SKKN Chỉ đạo tổ chức các trò chơi dân gian, nhằm nâng cao chất lượng công tác Đội ở trường Tiểu học Đông Vệ 1

SKKN Chỉ đạo tổ chức các trò chơi dân gian, nhằm nâng cao chất lượng công tác Đội ở trường Tiểu học Đông Vệ 1

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh với mục đích thu hút, tập hợp thiếu niên vào tổ chức Đội để giáo dục các em theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. Muốn thu hút, tập hợp được các em tham gia phải có các hoạt động hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm, tâm sinh lý lứa tuổi.

Với tổ chức Đội, ngoài các mô hình hoạt động theo nghi thức Đội như: Lễ chào cờ, lễ diễu hành, Đại hội Đội. Người phụ trách Đội phải tổ chức các hoạt động khác như: Chào cờ đầu tuần, các hội thi, sinh hoạt Đội, sinh hoạt Sao. bên cạnh đó việc tổ chức các trò chơi dân gian để các em vui chơi hàng ngày trong giờ giải lao sau những tiết học cũng là việc làm không thể thiếu, bởi vì ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em không những cần được chăm sóc sức khỏe, được học tập mà còn cần được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vui chơi là hoạt động chủ đạo thông qua hoạt động trò chơi, các em được phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.

Những trò chơi như kéo co, thả diều, nhảy dây. Kí ức tuổi thơ luôn đọng lại trong ta là sự sảng khoái, hả hê khi thắng cuộc trò chơi kéo co, sung sướng đến tê người khi cánh diều no gió, bay bổng của trò chơi thả diều, là sự ú tim hồi hộp của trò chơi trốn tìm. Những kỉ niệm thời thơ ấu gắn liền với những trò chơi hấp dẫn lôi cuốn của trẻ thơ. Tiếc rằng những trò chơi hồn nhiên ấy đang dần mai một, ngày càng bị lãng quên. Trong quá trình Công nghiệp hóa - hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa và sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, những trò chơi dân gian trở nên xa lạ đối với trẻ thơ. Thay vào đó là những trò chơi điện tử mang tính bạo lực, nguy hiểm. Các hàng trò chơi điện tử mọc lên rất nhiều từ nông thôn đến thành thị mà khách hàng ở đây chủ yếu là các em nhỏ ở lứa tuổi học sinh. Vì vậy, chúng ta những người làm công tác giáo dục: “Hãy ngăn chặn các trò chơi vô bổ, bằng việc phát huy tốt trò chơi dân gian của dân tộc”.

 

doc 20 trang thuychi01 4982
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Chỉ đạo tổ chức các trò chơi dân gian, nhằm nâng cao chất lượng công tác Đội ở trường Tiểu học Đông Vệ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh với mục đích thu hút, tập hợp thiếu niên vào tổ chức Đội để giáo dục các em theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. Muốn thu hút, tập hợp được các em tham gia phải có các hoạt động hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm, tâm sinh lý lứa tuổi. 
Với tổ chức Đội, ngoài các mô hình hoạt động theo nghi thức Đội như: Lễ chào cờ, lễ diễu hành, Đại hội Đội... Người phụ trách Đội phải tổ chức các hoạt động khác như: Chào cờ đầu tuần, các hội thi, sinh hoạt Đội, sinh hoạt Sao... bên cạnh đó việc tổ chức các trò chơi dân gian để các em vui chơi hàng ngày trong giờ giải lao sau những tiết học cũng là việc làm không thể thiếu, bởi vì ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em không những cần được chăm sóc sức khỏe, được học tập mà còn cần được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vui chơi là hoạt động chủ đạo thông qua hoạt động trò chơi, các em được phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
Những trò chơi như kéo co, thả diều, nhảy dây... Kí ức tuổi thơ luôn đọng lại trong ta là sự sảng khoái, hả hê khi thắng cuộc trò chơi kéo co, sung sướng đến tê người khi cánh diều no gió, bay bổng của trò chơi thả diều, là sự ú tim hồi hộp của trò chơi trốn tìm. Những kỉ niệm thời thơ ấu gắn liền với những trò chơi hấp dẫn lôi cuốn của trẻ thơ. Tiếc rằng những trò chơi hồn nhiên ấy đang dần mai một, ngày càng bị lãng quên. Trong quá trình Công nghiệp hóa - hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa và sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, những trò chơi dân gian trở nên xa lạ đối với trẻ thơ. Thay vào đó là những trò chơi điện tử mang tính bạo lực, nguy hiểm. Các hàng trò chơi điện tử mọc lên rất nhiều từ nông thôn đến thành thị mà khách hàng ở đây chủ yếu là các em nhỏ ở lứa tuổi học sinh. Vì vậy, chúng ta những người làm công tác giáo dục: “Hãy ngăn chặn các trò chơi vô bổ, bằng việc phát huy tốt trò chơi dân gian của dân tộc”.
