SKKN Một số giải pháp rèn kĩ năng sử dụng dấu câu tiếng Việt cho học sinh lớp 5D

SKKN Một số giải pháp rèn kĩ năng sử dụng dấu câu tiếng Việt cho học sinh lớp 5D

 Dấu câu có vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp bằng chữ viết. Sự vắng mặt của dấu câu trong một văn bản không những gây khó khăn cho việc hiểu nội dung văn bản mà còn có thể dẫn đến sự hiểu lầm hay hiểu văn bản theo nhiều nghĩa khác nhau.

 Các dấu câu được học ở Tiểu học, tuy số lượng dấu câu không nhiều nhưng chúng được sử dụng linh hoạt. Các dấu câu khác nhau đảm nhiệm các chức năng khác nhau. Ngoài ra, dấu câu còn được sử dụng có tính chất cá nhân, theo sáng tạo của người viết. Vì thế, việc tiếp nhận hay sử dụng dấu câu không hề đơn giản. Từ đó cho thấy, việc dạy cho học sinh sử dụng đúng các loại dấu câu là yêu cầu quan trọng của người giáo viên Tiểu học.

 Ngay ở lớp 1, khi dạy nói và đọc, giáo viên đã chú ý đến dấu câu. Hai dấu câu đơn giản nhưng quan trọng nhất đó là dấu chấm, dấu phẩy đã được làm quen từ lớp 1. Đến đầu học kì 1 lớp 2, các em đã học cách sử dụng dấu chấm và dấu phẩy. Các dấu còn lại các em tiếp tục làm quen và học cách sử dụng ở lớp 3,4,5. Đến cuối bậc Tiểu học, học sinh đã có kĩ năng sử dụng các loại dấu câu cơ bản này. Tuy vậy, nhưng đến cuối lớp 5 vẫn còn nhiều học sinh chưa có ý thức sử dụng đúng nơi, đúng chỗ các dấu câu, các em còn sử dụng tùy tiện.

 Để giúp các em học sinh hiểu hơn về dấu câu, nắm vững cách dùng, tác dụng của từng loại dấu câu trong học tập và giao tiếp, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Một số giải pháp rèn kĩ năng sử dụng dấu câu tiếng Việt cho học sinh lớp 5D" với hi vọng những kinh nghiệm nhỏ tôi trình bày trong đề tài này sẽ góp phần giúp học sinh nắm vững cách sử dụng dấu câu và nâng cao chất lượng dạy và học.

 

doc 21 trang thuychi01 19432
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp rèn kĩ năng sử dụng dấu câu tiếng Việt cho học sinh lớp 5D", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU....................................................................................................02 
1.1. Lí do chọn đề tài............... ..........................................................................02
1.2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................02
1.3. Đối tượng nghiên cứu:................................................................................02
1.4. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................02
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...............................................03
2.1. Cơ sở lí luận:..............................................................................................03
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.............................................03
2.3. Các giải pháp khắc phục lỗi........................................................................05
2.4. Hiệu quả của sáng kiến: ........................................................................ ....18
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................16
3.1. Kết luận:....................................................................................................19
3.2. Kiến nghị....................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................20
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP GIẢI.....................................................21
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chọn đề tài:
 Dấu câu có vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp bằng chữ viết. Sự vắng mặt của dấu câu trong một văn bản không những gây khó khăn cho việc hiểu nội dung văn bản mà còn có thể dẫn đến sự hiểu lầm hay hiểu văn bản theo nhiều nghĩa khác nhau.
 Các dấu câu được học ở Tiểu học, tuy số lượng dấu câu không nhiều nhưng chúng được sử dụng linh hoạt. Các dấu câu khác nhau đảm nhiệm các chức năng khác nhau. Ngoài ra, dấu câu còn được sử dụng có tính chất cá nhân, theo sáng tạo của người viết. Vì thế, việc tiếp nhận hay sử dụng dấu câu không hề đơn giản. Từ đó cho thấy, việc dạy cho học sinh sử dụng đúng các loại dấu câu là yêu cầu quan trọng của người giáo viên Tiểu học.
