SKKN Một số giải pháp quản lý tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

SKKN Một số giải pháp quản lý tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

Mục tiêu giáo dục THCS nhấn mạnh tính toàn diện: “Dạy chữ- dạy người- dạy nghề", qua dạy học hình thành cho học sinh các năng lực chủ yếu đó là: năng lực hành động, năng lực thích ứng, năng lực cùng sống và làm viêc, năng lực tự khẳng định mình. Điều đó phù hợp với bốn trụ cột giáo dục Thế giới thế kỉ XXI là: Học để biết, học để làm việc, học để làm người, học để hoà nhập.

Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung và trường THCS nói riêng phải có nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ về đạo đức và trí tuệ, về thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiêp cận trình độ giáo dục phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới trước xu thế hội nhập toàn cầu.

Trường THCS Quảng Cát là một trường vùng ven của Thành phố Thanh Hóa, việc nâng cao chất lượng giáo dục để hòa nhập với mặt bằng chung của Thành phố Thanh Hóa là vấn đề mà cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường luôn trăn trở. Làm thế nào để nâng cao chất lượng khi mà cơ sở vật chất còn khó khăn, đội ngũ còn thiếu cả về số lượng, cơ cấu bộ môn, đối tượng học sinh đa số chưa thực sự được gia đình quan tâm đúng mức, trong bốí cảnh như vậy mỗi cán bộ quản lí , mỗi giáo viên trong nhà trường đều đã trăn trở để tìm ra những giải pháp phù hợp, hữu hiệu nhằm phát huy nội lực, tập trung đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Để đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục thì chúng ta không thể không quan tâm đến vai trò của đội ngũ giáo viên và tổ chuyên môn bởi: Tổ chuyên môn là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được của nhà trường, nếu tổ chuyên môn hoạt động tốt, hiệu quả, khoa học, đoàn kết, mọi thành viên đều có trách nhiệm cao, nỗ lực hết mình thì chắc chắn mọi công tác của tổ sẽ trôi chảy, thành tích của tổ sẽ cao, như vậy thì thành tích của trường cũng sẽ tốt. Vì vậy việc quản lý chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề không thể thiếu được của mỗi nhà trường .

 

doc 18 trang thuychi01 20674
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp quản lý tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
1. Mở đầu
 1.1.Lí do chọn đề tài Trang 2
1.2. Mục đích nghiên cứu Trang 4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới
2. Nội dung 
 2.1. Cơ sở lí luận Trang 5
 2.2.Thực trạng Trang 7
 2.3. Các giải pháp Trang 8
 2.4. Hiệu quả Trang 16
3. Kết luận, kiến nghị
 3.1. Kết luận Trang 17
 3.2. Kiến nghị
 1. Mở đầu
 1.1.Lí do chọn đề tài 
Mục tiêu giáo dục THCS nhấn mạnh tính toàn diện: “Dạy chữ- dạy người- dạy nghề", qua dạy học hình thành cho học sinh các năng lực chủ yếu đó là: năng lực hành động, năng lực thích ứng, năng lực cùng sống và làm viêc, năng lực tự khẳng định mình. Điều đó phù hợp với bốn trụ cột giáo dục Thế giới thế kỉ XXI là: Học để biết, học để làm việc, học để làm người, học để hoà nhập. 
Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung và trường THCS nói riêng phải có nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ về đạo đức và trí tuệ, về thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiêp cận trình độ giáo dục phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới trước xu thế hội nhập toàn cầu.
Trường THCS Quảng Cát là một trường vùng ven của Thành phố Thanh Hóa, việc nâng cao chất lượng giáo dục để hòa nhập với mặt bằng chung của Thành phố Thanh Hóa là vấn đề mà cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường luôn trăn trở. Làm thế nào để nâng cao chất lượng khi mà cơ sở vật chất còn khó khăn, đội ngũ còn thiếu cả về số lượng, cơ cấu bộ môn, đối tượng học sinh đa số chưa thực sự được gia đình quan tâm đúng mức, trong bốí cảnh như vậy mỗi cán bộ quản lí , mỗi giáo viên trong nhà trường đều đã trăn trở để tìm ra những giải pháp phù hợp, hữu hiệu nhằm phát huy nội lực, tập trung đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Để đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục thì chúng ta không thể không quan tâm đến vai trò của đội ngũ giáo viên và tổ chuyên môn bởi: Tổ chuyên môn là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được của nhà trường, nếu tổ chuyên môn hoạt động tốt, hiệu quả, khoa học, đoàn kết, mọi thành viên đều có trách nhiệm cao, nỗ lực hết mình thì chắc chắn mọi công tác của tổ sẽ trôi chảy, thành tích của tổ sẽ cao, như vậy thì thành tích của trường cũng sẽ tốt. Vì vậy việc quản lý chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề không thể thiếu được của mỗi nhà trường . 