Tuy nhiên trong thực tế việc chuyển tải các trò chơi dân gian cho học sinh Tiểu học còn gặp nhiều bất cập do những khó khăn như: không gian, thời gian chơi, cách thức tổ chức trò chơi, chơi như thế nào để vừa vui, lành mạnh vừa đảm bảo an toàn cho học sinh. Trong khi học sinh hiện nay chưa có điều kiện tiếp cận với trò chơi dân gian và bản thân nhiều giáo viên cũng còn bỡ ngỡ trước các trò chơi dân gian. Để tổ chức được các trò chơi dân gian có hiệu quả, lôi cuốn có tính giáo dục cao là một điều nan giải. Trước tình hình đó là một giáo viên Tổng phụ trách Đội ở trường Tiểu học Đông Vệ 1, tôi luôn trăn trở tìm ra các giải pháp để hướng dẫn GV tổ chức các trò chơi dân gian trong học đường để thu hút các em học sinh tham gia, nhằm nâng cao chất lượng công tác Đội, thiết thực cụ thể hóa phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”.
-Từ những lí do trên, tôi đã thực hiện và tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo: “Chỉ đạo tổ chức các trò chơi dân gian, nhằm nâng cao chất lượng công tác Đội ở trường Tiểu học Đông Vệ 1”.
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng,
kinh nghiệm thực tế từ đó đề xuất biện pháp quản lý, tổ chức các trò chơi
dân gian cho học sinh ở trường Tiểu học Đông Vệ 1 – Thành phố Thanh Hóa.
- Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp quản lý, chỉ đạo tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh ở trường Tiểu học Tiểu học Đông Vệ 1 – Thành phố Thanh Hóa”.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, nhận định, đánh giá về thực trạng đạo đức lối sống của học sinh.
- Phương pháp thống kê toán học: Phân tích xử lý các thông tin thu được, các số liệu bằng thống kê toán học.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 
Hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh cùng với việc tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường có vai trò rất quan trọng để các em học sinh tham gia học tập, vui chơi để phát triển toàn diện tâm sinh lý cho các em. Trò chơi dân gian là vốn quý của dân tộc đã gắn liền với đời sống lao động và các cuộc hội hè, đình đám của nhân dân. Nó được hình thành từ quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt, trong đó hội tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Trò chơi vừa thể hiện tính sáng tạo của người lao động vừa là giải trí thỏa mái sau những ngày lao động mệt nhọc, bày tỏ niềm vui mùa bội thu, hay chiến thắng thiên nhiênTrò chơi đa dạng cuốn hút người chơi bởi sự bình dị khéo léo, nhạy bén, vui tươi, hòa nhập, cởi mở trong cuộc sống. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị bổ ích. 
Đặc điểm của các em ở lứa tuổi học sinh Tiểu học là ham thích sự vui nhộn, thích khám phá những điều mới lạ, đặc biệt là các hoạt động vui chơi, giải trí. Chính vì vậy, hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học Thân thiện - học sinh tích cực”. Đưa trò chơi dân gian vào nhà trường là điều hết sức cần thiết không những góp phần phát triển thể lực, trí tuệ, kĩ năng ứng xử hợp lí các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc mà còn kích thích học sinh học tập tốt “Chơi vui, học càng vui”. Sau những giờ học căng thẳng với những bài toán khó phải động não suy nghĩ, những bài văn phải vận dụng tư duy, các trò chơi dân gian thú vị sẽ là món ăn tinh thần bổ ích sảng khoái cho học sinh, tạo không khí vui tươi cởi mở. Học sinh gần gũi thân thiện nhau hơn bởi những trò chơi có tính hài hước, dí dỏm thể hiện sự tương tác khi chơi.
