thân, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp 
với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng.
 7 * Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập, 
trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong 
cuộc sống.
 * Hình thành và triển khai ý tưởng mới: Nêu được nhiều ý tưởng mới 
trong học tập và cuộc sống; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa 
trên những ý tưởng khác nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để 
thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng.
 * Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên 
quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; 
lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.
 * Thiết kế và tổ chức hoạt động:
- Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện hoạt 
động phù hợp;
- Tập hợp và điều phối được nguồn lực (nhân lực, vật lực) cần thiết cho hoạt động.
- Biết điều chỉnh kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch, cách thức và tiến trình giải 
quyết vấn đề cho phù hợp với hoàn cảnh để đạt hiệu quả cao.
- Đánh giá được hiệu quả của giải pháp và hoạt động.
 * Tư duy độc lập: Biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận 
thông tin một chiều; không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề; biết quan tâm 
tới các lập luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề.
 3. Vai trò của việc phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải 
quyết vấn đề và sáng tạo đối với học sinh.
 Việc học cách giao tiếp và hợp tác có thể giúp học sinh trở nên tự tin hơn 
trong việc thể hiện ý kiến, lắng nghe và đối thoại với người khác, tránh xung đột và 
xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè, giúp học sinh có thể truyền đạt ý tưởng, 
thông tin và ý kiến của mình một cách hiệu quả và tương tác tốt với người khác. 
Việc phát triển năng lực này giúp học sinh xây dựng được mối quan hệ tốt với thầy 
cô giáo và bạn bè, và cải thiện khả năng phát triển kỹ năng xã hội trong tương lai.
 Năng lực giải quyết vấn đề giúp học sinh nhận diện và tìm ra các giải pháp 
sáng tạo cho những vấn đề khó khăn trong chọc tập. Việc phát triển năng lực này 
giúp học sinh có khả năng phân tích vấn đề, tìm kiếm thông tin, đưa ra các giải 
pháp khả thi và đánh giá những hệ quả của các quyết định mình đưa ra. Việc có kỹ 
năng giải quyết vấn đề giúp học sinh tự tin và có khả năng đưa ra những quyết định 
phù hợp trong cuộc sống và sự nghiệp sau này.
 Năng lực sáng tạo giúp học sinh tìm ra các giải pháp mới và độc đáo cho 
những vấn đề phức tạp. năng lực này hiện nay rất cần thiêt trong mọi công việc.
 9 Để tìm hiểu thực trạng công tác chủ nhiệm nhằm phát triển năng lực ở 
trường THPT Quỳnh Lưu 3, chúng tôi đã thực hiện khảo sát như sau:
Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực trạng phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác và 
giải quyết vấn đề, sáng tạo của HS ở trường THPT.
Đối tượng khảo sát:
 Giáo viên: 10 GVCN khối 10 trường THPT Quỳnh Lưu 3.
 Học sinh: 210 học sinh khối lớp 10 trường THPT Quỳnh Lưu 3.
Nội dung khảo sát: Khảo sát thực trạng nhu cầu, mức độ giáo dục phát triển các 
năng lực giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề, sáng tạo của học sinh trước khi sử 
dụng một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT.
 2. Thực trạng công chủ nhiệm HS khối lớp 10 của các giáo viên nhằm 
phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng 
tạo hiện nay tại tại trường THPT Quỳnh Lưu 3
 https://forms.gle/hsmeWRLPSv1Tv7Fv7
 2.1. Nhận thức của giáo viên chủ nhiệm về mục tiêu phát triển các năng 
lực cho học sinh khối 10
 Để tìm hiểu mức độ nhận thức về phát triển năng lực năng lực giao tiếp và 
hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát 
GVCN với hai câu hỏi: Thầy/cô thường quan tâm phát triển những năng lực nào 
cho học sinh và công tác giáo dục và quản lí lớp chủ nhiệm quan trọng như thế nào 
đến việc phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề, sáng tạo cho 
HS?
 Kết quả thu được, phần lớn thầy cô đã nhận thấy được công tác chủ nhiệm 
rất quan trọng đến phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề, sáng 
tạo cho HS: 8/10 GV (80%), quan trọng: 2/10 GV (20%) và thầy cô đã có sự quan 
tâm đến phát triển các năng lực, như: năng lực thể chất, thẩm mỹ: 10/10 GV 
(100%), năng lực giao tiếp và hợp tác: 10/10 GV (100%), năng lực giải quyết vấn 
đề: 10/10 GV (100%), năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội: 6/10 GV(60%), năng 
lực tin học, công nghệ: 4/10 GV (40%)
 11

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_nang_luc_giao_tiep_hop_tac_va_sang_tao_trong.docx
  • pdfTÔ THỊ XUÂN - TRẦN THỊ HỒNG - TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 - CHỦ NHIỆM.pdf