SKKN Xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 không qua mức độ 1 của trường tiểu học Nga Trường huyện Nga Sơn

SKKN Xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 không qua mức độ 1 của trường tiểu học Nga Trường huyện Nga Sơn

Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng, có nội dung giáo dục toàn diện, nhằm xây dựng nền móng cho hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời đặt ra cơ sở vững chắc cho sự hình thành nhân cách và sự phát triển toàn diện con người, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho công cuộc hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước trong những thập kỉ đầu của thế kỉ XXI.

Xây dựng trường chuẩn quốc gia góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện tốt kế hoạch chiến lược của nhà trường, nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia cũng là cơ sở để nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBQL, giáo viên ngày càng cao hơn, chất lượng giảng dạy có hiệu quả hơn, sản phẩm mà ngành giáo dục đem lại ngày càng có chất lượng và có ích cho xã hội nhiều hơn.

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới và tầm quan trọng của giáo dục với Quốc gia, giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng, cơ bản trong việc hoàn thiện nhân cách của con người trong xã hội, là giáo dục cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. Muốn thực hiện được sứ mệnh cao cả đó nhất thiết phải nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học. Xây dựng trường chuẩn Quốc gia ở Tiểu học là yêu cầu cấp thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học hiện nay về mọi mặt

Xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia là mục tiêu mà tất cả các trường học đều hướng đến. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này không hề đơn giản nhất là đối với Nga Trường một địa phương còn nhiều khó khăn.

Xác định rõ những khó khăn và thuận lợi trong việc xây dựng trường học đạt chuẩn mức độ 2 không qua giai đoạn 1. Nhà trường đã tích cực tham mưu cho UBND xã và bằng sự nỗ lực của tập thể cán bộ giáo viên, sự quan tâm đầu tư có hiệu quả của địa phương, sự đồng thuận của phụ huynh và nhân dân trong xã, Trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 năm học 2016-2017.

Từ kinh nghiệm công tác và thực tiễn khách quan, với cương vị là Hiệu trưởng trường tiểu học Nga Trường tôi xin trao đổi kinh nghiệm: "Xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 không qua mức độ 1 của trường tiểu học Nga Trường huyện Nga Sơn” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

 

doc 24 trang thuychi01 5862
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 không qua mức độ 1 của trường tiểu học Nga Trường huyện Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng, có nội dung giáo dục toàn diện, nhằm xây dựng nền móng cho hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời đặt ra cơ sở vững chắc cho sự hình thành nhân cách và sự phát triển toàn diện con người, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho công cuộc hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước trong những thập kỉ đầu của thế kỉ XXI.
Xây dựng trường chuẩn quốc gia góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện tốt kế hoạch chiến lược của nhà trường, nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia cũng là cơ sở để nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBQL, giáo viên ngày càng cao hơn, chất lượng giảng dạy có hiệu quả hơn, sản phẩm mà ngành giáo dục đem lại ngày càng có chất lượng và có ích cho xã hội nhiều hơn.
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới và tầm quan trọng của giáo dục với Quốc gia, giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng, cơ bản trong việc hoàn thiện nhân cách của con người trong xã hội, là giáo dục cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. Muốn thực hiện được sứ mệnh cao cả đó nhất thiết phải nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học. Xây dựng trường chuẩn Quốc gia ở Tiểu học là yêu cầu cấp thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học hiện nay về mọi mặt
Xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia là mục tiêu mà tất cả các trường học đều hướng đến. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này không hề đơn giản nhất là đối với Nga Trường một địa phương còn nhiều khó khăn. 
Xác định rõ những khó khăn và thuận lợi trong việc xây dựng trường học đạt chuẩn mức độ 2 không qua giai đoạn 1. Nhà trường đã tích cực tham mưu cho UBND xã và bằng sự nỗ lực của tập thể cán bộ giáo viên, sự quan tâm đầu tư có hiệu quả của địa phương, sự đồng thuận của phụ huynh và nhân dân trong xã, Trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 năm học 2016-2017.