 Trò chơi dân gian được gắn liền với môi trường sống. Nó thường đơn giản dễ chơi, vật dụng dễ tìm, không tốn tiền, dễ tổ chức dù trong không gian hẹp như góc sân, lớp học. Tất cả những trò chơi có chung một mục đích rèn luyện sức khỏe, nhanh tay, tinh mắt, sáng tạo khéo léo, vun đắp tình cảm hồn nhiên vô tư cho trẻ nhất là trẻ đang độ tuổi Tiểu học. Chính vì vậy, Tổng phụ trách Đội phải biết lựa chọn các nội dung hoạt động, các trò chơi dân gian thú vị mang tính giáo dục theo từng chủ đề như: Rèn luyện và phát triển khả năng ngôn ngữ, rèn luyện tính đoàn kết, rèn luyện sự vận động khéo léo, tăng cường thể lực, tăng cường trí tuệ, tăng cường tính thẩm mỹ vào các hoạt động vui chơi, giải trí trong nhà trường nhằm đảm bảo các em được thực sự “Chơi mà học, học mà chơi”. 
II. THỰC TRẠNG:
1. Thực trạng về công tác chỉ đạo và thực hiện hướng dẫn của ngành:
Trong những năm gần đây, hoạt động Đội trong nhà trường luôn nhận được hướng dẫn và chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố cũng như Hội đồng Đội Thành phố Thanh Hoá, sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của Ban giám hiệu nhà trường song hiệu quả và chất lượng mà hoạt động Đội mang lại thật sự chưa đạt hiệu quả cao so với nhu cầu phát triển của trẻ, theo tôi vì một số nguyên nhân sau:
Năm học 2008 - 2009 là năm học đầu tiên thực hiện chỉ thị 40 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”. Từ đó đến nay nhà trường đã luôn xây dựng kế hoạch cụ thể và đã triển khai tốt việc thực hiện chương trình hoạt động theo chỉ thị của Bộ, hướng dẫn của ngành.
Trong 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung của chỉ thị 40 có nội dung: “Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh”. Tuy nhiên tôi thấy hoạt động này chưa được phát huy tốt ở trong nhà trường. Nhà trường chỉ tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi vào các ngày lễ lớn trong năm học thường là 20/10, 20/11, 22/12, 26/3 hằng năm chứ chưa có hướng dẫn, tổ chức các trò chơi dân gian thường ngày cho các em trong các giờ ra chơi, sinh hoạt 15 phút, các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Do khả năng am hiểu về trò chơi dân gian của đại đa số GV trong trường chưa có kỹ năng tổ chức cho phù hợp, do đó việc phát huy tốt trò chơi dân gian vào nhà trường còn hạn chế. 
2. Đối với tổ chức Đoàn - Đội:
2.1. Đối với Tổng phụ trách Đội:
Dù đã được tập huấn về kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội, song bản thân đồng chí Tổng phụ trách Đội còn thiếu kinh nghiệm quản lý và phương pháp tổ chức các hoạt động Đội, kinh nghiệm tổ chức các trò chơi dân gian cho các em học sinh. Do chưa nắm vững về quy trình và hướng dẫn trò chơi dân gian, đồng chí mới hiểu biết về các trò chơi dân gian qua tài liệu và bằng kinh nghiệm bản thân chơi các trò chơi thời thơ ấu. Chưa được trải nghiệm một trường lớp đào tạo nào về cách thức, quy trình tổ chức các trò chơi dân gian bài bản, nên việc tổ chức cho các em học sinh được chơi các trò chơi dân gian trong nhà trường còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.
2.2. Đối với Đoàn thanh niên:
Số lượng Đoàn viên quá mỏng và đa số các đồng chí khả năng am hiểu về trò chơi dân gian không có. 
Các đồng chí đều ở xa trường, trong độ tuổi còn trẻ con còn nhỏ và đa số đồng chí tham gia đứng lớp 2 buổi trên ngày nên việc tổ chức cho Đoàn viên tham gia cùng Đội tổ chức các hoạt động của Đội còn hạn chế.
3. Đối với giáo viên phụ trách lớp:
Một số đồng chí giáo viên chủ nhiệm chưa hiểu hết được tầm quan trọng của hoạt động Đội. Chưa ý thức được trách nhiệm của mình với công tác Đội, cứ nghĩ việc tổ chức, điều hành các hoạt động Đội là của giáo viên Tổng phụ trách Đội. Giáo viên chưa tạo được môi trường nhằm kích thích học sinh hứng thú khi vui chơi.
Các đồng chí còn bỡ ngỡ, chưa nắm vững nguyên tắc, quy trình, cách thức tổ chức các trò chơi dân gian để hướng dẫn các em chơi đảm bảo lồng ghép được việc giáo dục ý nghĩa, tác dụng của trò chơi cho học sinh.
