SKKN Một số giải pháp quản lý nhằm phát động phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của trường Tiểu học Phùng Giáo
Trong mỗi nhà trường, để tiếp tục tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, xây dựng nhà trường phát triển
bền vững, việc làm cách nào để xây dựng được một môi trường giáo dục mà ở
đó, người thầy là những tấm gương tận tụy và sáng tạo với những học sinh luôn
có niềm say mê học tập và hoài bão không ngừng phấn đấu vươn lên luôn là một
bài toán khó, một thách thức với mỗi nhà trường. Thực hiện có hiệu quả phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” trong trường
học sẽ góp phần giải quyết được vấn đề nêu trên. [1]
Thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” không chỉ là
nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi cán bộ giáo viên trường Tiểu học Phùng Giáo
mà còn là lời kêu gọi của lương tri, tình cảm của các nhà giáo trước tương lai
tươi sáng của mỗi học trò. Đó cũng là lý do mà tôi chọn đề tài: Một số giải pháp
quản lý nhằm phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” của trường Tiểu học Phùng Giáo.
1 1. MỞ ĐẦU 1.1.Lí do chọn đề tài. Trong mỗi nhà trường, để tiếp tục tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, xây dựng nhà trường phát triển bền vững, việc làm cách nào để xây dựng được một môi trường giáo dục mà ở đó, người thầy là những tấm gương tận tụy và sáng tạo với những học sinh luôn có niềm say mê học tập và hoài bão không ngừng phấn đấu vươn lên luôn là một bài toán khó, một thách thức với mỗi nhà trường. Thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” trong trường học sẽ góp phần giải quyết được vấn đề nêu trên. [1] Thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” không chỉ là nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi cán bộ giáo viên trường Tiểu học Phùng Giáo mà còn là lời kêu gọi của lương tri, tình cảm của các nhà giáo trước tương lai tươi sáng của mỗi học trò. Đó cũng là lý do mà tôi chọn đề tài: Một số giải pháp quản lý nhằm phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của trường Tiểu học Phùng Giáo. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Nhằm rút kinh nghiệm những việc chưa làm được và phát huy ưu điểm trong quá trình triển khai và thực hiện phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Từ đó tổng kết và có những bài học hay trong công tác quản lí nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong những năm học năm học tiếp theo. Bên cạnh đó tìm các biện pháp chỉ đạo để phát huy tiềm năng trong và ngoài nhà trường thực hiện thống nhất mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở đơn vị. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu tìm những giải pháp quản lí nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học Phùng Giáo. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã chọn một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu lí luận, thực tiễn. - Phương pháp xử lí thông tin, tổng hợp. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã phát động nhiều cuộc vận động như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “ Mỗi thầy 1 -Trong trang này: Phần 1.1 câu nói trong ngoặc kép " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" được trích dẫn từ TLTK số 1. - Các phần còn lại trong mục 1.1;1.2; 1.3; 1.4: Do tác giả tự viết. 2 1. MỞ ĐẦU 1.1.Lí do chọn đề tài. Trong mỗi nhà trường, để tiếp tục tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, xây dựng nhà trường phát triển bền vững, việc làm cách nào để xây dựng được một môi trường giáo dục mà ở đó, người thầy là những tấm gương tận tụy và sáng tạo với những học sinh luôn có niềm say mê học tập và hoài bão không ngừng phấn đấu vươn lên luôn là một bài toán khó, một thách thức với mỗi nhà trường. Thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” trong trường học sẽ góp phần giải quyết được vấn đề nêu trên. [1] Thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” không chỉ là nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi cán bộ giáo viên trường Tiểu học Phùng Giáo mà còn là lời kêu gọi của lương tri, tình cảm của các nhà giáo trước tương lai tươi sáng của mỗi học trò. Đó cũng là lý do mà tôi chọn đề tài: Một số giải pháp quản lý nhằm phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của trường Tiểu học Phùng Giáo. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Nhằm rút kinh nghiệm những việc chưa làm được và phát huy ưu điểm trong quá trình triển khai và thực hiện phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Từ đó tổng kết và có những bài học hay trong công tác quản lí nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong những năm học năm học tiếp theo. Bên cạnh đó tìm các biện pháp chỉ đạo để phát huy tiềm năng trong và ngoài nhà trường thực hiện thống nhất mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở đơn vị. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu tìm những giải pháp quản lí nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học Phùng Giáo. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã chọn một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu lí luận, thực tiễn. - Phương pháp xử lí thông tin, tổng hợp. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã phát động nhiều cuộc vận động như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; “Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong Giáo dục"; ...và đặc biệt là phong trào thi đua 1 -Trong trang này: Phần 1.1 câu nói trong ngoặc kép " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" được trích dẫn từ TLTK số 1. - Các phần còn lại trong mục 1.1;1.2; 1.3; 1.4: Do tác giả tự viết. 3 “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông. Đây là một phong trào có mục tiêu, ý nghĩa và rất quan trọng, khẳng định vai trò toàn diện của nhà trường. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, tạo ra sự hứng thú, sự hấp dẫn của môi trường giáo dục cho học sinh khi đến trường học tập: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. [2] Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực phải có sự tham gia của tất cả học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh. Bên cạnh việc phát huy nội lực, cần huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. Phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và có hiệu quả cao. Trên cơ sở lý luận nêu trên có tác dụng định hướng cho bản thân tôi nghiên cứu tìm ra những giải pháp để thực hiện đề tài. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. *Thuận lợi : Trường Tiểu học Phùng Giáo nằm ở phía Tây Nam của huyện Ngọc Lặc, nơi có nhiều dân tộc sinh sống như Dao, Thái, Mường, Kinh. Chính vì có sự kết hợp giao thoa văn hóa của nhiều dân tộc anh em nên sinh hoạt văn hóa, phong trào văn nghệ, sinh hoạt trong ứng xử vô cùng phong phú. Các em học sinh Phùng Giáo ngoan và chăm chỉ. Lãnh đạo và nhân dân địa phương luôn cùng nhà trường chăm lo cho sự phát triển của giáo dục. Đội ngũ cán bộ giáo viên giàu tâm huyết, có nguyện vọng được đóng góp nhiều cho học sinh, cho nhà trường và nhân dân. Tổng phụ trách Đội là giáo viên kiêm nhiệm nhưng đầy nhiệt tình và trách nhiệm, có cả tâm lẫn tài trong việc tổ chức các hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Chính vì vậy đã tạo nên sức lan tỏa, cuốn hút lớn các lực lượng vào các hoạt động bề nổi, văn hóa văn nghệ, hoạt động rèn luyện và học tập của các em học sinh trong nhà trường *Khó khăn: Điều kiện phát triển của học sinh trong địa bàn xã Phùng Giáo so với các nơi khác còn nhiều hạn chế về cơ hội học tập, sinh hoạt vui chơi giải trí cũng như các điều kiện khác. Khi mà đời sống kinh tế đang dần được cải thiện đã tạo điều kiện cho nhiều gia đình quan tâm đầu tư cho cuộc sống sinh hoạt và học tập của con cái. Tuy nhiên, sự kỳ vọng quá nhiều tạo nên sức ép về học tập đã khiến nhiều trẻ em không còn thời gian để vui chơi và sinh hoạt. Gánh nặng học tập đã trở thành rào cản thiếu nhi đến các hoạt động vui chơi tập