 Ngay ở lớp 1, khi dạy nói và đọc, giáo viên đã chú ý đến dấu câu. Hai dấu câu đơn giản nhưng quan trọng nhất đó là dấu chấm, dấu phẩy đã được làm quen từ lớp 1. Đến đầu học kì 1 lớp 2, các em đã học cách sử dụng dấu chấm và dấu phẩy. Các dấu còn lại các em tiếp tục làm quen và học cách sử dụng ở lớp 3,4,5. Đến cuối bậc Tiểu học, học sinh đã có kĩ năng sử dụng các loại dấu câu cơ bản này. Tuy vậy, nhưng đến cuối lớp 5 vẫn còn nhiều học sinh chưa có ý thức sử dụng đúng nơi, đúng chỗ các dấu câu, các em còn sử dụng tùy tiện.
 Để giúp các em học sinh hiểu hơn về dấu câu, nắm vững cách dùng, tác dụng của từng loại dấu câu trong học tập và giao tiếp, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Một số giải pháp rèn kĩ năng sử dụng dấu câu tiếng Việt cho học sinh lớp 5D" với hi vọng những kinh nghiệm nhỏ tôi trình bày trong đề tài này sẽ góp phần giúp học sinh nắm vững cách sử dụng dấu câu và nâng cao chất lượng dạy và học. 
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc học sinh sử dụng dấu câu chưa phù hợp.
- Tìm ra giải pháp phù hợp trong việc rèn cho các em đặt dấu câu đúng, phù hợp với mỗi dạng bài cụ thể, phù hợp với trình độ nhận thức và tư duy của học sinh tiểu học để các em có thể sử dụng dấu câu có hiệu quả và phát huy tư duy của mình tốt hơn.
- Giúp cho học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản về cách đặt dấu câu và viết đoạn văn, bài văn có liên quan đến viết dấu câu một cách thành thạo, chặt chẽ, lô-gíc.
- Tạo nền móng học tập vững chắc để các em tiếp tục học lên các lớp trên.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số giải pháp rèn kĩ năng sử dụng dấu câu tiếng Việt cho học sinh lớp 5D. 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng lý thuyết. 
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Môn Luyện từ và câu có tiềm năng giáo dục to lớn, nó góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề. Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập linh hoạt, sáng tạo; góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của con người như lao động cần cù, cẩn thận, có ý thức vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nền nếp và có tác phong khoa học.
 Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài là một vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Bản thân mỗi chúng ta cần phải chăm sóc thế hệ trẻ ngay từ lúc ấu thơ đến lúc trưởng thành. Vì vậy việc phát triển và bồi dưỡng ngay từ bậc tiểu học là công việc hết sức quan trọng đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng cải tiến về nội dung, đổi mới về phương pháp để khuyến khích học sinh say mê học tập, nghiên cứu tìm tòi chiếm lĩnh tri thức mới.
 Việc dạy cách làm các bài dạng bài tập về dấu câu có vị trí đặc biệt quan trọng. Thông qua dạy cách làm các bài dạng bài tập về dấu câu giúp cho đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn kỹ năng viết dấu câu đúng theo các kiểu câu trong đoạn văn, bài văn từ đó nâng cao chất lượng dạy Tiếng Việt Tiểu học. Cũng thông qua việc dạy cách làm các bài dạng bài tập về dấu câu có tác dụng thúc đấy phát triển tư duy logic, rèn luyện khả năng sáng tạo văn học của học sinh. 
 Muốn nâng cao chất lượng dạy học thì trước hết phải xây dựng được một nội dung hợp lý, khoa học và những phương pháp giảng dạy phù hợp, phát triển được khả năng tư duy linh hoạt, sáng tạo của học sinh.
 Các dạng bài tập về dấu câu là một trong các dạng bài điển hình trong phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học. Để làm được các bài dạng bài tập về dấu câu, trước hết ta cần phân tích bài tập để nhận dạng bài tập từ đó có phương pháp làm bài hợp lý.
 Các bài tập về dấu câu có tác dụng tốt trong việc rèn luyện tư duy, từ trực quan cụ thể đến tư duy trừu tượng và khả năng suy luận, phán đoán cho học sinh trong quá trình học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống.
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN:
 Nội dung dạy- học về dấu câu trong chương trình lớp 5:
 Qua giảng dạy và nghiên cứu, tôi đã tổng hợp các kiểu bài tập, các dạng bài tập ở lớp 5 về dấu câu cụ thể như sau:
 Lớp 5: Học sinh ôn lại các dấu câu đã học từ lớp 4 đến lớp 5, bao gồm 8 tiết vào cuối học kỳ 2 từ tuần 29 đến tuần 34 gồm các dạng bài tập cơ bản trên, nhưng yêu cầu mức cao hơn.