Trong một số năm trước đây tôi nhận thấy tình hình sinh hoạt tổ chuyên môn của trường đôi khi vẫn còn mang tính hình thức, các thành viên trong tổ khi sinh hoạt chưa mạnh dạn trao đổi về chuyên môn, chỉ thực hiện những công việc như báo cáo số liệu... Hằng năm việc bồi dưỡng chất lượng đội ngũ còn gặp những khó khăn nhất định, với không ít giáo viên việc thao giảng các cấp đang là nghĩa vụ, họ không còn coi đó là ngày hội giảng mà chỉ là thực hiện nghĩa vụ khi được nhà trường phân công, việc dự giờ thăm lớp đôi khi chỉ là bắt buộc, đối phó với việc kiểm tra của các cấp quản lý, sinh hoạt chuyên môn thuần túy mang nặng tính hành chính. 
 Từ những năm học 2012- 2013, 2013-2014 xét thấy việc dự giờ, thao 
giảng cấp trường nhiều khi chỉ là hình thức, giáo viên dạy có một số người mang tính trình diễn, khi góp ý đánh giá giờ dạy liên quan đến xếp loại giờ dạy, công tác thi đua nên anh em cũng nể nang không góp ý hết những thiếu sót hoặc chưa chỉ ra được để đạt được hiệu quả hơn thì giáo viên nên làm như thế nào về phương pháp, kỹ thuật dạy học, thiết kế bài học, tiến trình dạy họcKhi đó tôi đã mạnh dạn đề xuất với hiệu trưởng cho hai tổ chuyên môn đổi mới cách sinh hoạt chuyên môn, nâng cao hiệu quả việc dự giờ các tiết dạy đối chứng chuyên đề bằng cách tổ chức cho hai tổ chuyên môn dạy các tiết học có nội dung tích hợp, mới, khó trong đó có sử dụng các kỹ thuật dạy học hiện đại, sử dụng bản đồ tư duy với cách làm như sau: tổ chuyên môn chọn bài, cùng nghiên cứu nội dung bài học và thảo luận nội dung, phương pháp, kỹ thuật dạy học sau đó giao cho một giáo viên dạy đối chứng; cả tổ dự trong buổi sinh hoạt chuyên môn, khi đánh giá rút kinh nghiệm không xếp loại giờ dạy, mọi người rút ra kinh nghiệm cho bản thân và đi đến một số thống nhất khi dạy dạng bài đóVới cách làm trên chúng tôi nhận thấy hiệu quả hơn trước, giáo viên xây dựng hăng hái hơn, một số giáo viên tích cực đã xung phong dạy đối chứng. Cụ thể trong hai năm học 2014-2015, 2015-2016 và học kỳ I của năm học 2016-2017 nhà trường đã tổ chức được 24 buổi sinh hoạt chuyên môn như nói trên. Sau khi được tham dự tập huấn về nội dung sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài học (học kỳ II của năm học 2014-2015) chúng tôi cảm thấy thực sự tâm đắc vì những thay đổi, trải nghiệm trong sinh hoạt chuyên môn nhà trường của các năm học trước đã phần nào vươn tới với thay đổi về nhận thức của giáo viên trong hoạt động sinh hoạt chuyên môn đó là “sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài học”
 Qua chỉ đạo, quản lí công tác sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường, chúng tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm, việc làm tốt, trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin được nêu lên “một số giải pháp quản lý tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học” mà BGH trường THCS Quảng Cát đã thực hiện trong các năm học: 2014-2015, 2015-2016 và năm học 2016-2017 những việc chúng tôi đã làm, đang làm nhằm góp phần thúc đẩy tổ chuyên môn nhà trường hoạt động có hiệu quả nâng cao chất lượng dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng và củng cố uy tín của tập thể cán bộ giáo viên trường THCS Quảng Cát.
1.2. Mục đích nghiên cứu: Đưa ra một số giải pháp số giải pháp quản lý tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài học tại trường THCS Quảng Cát.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Hai tổ chuyên môn đổi mới sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài học nhằm nâng cao năng lực giáo viên, nâng cao chất lượng giảng dạy. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các tài liệu về thực hiện sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài học, Quy định về , thông tư..
 Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của giáo viên, kinh nghiệm bản thân rút ra trong quá trình thực hiện, một số ý kiến đóng góp của đồng nghiệpTừ đó tìm 
ra một số giải pháp quản lý tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. 
 Thời gian nghiên cứu từ năm học 2014-2015 đến hết tháng 3 năm học 2016-2017.
1.5. Tóm tắt những điểm mới
Là năm học thứ ba thực hiện sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài học nên nhà trường đã tập trung vào việc phát triển kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm cho đồng nghiệp.
Tạo môi trường giáo dục dân chủ, thân thiện, đoàn kết trong tổ/nhóm chuyên môn, trong trường học, giao cho tổ chủ động chọn môn học trong năm để thực hiện, trước đây nhà trường chỉ đạo chọn môn học cho tổ thực hiện.
 Thúc đẩy các đối tượng giáo viên trong trường vượt khó, cầu tiến trong quá trình thực hành đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Gắn kết, đối chiếu lí luận giáo dục với thực tiễn giảng dạy của giáo viên cùng ứng dụng, trải nghiệm để cùng nhận ra lợi ích, tác dụng của việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; từ đó tiếp tục kiên trì thực hiện để ngày càng thu được những kết quả tốt hơn. 
 2. Nội dung 
2.1. Cơ sở lí luận
Tập thể tổ chuyên môn là tổ hợp các cá thể trong môi trường giáo dục. Tổ chuyên môn là tổ chức cơ sở của bộ máy chính quyền nhà trường trực tiếp quản lý giáo viên về mặt tư tưởng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kế hoạch giáo dục và giảng dạy, kết quả đào tạo học sinh.
	Là nơi tổ chức thực hiện chương trình theo nội dung, phương pháp và biên chế đã quy định; nơi triển khai toàn bộ các hoạt động giáo dục tới học sinh.
Tổ chuyên môn là nơi tập hợp đoàn kết giáo viên, tiến hành trao đổi chuyên môn, phát huy những sáng kiến kinh nghiệm giáo dục. Đây cũng chính là nơi chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng hiệu quả dạy và học của nhà trường. Đồng thời tổ chuyên môn là nơi kịp thời hỗ trợ nâng cao tay nghề giáo viên, giúp cán bộ quản lý phân loại giáo viên theo nghiệp vụ sư phạm. Vì vậy, hoạt động của tổ chuyên môn vô cùng quan trọng, là nền tảng vững chắc cho hoạt động giáo dục nhà trường. 
Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là những vấn đề thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, thực hiện các văn bản chỉ đạo, thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang tính thực tiễn được mang ra thảo luận, phân tích dưới nhiều góc độ và rút ra những kết luận sư phạm, những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Để việc sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài học trong nhà trường đi đúng hướng, đạt được mục tiêu thì cần thiết phải quản lí, chỉ đạo nội dung này một cách khoa học, chặt chẽ và có những biện pháp quản lí khả thi nhất phù hợp với điều kiện thực tế về đội ngũ giáo viên, tình hình học sinh trong môi trường sư phạm của nhà trường. 
2.1.1.Thế nào là sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học (NCBH)?
- Là hoạt động chuyên môn của GV nhằm tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học (học sinh). 
- Không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại GV mà nhằm khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như mong muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho HS được tham gia vào quá trình học tập; giúp GV có khả năng chủ động điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng HS.
- Phương pháp sinh hoạt chuyên môn dựa trên hướng nghiên cứu bài học cũng là hoạt động sinh hoạt chuyên môn nhưng ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: Học sinh học như thế nào? Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? Nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không, kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không? Có cần điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?
2.1.2. Cách thức tiến hành SHCM theo nghiên cứu bài học
Bước 1: Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu
Giáo viên cần xác định mục tiêu kiến thức và kỹ năng mà học sinh (HS) cần đạt được khi tiến hành nghiên cứu (theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở từng môn học), đảm bảo phù hợp với trình độ của HS, năng lực của giáo viên.
Các GV trong tổ thảo luận chi tiết về thể loại bài học, nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao, cách tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh, cách rèn kỹ năng, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn...Dự kiến những thuận lợi, khó khăn của HS khi tham gia các hoạt động học tập và các tình huống xảy ra và cách xử lý (nếu có)
Tổ trưởng chuyên môn (TTCM) giao cho GV trong nhóm soạn giáo án của bài học nghiên cứu, trao đổi với các thành viên trong tổ để chỉnh sửa lại giáo án. Các thành viên khác có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc quan sát và thảo luận sau khi tiến hành bài học nghiên cứu.