thể, trải nghiệm một số kỹ năng sống... Sự phổ cập công nghệ thông tin đã mang đến cho trẻ em cơ hội tiếp cận nhiều ứng dụng Internet đa dạng, nhưng cũng đặt ra những thách thức giữa chọn việc học hay chơi của mỗi học sinh. Việc chơi game, bị tác động bởi các xu 2 Phần 2.1: Các câu trích dẫn trong ngoặc kép được tác giả trích nguyên văn từ TLTK số 2,3,4 - Các phần còn lại trong mục 2.1; 2.2; 2.3.1: Do tác giả tự viết. 4 hướng bạo lực và các luồng văn hóa không lành mạnh rất dễ tạo ra những hiệu ứng tâm lý không tốt như khép kín, ít giao tiếp xã hội, hội chứng trầm cảm Công tác Đội và phong trào thiếu nhi cũng gặp không ít khó khăn bởi công tác chỉ đạo, nghiên cứu, tìm tòi giải pháp mới trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi chưa thật sự phong phú. Việc tổ chức tốt các hoạt động đang là những thách thức không dễ gì thực hiện một sớm, một chiều ở mỗi nhà trường. Một góc khuôn viên trường tiểu học Phùng Giáo 2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 2.3.1. Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp an toàn. Để xây dựng được trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, Ban giám hiệu đã thống nhất và bàn bạc với Tổng phụ trách đội xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết, tập trung đổi mới cả về nội dung lẫn phương thức sinh hoạt của Đội trong nhà trường như: Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, mở rộng phạm vi và tăng cường hơn nữa nhiều hình thức hoạt động trong học tập, sinh hoạt Đội. Phát động phong trào “Chung tay làm đẹp trường, lớp” bằng cách phân công nhiệm vụ chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, lao động dọn vệ sinh từng khu vực cho mỗi Chi đội; triển khai qui định không vứt giấy rác ra lớp, sân trường, bỏ giấy, rác đúng nơi qui định... Việc quan tâm giữ cho lớp, trường, khu vực vệ sinh chuyên sạch sẽ là công việc trường xuyên của lớp và mỗi học sinh. Thực hiện lịch giao ban đánh giá hàng tuần các ưu điểm để phát huy, tuyên dương khen thưởng, các nhược điểm để khắc phục trong tuần tới. 5 Cô trò cùng nhau chăm sóc cây xanh trong giờ ra chơi Ban giám hiệu cũng thường xuyên phối hợp với các tổ trưởng, Tổng phụ trách Đội, triển khai kế hoạch thiết thực, dễ thực hiện. Xây dựng kế hoạch để các thầy cô gần gũi, cùng tham gia với các em, hướng dẫn các em thực hiện các nội dung thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để phần nào đáp ứng với nhu cầu được quan tâm, giúp đỡ của các em, và nhất là tạo nên bầu không khí tình cảm thân thiện giữa thầy và trò, giữa các em với nhau. Tạo nên niềm tin của các em với thầy cô, với trường, lớp. Học sinh chăm sóc cây cảnh trong khuôn viên “Thư viện xanh”. Trong quá trình thực hiện, nhiều em đã tự mình tìm một cây trồng và bảo vệ như bảo vệ chính bản thân mình. Các em cũng thường xuyên cùng với lớp, tổ, nhóm luôn có ý thức chăm sóc chung vườn hoa của trường như là vườn hoa của gia đình mình. Cùng với sự nỗ lực của ban giám hiệu nhà trường cùng với các thầy cô giáo, hội phụ huynh học sinh đã trang trí được 13 phòng học thân thiện. 6 Lớp học thân thiện Bên cạnh đó nhà trường vượt qua nhiều khó khăn, vận dụng bằng nhiều hình thức xây dựng cho các em một “Thư Viện Xanh”, tuy chưa thực sự bề thế nhưng cũng hiếm có trường nào trong huyện làm được điều này. “Thư Viện Xanh” đã mở ra cho các em một chân trời tri thức vô cùng rộng lớn, giúp nuôi dưỡng tâm hồn và ươm mầm những ước mơ. Cứ mỗi giờ giải lao, từng nhóm một, nhóm thì say mê miệt mài với những trang sách truyện bổ ích, nhóm thì nhổ cỏ, tưới nước chăm sóc cho chậu cảnh của lớp mình, nhóm thì chơi các trò chơi dân gian như: Chơi cù, kéo co 7 Một góc “Thư viện xanh” của trường Tiểu học Phùng Giáo 2.3.2. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương giúp các em tự tin hơn trong học tập. Nhà trường xây dựng và triển khai kế hoạch chuyên môn mà tập trung vào các nhóm vấn đề: Đội ngũ cán bộ giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo dục nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện khả năng tự học và ý thức cầu tiến cho học sinh. Bên cạnh đó nhà trường phát động phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Thông qua các tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin, giáo viên không những nâng cao kĩ năng sử dụng máy tính, biết tìm tòi thông tin trên mạng internet giúp bổ xung kiến thức nâng cao trình độ cho bản thân. Đồng thời phát huy khả năng sáng tạo, linh hoạt trong thiết kế và triển khai tiết dạyCác em học sinh được tiếp cận với một phương pháp học mới sinh động, thú vị mà từ đó các em được tự tìm tòi khám phá nội dung kiến thức theo khả năng, sở trường của cá nhân các em. Các em sẽ hứng thú, say mê hơn, giờ học trở nên hấp dẫn, nhẹ nhàng và vô cùng sinh động. Một tiết học áp dụng công nghệ thông tin ở trường tiểu học Phùng Giáo 8 Ban giám hiệu cùng với tập thể cán bộ công nhân viên nhà trường tăng cường tổ chức các hoạt động khuyến học, khuyến khích hướng dẫn, tổ chức phương pháp học tập chủ động, sáng tạo cho các em học sinh và nhất là việc quan tâm nhiều hơn đến các học sinh yếu kém. Xây dựng và triển khai các phương pháp, biện pháp phù hợp, giáo dục để xây dựng và nâng cao dần thói quen tự học, biết cách học, chủ động sáng tạo trong học tập, có ý thức tìm hiểu, tự đề xuất và giải quyết vấn đề nhằm đạt được kết quả học tập cao nhất thông qua các hoạt động ngoại khóa, học tổ, học nhóm. Phân công một cách hợp lý em giỏi kèm em yếu kém. Tập trung hướng dẫn các em phương pháp học tập tối ưu nhất. Tích cực chủ động triển khai có hiệu quả trong phong trào thiếu nhi “Vượt khó để học tập”, các phong trào “Hoa điểm mười ”; “Giờ học tốt”, tạo điều kiện cho các em có môi trường để thi đua với nhau trong các hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện. Số học sinh đạt điểm cao, được tuyên dương dưới cờ tăng lên rõ rệt sau mỗi tuần hoạt động của nhà trường. Những học sinh chưa ngoan, chậm tiến cũng mỗi ngày một giảm đi. Các em không cảm thấy sợ và ngại học nữa. Việc cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện đã thực sự trở thành niềm vui, sự quyết tâm trong mỗi em học sinh. [3] 2.3.3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Ban giám hiệu có kế hoạch, chương trình chỉ đạo, phối hợp với Tổng phụ trách Đội triển khai các phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt”, dọn vệ sinh môi trườngThực hiện phong trào “Thiếu nhi thi đua thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy”, rèn luyện cho các đội viên các kỹ năng giao tiếp ứng xử trong cuộc sống, học tập và rèn luyện, các kỹ năng về nghi thức Đội, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho các em đội viên bằng những việc làm thiết thực như tổ chức Kể chuyện, đọc thơ, hát những bài hát về Bác Hồ kính yêu trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ hoặc sinh hoạt Đội, Sao. Một buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần 3 Phần 2.3.2: Các câu trích dẫn trong ngoặc kép được tác giả trích nguyên văn từ TLTK số 5 - Các phần còn lại trong mục 2.3.2; 2.3.3; 2.3.4; 2.3.5; 2.4; 3: Do tác giả tự viết. 9 Công tác bồi dưỡng cho Ban chỉ huy Liên đội, cũng được quan tâm, tổ chức bồi dưỡng thường xuyên. Thường xuyên tổ chức cho các em tham gia định kỳ bồi dưỡng kỹ năng múa hát, nghi thức Đội, sinh hoạt cộng đồng, kỹ năng làm việc nhóm, giúp cho các em biết thêm nhiều kỹ năng có ích trong học tập, rèn luyện, kỹ năng công tác Sao nhi đồng, từng bước đưa công tác Đội, đi vào nền nếp, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động Đội. Phát huy tốt nhất tính tự quản, vai trò, tác dụng của công tác Đội qua các phong trào hoạt động. 2.3.4.Tổ chức các hoạt động vui tươi lành mạnh. Trong năm học, song song với việc tổ chức dạy, học có hiệu quả, tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho các em, nhà trường còn cùng với các tổ chức Đoàn, Đội, giáo viên - Tổng phụ trách đã tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động múa hát sân trường, biểu diễn văn nghệ, thi đấu bóng đá học sinh nhằm khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. Hình ảnh học sinh trường TH Phùng Giáo trong giờ múa hát sân trường Các cuộc thi, các hoạt động sôi nổi đã giúp cho các em có niềm vui khi đến trường, đồng thời có tác động giáo dục rất mạnh tới tất cả các em học sinh về tình thương yêu, chia sẻ với bạn bè và mọi người, những hiểu biết về truyền thống lịch sử của cha, ông để biết ơn mà phấn đấu vươn lên trong quá trình học tậpCác hoạt động, các phong trào mang nhiều ý nghĩa nhân văn đã thực sự là động lực giúp các em thi đua học tập và rèn luyện, tạo nên sinh khí mới có sức giáo dục, lan tỏa mạnh mẽ trong suy nghĩ và hành động của mỗi em học sinh và tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường. 10 Học sinh biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 2.3.5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. Ban Giám hiệu đã cùng tập thể giáo viên cán bộ công nhân viên triển khai và duy trì phong trào năn hóa, văn nghệ. Trong những buổi sinh hoạt ngoại khóa, chào cờ đầu tuần, các buổi nhà trường tổ chức lồng ghép kể chuyện về tấm gương các danh nhân, về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ra câu hỏi tìm hiểu về các anh hùng liệt sĩ, danh nhân, danh tướng tiêu biểu của quê hương như danh tướng Lê Lâm; tìm hiểu truyền thống lịch sử của địa phương- di tích Đền Trầm, Đền thờ danh tướng Lê Lâm ... Song song với các hoạt động thực tiễn, Ban giám hiệu cùng với giáo viên, Tổng phụ trách đội cũng rất chú trọng trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống văn hóa, dân tộc cho học sinh. Nhà trường xem đây là nội dung hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, hình thành phẩm chất, nhân cách cho học sinh và là việc làm thường xuyên trong các hoạt động của nhà trường. 2.4.HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Kết quả thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” năm học 2015-2016 và những tháng đầu năm học 2016-2017: Về trường Tiểu học Phùng Giáo, chúng ta dễ gặp hình ảnh các em học sinh mặc quần áo gọn gàng, sạch sẽ, khăn quàng đỏ thắm trên vai đang cùng nhau nhổ từng ngọn cỏ, nâng niu chăm sóc từng cánh hoa trong giờ giải lao giữa các tiết học. Các em luôn có niềm vui và rất tự hào về ngôi trường của mình. Không chỉ có vậy, trong năm học 2015-2016 và trong những tháng đầu năm học 2016-2017, nhà trường đã không ngừng triển khai các hoạt động giáo dục, phát động các phong trào thi đua sôi nổi và đạt được những kết quả có thể kể đến như: - Trường được công nhận đạt trường chuẩn quốc gia giai đoạn I năm học 2015-2016. 11 - Trong nhiều năm học liên tục nhà trường đều đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện. - Chất lượng hai mặt của học sinh luôn đứng tốp đầu cấp huyện. Đặc biệt năm học 2015-2016 trường xếp vị trí thứ 8 trên tổng số 35 trường trong huyện. - Tham gia cuộc thi “ Tiếng hát- kể chuyện” giành cho học sinh tiểu học và đạt giải ba cấp huyện. - Tổ chức các cuộc thi văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học. - Xây dựng được một “Thư Viện Xanh” - Trang trí được 13 phòng học theo đúng tiêu chí “ Lớp học thân thiện” - Trồng và và tu bổ được nhiều bồn hoa cây cảnh. - Khuôn viên nhà trường khang trang, sạch đẹp, có đủ sân chơi, bãi tập, loa đài phục vụ các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp ... Tập thể CBGV trường TH Phùng Giáo chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo sở GD&ĐT Thanh Hóa, Phòng GD huyện Ngọc Lặc về kiểm tra công nhận trường chuẩn quốc gia giai đoạn I. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ *Kết luận: - Để có được phong trào” Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt kết quả tích cực, bền vững, góp phần nâng cao giáo dục của nhà trường, trước hết nhà trường luôn luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện, sự quản lý, chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục cùng sự quan tâm lãnh
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_nham_phat_dong_phong_trao_thi.pdf