 + Chọn dấu câu thích hợp điền vào chỗ trống. (Bài 1-T115; Bài 2- T124)
 + Tìm, điền dấu câu thích hợp vào văn bản cho trước và giải thích cách dùng dấu câu. (Bài 2- T115; Bài 1- T138; Bài 1- T51; Bài 2- T152)
 + Chữa lỗi về dấu câu.( Bài 3- T134)
 + Lập bảng tổng kết về tác dụng của dấu câu qua các ví dụ. (Bài 1- T124; Bài 2- T160)
 + Đặt câu, viết một đoạn văn theo yêu cầu sử dụng dấu câu. (Bài 3- T116; Bài 3- T138; Bài 3- T50)
 - Để dạy thành công những bài tập về dấu câu, giáo viên cũng cần giúp học sinh có những kiến thức chắc chắn về các dạng bài tập khác như: các mẫu câu; các bài tập về biện pháp tu từ Không chỉ ở phân môn Luyện từ và câu, Tập làm văn mà các em học sinh cần nắm vững cách khai thác nội dung ở các bài tập thuộc phân môn Tập đọc. Nếu các em hiểu được cách tìm ý của đoạn, ý của câu, thì các em sẽ dễ vận dụng trong việc thực hiện được dạng bài tập này.
 - Việc nắm được mạch kiến thức, hệ thống bài tập về dấu câu là một điều hết sức cần thiết. Giáo viên cần hệ thống hóa được mạch kiến thức đó, vì giữa bài tập này và bài tập kia, giữa lớp này và lớp kia có sự móc xích, hỗ trợ lẫn nhau. Chúng ta không thể dạy bài nào chỉ biết đến bài đó, dạy lớp nào chỉ biết lớp đó.
 - Hệ thống câu hỏi gợi ý để tổ chức hoạt động học tập cho các em học sinh phải phù hợp với từng đối tượng, gần gũi với học sinh, không quá dễ cũng không quá khó. Đồng thời giáo viên cũng phải lường trước được những sai lầm mà các em có thể mắc phải để dự kiến trước biện pháp sửa chữa.
 Một số lỗi của học sinh mắc phải như sau :
 Với kiến thức về dấu câu, học sinh thường mắc phải những lỗi sai sau đây: - Lỗi không dùng dấu câu : Là những câu sai do không dùng dấu câu ở chỗ cần thiết. Cả một đoạn văn dài có nhiều ý riêng biệt, học sinh cứ viết mà không có bất kì một dấu phẩy, dấu chấm nào được sử dụng. Như vậy, học sinh đã vi phạm quy tắc sử dụng dấu câu. Việc đó gây khó khăn trong giao tiếp, người đọc không thể hiểu được nội dung truyền đạt, không xác định được ý muốn diễn tả.
- Lỗi sử dụng dấu câu sai: Là lỗi của những câu học sinh sử dụng dấu không hợp lí, không đúng quy tắc, đáng lẽ phải dùng dấu này lại dùng dấu khác, phải đặt ở chỗ này lại đặt ở chỗ khác.
 Nguyên nhân:
 Qua thực tế giảng dạy và từ kết quả khảo sát điều tra như trên tôi đã tiến
hành tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, đó là:
 * Về phía học sinh:
- Do ý thức học của một vài em còn kém, coi nhẹ việc nâng cao kĩ năng sử dụng dấu câu tiếng Việt, chưa thấy được tác dụng của dấu câu trong việc diễn đạt nội dung dẫn đến lỗi không sử dụng dấu câu; lỗi sử dụng sai dấu câu.
 - Khi làm bài tập dạng về dấu câu còn thụ động, đoán mò điền dấu đại, làm bài còn máy móc. Phần lớn học sinh chỉ thụ động làm các bài cụ thể về dấu câu chứ không biết so sánh, liên hệ với các bài tập khác.
 - Trí nhớ của các em chưa thoát khỏi tư duy cụ thể nên còn ngại khó khi gặp các bài tập phức tạp. Từ đó dẫn đến kết quả học tập của các em chưa cao.
 * Về phía giáo viên:
 Cùng với những nguyên nhân từ phía học sinh phải kể đến nguyên nhân từ phía giáo viên, đó là:
 - Quy trình dạy các bài tập điền dấu câu chưa phát huy được tính sáng tạo của học sinh, chủ yếu chỉ tập trung vào đối tượng học sinh trung bình, khá mà không chú ý đến đối tượng học sinh giỏi đã có khả năng sử dụng dấu câu thành thạo.