Từ kinh nghiệm công tác và thực tiễn khách quan, với cương vị là Hiệu trưởng trường tiểu học Nga Trường tôi xin trao đổi kinh nghiệm: "Xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 không qua mức độ 1 của trường tiểu học Nga Trường huyện Nga Sơn” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
	II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:	
Ðề xuất các biện pháp để xây dựng truờng tiểu học Nga Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục 
	III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Các biện pháp xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 của Hiệu truởng truờng tiểu học Nga Trường, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
	 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Tổng hợp, khái quát, phân tích các tài liệu khoa học có liên quan đến trường chuẩn quốc gia và quản lý xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. 
 - Phương pháp quan sát. 
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
	I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là trường đạt đủ tiêu chuẩn theo thông tư số 59/2012/TT-BGD&ÐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo.
Trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia được chia làm hai mức độ. Mức độ 1 quy định các tiêu chuẩn cần thiết của trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia để đảm bảo các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện. Mức độ 2 quy định các tiêu chuẩn cần thiết của trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia để đảm bảo các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện ở mức độ cao hơn, tạo tiền đề nhằm tiếp cận với trình độ phát triển của trường tiểu học ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
 - Xây dựng truờng tiểu học chuẩn quốc gia 
 Xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia là xây dựng trường tiểu học theo 5 tiêu chuẩn theo thông tư số 59/2012/TT-BGD&ÐT ngày 28/12/2012 của Bộ truởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Ðảng và Nhà nước với mục tiêu sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. 
- Quản lý xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia: Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là tác động có mục đích của chủ thể quản lý (CBQL nhà trường) trong việc phát huy, kết hợp các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực trong và ngoài nhà trường một cách tối ưu nhằm xây dựng trường đạt được 5 tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia do Bộ GD&ÐT ban hành như sau:
+ Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
+ Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.
+ Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.
+ Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
+ Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý xây dựng trường tiểu học dạt chuẩn quốc gia đó là: 
+ Trình độ, năng lực, phẩm chất của Hiệu trưởng 
+ Trình độ, năng lực, phẩm chất của GV 
+ Phẩm chất và năng lực của HS 
+ Cơ chế chính sách của nhà nuớc 
+ Ðiều kiện kinh tế, văn hoá, sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền 
Như vậy: Xây dựng trường TH đạt CQG mức độ 2 không chỉ quan tâm đến việc củng cố xây dựng cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hóa trường lớp, mà còn phải nâng cao chất lượng dạy và học. Chính vì thế vấn đề quản lý để xây dựng trường TH đạt CQG mức độ 2 là một yêu cầu lớn cho công tác nâng cao chất lượng giáo dục.Với vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường TH, người Hiệu trưởng cần phải có kế hoạch toàn diện để tiến hành các biện pháp quản lý và xây dựng các tiêu chuẩn của trường TH đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. 
	II.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ 2 CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA TRƯỜNG 
Nga Trường là một xã đồng chiêm cách huyện lỵ 3 km, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông, đời sống nhân dân hết sức khó khăn nên việc đầu tư CSVC cho Trường Tiểu học Nga Trường còn nhiều hạn chế.
 Chính vì thế trường Tiểu học Nga Trường được xác định sẽ là trường thứ 29/29 trường đạt trường chuẩn quốc gia trong khối tiểu học của Huyện Nga Sơn. Quá trình xây dựng trường TH đạt chuẩn Quốc gia có nhiều thuận lợi song cũng không ít khó khăn.
	1. Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
 Năm học 2016 - 2017, trường có 10 lớp với tổng số 267 học sinh, 20 cán bộ, giáo viên 
 a. Cán bộ quản lý: 02, trình độ đại học: 02, trình độ lý luận chính trị: Trung cấp: 02, Danh hiệu thi đua năm học: 2015-2016: CSTĐ: 01, LĐTT: 01
b. Số lượng, trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên của trường TH Nga Trường năm học: 2016-2017
SL
Trình độ
chuyên môn
GV văn hóa
GV Tin học
GV Hát nhạc
GV Mỹ thuật
GV Thể duc
GV Tiếng Anh
TPT
Đội
ĐH
CĐ
TC
15
6
5
4
12
0
1
0
1
1
0
Để làm rõ thực trạng dạy học của giáo viên tôi đã xây dựng phiếu thăm dò ( Phần phụ lục)
Từ phiếu thăm dò tôi thấy đa số GV có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng được kế hoạch bài học đảm bảo yêu cầu, vận dụng được các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, tích cực đã ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy một cách hiệu quả, kiểm tra đánh giá học sinh công bằng, khách quan.