Hầu hết trong các tiết “ Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp” giáo viên tổ chức cho các em chơi các trò chơi chỉ dựa trên kinh nghiệm bản thân và tài liệu do cấp trên cung cấp nên hạn chế cả về số lượng và chất lượng các trò chơi.
4. Đối với học sinh:
Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học là ham thích sự vui nhộn, thích khám phá những điều mới lạ đặc biệt là các trò chơi. Các em muốn hòa mình vào các trò chơi tìm sự thỏa mái thư giãn sau tiết học căng thẳng. Nhưng cũng mau nhàm chán, nếu các trò chơi đơn điệu không hấp dẫn lôi cuốn. 
Trong thực tế từ nhiều năm qua, đầu giờ học, giờ ra chơi, học sinh chỉ hay chơi tự do, tự phát như: chạy nhảy đuổi nhau, có khi lại nghịch đất, nghịch đá, hoặc chơi trò chơi thường khô khan, gò ép, lặp đi, lặp lại nhiều lần không theo chủ đề, thậm chí các em còn chơi các trò chơi nguy hiểm cho sức khoẻ và tính mạng của bản thân như phi tiêu, ném đá vào nhau, vật nhau. Bất kể trời mưa, trời nắng các em lăn lộn chơi trên sân cỏ gây mất vệ sinh, khi vào học các em mồ hôi nhễ nhại, đầu tóc, trang phục không gọn gàng chưa đảm bảo vệ sinhĐa số các em còn rụt rè, thiếu tự tin, kĩ năng làm việc theo nhóm còn hạn chế, khả năng ứng xử trước các tình huống không linh hoạt. 
Các em cũng đã tổ chức chơi một số trò chơi dân gian nhưng chỉ dựa trên kinh nghiệm bản thân và không có sự hướng dẫn, tổ chức cụ thể của các anh chị phụ trách nên kỹ năng chơi của các em chưa tốt, chưa mạnh dạn, tự tin khi chơi.
Từ những thực trạng trên, khi viết sáng kiến kinh nghiệm tôi đã tìm hiểu khả năng nhận biết của học sinh qua khảo sát và đề ra một số tiêu chí của học sinh về các trò chơi dân gian như sau:
 Tổng số 824 học sinh:
TT
Nội dung
Khối 1
Khối 2
Khối 3
Khối 4
Khối 5
173
174
156
169
152
1
Ham thích trò chơi dân gian 
100/173
110/174
115/156
120/169
125/152
2
Hiểu biết về trò chơi dân gian 
80/173
90/174
65/156
75/169
90/152
3
Mạnh dạn tự tin khi tham gia hoạt động 
90/173
90/174
80/174
80/169
85/152
4
Thể hiện tinh thần đoàn kết 
140/173
150/174
130/156
130/169
135/152
5
Biết tự tổ chức trò chơi 
60/173
60/174
50/156
70/169
75/152
6
Sáng tạo trong khi chơi trò chơi 
40/173
50/174
45/156
50/169
55/152
 Qua thực tế khảo sát, tôi đánh giá như sau:
- Sự ham thích các trò chơi dân gian ở các khối lớp tương đối cao, các em thích chơi các trò chơi dân gian nhưng sự hiểu biết về trò chơi tỉ lệ còn thấp ở tất cả các khối.
- Các em chưa mạnh dạn, tự tin và còn rụt rè khi tham gia trò chơi, kỹ
năng chơi còn hạn chế.
- Đa số các em đều thể hiện được tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau khi tham gia trò chơi.
- Khả năng tự tổ chức trò chơi và thể hiện được sáng tạo khi chơi trò chơi chưa cao. Một số em có thể tự tổ chức được một số trò chơi dân gian tuy nhiên chưa thể hiện được sự sáng tạo khi chơi trò chơi.
- Phương tiện để các em tổ chức các trò chơi chưa phong phú.
- Chưa có thưởng, phạt, khen, chê và đánh giá thi đua trong các trò chơi nên chưa tạo được hứng thú khi vui chơi.
Từ những thực trạng nêu trên tôi đã suy nghĩ tìm ra nhiều biện pháp thực hiện và áp dụng thành công một số kinh nghiệm “ Chỉ đạo tổ chức các trò chơi dân gian nhằm nâng cao chất lượng công tác Đội ở trường Tiểu học Đông Vệ 1”. Đưa trò chơi dân gian vào các hoạt động vui chơi, giải trí nhằm đảm bảo tạo được sân chơi bổ ích cho các em học sinh và nâng cao chất lượng công tác Đội trong nhà trường. 
