SKKN Đổi mới phương pháp quản lý học sinh bằng những biện pháp giáo dục tích cực ở trường Tiểu học Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy

SKKN Đổi mới phương pháp quản lý học sinh bằng những biện pháp giáo dục tích cực ở trường Tiểu học Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy

Ở Việt Nam mục tiêu giáo dục phổ thông trong Luật giáo dục được xác định là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 Mục tiêu giáo dục theo tinh thần đổi mới trong Nghị quyết 29 là: Phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Toàn diện ở đây được hiểu là chú trọng phát triển cả phẩm chất và năng lực con người, cả dạy chữ, dạy người, dạy nghề. Giáo dục và đào tạo phải tạo ra những con người có phẩm chất, năng lực cần thiết như trung thực, nhân văn, tự do sáng tạo, có hoài bão và lí tưởng phục vụ Tổ quốc, cộng đồng; đồng thời phải phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước và làm chủ xã hội; có hiểu biết và kĩ năng cơ bản để sống tốt và làm việc hiệu quả [1] như Bác Hồ từng mong muốn: "Một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em".[2]

 Với những người làm công tác giáo dục sản phẩm tạo ra chính là kiến thức, phẩm chất, năng lực của người học. Dạy kiến thức, kỹ năng cho học sinh khó một thì hình thành thái độ, hành vi đúng đắn, uốn nắn thói hư, tật xấu cho các em ấy sẽ khó mười. Vậy làm gì để tạo ra những sản phẩm hoàn thiện về nhân cách mà không dùng đến các biện pháp trừng phạt thân thể học sinh, không phải dùng đến bạo lực học đường?

 Có một thực trạng đáng buồn hiện nay đó là cứ mỗi mùa năm học mới, tình trạng bạo lực học đường ở các cấp học lại tái diễn. Bạo lực học đường không chỉ có học sinh nam đánh học sinh nam, mà còn nam đánh nữ, nữ đánh nữ, đánh hội đồng tập thể, giáo viên xúc phạm đến thân thể và nhân phẩm học sinh hoặc tồi tệ hơn là học sinh đánh thầy cô giáo. Chỉ cần một thao tác gõ bàn phím rất nhanh trên Google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực không chỉ đơn giản chỉ là các nam sinh đánh nhau mà nay chính là clip của các nữ sinh đánh nhau cũng rất nhiều: Ở THPT Cẩm Thủy 3 hai nữ sinh đánh hội đồng một nữ sinh khác đến ngất xỉu; ở Vạn Hà- Thiệu Hóa - Thanh Hóa nữ sinh bị lột đồ đánh hội đồng. Đáng lên án hơn nữa là những clip giáo viên Mầm non, Tiểu học những thầy cô giáo đang đứng trên bục giảng có hành động bạo hành, trừng phạt thân thể học sinh một cách tàn nhẫn, bị dư luận xã hội lên án và chịu sự trừng phạt thích đáng của pháp luật. Ngay từ nhỏ các em bị giáo dục thô bạo như vậy thì thử hỏi lớn lên các em có trở thành người công dân tốt không? Là nhà giáo dục xin hãy mang đến cho các em tình thương, sự dịu dàng và lòng tận tụy. Đừng cho các em sự hằn học và sự hoài nghi!

 

doc 20 trang thuychi01 5231
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp quản lý học sinh bằng những biện pháp giáo dục tích cực ở trường Tiểu học Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung chính
Trang
1
I. Mở đầu 
1 - 3
2
II. Nội dung
3 -16
1. Cơ sở lý luận
3
2. Thực trạng 
5
3. Các giải pháp thực hiện
6 -16
4. Hiệu quả của SKKN
16
3
III. Kết luận
17 -18
I. Mở đầu
	1. Lý do chọn đề tài:
	Ở Việt Nam mục tiêu giáo dục phổ thông trong Luật giáo dục được xác định là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
	Mục tiêu giáo dục theo tinh thần đổi mới trong Nghị quyết 29 là: Phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Toàn diện ở đây được hiểu là chú trọng phát triển cả phẩm chất và năng lực con người, cả dạy chữ, dạy người, dạy nghề. Giáo dục và đào tạo phải tạo ra những con người có phẩm chất, năng lực cần thiết như trung thực, nhân văn, tự do sáng tạo, có hoài bão và lí tưởng phục vụ Tổ quốc, cộng đồng; đồng thời phải phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước và làm chủ xã hội; có hiểu biết và kĩ năng cơ bản để sống tốt và làm việc hiệu quả[1] như Bác Hồ từng mong muốn: "Một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em".[2]
	Với những người làm công tác giáo dục sản phẩm tạo ra chính là kiến thức, phẩm chất, năng lực của người học. Dạy kiến thức, kỹ năng cho học sinh khó một thì hình thành thái độ, hành vi đúng đắn, uốn nắn thói hư, tật xấu cho các em ấy sẽ khó mười. Vậy làm gì để tạo ra những sản phẩm hoàn thiện về nhân cách mà không dùng đến các biện pháp trừng phạt thân thể học sinh, không phải dùng đến bạo lực học đường?