Hạn chế: Một số giáo viên năng lực, trình độ chuyên môn còn hạn chế, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy chưa thành thạo.
Nhà trường thừa 2 GV văn hóa, thiếu GV tin, Mỹ thuật, chưa có GV tổng phụ trách Đội. 
Như vậy chất lượng đội ngũ chưa đáp ứng được yêu cầu trường chuẩn quốc gia mức độ 2.
	2. Chất lượng giáo dục: 
	Để nắm được thực trạng của học động học tập của học sinh tôi đã làm phiếu thăm dò các hoạt động học tập của học sinh( Phụ lục)
Thông qua kết quả điều tra ở trên chúng tôi thấy chất lượng HĐ học của HS trường tiểu học Nga Trường đạt ở mức khá 
Đa số các em HS trường tiểu học Nga Trường đều chấp hành tốt những nội quy, quy định của nhà trường, có tinh thần học tập nghiêm túc, tự giác học tập ở nhà, chuẩn bị bài trước khi đến trường. Mặc dù vậy còn một bộ phận không nhỏ HS chưa tự giác học tập, chưa dành nhiều thời gian cho nhiệm vụ học tập, đặc biệt còn nhiều HS chưa làm quen được với cách học mới, việc chủ động lĩnh hội kiến thức còn hạn chế, chưa có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng làm bài còn hạn chế cá biệt còn có những HS ỷ lại không tích cực học tập.
* Kết quả đánh giá học sinh năm học 2015 - 2016
Chất lượng
GD
 Khối
Tổng số HS
KQ các môn học
Năng lực
Phẩm chất
HT
CHT
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Khối 1
56
55
98,2
01
1,8
56
100
0
0
56
100
0
0
Khối 2
42
42
100
0
0
42
100
0
0
42
100
0
0
Khối 3
62
62
100
0
0
62
100
0
0
62
100
0
0
Khối 4
53
52
98,1
01
1,9
53
100
0
0
53
100
0
0
Khối 5
54
54
100
0
0
54
100
0
0
54
100
0
0
Toàn trường
267
265
99,2
02
0,8
267
100
0
0
267
100
0
0
 Như vậy: Chất lượng giáo dục cơ bản đảm bảo xây dựng trường chuẩn Quốc gia nhưng chưa vững chắc.
	3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin
a. Bảng, bàn ghế học sinh:
 	Trường có 8 phòng học/ 10 lớp, phòng làm việc của ban giám hiệu, nhân viên hành chính mượn 2 phòng học của học sinh, chưa đạt so với yêu cầu trường chuẩn quốc gia mức độ 2.
b, Trang thiết bị dạy học 
Nhà trường có thiết bị dạy học cơ bản đảm bảo phục vụ giảng dạy và học tập theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Có các loại thiết bị giáo dục theo danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Thiếu phòng Y tế nhà trường, Đội; Các phòng học bộ môn như phòng học Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mỹ thuật, thiếu phòng làm việc của ban giám hiệu, nhân viên hành chính, cổng, biển trường chưa có.
Như vậy: Điều kiện CSVC của nhà trường chưa đáp ứng được tiêu chuẩn 3 của trường chuẩn quốc gia mức độ 2. 
	4. Các hoạt động giáo dục, dạy và học của nhà trường: 
Để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường thường xuyên chỉ đạo các tổ xây dựng và tổ chức tốt các chuyên đề chuyên môn xoay quanh việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học phù hợp với đặc điểm học sinh trên địa bàn. Trong năm học, nhà trường đã tổ chức:
+ Chuyên đề cấp trường: 05 chuyên đề.
+ Tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham gia đầy đủ 01 chuyên đề do cụm trường, 04 chuyên đề do phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Cùng với việc tổ chức tốt các hoạt động dạy và học nhà trường có chương trình, kế hoạch thường xuyên tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đa dạng theo nhiệm vụ, chủ đề, chủ điểm trong năm học nhằm giáo dục kĩ năng sống và giúp học sinh phát triển toàn diện. Huy động được toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và các đoàn thể trong nhà trường tích cực cùng phối hợp tham gia tổ chức cho học sinh.
- Tổ chức và tham gia tốt các cuộc thi do trường, cụm trường, Phòng
tổ chức như :
+ Thi phụ trách sao giỏi.
+ Thi tiếng hát hoa phượng đỏ.
+ Hội thi kể chuyện về Bác Hồ
+ Hội khỏe Phù Đổng, TDTT với các nội dung: thi điền kinh, bóng đá nhi đồng, cầu lông, đá cầu, bóng bàn, cờ vua;
Thông qua các hoạt động chuyên đề và các cuộc thi nhà trường đã từng bước nâng cao và mở rộng kiến thức cho các em học sinh, đồng thời cũng đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên và chất lượng giáo dục học sinh. Qua từng đợt thi đều có nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, động viên khen thưởng cho các thầy cô giáo và học sinh đạt thành tích cao. 
	5. Kết quả của thực trạng xây dựng trường tiểu học Nga Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2:
a) Hiệu quả đào tạo của nhà trường
Hàng năm Ban Giám hiệu chỉ đạo nghiêm túc đánh giá chất lượng học sinh, thực hiện coi, chấm thi đúng quy định. Đánh giá học sinh đúng theo Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thông tư 22. Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung trong giáo dục để nâng cao và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm đạt 100%, 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm của trường đều đạt 100%
Số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học 5 năm qua
	Năm học
Tổng số HS
Số HS hoàn thành chương trình TH
Tỷ lệ %
2002 - 2013
69
69
100%
2013 - 2014
55
55
100%
2014 - 2015
67
67
100%
2015 - 2016
55
55
100%
2016 - 2017
54
54
100%
b. Đánh giá chung về tình hình trường tiểu học Nga Trường so với tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia mức độ 2
Tiêu chuẩn
Mức độ
Đạt
Chưa đạt
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Đạt
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
Chưa đạt
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
Chưa đạt
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Đạt
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
Đạt
Từ những kết quả đã đạt được, tôi nhận thấy, trường tiểu học Nga Trường trong thời gian tới cần phát huy, duy trì tiêu chuẩn 1,4,5, cần tiếp tục cố gắng và có những giải pháp hiệu quả để đạt được tiêu chuẩn 2, 3 theo thông tư 59 của Bộ giáo dục và đào tạo tiến tới đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia mức độ 2 trong năm học 2016 – 2017.
	III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ XÂY DỰNG TRƯỜNG 
TIỂU HỌC NGA TRƯỜNG ĐẠT TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ 2 KHÔNG QUA MỨC ĐỘ 1.
	1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2
- Trước hết Hiệu trưởng nhà trường phải quán triệt đầy đủ nội dung tinh thần QĐ 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 10 năm 2005 về việc ban hành quy chế xây dựng trường Tiểu học đạt CQG tới toàn thể CBGV trong nhà trường một cách sâu sắc và toàn diện; làm cho đội ngũ GV trong nhà trường thấy được chủ trương xây dựng trường Tiểu học đạt CQG là nhằm đưa Nghị quyết TW2 khoá VIII đi vào cuộc sống.
- Tuyên truyền sự hiểu biết về lợi ích của trường TH đạt CQG mức độ 2 
- Tuyên truyền về nội dung của 5 tiêu chuẩn trong quy chế công nhận trường TH đạt CQG mức độ 2, trong đó phải chỉ ra cho mọi người thấy được những tiêu chí đã đạt cần giữ và phát huy; những tiêu chí chưa đạt và thực tế đang ở mức nào, cần phải làm bằng những biện pháp cụ thể nào, vào thời gian nào.