 - Do phương pháp dạy học chưa sát, giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc khắc phục lỗi cho HS.
- Chưa có kế hoạch ôn luyện phù hợp ở mảng kiến thức này.
 Theo khảo sát, điều tra thực tế đầu năm lớp 5D, tôi thấy các em còn mắc lỗi sử dụng dấu câu. 
 Dưới đây là bảng thống kê kết quả khảo sát, điều tra việc sử dụng dấu câu học sinh lớp 5D- Trường Tiểu học Đông Vệ I trong thời gian đầu năm.
 Yêu cầu
 Sĩ số
Lỗi không sử dụng dấu câu
Lỗi sử dụng sai dấu câu
Sử dụng đúng dấu câu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
42
10
23,8%
17
40,4%
15
35,8%
 2.3 Các giải pháp khắc phục lỗi: 
 Bản thân là một giáo viên, tôi luôn trăn trở và tìm cách khắc phục những tồn tại đã nêu trên. Sau đây là các giải pháp mà tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy của mình, tôi thấy rất có hiệu quả:
Giải pháp 1: Nắm vững quy tắc về dấu câu
 Bởi ở lớp 5, các em được ôn lại các dấu câu đã học ở lớp dưới nên để giúp các em nhớ lâu và có hệ thống, tôi cùng các em xây dựng "Bảng tóm tắt cách dùng các dấu câu" dưới hình thức chia nhóm để các em trong nhóm hỗ trợ lẫn nhau, tôi chỉ là người giám sát và giúp đỡ khi cần thiết. Các em tự xây dựng và lấy được ví dụ điều đó sẽ giúp các em nhớ và vận dụng được trong làm bài.
Cụ thể:
BẢNG TÓM TẮT CÁCH DÙNG CÁC DẤU CÂU
TT
Cách gọi tên
Cách ghi
Ghi nhớ
1
Dấu chấm
 .
 Dấu chấm dùng để kết thúc câu kể. Chữ cái đầu sau dấu chấm phải viết hoa.
Ví dụ: Kéo co là phải đủ ba keo, bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng. 
 (Theo Toan Ánh)
2
Dấu
chấm hỏi
 ?
 Dấu chấm hỏi dùng để đánh dấu câu hỏi, được đặt ở cuối câu.(Câu hỏi điều chưa biết; Câu hỏi được dùng với mục đích khẳng định; Câu kể được dùng với mục đích nghi vấn. )
Ví dụ:
- Mấy ngày nữa thì mẹ về hả chị?
- Phong cảnh đó có khác gì một bức tranh sơn thủy?
- Bây giờ là 9 giờ?
3
Dấu
chấm than
 !
 Dấu chấm than thường được dùng để kết thúc câu bộc lộ cảm xúc, cầu khiến, đề nghị, mong chờ...
Ví dụ:
- Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!
- Dế Choắt, hãy giương mắt ra mà xem tao trêu con mụ Cốc đây này! 
4
Dấu phẩy
 ,
Dấu phẩy có tác dụng sau:
- Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu
Ví dụ: Sân trường bỗng trở nên ồn ào, huyên náo.
- Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ: Dưới gốc cây xà cừ, một tốp bạn nữ đang túm tụm đọc truyện.
- Ngăn cách các vế trong câu ghép.
Ví dụ: Giữa sân trường, các bạn nam đang đá cầu, các bạn nữ nhảy dây.
5
Dấu
hai chấm
 :
Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Khi báo hiệu lời nói của một nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
Ví dụ: a, Tôi thở dài: 
- Còn đứa bị điểm không, nó tả thế nào?
 b, Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.
6
Dấu ngoặc kép
 ""
Dấu ngoặc kép thường được dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc ý nghĩ của nhân vật .
Ví dụ: Bác tự cho mình là" người lính vâng mệnh quốc dân ra mặt trận ", là "đầy tớ trung thành của dân".
Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta thường phải thêm dấu hai chấm.
Ví dụ: Bác nói: "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành".
Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
Ví dụ: Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm "vôi vữa".
7
Dấu gạch ngang
 -
Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu:
- Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
- Phần chú thích trong câu.
- Các ý trong một đoạn liệt kê.
Ví dụ: "Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao"- Pa-xcan nghĩ thầm.
- Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính. - Pa-xcan nói.