	Có một thực trạng đáng buồn hiện nay đó là cứ mỗi mùa năm học mới, tình trạng bạo lực học đường ở các cấp học lại tái diễn. Bạo lực học đường không chỉ có học sinh nam đánh học sinh nam, mà còn nam đánh nữ, nữ đánh nữ, đánh hội đồng tập thể, giáo viên xúc phạm đến thân thể và nhân phẩm học sinh hoặc tồi tệ hơn là học sinh đánh thầy cô giáo. Chỉ cần một thao tác gõ bàn phím rất nhanh trên Google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực không chỉ đơn giản chỉ là các nam sinh đánh nhau mà nay chính là clip của các nữ sinh đánh nhau cũng rất nhiều: Ở THPT Cẩm Thủy 3 hai nữ sinh đánh hội đồng một nữ sinh khác đến ngất xỉu; ở Vạn Hà- Thiệu Hóa - Thanh Hóa nữ sinh bị lột đồ đánh hội đồng. Đáng lên án hơn nữa là những clip giáo viên Mầm non, Tiểu học những thầy cô giáo đang đứng trên bục giảng có hành động bạo hành, trừng phạt thân thể học sinh một cách tàn nhẫn, bị dư luận xã hội lên án và chịu sự trừng phạt thích đáng của pháp luật. Ngay từ nhỏ các em bị giáo dục thô bạo như vậy thì thử hỏi lớn lên các em có trở thành người công dân tốt không? Là nhà giáo dục xin hãy mang đến cho các em tình thương, sự dịu dàng và lòng tận tụy. Đừng cho các em sự hằn học và sự hoài nghi! 
	Giáo viên ở các bậc học nói chung và bậc Tiểu học nói riêng đều có cảm nhận chung rằng: Số học sinh ngỗ ngược, thiếu tôn trọng giáo viên, cha mẹ, người lớn, bạn bè có biểu hiện ngày càng gia tăng. Trong khi một số giáo viên tìm ra những phương pháp sáng tạo phù hợp đối tượng và không dùng bạo lực để giáo dục học sinh thì vẫn có những giáo viên còn quan niệm trách phạt thân thể là tối ưu hoặc lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp giáo dục. 
	Một kỷ niệm thủa học trò luôn làm tôi ghi nhớ. Chuyện xảy ra khi tôi còn là một học sinh lớp 7. Tôi vốn là một lớp trưởng tích cực, ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, thích tham gia các hoạt động của lớp, của trường. Năm ấy trường tôi có thêm một thầy giáo dạy Thể dục khá trẻ và nóng tính. Thầy được phân công dạy lớp tôi. Giờ Thể dục hôm ấy tôi cho lớp tập hợp xong nhưng một vài bạn nam do chép bài chậm vào hàng muộn thầy nổi giận quát cả lớp. Khi tôi vừa cất lời để giải thích ngay lập tức thầy kéo tai tôi, cái kéo tai đầu tiên trong cuộc đời học sinh mạnh đến nỗi làm tai tôi ù đặc. Nhưng tôi không khóc, một cảm xúc xấu hổ với các bạn trong lớp làm tôi đỏ bừng mặt. Từ đó trong các giờ học Thể dục tôi không còn muốn làm lớp trưởng nữa. Mặc dù hơn ba mươi năm đã trôi qua tôi đã trưởng thành là một giáo viên trên bục giảng rồi làm quản lý giáo dục câu chuyện như một lời nhắc nhở bản thân tôi khi lựa chọn sử dụng biện pháp giáo dục đối với học sinh, nhất là học sinh vi phạm đạo đức, vi phạm nội quy trong trường Tiểu học mà không dùng đến biện pháp trừng phạt thân thể.