Ví dụ: Căn cứ vào 5 tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia mức độ 2, Đối chiếu với thực tế của trường tiểu học Nga Trường thì các tiêu chuẩn 1, 4,5 đã đạt nhưng chưa vững chắc, tiêu chuẩn 2 về cán bộ giáo viên, tiêu chuẩn 3 về CSVC chưa đạt. Cần làm thế nào để đạt chuẩn tiêu chuẩn 2 và 3.
- Tuyên truyền về kế hoạch xây dựng trường TH đạt CQG mức độ 2 để cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, cha mẹ học sinh (CMHS) và mọi người nắm bắt và ủng hộ, tạo ra sức mạnh tổng hợp trong công tác tuyên truyền.
- Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân địa phương về xây dựng trường TH đạt CQG mức độ 2. Tổ chức hội thảo về chuyên đề xây dựng trường chuẩn, không những tuyên truyền trực tiếp thông tin trong các cuộc họp mà còn phải tuyên truyền gián tiếp thông qua các văn bản, chỉ thị, báo cáo, thông báo... chuyển đến các cấp, các ngành, các đoàn thể, các thành viên có liên quan nắm bắt chủ trương kế hoạch xây dựng trường chuẩn của nhà trường, để mọi ban ngành-mọi người nắm bắt và phối hợp hành động. Ngoài ra còn tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các cuộc tổ chức họp mặt, tổ chức kỷ niệm thành lập trường, các cuộc lễ hội, các cuộc giao lưu.
Ví dụ: Vì sao phải xây dựng trường chuẩn quốc gia? Xây dựng trường chuẩn đem lại quyền lợi gì cho con em nhân dân? trường chuẩn quốc gia mức độ 2 không qua mức độ 1 là cần làm những hạng mục nào, xác định rõ các tiêu chí đã đạt, tiêu chí nào còn phải phấn đấu?
Vì sao phải có đầy đủ các khối phòng học, phòng hành chính và phòng chức năng? Có các phòng Tin học, phòng Âm nhạc, phòng Mĩ thuật, phòng dạy Tiếng Anh sẽ có lợi ích gì cho học sinh? Vì sao quy định phòng học phải đủ ánh sáng, quạt trần, bảng từ, bàn ghế rời? Vì sao phải có đủ phòng học và có ít nhất 50% số học sinh được học cả ngày (10 buổi/tuần)? học cả ngày có lợi cho học sinh như thế nào? hiện nay thực hiện đến đâu và thiếu những gì? kiến nghị như thế nào về vấn đề này? Việc đầu tư xây dựng trường chuẩn là của ai?...
Nhờ sự tuyên truyền đó, mà nhận thức trong CBGV, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và cha mẹ học sinh về xây dựng trường chuẩn được tăng lên; việc tổ chức các biện pháp xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 được đồng thuận cao hơn so với trước. 
Như vậy: công tác tuyên truyền trong quá trình xây dựng trường chuẩn nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức trong lãnh đạo của địa phương, giáo viên, nhân viên, học sinh và các bậc cha mẹ và cộng đồng, làm cho họ phải nhận thức sâu sắc việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia là một yêu cầu bức thiết, tất yếu để nâng cao chất lượng giáo toàn diện cho học sinh trong giai đoạn hiện nay mà đối tượng được thụ hưởng trước hết chính là con em họ. Trên cơ sở đó huy động sức mạnh tổng hợp của nhà trường và xã hội để xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.
	2. Công tác tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2.
Để kế hoạch xây dựng CSVC- trang thiết bị trở thành hiện thực thì công tác tham mưu của hiệu trưởng quyết định sự thành công hay thất bại của kế hoạch đó vì vậy hiệu trưởng phải xác định được đối tượng mình cần tham mưu đó là PGD, đảng ủy – HĐND –UBND xã, Khi xác định được đối tượng tham mưu thì làm văn bản đề xuất.