Bước 2. Tiến hành bài giảng minh họa (BGMH) và dự giờ
Sau khi hoàn thành giáo án của bài học nghiên cứu chi tiết, một GV sẽ dạy minh họa bài học nghiên cứu (BGMH) ở một lớp học cụ thể, các GV còn lại trong nhóm tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học.
GV dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc: Không làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh; không gây khó khăn cho giáo viên dạy minh họa; khi dự giờ phải tập trung vào việc học của học sinh, cách phản ứng của học sinh trong giờ học, cách làm việc nhóm HS, những khó khăn vướng mắc, thái độ tình cảm của học sinh... Quan sát tất cả đối tượng học sinh, không được “bỏ rơi” một HS nào.
GV từ bỏ thói quen đánh giá giờ qua hoạt động của GV dạy, người dự cần học tập, hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy. Đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học của HS để tìm cách giải quyết.
Luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của HS trong giờ học, có khả năng phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh việc dạy phù hợp, việc học của HS.
Hình thành thói quen lắng nghe lẫn nhau; rèn luyện cách chia sẻ ý kiến, từ đó hoàn thành mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.
Bước 3: Suy ngẫm, thảo luận về BGMH
Đây là công việc có ý nghĩa quan trọng trong sinh hoạt chuyên môn (SHCM), là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của sinh hoạt chuyên môn, TTCM cần phát huy được vai trò, năng lực của người chủ trì, động viên toàn bộ giáo viên trong tổ tham gia đóng góp ý kiến cho BGMH, cần nhấn mạnh những điểm nổi bật và không xếp loại giờ dạy.
Bước 4: Áp dụng
Trên cơ sở BGMH giáo viên nghiên cứu vận dụng, kiểm nghiệm những vấn đề đã được dự giờ và thảo luận, suy ngẫm áp dụng vào bài học hàng ngày cho phù hợp, đạt hiệu quả tốt.
(Quy trình sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học - Ảnh chụp từ tài liệu tập huấn của nhóm nghiên cứu giáo dục thuộc tổ chức Plan, nguồn Internet)
2.2. Thực trạng 
Sự thay đổi trong sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài học chiếm nhiều thời gian hơn, mỗi GV phải nghiên cứu bài kỹ hơn trong khi ngoài giờ giờ dạy theo định mức qua tập sự là 19 tiết/tuần giáo viên còn phải làm công tác kiêm nhiệm khác, việc soạn bài, chấm bài, chuẩn bị phương tiện dạy học...chiếm rất nhiều thời gian. Vậy làm thế nào để giáo viên hào hứng tham gia sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là cả một vấn đề cần quan tâm của công tác quản lí chuyên môn trong nhà trường, đòi hỏi phải xây dựng kế hoạch khoa học, phù hợp, nội dung sinh hoạt phải thiết thực, gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ của giáo viên, làm cho giáo viên thấy tham gia sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là một nhu cầu để nâng cao chất lượng. 
Theo quy định, tổ chuyên môn sinh hoạt một tháng hai lần vào chiều thứ 5 của tuần thứ 2 và tuần thứ 4 của tháng, nhưng thực tế nếu việc xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung sinh hoạt không đảm bảo, giáo viên gặp khó khăn không được giúp đỡ kịp thời; các văn bản chỉ đạo không được tìm hiểu kĩ càng dẫn đến thực hiện không tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của giáo viên và người phải chịu thiệt thòi chính là học sinh. 
 	Năm học 2016 – 2017 trường THCS Quảng cát có 2 tổ chuyên môn:
+ Tổ KHTN có 12 người, trong đó 02 CBQL còn 10 GV ( 07 biên chế, 03 hợp đồng) trình độ đại học 10 đ/c, Thạc sĩ 02 đ/c.
+ Tổ KHXH có 11 người ( 08 biên chế, 03 hợp đồng trường) trình độ đại học 7 đ/c, CĐSP 4 đ/c. 
Nhìn chung, đội ngũ giáo viên có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương, nhiệt tình trong công việc và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hoạt động chuyên môn của nhà trường trong nhiều năm có nền nếp, chất lượng dạy và học được nâng lên qua từng năm học. 
Tuy vậy trong năm học trước vấn đề quản lý tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học còn bộc lộ một số nhược điểm: 
- Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình cũng như giáo viên bình thường khác; chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài học. 
- Một số giáo viên chưa thực sự hiểu rõ về cơ sở lý luận về sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài học, còn mơ hồ chưa xác định cần làm thế nào.