	Từ mục tiêu giáo dục nói chung, thực trạng xã hội và lý do cá nhân trên mà bản thân suy nghĩ và lựa chọn nội dung: "Đổi mới phương pháp quản lý học sinh bằng những biện pháp giáo dục tích cực ở trường Tiểu học Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy" làm đề tài nghiên cứu và áp dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại đơn vị.
2. Mục đích nghiên cứu:
 Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng bạo lực trong học đường và tình trạng giáo viên sử dụng biện pháp giáo dục học sinh bằng các hình thức trừng phạt thân thể, đề xuất những biện pháp nhằm thay đổi nhận thức của giáo viên và một số hình thức giáo dục mang tính tích cực đối với học sinh Tiểu học.
 3. Đối tượng nghiên cứu: 
 - Tác dụng của các biện pháp giáo dục tích cực. 
 - Các biện pháp giáo dục tích cực trong trường Tiểu học.
4. Phương pháp nghiên cứu: 
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 
Mục đích: Nghiên cứu tài liệu nhằm hoàn thiện cơ sở lí luận.
Cách thực hiện: Tìm đọc các tài liệu có liên quan:
- Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;	 
- Công ước Quốc tế về quyền trẻ em;
- Bộ luật Hình sự; Luật Giáo dục;
- NĐ 114/2006/NĐ-CP ban hành ngày 03/11/2006 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về dân số và trẻ em;
- Giáo dục học đại cương - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Thông tin từ nguồn Internet.
* Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:
Mục đích: Tìm hiểu nguyện vọng, tâm tư mong muốn của giáo viên và học sinh trong hoạt động giáo dục.
Cách thực hiện: Đặt câu hỏi phỏng vấn giáo viên và học sinh.
* Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục: 
Nghiên cứu, phân tích các văn bản hướng dẫn, kế hoạch của cấp trên, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, tổng hợp kinh nghiệm cá nhân về vấn đề liên quan.
 II.Nội dung
 1. Cơ sở lí luận: 
 1.1. Khái niệm phương pháp giáo dục:
	Phương pháp giáo dục là cách thức tác động của nhà giáo dục và tập thể học sinh đến người được giáo dục thông qua việc tổ chức một cách hợp lý về mặt sư phạm những hoạt động và giao lưu của học sinh nhằm hình thành ý thức, bồi dưỡng tình cảm, rèn luyện kỹ xảo và thói quen hành vi nhân cách của họ.
Phương pháp giáo dục có quan hệ với phương tiện giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục. Phương tiện giáo dục bao gồm các loại hình hoạt động khác nhau của học sinh cũng như các vật thể và sản phẩm văn hoá vật chất và tinh thần được sử dụng trong quá trình giáo dục. [3]
	Có nhiều phương pháp giáo dục học sinh, tuy nhiên chia theo sự tác động đến đối tượng chịu sự giáo dục có thể chia ra: Phương pháp giáo dục tích cực và phương pháp giáo dục bằng hình thức trừng phạt thân thể học sinh.
	1.2. Phương pháp giáo dục tích cực:
	 Phương pháp giáo dục tích cực là giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ; không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của trẻ; có sự thỏa hiệp giữa người lớn và trẻ và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ.[4
Tác dụng của phương pháp giáo dục tích cực: 
- Phương pháp giáo dục tích cực giúp trẻ tự tin trước mọi người, tích cực chủ động hơn trong học tập, khả năng của trẻ được phát huy;
 - Giáo viên sẽ giảm được áp lực quản lí lớp học vì học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỷ luật. Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò. Nâng cao chất lượng quản lí lớp học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục;
- Gia đình, xã hội có được người công dân tốt, giảm thiểu tệ nạn xã hội, nạn bạo hành...Xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc.
	1.3. Phương pháp giáo dục bằng trừng phạt thân thể:
	 Khác với phương pháp giáo dục tích cực được nói đến ở trên là phương pháp giáo dục trừng phạt thân thể: là các hành vi, thái độ, lời nói do người lớn hoặc người có quyền gây ra nhằm giáo dục trẻ nhưng làm tổn thương các em về thể xác ( đánh đập, bắt quỳ gối, véo tai ..), về tinh thần ( chửi bới, lăng mạ, xua đuổi, xa lánh, bỏ mặc..) với mục đích làm cho người mắc lỗi nhận thức rõ về lỗi lầm của mình, làm cho họ xấu hổ để không còn dám mắc lỗi nữa. [4]
 Hậu quả do phương pháp giáo dục bằng trừng phạt thân thể có thể đem lại: 	
	- Với nạn nhân đó là tổn thương về thể xác và tinh thần ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và nhân cách của học sinh;
	- Làm mất đi sự thân thiện trong mối quan hệ thầy - trò;
	- Học sinh tự ti, giảm sút niềm tin, trầm cảm... ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục;
	- Tạo dư luận không tốt trong xã hội, bạo hành để lại hậu quả nghiêm trọng có thể làm tốt kém tài chính trong điều trị, chăm sóc... làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành Giáo dục.