 Bên cạnh đó, tôi sưu tầm các bài thơ về dấu câu, giúp học sinh dễ ghi nhớ và vận dụng trong học tập. 
 Ví dụ:   Những dấu câu ơi!
Cảm ơn các bạn dấu câu
Không là chữ cái nhưng đâu bé người
Dấu phấy (,) thường thấy ai ơi
Tách biệt từng ý đọc thời ngắt ra
Dấu chấm (.) trọn vẹn câu mà
Không biết dùng sẽ dây cà, dây khoai.
Chấm phẩy (;) phân cách làm hai
Sau bổ sung trước mới tài làm sao
Chấm than (!) tình cảm dạt dào
Khiến sai, đề nghị lẽ nào làm ngơ
Chấm hỏi (?) giỏi đến bất ngờ
Hỏi ai hay chính thẫn thờ hỏi ta
Hai chấm (:) lời trích gần xa
Đôi khi giải thích thế là hiểu thêm
Chấm lửng (...) câu hoá có duyên
Dù chưa nói hết vẫn nên bao điều
Gạch ngang (-) tách ý khi nhiều
Mở đầu lời nói bao nhiêu rõ ràng
Ngoặc đơn ( ) giải thích kĩ càng
Làm cho câu cũng nhẹ nhàng dễ coi
Ngoặc kép (“ ”) trân trọng rạch ròi
Sau dấu hai chấm (:) nhưng đòi
 chuẩn luôn
Học dần, hiểu sẽ nên khôn
Muốn viết cho đúng phải ôn luyện dần. 
 Bài của TS. Lê Thống Nhất
 Giải pháp 2: Thông qua bài tập để rèn kĩ năng thực hành sử dụng dấu câu. 
 Với giải pháp này tôi lựa chọn các bài tập và chia thành 3 nhóm chính để phù hợp với năng lực của từng học sinh. Cụ thể:
Nhóm 1: Bài tập về từng loại dấu câu
 Loại bài tập này được sử dụng sau mỗi bài học về từng dấu câu, giúp học sinh nắm chắc chức năng, công dụng của dấu câu được học. (Đối với dạng bài tập này được sử dụng ở các lớp dưới.)
Nhóm 2: Bài tập phân biệt các nhóm dấu câu
 Loại bài tập này sử dụng sau khi học sinh đã được học một số dấu câu, nhằm giúp các em hiểu đúng chức năng của từng dấu câu trên cơ sở đối chiếu, so sánh cách dùng các dấu câu giống nhau về vị trí trong câu hoặc gần gũi nhau về chức năng.(Đối với dạng bài tập này tôi sử dụng để giúp những em chưa nắm vững cách sử dụng dấu câu được củng cố lại kiến thức.)
Nhóm dấu câu giống nhau về vị trí
Nhóm dấu câu gần nhau về chức năng
Các dấu câu đặt ở cuối câu
Các dấu câu đặt ở vị trí khác
Các dấu câu 
có chức năng 
phân cách
Các dấu câu
có chức năng tách biệt
 * Bài tập so sánh dấu chấm và dấu chấm hỏi.
 Ví dụ: Điền dấu câu thích hợp vào cuối mỗi câu sau:
- Kéo co phải đủ ba keo, bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng 
- Để tham gia thi Tiếng hát tuổi thơ, lớp cậu đã chọn được bài hát gì 
 * Bài tập so sánh dấu chấm và dấu chấm than.
 Ví dụ: Điền dấu câu thích hợp vào cuối mỗi câu sau:
- Cậu hãy giúp tớ vẽ tranh cho tờ báo tường lớp mình nhé
- Cậu hãy giúp tớ nhé	
 * Bài tập so sánh dấu chấm và dấu chấm hỏi và dấu chấm than.