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp chung:
Thực hiện nghiêm túc kế hoạch năm học, kế hoạch hoạt động Đội, kế hoạch Hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
Phát huy cao độ vai trò nòng cốt của hoạt động Đội từ trong các hoạt động tập thể của các Chi đội, các lớp sao nhi đồng qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động vui chơi, giải trí trong giờ ra chơi, sinh hoạt 15 phút, các hoạt động ngoại khoá giúp các em biết tự quản, tổ chức các hoạt động và tham gia tích cực vào các hoạt động của Đội. Trong đó Ban giám hiệu nhà trường, các giáo viên chủ nhiệm là các anh chị phụ trách.
 Đoàn Thanh niên và các đoàn thể quần chúng trong trường cần phối kết hợp trong việc tổ chức chỉ đạo tốt hoạt động Đội, tổ chức tốt các Trò chơi dân gian cho các em nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục toàn diện.
Bản thân tôi là Phó hiệu trưởng phụ trách “ Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ” tôi chỉ đạo GV Tổng phụ trách Đội xây dựng, thiết kế các hoạt động, các trò chơi gắn liền quá trình học tập của các em học sinh, gắn liền với nội dung các chủ điểm của kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp để tổ chức cho các em được hoạt động vui chơi đúng với khả năng của lứa tuổi.
2. Một số giải pháp cụ thể: 
2.1. Đối với công tác chỉ đạo và thực hiện hướng dẫn của ngành:
Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc theo chương trình “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” 4 tiết/ tháng đối với các đồng chí giáo viên chủ nhiệm, các hoạt động vui chơi giải trí ngoài giờ học đối với tổ chức Đoàn - Đội và giáo viên chủ nhiệm lớp.
Chỉ đạo cho Chi đoàn Thanh niên, các giáo viên chủ nhiệm tham gia tích cực vào công tác tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí ngoài giờ lên lớp hỗ trợ cùng Tổng phụ trách Đội. 
Tham mưu cho đồng chí Hiệu trưởng tạo điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động, trò chơi.
Lồng ghép kế hoạch của Đội, kế hoạch “ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”, kế hoạch tổ chức các hoạt động vui chơi ngoài giờ học vào kế hoạch nhà trường và đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua đối với cá nhân và tập thể lớp. 
+ Xây dựng kế hoạch, phân công và đưa vào tiêu chí thi đua cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân.
+ Thi đua khen thưởng, đánh giá xếp loại các hoạt động theo từng tháng hoặc từng mảng hoạt động.
2.2. Đối với tổ chức Đoàn - Đội:
2.2.1. Đối với Tổng phụ trách:
Vào đầu năm học tôi tiến hành khảo sát cụ thể, toàn diện các đặc điểm của Liên đội để nắm bắt những đặc điểm, tình hình của từng khối lớp, địa bàn sinh sống của học sinh. Bám sát chương trình hoạt động của Hội đồng Đội Thành phố, kế hoạch “ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” của nhà trường từ đó chỉ đạo đồng chí Tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch hoạt động sao cho phù hợp với tình hình đặc điểm của Liên đội.
Tiếp tục học hỏi, tìm hiểu thêm trên mạng, sách báo về các trò chơi dân gian Việt Nam để nắm vững kỹ năng tổ chức các trò chơi dân gian, từ đó thiết kế các hoạt động vui chơi phù hợp cho các em học sinh.
Nắm vững đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học nói riêng, thiếu nhi nói chung đó là các em luôn hiếu động, tò mò, ham chơi nhưng cũng dễ nhàm chán để thiết kế các hoạt động, các trò chơi đan xen, thay đổi nhiều hình thức khác nhau trong cùng một nội dung nhằm tập trung sự chú ý và hẫp dẫn các em, kích thích các em tích cực tham gia.
Nắm vững được mục đích, nội dung, chủ đề, tác dụng của hoạt động, trò chơi để thiết kế các mảng hoạt động, các trò chơi đúng với nội dung chủ đề.
Cân nhắc lựa chọn các hoạt động, trò chơi phù hợp với học sinh để đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất. Thống kê và phân loại từng đối tượng học sinh, nắm vững nhu cầu và trình độ của đối tượng tham gia để thiết kế các hoạt động, trò chơi phù hợp với các em.
Xây dựng kế hoạch hoạt động vui chơi cụ thể, chi tiết cho cả năm học và theo từng tháng, từng tuần.