	1.4. Một số văn bản có liên quan đến chăm sóc bảo vệ trẻ em tránh các hành vi bạo lực:
	Từ lâu thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hành động bạo lực, trừng phạt trẻ đã đang bị lên án mạnh mẽ, bị nghiêm cấm, được quy định trong Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, trong Luật giáo dục, Bộ luật Hình sự của các nước trong đó có Việt Nam. Cụ thể trong Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em mà Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ký cam kết quy định: 
Các quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp pháp chế, hành chính và giáo dục thích hợp để bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể xác hoặc tinh thần, gây tổn thương hay xúc phạm, bỏ mặc hoặc xao nhãng trong việc chăm sóc, ngược đãi hoặc bóc lột, kế cả xâm hại tình dục, trong khi trẻ em vẫn nằm trong vòng chăm sóc của cha hay mẹ, hay cả cha lẫn mẹ, một hay nhiều người giám hộ pháp lí, hoặc bất kì người nào khác được chuyển giao việc chăm sóc trẻ".[5]
Trong Luật giáo dục Việt Nam đã quy định những điều nhà giáo không được làm đó là:" Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học" 
 ( Khoản 1 - Điều 75)
 Hành vi ngược đãi, làm nhục và lợi dụng trẻ em có thể chịu hình thức xử phạt hành chính (NĐ 114/2006/NĐ-CP ban hành ngày 03/11/2006 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về dân số và trẻ em):
 Điều 17:
	1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
	a) Lăng nhục, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, gây tổn thương về tinh thần của trẻ em;
	b) Đối xử tồi tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc bắt làm những việc trái với đạo đức xã hội;
	c) Bắt trẻ em đi xin ăn; cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.
	2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể trẻ em làm cho trẻ em đau đớn về thể xác và tinh thần.
 Tội hành hạ người lệ thuộc mình nếu là người già, trẻ em " bị phạt tù từ một năm đến ba năm" theo quy định tại khoản 2 điều 110 của bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
Những nội dung trên chính là cơ sở để đề xuất một số biện pháp đổi mới quản lý giáo dục học sinh bằng các biện pháp tích cực ở trường Tiểu học Cẩm Châu.
2. Thực trạng công tác giáo dục học sinh ở trường Tiểu học Cẩm Châu:
Trường Tiểu học Cẩm Châu là một trường thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn của huyện Cẩm Thủy nhiều năm liền. Hiện nhà trường có 15 lớp với 25 cán bộ giáo viên. Trong đó cán bộ quản lý 2; giáo viên đứng lớp 22 và 1 nhân viên kế toán. 100% cán bộ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Trong đó trên chuẩn là 76%. 
Năm học 2016- 2017 nhà trường có tổng số 409 học sinh trong đó số học sinh dân tộc là 393. Số học sinh dân tộc Mường chiếm 56% tổng số, dân tộc Dao chiếm 34 % còn lại là học sinh dân tộc Hoa, Thái, Sán Dìu. Nhìn chung các em học sinh ngoan ngoãn chấp hành tương đối tốt nội quy nhà trường, tuy nhiên một bộ phận 10 ->12 % học sinh còn có biểu hiện nghịch phá, vi phạm nội quy như: Không chú ý nghe giảng, vẽ bậy lên tường, vứt rác, đi vệ sinh bừa bãi, lấy đồ dùng của bạn, đánh nhau, nói tục, lao xe từ sân trường xuống đường Hồ Chí Minh gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông...
Khi học sinh vi phạm kỷ luật và đặc biệt là tái phạm nhiều lần thường gây cho giáo viên tâm trạng ức chế, bực tức, nóng nảy và xử lý kỷ luật là điều không tránh khỏi. Phỏng vấn thực tế với 10 giáo viên đứng lớp các hình thức kỷ luật thường được áp dụng là quát mắng, véo tai, đánh vào mông, đứng góc lớp, đứng cửa lớp...Khi được hỏi về hiệu quả thay đổi giáo viên nhận định: " Không ăn thua gì. Học sinh lại tái phạm kỷ luật ngay". Điều này thể hiện qua kết quả theo dõi và xếp loại của Liên đội, thường có từ 7 -> 10 em thường xuyên vi phạm và nhắc nhở trước cờ hàng tuần.