Hiệu trưởng tham mưu cho địa phương về kế hoạch xây dựng CSVC của trường theo đề án của ngành học, đề án của UBND huyện để đưa ra HĐND - Hội đồng giáo dục xã và trở thành mục tiêu, nghị quyết của chính quyền và là mục tiêu phấn đấu của trường.
Để công tác tham mưu đạt kết quả, Hiệu trưởng cần phải làm rõ lợi ích của việc xây dựng trường chuẩn mức độ 2. Phải tham mưu với chính quyền và các tổ chức khác để xác định được phần việc của địa phương làm, phần việc của nhà trường, phần việc của cha mẹ học sinh,...để cùng phối hợp với địa phương trong việc xây dựng CSVC và mua sắm trang TBDH cho nhà trường.
Cần xác định được lộ trình cụ thể thực hiện từng hạng mục của nhà trường trong từng năm học để tham mưu cho UBND xã có kế hoạch đầu tư và huy động xã hội hóa để xây dựng các công trình theo yêu cầu. 
Chúng tôi đã chia thành 2 giai đoạn thực hiện là Năm học: 2014-2015, 2015-2016 phấn đấu hoàn thiện nhà khu Hiệu bộ; Năm học 2016-2017 phấn đấu hoàn thiện trang thiết bị các phòng chức năng, hoàn thiện sân chơi, bãi tập, hệ thống tường rào để được công nhận trường TH đạt chuẩn quốc gia. 
Cụ thể: 
- Tham mưu với UBND xã: xây nhà Hiệu bộ có đủ 10 phòng, diện tích phòng Thư viện, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, phòng họp phải đủ diện tích để đáp ứng chuẩn.
+ Nhà xe của giáo viên xây gần nhà bảo vệ.
+ Sân thể chất chuyển vị trí khác cho hợp lý.
+ Các bồn hoa, cây cảnh cần bố trí, sắp xếp lại, chặt bớt một số cây xà cừ trong sân trường để lấy chỗ cho học sinh hoạt động tập thể.
+ Quét vôi ve khu nhà cũ, tu sửa bàn ghế hỏng trong các phòng
- Tham mưu với hội cha mẹ học sinh:
+ Xây vườn thuốc nam, tu sửa khuôn viên, tu sửa điện, quạt các phòng học, lát nền nhà xe học sinh, xây hố rác
- Tham mưu với PGD:
+ Bổ sung thêm giáo viên dạy các môn đặc thù, tổng phụ trách đội để đảm bảo tỉ lệ 1,5 giáo viên (GV)/lớp, 
+ Trang thiết bị trong thư viện cần có những loại gì, sắp xếp ra sao?
+ Phòng giáo dục âm nhạc, mỹ thuật cần có những trang thiết bị gì, cách sắp xếp, bố trí trong phòng truyền thống
- Tham mưu với UBND huyện:
+ Hỗ trợ bàn ghế, giá sách, trang thiết bị trong các phòng chức năng.
Chính vì công tác tham mưu tốt nên nhà trường đã dự kiến nguồn kinh phí xây dựng CSVC theo hướng chuẩn quốc gia: Với tổng số tiền là 4.605.000.000đ (Bốn tỷ sáu trăm linh năm triệu). Thể hiện trong bảng số liệu sau:
  Năm học
Nguồn kinh phí
2014-2015
2015-2016
2016-2017
Tổng số tiền
Ngân sách xã
52.000.000
3.057.000.000
850.000.000
3.959.000.000
Tài chính huyện
250.000.000
150.000.000
400.000.0000
Nhà trường
12.000.000
7.000.000
11.000.000
30.000.000
Hội cha mẹ học sinh
36.000.000
27.000.000
63.000.000
126.000.000
CBGV - HS
5.000.000
5.000.000
5.000.000
15.000.000
Cá nhân tập thể các nhà hảo tâm
20.000.000
16.000.000
39.000.000
75.000.000
Nhà trường xác định rõ các hạng mục CSVC cần xây dựng trong từng năm với từng nguồn knh phí cụ thể để tham mưu với các cấp, các ngành
(Theo mẫu sau)
Năm học
Những hạng mục CSVC c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_truong_chuan_quoc_gia_muc_do_2_khong_qua_muc_d.doc