2.2.2. Đối với Đoàn thanh niên:
Tham gia chỉ đạo tổ chức Đội, tổ chức tốt các hoạt động của Đội, các hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động vui chơi, giải trí cho học sinh. Phân công các đoàn viên phụ trách từng mảng công việc cụ thể xuyên xuốt năm học và theo từng hoạt động được tổ chức.
tốt các hoạt động Đội, các hoạt động vui chơi ngoài giờ học cho học sinh.
2.3. Đối với giáo viên chủ nhiệm:
Thực hiện nghiêm túc chương trình 4tiết/ tháng “ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” của nhà trường. Phối hợp cùng tổ chức Đoàn - Đội tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh trong giờ ra chơi, sinh hoạt 15 phút, các hoạt động ngoại khoá.
Mỗi cán bộ giáo viên chủ nhiệm là anh chị phụ trách của Chi đội, của lớp mình nhận thức thông suốt chức năng trách nhiệm phụ trách của người giáo viên. Mỗi giáo viên sẽ là quản trò, người bạn lớn với các em học sinh để tổ chức và chơi cùng các em, giáo dục các em tính đoàn kết, vun đắp tình cảm hồn nhiên vô tư cho các em học sinh thông qua các trò chơi dân gian của dân tộc. Thực sự coi nhiệm vụ chăm sóc hoạt động Đội, hoạt động vui chơi của học sinh cũng như nhiệm vụ chuyên môn. Phối kết hợp cùng Ban giám hiệu, Chi đoàn thanh niên, Tổng phụ trách Đội tổ chức hiệu quả các hoạt động cho học sinh để các em thực sự “Chơi mà học, học mà chơi”.
2.4. Đối với học sinh:
Đầu năm học kiện toàn tổ chức, sinh hoạt các Chi đội, các lớp theo hướng dẫn, phân công của Tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm. Có nghĩa vụ thực hiện, tham gia các hoạt động, công tác do Tổng phụ trách đề ra theo đúng nghĩa vụ và quyền lợi của mình.
Tích cực tham gia tìm hiểu về các trò chơi dân gian Việt Nam để đưa vào hoạt động vui chơi của bản thân, tuyệt đối không chơi các trò chơi vô bổ và nguy hiểm như: lùa nhau, xô đẩy nhau, nghịch đất đá...
Thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình chính khoá, ngoại khoá của nhà trường và của Liên đội. Chơi các trò chơi dân gian của dân tộc để rèn luyện và phát triển khả năng ngôn ngữ, rèn luyện tính đoàn kết, rèn luyện sự vận động khéo léo, tăng cường thể lực, tăng cường trí tuệ, tăng cường tính thẩm mỹ cho bản thân.
3. Các biện pháp thực hiện:
3.1. Khi tổ chức các trò chơi cần đảm bảo các nguyên tắc:
Nguyên tắc 1: Bảo đảm cho học sinh hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách thức tổ chức trò chơi.
Yêu cầu đối với trò chơi có tác dụng định hướng đối với quá trình tổ chức trò chơi, nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục đạo đức tương ứng.
Nội dung trò chơi giúp cho học sinh biết cần làm gì và cách thức tổ chức trò chơi giúp cho học sinh cần phải làm thế nào trong khi chơi: Từ đó học sinh sẽ thực hiện trò chơi được đúng hướng, với nội dung đầy đủ, với cách thức hoạt động phù hợp. Vì vậy trước khi chơi người quản trò cần giải thích rõ ràng những yêu cầu cần đạt, nội dung và cách thức hoạt động cần thực hiện nếu không các em sẽ tiến hành chơi một cách tự phát, tuỳ tiện và không thu được kết quả mong muốn.
Nguyên tắc 2: Bảo đảm phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của
học sinh trong quá trình tổ chức chơi.
Học sinh không những là đối tượng của hoạt động dạy cũng như của hoạt
động giáo dục mà điều quan trọng hơn, các em là chủ thể nhận thức vì vậy trong quá trình tổ chức trò chơi, cần quan tâm đến các mức độ tham gia của học sinh từ thấp đến cao:
+ Giáo viên chọn, hướng dẫn và tổ chức trò chơi. (Áp dụng đối với học sinh khối 1, khối 2).
+ Giáo viên chọn và hướng dẫn trò chơi, còn học sinh tự tổ chức trò chơi. (Á

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_chi_dao_to_chuc_cac_tro_choi_dan_gian_nham_nang_cao_cha.doc