Từ thực tế có thể thấy có thể thấy giáo viên dùng các hình thức kỷ luật tuy không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh và có thể vẫn nhận được sự đồng thuận từ phụ huynh nhưng có thể thấy hiệu quả giáo dục còn thấp. Nguyên nhân khách quan và chủ quan từ phía giáo viên, song có thể kể đến những nguyên nhân chính sau:
- Giáo viên, phụ huynh xem các biện pháp trừng phạt thân thể là bình thường và cần thực hiện để rèn học sinh vi phạm.
- Giáo viên còn máy móc, cứng nhắc trong xử lí vi phạm. Lựa chọn biện pháp giáo dục chưa phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh.
- Giáo viên chưa tìm nguyên nhân sâu xa khiến học sinh thường xuyên tái phạm.
- Giáo viên Tiểu học còn phải chịu nhiều áp lực gây trạng thái tâm lí căng thẳng.
3. Các giải pháp đã áp dụng nhằm đổi mới phương pháp quản lý học sinh bằng các biện pháp giáo dục tích cực ở trường Tiểu học Cẩm Châu.
3.1. Thay đổi quan điểm nhận thức của quản lý, giáo viên, phụ huynh chuyển từ kỷ luật trừng phạt thân thể sang quản lý học sinh bằng các biện pháp tích cực:
 Thay đổi quan điểm, nhận thức của người lớn về lựa chọn phương pháp quản lí học sinh bằng biện pháp tích cực là một việc làm quan trọng. 
 Từ trước đến nay giáo dục bằng hình thức trừng phạt thân thể học sinh vẫn nhiều giáo viên, người lớn sử dụng và không thể phủ nhận hiệu quả mà phương pháp này đem lại. Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp trừng phạt thân thể có tác dụng như mong muốn của nhà giáo dục thậm chí nó còn phản tác dụng đem lại. Vậy cần phải thay đổi quan niệm của giáo viên đó là giáo dục học sinh bằng các biện pháp giáo dục tích cực nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục cũng như xây dựng môi trường thân thiện.
	Trừng phạt thân thể trẻ em là các hành vi, thái độ, lời nói do người lớn hoặc người có quyền gây ra nhằm giáo dục trẻ nhưng làm tổn thương các em về thể xác ( đánh đập, bắt quỳ gối, véo tai, nhịn ăn ..) và tinh thần ( chửi bới, lăng mạ, xua đuổi, xa lánh, bỏ mặc, xé sách vở, vứt quần áo..)
	Trừng phạt trẻ em là một vấn đề không mới ở Việt Nam. Không khó khăn gì để hàng ngày chúng ta chứng kiến cảnh các ông bố, bà mẹ, giáo viên nhẹ thì quát tháo, chửi bới, nặng hơn thì véo tai, dùng roi vọt và thậm chí còn sử dụng các hình thức bạo hành với trẻ. 	Điều này cũng có thể lí giải vì xuất phát từ quan niệm truyền thống của nhân dân ta từ đời này qua đời khác đó là: Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho ngon hay Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ dai. Các nhà quản lí,giáo viên hay cha mẹ học sinh thường ngụy biện rằng: Tôi cũng đã từng bị kỷ luật và trừng phạt vì vậy mà tôi nên người, trừng phạt thân thể sẽ có tác dụng ngay tức thì trẻ sẽ sợ và lập tức làm theo, sử dụng biện pháp trừng phạt thân thể sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn so với các biện pháp giáo dục khác đặc biệt là đối với học sinh cá biệt, rằng đánh đập là một việc làm bình thường để giáo dục trẻ. Tuy nhiên họ không biết rằng chỉ có giải thích, chỉ rõ những lỗi lầm mà học sinh mắc phải mới giúp học sinh sửa chữa và không vi phạm lỗi lầm. Đánh trẻ không phải là việc làm bình thường, việc riêng của người lớn mà ở đó thể hiện sự bất lực của người lớn trong giáo dục con trẻ. Trừng phạt thân thể chỉ có tính nhất thời, trước mắt nhưng hậu quả lâu dài về tinh thần khó có thể lường trước được. Người lớn, giáo viên sau đó thường rơi vào trạng thái bối rối, ân hận, day dứt và tự trách mình. 