 Ví dụ: Điền dấu câu thích hợp vào ô trống 
Tình huống khó xử
 Trong rạp hát, một cô ca sĩ đang cố gắng phô diễn giọng ca của mình Một khán giả bực tức quay sang hỏi người bên cạnh:
 - Hát như thế mà cũng dám lên biểu diễn cơ đấy Cô ca sĩ này ở đâu ra vậy hả ông
 - Nó là con gái tôi
 - Ấy chết Xin lỗi bác Kể ra thì giọng hát cũng không đến nỗi nào. Nhưng cháu nhà bác chọn bài hát không thích hợp. Bài này dở quá Nhạc và lời như thế thì chẳng có ai hát hay được Không biết người nào viết nhạc thế nhỉ
- Chính tôi đấy
 (Theo Kể chuyện âm nhạc)
Nhóm 3: Bài tập nâng cao kĩ năng sử dụng dấu câu
 Loại bài tập này được sử dụng khi các em đã được học hầu hết các dấu câu tiếng Việt và có sự hiểu biết tương đối chắc chắn về các chức năng của từng dấu câu. Học sinh được đặt vào các tình huống bộc lộ khả năng sử dụng dấu câu một cách linh hoạt, sáng tạo. (Đây là dạng bài tập chủ yếu mà tôi dạy cho các em ở lớp tôi chủ nhiệm trong các giờ Thực hành Tiếng Việt vì ở lớp 5 các em ôn tập lại các dấu câu đã học ở lớp dưới )
 Ví dụ một số bài tập:
Bài 1: Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống trong các đoạn dưới đây rồi chép lại đoạn văn sau cho đúng.
 a, Kiến Mẹ rất yêu đàn con của mình tối nào Kiến Mẹ cũng dỗ dành thơm yêu từng đứa con và âu yếm nói
 - Chúc con ngủ ngon 	
 (Theo Truyện của mùa hạ)
b, Mùa hạ đến tôi nhận ra mùa hạ bằng cái nắng oi nồng khó chịu cái nắng như vàng hơn nhiều hơn và kéo dài hơn trên những tán cây lũ ve sầu đang đua nhau kêu ra rả trong sân trường im ắng hoa phượng bỗng rộ lên một màu đỏ chói chang.
 ( Nguyễn Thế Thọ)
Bài 2: Điền dấu câu thích hợp vào mỗi chỗ gạch chéo trong đoạn sau rồi chép lại đoạn văn sau cho đúng.
 Ngoài xa/ dòng sông lào xào vỗ sóng/ gió chạy loạt xoạt trong cỏ/ trăng đã lên cao/ đêm đã khuya lắm/
Bài 3: Nối câu ở cột bên trái với lời giải nghĩa thích hợp ở cột bên phải.
Bò cày không được thịt.
Bò dùng để cày rộng , không được đem giết thịt.
Bò cày không được, thịt.
Bò dùng để cày ruộng thường gầy, mổ ra được ít thịt.
Bò cày, không được thịt.
Bò không dùng để cày ruộng được nữa, cho giết thịt.
Bài 4: Em hãy viết đoạn văn ngắn kể lại cuộc nói chuyện giữa em và bạn về một bộ phim đã xem , trong đó có sử dụng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.
Bài 5: Em hãy lựa chọn đặt dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào ô trống thích hợp để kết thúc các câu trong bài viết sau:
 Tên anh là gì? 
Chiến sĩ cảnh sát yêu cầu một thanh niên vượt đèn đỏ dừng lại và hỏi:
- Tên anh là gì 	
- Tên em là Gì ạ
Người cảnh sát nghiêm nét mặt 
- Anh trả lời cho nghiêm túc, tên anh là gì
- Dạ...! Tên em là Gì ạ
- Yêu cầu anh cho xem chứng minh thư	
Người chiến sĩ cảnh sát cầm tấm chứng minh thư và đọc: Trần Văn Gì
 (Sưu tầm)
 - Bên cạnh đó, khi kiểm tra, trả bài, nhận xét bài tập làm văn, giáo viên cần chú ý lỗi dùng dấu câu sai của học sinh và phải lấy đó làm bài tập để hướng dẫn cả lớp sửa chữa. Có như thế, các em mới thấy được lỗi của mình, biết tự sửa để sau đó có ý thức sử dụng dấu câu tốt hơn. 
 - Ngoài ra, Gv có thể dùng bài viết sai (không chỉ với phân môn Luyện từ và câu mà còn với phân môn Tập làm văn) của học sinh để sửa chung cho cả lớp, để học sinh thấy cái vô lí từ đó rút ra được lời giải đúng .(với lưu ý không nêu tên học sinh trước lớp)
Giải pháp 3: Tìm ra cơ sở sử dụng dấu câu
 * Dấu câu và mục đích nói của câu 
 Mục đích nói của câu là một yếu tố quan trọng để lựa chọn dấu câu khi
thể hiện câu nói đó bằng chữ viết. Cùng là một cấu trúc câu "Mẹ về" nhưng có thể nói theo những mục đích khác nhau và khi thể hiện trên chữ v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_ren_ki_nang_su_dung_dau_cau_tieng_viet.doc