- Tâm lý ngại thay đổi, cách sinh hoạt cũ đã đi vào tiềm thức.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 – 2017, thực thi nhiệm vụ của cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn, tôi nhận thấy cần tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo để việc sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học trong nhà trường đạt hiệu quả cao hơn, mặc dù gặp nhiều khó khăn khi đề cập vấn đề này song được sự quan tâm hỗ trợ của đồng nghiệp, được sự thống nhất giúp đỡ của đồng chí Hiệu trưởng, tôi xin đưa ra vấn đề “Một số biện pháp quản lý tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học” góp phần nâng cao chất lượng dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 
2.3. Những giải pháp 
2.3.1. Giải pháp thứ nhất: Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học 
          Căn cứ Công văn số 1487/SGDĐT-GDTrH ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa về việc hướng dẫn nhiệm vụ GDTrH năm học 2013-2014, Căn cứ Công văn số 361/PGDĐT-THCS ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Phòng GD&ĐT TP Thanh Hóa về việc hướng dẫn nhiệm vụ GDTrH và TTGDTX năm học 2013 có nội dung triển khai thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo NCBH và kế hoạch đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá của nhà trường, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện Đổi mới nội dung SHCM theo NCBH trình ban giám hiệu phê duyệt. Coi việc SHCM theo NCBH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm về đổi mới PPDH trong năm học 2016-2017. Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện ít nhất 2 bài/năm/môn đối với hai môn Ngữ văn, Toán, 1 bài/năm/ môn đối với các môn còn lại chia ra theo học kỳ để thực hiện. Thời gian chuẩn bị cho một bài dạy là 2 tuần, thảo luận xây dựng kế hoạch bài học trong tuần 2, dạy ở tuần 4 hàng tháng.
 2.3.2. Giải pháp thứ tư: Nâng cao năng lực của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý, điều hành hoạt động của tổ chuyên môn
Tổ trưởng chuyên môn là con chim đầu đàn của tổ, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về chất lượng hoạt động chuyên môn của tổ mình. Tổ trưởng là người có quyết tâm đổi mới mạnh mẽ nhất và là người nắm vững nhất nội dung, cách thức tổ chức thực hiện tốt nhất việc đổi mới nội dung SHCM theo nghiên cứu bài học.
2.3.3. Giải pháp thứ hai: Động viên về mặt tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn qua NCBH
“Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học” là một nội dung mới nên sau khi tập huấn và triển khai thực hiện, nảy sinh rất nhiều khó khăn. Trước hết đó là tâm lí ngại thay đổi của đa số giáo viên, họ đã quen với cách soạn bài, lên lớp và cách  sinh hoạt chuyên môn cũ, nên không mấy hào hứng với việc thảo luận cách dạy theo nghiên cứu bài học. Để làm tốt việc SHCM qua nghiên cứu bài học cần có sự nhạy bén, tinh thần học hỏi, cầu thị cái mới, nhiệt huyết với nghề, cũng như sự thay đổi trong nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vấn đề này. Nắm bắt được đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là một phương thức hiệu quả để bồi dưỡng chuyên môn giáo viên, vì vậy BGH nhà trường đã tích cực tuyên truyền, động viên cán bộ giáo viên để làm thay đổi nhận thức của họ về sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, xác định quyết tâm thực hiện, kiên trì vận dụng NCBH để đổi mới SHCM. Mạnh dạn áp dụng kiến thức thu nhận được từ tập huấn, tham khảo tài liệu trên mạng Internet, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, trường bạn, phát huy trí tốt tuệ tập thể, vừa làm vừa rút kinh nghiệmđể bài sau tốt hơn bài trước.
2.3.4. Giải pháp thứ ba: Tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên
          Muốn đạt hiệu quả giải pháp đầu tiên là phải tổ chức tập huấn cho toàn thể cán bộ giáo viên hiểu rõ nội dung cốt lõi của việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Mặc dù các đ/c tổ trưởng chuyên môn và một số cốt cán bộ môn đã được tập huấn nhưng trên thực tế, vẫn còn rất nhiều giáo viên chưa nắm vững được sự khác biệt giữa SHCM truyền thống với SHCM theo NCBH, thậm chí cả tổ trưởng CM, cho nên trong quá trình thực hiện còn mơ hồ, lúng túng dẫn đến chưa đồng nhất trong cách nghĩ, cách làm và có nhiều quan điểm trái chiều. Vì vậy, thông qua tập huấn phải làm cho mọi giáo viên nắm vững sự khác biệt giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Phải làm cho giáo viên nắm được bản chất của sự đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là xóa bỏ cách sinh hoạt chuyên môn tru

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_to_chuyen_mon_sinh_hoat_chuyen.doc