	Do vậy phải chuyển từ quản lý bằng trừng phạt thân thể sang quản lý bằng những biện pháp tích cực. Tức là: Giáo dục dựa trên nguyên tắc không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh. Tuy nhiên việc thay đổi quan điểm, nhận thức của quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh chuyển từ quản lý bằng trừng phạt thân thể sang quản lý bằng các biện pháp tích cực không phải là điều dễ dàng. Bởi dây là một nếp nghĩ một thói quen đã tồn tại nhiều năm, đã ăn sâu vào tiềm thức do vậy phải có sự hợp tác, mỗi giáo viên phải tự tin chuẩn bị tâm thế cho sự thay đổi.
 Đối với quản lý cần:
	- Tuyên truyền vận động giáo viên quan tâm đến học sinh, có nguyện vọng tìm ra các biện pháp giáo dục tích cực hơn.
	- Cung cấp tài liệu, sách báo, những bài học kinh nghiệm... liên quan đến các biện pháp giáo dục học sinh một cách tích cực.
	- Xây dựng nội dung tập huấn hội thảo chuyên môn về giáo dục học sinh tích cực. Tổ chức các buổi họp giữa nhà trường và phụ huynh nhằm thống nhất nội dung, hình thức và biện pháp giáo dục giải quyết các vấn dề vướng mắc của trường, lớp.
	- Bố trí sĩ số lớp phù hợp, không quá đông (Trong thực hiện mô hình VNEN thì con số " vàng" là 24 em/lớp), bên cạnh đó cần đảm bảo các điều kiện CSVC và phương tiện dạy học.
	- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên tạo không khí thân thiện, tự giác trong đơn vị.Có quy định cụ thể về hình thức kỷ luật đối với giáo viên vi phạm trừng phạt thân thể học sinh.
Đối với giáo viên cần xác định rằng:
- Trừng phạt trẻ em cần được chấm dứt và thay thế bằng biện pháp khác. Trừng phạt trẻ em là một sự xúc phạm tội lỗi, là vi phạm pháp luật, vi phạm Quyền con người. Trừng phạt trẻ em chỉ có tác dụng trước mắt, ngắn hạn nhưng hậu quả của nó lâu dài và không lường trước được.
- Giáo viên cần có suy nghĩ sâu sắc về nghề dạy học, yêu nghề, yêu thương học trò khi đó người giáo viên sẽ nghĩ ra những biện pháp tiến bộ và hiệu quả đồng thời quan tâm chăm sóc bản thân cả về thể chất, tình cảm và tâm lí tránh căng thẳng, mệt mỏi sẽ tạo ra những áp lực trong quá trình giao tiếp với học sinh. 
- Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi Tiểu học, đặt mình vào vị trí của học sinh để giải quyết vấn đề. Biết kiềm chế cảm xúc của bản thân.
- Tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn, chia sẻ, tham khảo tài liệu trên các diễn đàn để tìm ra biện pháp giáo dục thay thế cho hình thúc trừng phạt thân thể.
Đối với phụ huynh học sinh:
- Tuyên truyền chủ trương và các biện pháp tích cực nhằm giáo dục con em nhằm tạo sự nhất quán trong hình thức tại nhà trường và gia đình.
- Cung cấp cho phụ huynh những quan điểm, hình thức kỷ luật tích cực.
- Tăng cường mối liên hệ nhà trường, giáo viên với phụ huynh thông qua sổ liên lạc điện tử, điện thoại...thông báo kịp thời tình hình của học sinh.
Tóm lại: Việc thay đổi nhận thức của quản lý, giáo viên, phụ huynh: Chấm dứt trừng phạt thân thể chuyển sang quản lý giáo dục học sinh bằng những biện pháp tích cực không phải là không thể thực hiện nhưng là quá trình không đơn giản đòi hỏi sự nỗ lực của chính bản thân tất cả mọi người.
3.2. Tăng cường sự tham gia của học sinh trong xây dựng nội quy trường, lớp và tham gia các hoạt động tập thể:
Quyền được tham gia là một khái niệm mở và được diễn giải theo nhiều cách khác nhau. "Quyền được tham gia được khái quát như là một quá trình tham gia của con người vào quá trình ra các quyết định có ảnh hưởng hưởng đến cuộc sống của người đó hay cộng đồng nơi sinh sống." ( Nguồn Internet) Như vậy quyền được tham của trẻ đó chính là thể hiện mong muốn, quyền được sống, được học tập vui chơi và tham gia các 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_phuong_phap_quan_ly_hoc_sinh_bang_nhung_bien_ph.doc